1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ hoa kỳvà việt nam từ năm 2009 đến năm 2013

131 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ THỊ PHƯƠNG THANH QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ THỊ PHƯƠNG THANH QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60.22.03.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THẾ CƯỜNG NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, gia đình, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đối với: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, Hội đồng khoa học của trường Đại học Vinh; các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn; đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Lê Thế Cường đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ Văn phòng Thông Tấn Xã Việt Nam, Thư viện Học Viện Ngoại Giao Hà Nội, Thư viện trường Đại học Vinh đã cung cấp thông tin, số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Vũ Thị Phương Thanh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn 7. Bố cục luận văn NỘI DUNG 14 Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 14 1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 1.2. Khái quát quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trước năm 2009 1.3. Chính sách xoay trục sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và vị trí của Việt Nam 1.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh mới Tiểu kết Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 35 2.1. Quan hệ chính trị, quốc phòng - an ninh 2.1.1. Chính trị - ngoại giao 35 2.1.2. Quốc phòng –an ninh 42 2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế 2.2.1. Thương mại 49 2.2.2. Đầu tư 55 2.3. Quan hệ hợp tác về văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác 2.3.1. Văn hóa, giáo dục 63 2.3.2. Khoa học công nghệ 68 2.4. Hợp tác giải quyết những tồn đọng về xã hội, nhân đạo Tiểu kết Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 81 3.1. Nhận xét về những chuyển biến trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ 2009 đến 2013 3.2. Những thuận lợi và tồn tại, thách thức trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 3.3. Triển vọng của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam KẾT LUẬN 108 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC 120 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Trang Bảng 2.1. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Hoa Kỳ - Việt Nam so sánh với một số đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam năm 2009 49 Bảng 2.2. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Hoa Kỳ - Việt Nam so sánh với một số đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam năm 2010 51 Bảng 2.3. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Hoa Kỳ - Việt Nam so sánh với một số đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam năm 2011 51 Bảng 2.4. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Hoa Kỳ - Việt Nam so sánh với một số đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam năm 2012 52 Bảng 2.5. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Hoa Kỳ - Việt Nam so sánh với một số đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam năm 2013 53 Bảng 2.6. Danh mục 10 mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2012 và 2013 54 Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng các mặt nhập khẩu chính từ Hoa Kỳ vào Việt Nam 54 Bảng 2.8. Đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam năm 2008 58 Bảng 2.9. Số dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam (1/1/2012-20/9/2012) 58 Bảng 2.10. Đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế 59 Bảng 2.11. Đầu tư FDI của Việt Nam phân theo nước tiếp nhận đầu tư 61 Bảng 3.1. Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 2007 đến 2013 94 Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2010 - 2013 94 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày 11/7/1995, quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam chính thức được thiết lập, chấm dứt một thời kỳ đối địch sau một cuộc chiến tranh khốc liệt dài tới 3 thập kỷ. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ W. I. Clinton (2000) đã khép lại một cách đầy ý nghĩa thế kỷ XX và mở ra một bức tranh mới trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI. Một bức tranh đa sắc màu phát triển trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hoá - xã hội, nhân đạo, khoa học công nghệ. Việc nghiên cứu mối quan hệ này trong thời kỳ mới trở nên cần thiết và bổ ích. Sau khi lên nắm quyền năm 2009, cùng với sự trỗi dậy và chính sách đối ngoại cường quyền của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Obama đã có sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách đối ngoại, xoay trục và tái cân bằng lực lượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự thay đổi chính sách của Mỹ đã thúc đẩy quá trình khẳng định lại các giá trị cường quốc khu vực, thắt chặt quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin và tái cấu trúc các mối quan hệ với các nước khác trong khu vực này. Trong xu thế đó, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam được thúc đẩy lên một tầm cao mới: quan hệ đối tác toàn diện. Trong một thời gian ngắn từ năm 2009 đến 2013, một loạt các vướng mắc trong quan hệ hai nước lần lượt được tháo gỡ hoặc có điều kiện thuận lợi để giải quyết, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội có những chuyển biến nhanh chóng. Nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong giai đoạn (2009 - 2013), nhằm tìm hiểu những nhân tố bên trong và bên ngoài, những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ này trở nên cần thiết, có giá trị khoa học và thực tiễn. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung diễn ra quyết liệt, là một quốc gia được xem “nằm ở vị trí quốc gia trung gian”, Việt Nam đang đứng trước những thách thức gay gắt về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh đó việc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ trong khuôn khổ chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại nhằm bảo vệ và phát triển đất nước là điều kiện tối quan trọng. Đề tài nghiên cứu quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ 2009 đến 2013 nhằm nhìn nhận 7 rõ hơn chính sách của mỗi nước, triển vọng và thách thức của mối quan hệ này trong bối cảnh phức tạp của quan hệ quốc tế trong khu vực. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, với hy vọng đóng góp phần nhỏ của mình vào việc nghiên cứu quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy của bản thân sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là vấn đề đã, đang và sẽ được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 được đề cập phân tán trong các công trình, sách chuyên khảo, lận án Tiến sĩ như: Công trình do Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013 trình bày cạnh tranh chiến lược của các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Tây Âu, Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á trước 2011, trong đó có đề cập khái lược chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Công trình Góp phần tìm hiểu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2010 của Phạm Xanh đề cập đến lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, chủ yếu đề cập đến các cơ hội thúc đẩy quan hệ hai nước bị bỏ lỡ, là cơ sở lịch sử cho việc nghiên cứu mối quan hệ này. Công trình Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006 do Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Văn Du chủ biên đề cập đến chiến lược đối ngoại của các nước lớn, trong đó có đề cập khái lược chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương, có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Công trình do Bùi Thị Phương Lan chủ biên, Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1994 - 2010) Nxb Khoa học xã hội, 2011 trình bày quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ 1994 đến 2010, tạo cơ sở cho tác giả nghiên cứu kế thừa đề tài này giai đoạn 2009 – 2013. Công trình của Vũ Thị Thu Giang, Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2005, Luận án Tiến sĩ Sử học, Viện Sử học, 2011 trình bày 8 tương đối toàn diện quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến năm 2005, giai đoạn 2009 đến 2013 không được đề cập tới. Công trình của Lê Thiết Hùng, Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2000 - 2012), Luận án Tiến sĩ Sử học, Đại học Huế, 2013 trình bày chuyên sâu về hợp tác kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ, là cơ sở để tác giả kế thừa khi thực hiện đề tài này. Ngoài ra còn có nhiều công trình có đề cập đến nhưng vấn đề mà đề tài quan tâm như: Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007; Nguyễn Tuấn Minh (2002), Quan hệ Mỹ - Việt : Cánh nhìn và đánh giá từ phía người Mỹ, Đề tài khoa học cấp viện, Viện nghiên cứu châu Mỹ, Hà Nội; Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn (đồng chủ biên), (2011), Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Về tạp chí cũng có nhiều bài viết trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài như: Lê Thị Vân Nga (2010), Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ: Hiện tại và tương lai, Châu Mỹ ngày nay; Nguyễn Anh Cường (2011), Chính sách của Mỹ ở Biển Đông, Châu Mỹ ngày nay; Nguyễn Anh Cường (2012), Một số nhận thức trong lịch sử quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ thời kỳ đổi mới, Châu Mỹ ngày nay; Nguyễn Tiết Hùng (2009), Bán phá giá và chống bán phá giá ở Việt Nam, Châu Mỹ ngày nay; Nguyễn Thiết Sơn (2009), Quan hệ kinh tế Việt- Mỹ trong bối cảnh Mỹ điều chỉnh chính sách đối ngoại, Châu Mỹ ngày nay; Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ của Vũ Khoan, Tạp chí cộng sản, số 15, 8-2000; Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cơ hội và thách thức của Bùi Đường Nghiêu, Tạp chí Châu Á- Thái Bình Dương, số 3-1999; Vài nét về lịch sử và cơ sở phát triển quan hệ Việt- Mỹ của Lê Khương Thuỳ, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 7 năm 2006; Hướng tới mối quan hệ Việt – Mỹ ổn định và bền vững của Hải Sơn,Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3(62), 2005) …. Các học giả nước ngoài cũng rất quan tâm đến mối quan hệ giữa hai nước trên nhiều góc độ khác nhau. Học giả James Bellacqua trong bài viết The China Factor in U.S Vietnam Relations đăng trên chuyên san của Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Hoa Kỳ tháng 3/2012 nhìn nhận quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong sự 9 tương tác với nhân tố Trung Quốc, trong đó đề cập đến vị trí của Việt Nam trong cạnh tranh chiến lược Trung Quốc – Hoa Kỳ, đề cập đến các vấn đề Biển Đông, cạnh tranh chiến lược ở Lào, nguồn nước sông Mê Kông… Đây là công trình có nguồn tư liệu phong phú, một số nhận định tương đối khách quan. Học giả M.E.Manyin thuộc Hội đồng tư vấn chính sách Hoa Kỳ trong báo cáo đặc biệt về châu Á gửi Thượng viện Hoa Kỳ ngày 19/6/2013 có bài U.S Vietnam Relations in 2013: Current Issues and Implications for U.S. Policy trình bày khá chi thiết thực trạng quan hệ hai nước Hoa Kỳ - Việt Nam, chính sách và đề xuất xu hướng phát triển của mối quan hệ này. Đây là công trình có cách nhìn tổng quan về mối quan hệ, có giá trị đối với quá trình nghiên cứu đề tài. Một mảng tài liệu cũng rất quan trọng có liên quan trực tiếp đến đề tài đó là các bài báo, các website chính thức của chính phủ hai nước, các chuyên đề của Thông tấn xã Việt Nam đăng trên các ấn phẩm như Tin hàng ngày, Tài liệu tham khảo đặc biệt… Trong đó, nổi bật là các bài phát biểu của Ngoại trưởng H.R. Clinton ngày 23/7/2010 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, trên website của Chính phủ Hoa Kỳ; Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 25/7/2013 trên website của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ; Thông tấn xã Việt Nam, Những khía cạnh quân sự trong chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1/9/2013; Thông tấn xã Việt Nam, Tái cân bằng ở châu Á với một nước Trung Quốc bất an, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 1/9/2013; Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội, http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-va-hiep-dinh-tpp- thach-thuc-va-co-hoi/1740230.html v.v. Đây là nguồn tài liệu hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài này. Qua nguồn tư liệu này, chúng tôi có thể tiếp cận được những quan điểm, những đánh giá khác nhau của các học giả trong và ngoài nước về vấn đề quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ - Việt Nam sau năm 2009, đặc biệt là một số bài phát biểu về quan hệ hai nước. Điểm lại các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả tập hợp, hệ thống được, có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 còn phân tán. Các 10 [...]... Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 Chương 2 Sự phát triển của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 Chương 3 Một số nhận xét về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 14 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Trong những năm đầu thế kỷ XXI, sự... hiểu khái quát những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 Luận văn đi sâu vào tìm hiểu cụ thể những chuyển biến về quan hệ chính trị - ngoại giao, hợp tác kinh tế, hợp tác về văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam Luận văn đưa ra những nhận xét và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn (2009 - 2013) 4 Đối tượng và phạm vi nghiên... chính sách xoay trục, tái cân bằng lực lượng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Về thời gian, luận văn nghiên cứu quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, tức là từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền tháng 1 năm 2009 đến chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 7 năm 2013, hai nước tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Ngoài đối tượng nghiên... cứu giai đoạn trước năm 2009, hoặc là nghiên cứu một lĩnh vực trong mối quan hệ này, hoặc là đề cập mối quan hệ này trong các công trình về quan hệ quốc tế Việc hệ thống và tái hiện lại mối quan hệ này trong thời kỳ (2009 - 2013) trở nên cần thiết và bổ ích Thứ hai, đối với các nhà sử học nước ngoài, đã có nhiều bài viết nghiên cứu về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 nhưng chủ yếu... tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 12 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, luận văn nghiên cứu quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - quân sự, văn hoá, xã hội từ năm 2009 đến năm 2013, trong đó có chú ý đến tác động của chính sách xoay... tầm quan trọng của nhau trong quá trình hợp tác là cơ sở để thúc đẩy mối quan hệ này lên tầm cao mới 35 Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 2.1 Quan hệ chính trị, quốc phòng - an ninh 2.1.1 Chính trị - ngoại giao Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2013 tiếp tục được tăng cường và phát triển bề rộng, chiều sâu và hiệu quả... ở Việt Nam, lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng phải can dự và dính líu với Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển chung Qua đó, có thể thấy, Việt Nam trở thành quốc gia trọng điểm của Hoa Kỳ trong việc phát triển quan hệ tốt với các nước phi đồng minh ở khu vực Đông Nam Á Những chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, một mặt muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam để phục vụ cho chiến lược của Hoa. .. và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về các vấn đề quốc tế, về đường lối đối ngoại Luận văn sử dụng các phương pháp chuyên ngành, chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic và các phương pháp bộ môn nhằm tái hiện một cách khách quan, khoa học về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 13 Luận văn cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm xem xét quan. .. của Việt Nam vào hoà bình và ổn định của khu vực Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ B Clinton sang thăm chính thức Việt Nam là chuyến thăm đầu tiên trong lịch sử của một Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm đến nước Việt Nam độc lập và thống nhất Chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình quan hệ hợp tác giữa hai nước sau 25 năm đất nước Việt Nam thống nhất Sau 5 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt. .. vấn đề MIA và khẳng định Việt Nam đã hợp tác rất tích cực và hiệu quả với Hoa Kỳ trong vấn đề này Trong khi đó phía Việt Nam Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm chủ yếu quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp thông qua các chuyến viếng thăm của cả hai bên Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam gia nhập ASEAN và có . Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 Chương 2. Sự phát triển của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm. chuyển biến trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ 2009 đến 2013 3.2. Những thuận lợi và tồn tại, thách thức trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 3.3. Triển vọng của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam KẾT LUẬN. khách quan, khoa học về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013. 12 Luận văn cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm xem xét quan hệ hai nước Hoa Kỳ - Việt Nam dưới

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh (2012), Vai trò của Hoa Kỳ đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Báo cáo, Viện Nghiên cứu châu Mỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Hoa Kỳ đối với phát triển kinhtế xã hội của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2012
2. Báo Nhân dân (2008), Tuyên bố chung giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và CHXHCN Việt Nam tại Hà Nội ngày 25/6/2008, ngày 27/6/2008, tr.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố chung giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳvà CHXHCN Việt Nam tại Hà Nội ngày 25/6/2008
Tác giả: Báo Nhân dân
Năm: 2008
3. Báo cáo về viện trợ nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ , http://foreignassistance.gov/OU.aspx?FY=2014&OUID=199&AgencyID=0&FromRGA=true&budTab=tab_Bud_Obligated Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về viện trợ nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ
4. Nguyễn Văn Bình (2006), Những thay đổi trong cơ cấu hàng Việt Nam sang Mỹ, Tạp chí Việt - Mỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thay đổi trong cơ cấu hàng Việt Namsang Mỹ
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2006
5. Phạm Thị Thanh Bình (2013), Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tạp chí Cộng sản, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Namsau khủng hoảng tài chính toàn cầu
Tác giả: Phạm Thị Thanh Bình
Năm: 2013
6. Bộ Công Thương (2012), Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, http://vinanet.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-vietnam.gplist.294.gpopen.204768.gpside.1.gpnewtitle.hoa-ky-thi-truong-xuat-khau-lon-nhat-cua-viet-nam.asmx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2012
7. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2012), Báo cáo Hội nghị nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Hội nghị CG tháng 12 - 2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội nghị nhóm các nhà tài trợcho Việt Nam tại Hội nghị CG tháng 12 - 2012
Tác giả: Bộ Kế hoạch Đầu tư
Năm: 2012
8. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2010), Tiếp tục tạo điều kiện đầu tư cho doanh nghiệp Mỹ,http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns100413083719 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục tạo điều kiện đầu tư chodoanh nghiệp Mỹ
Tác giả: Bộ Ngoại giao Việt Nam
Năm: 2010
9. Trần Ngọc Ca (2013), Hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam và Hoa Kỳ, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam vàHoa Kỳ
Tác giả: Trần Ngọc Ca
Năm: 2013
10. Nguyễn Mạnh Cầm (2000), Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Cộng sản, số 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cầm
Năm: 2000
11. Cục Đầu tư nước ngoài (2011), Tổng hợp số liệu thống kê đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w