Quan hệ hàn quốc việt nam (2001 2013)

136 448 1
Quan hệ hàn quốc việt nam (2001  2013)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     !"#$%& #' ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     )*+,- /-)0 12)345)6.787 93:0;<<< !"#$%& #'  =#<#<<>% ( ?@ Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đề tài “Quan hệ Hàn Quốc- Việt Nam (2001- 2013)”được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS. NGƯT. Nguyễn Công Khanh, khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học trường Đại học Vinh và Bộ môn Lịch sử thế giới đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Tôi cũng muốn dành lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân, đồng nghiệp trong quá trình thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được góp ý, sửa chữa. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.  Nghệ An, tháng 10 năm 2014 A2.7B  C C Trang A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 12 4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu 13 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 14 6. Đóng góp của luận văn 15 7. Bố cục của luận văn 16 B. NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HÀN QUỐC - VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2013 1.1. Tình hình quốc tế và khu vực Đông Á 17 1.1.1. Tình hình quốc tế 1.1.2. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương 1.2. Nhân tố bên trong 25 1.2.1. Sự tương đồng về lịch sử - văn hoá giữa Hàn Quốc và Việt Nam 1.2.2. Tình hình Hàn Quốc và chính sách của Hàn Quốc đối với Việt Nam 1.3. Nhân tố lịch sử: Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam trước 2001 32 Tiểu kết chương 1 35 Chương 2 QUAN HỆ HÀN QUỐC - VIỆT NAM TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU TỪ 2001 ĐẾN 2013 2.1. Chính trị - ngoại giao, An ninh - quốc phòng 38 2.1.1. Chính trị - ngoại giao 2.1.2. An ninh - quốc phòng 2.2. Kinh tế 53 2.2.1. Hợp tác về thương mại 2.2.2. Hợp tác trên lĩnh vực đầu tư 2.3. Các lĩnh vực khác 71 2.3.1. Giao thông vận tải 2.3.2. Hợp tác trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật 2.3.3. Văn hóa, giáo dục và y tế 2.3.4. Hợp tác trong lĩnh vực lao động, du lịch và vấn đề hôn nhân chồng Hàn - vợ Việt Tiểu kết chương 2 101 Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HÀN QUỐC - VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2013 3.1. Thành tựu và hạn chế của quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam từ 2001 đến 2013 103 3.1.1. Thành tựu 3.1.2. Hạn chế 3.2. Tác động của quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam từ 2001 đến 2013 đến hai nước, khu vực và thế giới 108 3.3. Triển vọng quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam 110 C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO E. PHỤ LỤC 5 D?EFGH 7655I5 .)JK APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hợp tác Á-Âu CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐVT Đơn vị tính FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Khu vực thương mại tự do GDP Tổng thu nhập quốc gia GNP Tổng thu nhập quốc nội KH-KT, KH-CN Khoa học- kỹ thuật, khoa học-công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội NICs Các nước công nghiệp mới Nxb Nhà xuất bản ODA Viện trợ phát triển SEV Hội đồng Tương trợ kinh tế START Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược TBD Thái Bình Dương TTX VN Thông tấn xã Việt Nam USD Đồng Đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa KTO Tổng cục du lịch Hàn Quốc <LM < NOP2)Q-RS5/7 Ngay từ đầu thế k‡ XXI, thế giới lại chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Thế k‡ XXI đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng rất nhiều thách thức. Sau gần 3 thập kỉ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh lên nhiều. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia nằm ven biển Thái Bình Dương đối diện nhau qua lục địa Trung Hoa, có những điểm gần gũi tương đồng về lịch sử và văn hoá truyền thống. Ngay cả khi bị thế lực ngoại xâm chiếm đóng lâu dài, hai nước đã gìn giữ được độc lập và tự chủ, phải chịu bao đau thương, mất mát của chiến tranh cùng sự nghèo khó, đều trải qua cảnh đất nước chia cắt không hề mong muốn. Tuy nhiên hai nước không hề bị khuất phục bởi những thử thách đó mà đã vượt qua mọi khó khăn và tìm kiếm con đường hướng tới tương lai. Ý chí bất khuất này vừa là điểm tương đồng giữa người dân Việt Nam và người dân Hàn Quốc, đồng thời còn là ưu điểm lớn nhất hai nước có được để dọn đường cho thời đại mới. 7 Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc không phải ngẫu nhiên mà đã có một quá trình lâu đời, dù không liên tục, đa diện, đa chiều như quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực hay như một số nước Trung Quốc, Nhật Bản, song mối quan hệ này lại luôn có một vị trí trong đời sống hai nước, đặc biệt hơn là trong những thập niên gần đây. Đó là yếu tố tác động quan trọng tới sự phát triển của mỗi bên Việc quan hệ hợp tác Việt - Hàn đã và đang mở ra những triển vọng tốt đẹp. Xét về phương diện thực tế cũng như tinh thần quốc tế, nên trong tiến trình hội nhập giữa các dân tộc trên thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ, các mối liên hệ xuyên quốc gia ngày càng diễn ra thường xuyên và có chiều sâu hơn thì quan hệ giữa hai quốc gia này không thể không chịu tác động của các xu hướng đó. Nhân tố có tính quyết định đối với toàn bộ sự hợp tác Việt - Hàn là sự phát triển của mối quan hệ chính trị chuyển từ thù địch, nghi ngại sang hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia. Hàn Quốc luôn xem Việt Nam là đối tác tin cậy, quan trọng. Vào năm đầu tiên của thế kỉ XXI, hai nước đã hai lần nâng cấp quan hệ lên “Đối tác toàn diện trong thế kỉ XXI” (tháng 8/2001) và chỉ sau 8 năm, tiếp tục nâng cấp thành “Đối tác hợp tác chiến lược” (tháng 10/2009), khẳng định ý chí và quyết tâm chính trị của lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước, đồng thời tạo cơ sở chính trị quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc phát triển ở tầm cao chiến lược mới trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở đó hình thành truyền thống tiếp xúc cấp cao thường xuyên, đối thoại chiến lược ngoại giao - an ninh - quốc phòng thường niên; mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng, an ninh giữa nhiều địa phương được thiết lập và không ngừng gia tăng Hai nước không chỉ hợp tác chặt chẽ với nhau trên bình diện song phương mà sự hợp tác trên bình diện đa phương cũng ngày càng đa dạng và sôi động như ASEAN- Hàn 8 Quốc, ASEAN + 3, ASEAN + 6, APEC, WTO có sự tích cực tham gia của Việt Nam- Hàn Quốc. Nhân chuyến thăm Hàn Quốc cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 11/ 2011, lãnh đạo cấp cao hai nước đã tuyên bố lấy năm 2012 là “Năm hữu nghị Hàn Quốc- Việt Nam”. Còn Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã chọn Việt nam là quốc gia đầu tiên trong chuyến công du các quốc gia ASEAN trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 7- 11/9/ 2013, với lí do là luôn coi trọng mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam và quyết tâm sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác này; Quan hệ giữa hai nước đã đạt được sự phát triển đáng chú ý trong suốt 20 năm qua và đây là lúc chúng ta chuẩn bị cho tương lai 20 năm tới và tiến tới đưa hợp tác kinh tế phát triển sâu rộng thêm một tầm cao nữa. Do vậy, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn 2001 đến 2013 là điều cần thiết nhằm góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động và phát triển liên tục giữa sự hợp tác của hai nước, đồng thời quan đó để thấy được những thuận lợi và khó khăn cũng như triển vọng về mối quan hệ này. Với những lí do trên, tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói chung, nhất là từ khi hai nước quyết định nâng cấp thành quan hệ đối tác toàn diện là một vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nó không những giúp hiểu thêm về lịch sử hai nước, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà còn giúp rút được những kinh nghiệm trong quan hệ với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi lẽ đó, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Quan hệ Hàn Quốc- Việt Nam (2001- 2013)” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ, qua đó với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới và tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân. 9 < 12)34 )7,-2T*UV-RS Trước đây do nhiều nguyên nhân, Hàn Quốc là một đối tượng ít được các học giả quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam, vì vậy chưa có nhiều tác phẩm chuyên sâu về vấn đề này. Song để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn tài liệu chính thức mà chúng tôi tiếp cận được là: các văn bản của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, một số bài viết trong các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Đông Bắc Á hay một phần nghiên cứu về Hàn Quốc. Ngoài ra còn có các tác phẩm viết về một mảng nào đó của giai đoạn này, tuy không nhiều nhưng khá phong phú, đa dạng, sách tham khảo, sách tư liệu, thông cáo, tuyên bố, thông sử, sách giới thiệu tổng quan, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu trên các tạp chí (Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam Á, Những vấn đề kinh tế thế giới ); trên Thông tấn xã Việt Nam và các báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu mà chúng tôi tiếp cận được. - Loại tài liệu viết về cơ sở của quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam: Cuốn Tương đồng văn hoá Việt Nam- Hàn Quốc của tập thể giảng viên khoa Ngữ văn - Đại học KHXH&NV Hà Nội- Nxb Văn hoá thông tin (1996). Cuốn Những vấn đề văn hoá, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc (nhiều tác giả), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2002). Cuốn Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt - Triều trong lịch sử - Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (1997) Các tác phẩm này đề cập đến sự tương đồng về văn hoá, lịch sử cũng như những dòng họ Lí từ Việt Nam sang định cư ở Hàn Quốc hàng trăm năm trước, là nền tảng cho quan hệ hai nước hiện tại. Cuốn Hàn Quốc trên đường phát triển do Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long (đồng chủ biên) Nxb Thống kê (2000); Hàn Quốc trước thềm thế kỉ XXI của Dương Phú Hiệp và Ngô Xuân Bình (đồng chủ biên) viết về tình hình kinh tế - xã hội Hàn Quốc, cũng được coi là bối cảnh tác động đến mối quan hệ Hàn - Việt. 10 [...]... về quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam có: Cuốn Kỷ yếu hội thảo Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong lịch sử Nxb Thế giới, Hà Nội (2009) đã tập trung các bài viết về chủ đề Việt Nam và Hàn Quốc trong lịch sử Đông Bắc Á” và “Nhận thức về thế giới Đông Á và quan hệ Hàn - Việt trong bối cảnh khu vực” để kỷ niệm thành quả quan hệ hai nước Hàn - Việt tròn 15 năm Cuốn Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc. .. giá quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1992) đến cuối thập niên đầu thế kỉ XXI (thời điểm Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp quan hệ thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược - 2009) Cuốn Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc 1992 đến nay và triển vọng đến năm 2020, của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Văn Dương (đồng chủ biên; 2011), NXB Chính trị quốc. .. giảng dạy về quan hệ hợp tác giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước Hàn 16 Quốc - Việt Nam, tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1 Những nhân tố tác động đến quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam từ 2001 đến 2013 Chương 2 Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam trên các... trong quan hệ trên bán đảo Triều Tiên là một nhân tố quan trọng đưa đến việc Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, thúc đẩy và phát triển mối quan hệ đó Hiện nay, tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn luôn nóng bỏng, thêm vào nữa, những tranh chấp trên vùng biển Đông Hải làm cho quan hệ Đông Bắc Á căng thẳng, có thể ảnh hưởng tới quan hệ Việt - Hàn Việt Nam một mặt, thúc đẩy mối quan hệ đối... thì quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc khó phát triển bền vững Xuyên suốt lịch sử, quan hệ Việt - Hàn cũng chịu ảnh hưởng mối quan hệ Xô - Mĩ Trong chiến tranh Việt Nam, mâu thuẫn hai phe thể hiện khá rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Việt - Hàn Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc đồng thời với việc mâu thuẫn Xô - Mĩ đã không còn căng thẳng, gay gắt, tác động tích cực tới quan hệ quốc. .. Á và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Từ năm 1995, Việt Nam và Mĩ thi hành những chính sách đối ngoại mới, quan hệ Việt - Mĩ cũng ngày càng được cải thiện và có chiều hướng tích cực hơn, do đó tác động tốt tới mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỉ XXI Bên cạnh đó, Đông Nam Á là một khu vực có sự ảnh hưởng rất lớn của Nhật Bản và Trung Quốc Nhật Bản gây được ảnh hưởng rất lớn ở các nước Đông Nam Á... xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa hai nước Ông Pak Na Oan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam nhận xét: Không có một quốc gia nào có nhiều điểm tương đồng về nhiều mặt với Hàn Quốc như Việt Nam Việt Nam vẫn mang nguyên vẹn và thuần khiết và nhiệt tình mà Hàn Quốc đã từng có vào đầu thời kỳ phát triển kinh tế” 1.2.2 Tình hình Hàn Quốc và chính sách của Hàn Quốc đối với Việt Nam Về kinh tế,... tăng cường vị thế trên trường quốc tế Chính sách này thúc đẩy sự hợp tác với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và ASEAN, Hàn Quốc đã thúc đẩy quá trình thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam Hàn Quốc coi Việt Nam là cứ điểm để tăng cường quan hệ với khu vực Đông Nam Á, khu vực chiến lược trong chính sách của mình [23;15] Như thế, quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc có nhiều thuận lợi trong... thời nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Với những phương châm đối ngoại trên, Việt Nam nhận thấy Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng có nhiều tiềm năng để Việt Nam thiết lập và mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực Việt Nam coi Hàn Quốc là đối tác hợp tác hàng đầu và sự hợp tác với Hàn Quốc mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá,... Đảng và Nhà nước Việt Nam và Hàn Quốc, những Hiệp ước, Hiệp định kí kết giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam được lưu trữ tại Thông tấn xã Việt Nam, các trung tâm lưu trữ quốc gia 15 - Các cuốn sách, tạp chí nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu như Viện Thông tin Khoa học và xã hội viết về Hàn Quốc và Việt Nam - Sách báo ở các thư viện như thư viện Học viện quan hệ Quốc tế, Thư viện Quốc gia - Các bản . HỆ HÀN QUỐC - VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2013 3.1. Thành tựu và hạn chế của quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam từ 2001 đến 2013 103 3.1.1. Thành tựu 3.1.2. Hạn chế 3.2. Tác động của quan hệ Hàn Quốc - Việt. 10 - Loại viết về quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam có: Cuốn K‡ yếu hội thảo Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong lịch sử - Nxb Thế giới, Hà Nội (2009) đã tập trung các bài viết về chủ đề Việt Nam và Hàn. đến quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam từ 2001 đến 2013. Chương 2. Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam trên các lĩnh vực chính từ 2001 đến 2013. Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam từ 2001 đến

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan