Nhân tố lịch sử: Quan hệ Hàn Quốc Việt Nam trước 2001

Một phần của tài liệu Quan hệ hàn quốc việt nam (2001 2013) (Trang 32)

B. NỘI DUNG

1.3. Nhân tố lịch sử: Quan hệ Hàn Quốc Việt Nam trước 2001

Việt Nam - Hàn Quốc có mối bang giao từ rất sớm. Do điều kiện địa lý cho nên trong lịch sử quan hệ hai nước thường chỉ là gián tiếp thông qua một nước trung gian thứ ba đó là Trung Quốc. Việc cử các sứ thần hai nước gặp nhau tại Yên Kinh (Bắc Kinh) như trường hợp tiêu biểu của Phùng Khắc

Khoan và Lý Tối Quang, hay Lê Quý Đôn và Hồng Khải Hy đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong quan hệ hai nước không chỉ trong quá khứ mà còn lưu lại đến ngày nay.

Trong thời gian này có một sự kiện xảy ra đó là sự xuất hiện hai dòng họ Lý (Lý Tinh Thiện và Lý Long Tường) đến định cư và sinh sống tại Hàn Quốc vào thế kỷ thứ XII và XIII. Cả hai dòng họ Lý đều hội nhập lâu đời vào cuộc sống của cộng đồng cư dân Cao Ly, đều góp sức lực, tài trí của mình để bảo vệ và phát triển mảnh đất đã cưu mang mình. Chính vì sự kiện lịch sử này mà Lý Long Tường trở thành người đặt nền móng đầu tiên cho mối bang giao Hàn - Việt, là cơ sở để mối quan hệ này ngày càng phát triển.

Về phía Việt Nam, sự kiện người dân đảo Tế Châu của Triều Tiên trôi dạt đến Hội An năm 1689 đã được chúa Nguyễn giúp đỡ, tạo điều kiện trở về nước. Sự kiện này được một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Đây là câu chuyện cảm động, tiêu biểu cho lòng mến khách, nhân đạo, ngoại giao chu đáo của người Việt Nam đối với người Hàn Quốc” [26]

Nửa sau thế kỷ XX, Việt Nam và Hàn Quốc cũng là những quốc gia bị thống trị bởi ngoại bang, cũng là những dân tộc có lịch sử văn hoá lâu đời và truyền thống độc lập - tự do và cả hai dân tộc càng gần gũi hơn trong phong trào “châu Á thức tỉnh” cùng chống đế quốc thực dân. Trong khoảng thời gian này, các nhà cách mạng Việt Nam và Triều Tiên cùng chí hướng đã gặp nhau, kề vai sát cánh trong việc đi tìm đường cứu nước. Đặc biệt là hoạt động của nhà yêu nước Phan Bội Châu - nhân vật vĩ đại nhất của Việt Nam đầu thế kỷ XX đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai dân tộc.

Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới số phận của Triều Tiên, một trong những nước “đồng cảnh” với Việt Nam, đều nằm dưới ách thống trị của đế quốc thực dân. Trong bài viết với tựa đề: Đông Dương và Triều Tiên - Một sự so sánh thú vị đăng trên báo Le Popularie ngày 4/9/1919, Nguyễn Ái Quốc đã so sánh chính sách

cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương và đế quốc Nhật ở Triều Tiên. Người viết: “Không vì cái chiêu bài tự trị ấy mà những người Triều Tiên lấy làm thoả mãn mà họ còn tiếp tục đòi cho được độc lập hoàn toàn”; “thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp” [44, 11]. Tư tưởng đó của Người cho thấy rằng hai nước có mối quan hệ với nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp khỏi sự áp bức bóc lột.

Tuy vậy, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng có những khoảng thời gian không tốt đẹp. Trong chiến tranh Việt Nam chống đế quốc Mỹ, Hàn Quốc đưa 3 vạn quân sang Việt Nam, tham gia cuộc chiến tranh của Mỹ. Nhưng khi chiến tranh đi qua, những “hằn thù” của hai dân tộc cũng theo đó mà dịu bớt đi, mối quan hệ ấy lại có cơ hội nối lại và ngày càng phát triển.

Từ năm 1975 - 1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian; từ năm 1983 bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi Chính phủ. Mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc đạt được thành công tốt đẹp khi ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (22/12/1992). Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ của hai quốc gia.

Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã duy trì đều đặn hằng năm việc trao đổi đoàn và các cuộc tiếp xúc lãnh đạo cấp cao. Kết quả của mỗi lần thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao là quan hệ song phương giữa hai dân tộc được nâng lên một bước. Từ việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao, thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai nước từ năm 1992 là cơ sở đến năm 2001, hai bên đã nâng cấp quan hệ lên tầm “đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Từ đây, quan hệ hai nước ngày càng phát triển hơn, gặt hái được nhiều thành tựu hơn. Đại sứ của Việt Nam tại Hàn Quốc, Dương Chính

Thức trong thời gian này cũng cho biết: “Mặc dù hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chưa lâu nhưng mối quan hệ hợp tác đã phát triển khá toàn diện trên mọi lĩnh vực”, trong đó chỉ riêng kim ngạch buôn bán trong năm 2000 đã đạt 2 tỉ USD, qua đó đưa Hàn Quốc trở thành bạn hàng cũng như nhà đầu tư lớn thứ 4 tại Việt Nam. Nhưng tại thời điểm này, một lĩnh vực hợp tác mà 2 nước còn gặp khó khăn là hợp tác về lao động. Hàn Quốc đã nhận tổng cộng hơn 30 nghìn tu nghiệp sinh Việt Nam sang nâng cao tay nghề. Chỉ riêng năm 2000, các công ty Hàn Quốc đã nhận gần 6000 tu nghiệp sinh, tăng gấp 2 lần so với năm 1999. Chỉ tiêu lao động mà Hàn Quốc giành cho Việt Nam mỗi đợt là 13.000, nhưng hiện nay số lượng lao động Việt Nam ở Hàn Quốc đã vượt lên con số trên do nhiều người tự ý phá vỡ hợp đồng bỏ ra ngoài làm việc. Đó là vấn đề đang gây khó khăn cho cả hai nước vì Hàn Quốc không thể nhận thêm lao động mới.

Sự phát triển của quan hệ Việt - Hàn là hết sức nhanh chóng và mang

“tính bùng nổ”, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển quan hệ song phương, cũng là sự thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo và nhân dân hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã khẳng định: “Hiếm thấy trên thế giới trường hợp hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao trong thời gian ngắn như vậy mà quan hệ hợp tác lại phát triển nhanh như vậy” [8, 119]. Sự phát triển nhanh và vững chắc của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong những năm sau đó là những minh chứng hùng hồn cho nhận xét trên.

Tiểu kết chương 1

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử văn hoá. Việt Nam và Hàn Quốc đều là hai nước châu Á, nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Á, là cửa ngõ đi vào lục địa Á - Âu và cả hai nước cũng đã từng bị ngoại bang xâm lược. Chính sự tương đồng này là nền tảng tạo nên bước đệm vững chắc góp phần

thúc đẩy mối quan hệ của hai nước không ngừng phát triển kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ.

Mối quan hệ hai nước được thiết lập khi xu thế của thời đại chuyển dần sang giai đoạn hoà dịu, sự đối đầu giữa các bên liên quan không còn thay vào đó là sự chung sống hoà bình ổn định để cùng phát triển là xu thế chủ đạo. Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc xuất phát từ lợi ích giữa hai nước. Việt Nam và Hàn Quốc có sự tương đồng về lợi ích, từ lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị và an ninh cũng như sự tương thích về chiến lược và chính sách phát triển. Việt Nam với chính sách đối ngoại “rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ”, “muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” và tham gia

“hội nhập quốc tế và khu vực” thì Hàn Quốc trong thời điểm này cũng đã đề ra chính sách ngoại giao với 5 phương châm: “toàn cầu hoá”, “đa biên hoá”, “đa nguyên hoá”, “hợp tác khu vực của thời đại Thái Bình Dương”

“ngoại giao thống nhất hướng về tương lai”. Hai bên đều có mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định hợp tác, để phát triển ở khu vực và thế giới. Lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước đều có ý chí và mong muốn khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước mà điều này đã được Tổng bí thư Đỗ Mười (tháng 11/1996) khẳng định:

“Chúng tôi rất coi trọng việc quan hệ nhiều mặt với Hàn Quốc”. Còn Tổng thống Kim Young Sam cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển tạo nên “kỳ tích sông Hàn” để tạo nên “kỳ tích sông Mê Công”. Chính phủ và nhân dân hai nước đều có nhu cầu chung là kiến tạo hoà bình, ổn định ở khu vực để phát triển kinh tế trong nước vì cuộc sống tốt đẹp hơn và đều rất coi trọng việc nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt - Hàn đáp ứng yêu cầu và lợi ích của nhân dân hai nước.

Chương 2

QUAN HỆ HÀN QUỐC - VIỆT NAM

TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU TỪ 2001 ĐẾN 2013 2.1. Chính trị - ngoại giao, An ninh - quốc phòng

2.1.1. Chính trị - ngoai giao

Hợp tác chính trị- ngoại giao cho đến nay vẫn tiếp tục là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc. Các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp được xúc tiến thường xuyên, sự hợp tác giữa Quốc hội, tổ chức chính trị- xã hội được mở rộng với nhiều hình thức phong phú, cơ chế hợp tác được hoàn thiện một cách hiệu quả, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trên mọi lĩnh vực.

Năm 2001 là một mốc son trong quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỉ XXI. Hai nước đã đồng ý xây dựng “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỉ XXI”, điều này được khẳng định trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương tới Hàn Quốc từ ngày 22 đến ngày 25/8/ 2001. Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng “Gặp gỡ cấp cao lần này đánh dấu một mốc mới trong quan hệ Việt Nam – hàn Quốc, thúc đẩy vafv phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữ hai nước” [ 8, 120].

Kể từ thời điểm này, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đã chính thức bước sang một giai đoạn mới với sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trở thành mối quan hệ khá toàn diện hầu như trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục...đến phối hợp quốc tế trên hàng loạt các vấn đề an ninh và hợp tác quan trọng.

Thủ tướng Hàn Quốc Lee Han Dong tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Trần Đức Lương, khẳng định: “Mối quan hệ hợp tác giữa hai dân tộc chúng ta đã phát triển rực rỡ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, thể thao đều có sự giao lưu thường

xuyên và chặt chẽ”, đồng thời, ông cũng nhận định rằng “đối với quan hệ kinh tế thương mại song phương, số vốn 2 tỉ USD của các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam là chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước”. Thủ tướng bày tỏ hi vọng các nhà đầu tư Hàn Quốc đang hoạt động, cũng như các nhà đầu tư cần mạnh dạn và mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam [2, 25/8/2001].

Nhận định của Thủ tướng ngày càng được khẳng định khi Tổng thống Kim Dea Jung trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Hàn Quốc đã nhấn mạnh rằng: “Cả hai nước sẽ cùng có lợi khi phối hợp phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kĩ thuật thông tin và khoa học. Cả hai nước chúng ta đều yêu chuộng hòa bình, đã khắc phục những vết thương chiến tranh. Do đó, chúng ta có thể góp phần cho hòa bình, ổn định trên thế giới và đóng góp vai trò thực chất trong việc tăng cường hợp tác ở châu Á” [2, 25/8/2001].

Cũng trong chuyến thăm Hàn Quốc vào tháng 8/2001, trả lời phỏng vấn báo Korea Herald (Hàn Quốc) về chủ đề mà nguyên thủ quốc gia hai nước trong các cuộc hội đàm cấp cao, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cho biết:

“Chủ đề chính trong các cuộc hội đàm giữa tôi và Ngài Tổng thống Kim Dea Jung sẽ là: Thứ nhất, tập trung đánh giá những tiến bộ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian quan. Thứ hai, cùng nhau thảo luận, tạo dựng một khuôn khổ mới thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước lên tầm cao mới, trong đó nhấn mạnh tới việc tăng cường trao đổi giữa lãnh đạo chính trị và quan chức hai nước; gia tăng quy mô đầu tư, thương mại, hợp tác trên các lĩnh vực kĩ thuật công nghiệp, tài nguyên, công nghệ thông tin, năng lượng hạt nhân, xây dựng, hàng không; hợp tác thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ đa phương như ASEAN + 3, APEC,

ASEM và Liên hợp quốc cũng như việc duy trì và củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới” [2, 25/8/2001].

Trong khi mối quan hệ hai nước đang có những bước phát triển mới và chuẩn bị kỉ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thủ tướng Lee Han Jong đã chính thức sang thăm Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 14/1/2002. Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng đã có cuộc tọa đàm với Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải, đặc biệt là trong cuộc tọa đàm này hai bên đã cùng bàn bạc về vấn đề khai thác tài nguyên như dầu mỏ, tham gia xây dựng các công trình công cộng xã hội, mở rộng thị trường kĩ thuật thông tin ở Việt Nam...

Chính phủ Việt Nam đã chân thành hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Lee Han Jong và nhấn mạnh với cuộc viếng thăm lần này của Thủ tướng, quan hệ hai nước sẽ ngày càng phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng cho rằng ngày hòa bình và thống nhất giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên không còn xa nữa và nếu cần thiết Việt Nam chắc chắn sẽ có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hoà bình giữa hai miền trên bán đảo bởi Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa cả hai bên.

Với thế mạnh về nguồn vốn và khoa học công nghệ phát triển của Hàn Quốc và tiềm năng dồi dào về về phía nhân lực của Việt Nam, quan hệ hai nước hoàn toàn có thể phát triển nhanh và toàn diện hơn rất nhiều so với hiện tại. Từ chỗ chỉ có 100 triệu USD vốn đầu tư vào Việt Nam năm 1992, chỉ sau hơn 10 năm, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đưa vào Việt Nam hơn 4 tỉ USD trong 600 dự án đầu tư lớn nhỏ, đừng hàng thứ 6 trong tổng số 61 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc vừa được kí kết lại trong chuyến thăm Hàn Quốc của

Thủ tướng Phan Văn Khải hồi tháng 9/2003 sẽ là động lực thúc đẩy sự gia tăng hợp tác giữa hai nước.

Từ ngày 9 - 12/10/2004, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Huyn đã có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam. Với chuyến thăm này lại một lần nữa mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam và Hàn Quốc được khẳng định hướng

Một phần của tài liệu Quan hệ hàn quốc việt nam (2001 2013) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w