B. NỘI DUNG
1.2.2. Tình hình Hàn Quốc và chính sách của Hàn Quốc đối vớ
nhưng trong di sản văn hoá của họ cũng có những nét tương đồng. Điều đó giải thích bởi yếu tố chung của văn hoá khu vực châu Á - Thái Bình Dương, của hoàn cảnh lịch sử nhân dân hai nước trong quan hệ với các nước láng giềng đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, trong văn hoá của mỗi quốc gia có nhiều nét mang sắc thái đặc thù của tộc người, địa - văn hoá, lịch sử từng nước. Chính những nét tương đồng về văn hoá, lịch sử là cơ sở vững chắc để xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Ông Pak Na Oan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam nhận xét: Không có một quốc gia nào có nhiều điểm tương đồng về nhiều mặt với Hàn Quốc như Việt Nam. Việt Nam vẫn mang nguyên vẹn và thuần khiết và nhiệt tình mà Hàn Quốc đã từng có vào đầu thời kỳ phát triển kinh tế”.
1.2.2. Tình hình Hàn Quốc và chính sách của Hàn Quốc đối với ViệtNam Nam
Về kinh tế, trong hai thập niên 70 và 80, Hàn Quốc công nghiệp hoá thành công tạo nên “kỳ tích sông Hàn” như thế giới ca ngợi. Bước sang thập niên 90, Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp mới (NICS) và được mệnh danh là “con rồng châu Á”. Sỡ dĩ đạt được điều đó là do Hàn Quốc đã nắm bắt được những mặt tích cực của xu thế mới trên thế giới và khu vực vào chính nội hàm nước mình để phát triển kinh tế thành công, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Hiện nay, nền kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 4 châu Á và thứ 15 trên thế giới, với kim ngạch thương mại năm ngoái đạt hơn 1.167 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 548 tỷ USD.
Về chính trị, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, quá trình dân chủ hoá trong nền chính trị Hàn Quốc được thúc đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những chính sách mới phù hợp với tình hình quốc tế và khu
vực, nhằm giải quyết những vấn đề an ninh và kinh tế đất nước, tạo cơ sở thống nhất cho 2 miền trên bán đảo Triều Tiên.
Về đối ngoại, ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hàn Quốc theo đuổi chính sách ngoại giao theo hướng toàn cầu hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ. Chính sách ngoại giao mới của Hàn Quốc với đặc trưnglà mềm dẻo và linh hoạt, cụ thể là “chính sách ngoại giao phương Bắc”, chủ trương “đi đường vòng”, qua đó cải thiện quan hệ với các nước vốn là đồng minh của Triều Tiên. Chính sách này đã thúc đẩy và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN như Nga, Trung Quốc kể cả thúc đẩy bình thường hoá quan hệ bang giao với các nước có chế độ chính trị khác nhau. Với cách làm này, Hàn Quốc nhằm từng bước tạo lập quan hệ với Triều Tiên, từ đó tìm kiếm con đường thống nhất trong hòa bình theo một lộ trình ngắn hơn. Đây được coi là một bước đột phá trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc tạo điều kiện cho nước này gia nhập Liên Hợp Quốc và tăng cường vị thế trên trường quốc tế. Chính sách này thúc đẩy sự hợp tác với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và ASEAN, Hàn Quốc đã thúc đẩy quá trình thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam. Hàn Quốc coi “Việt Nam là cứ điểm để tăng cường quan hệ với khu vực Đông Nam Á, khu vực chiến lược trong chính sách của mình [23;15]. Như thế, quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc có nhiều thuận lợi trong việc xâm nhập vào thị trường kinh tế tiềm năng mới là Lào và Campuchia. Với kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế của mình, Hàn Quốc mong muốn công nghệ và vốn của Hàn Quốc khi kết hợp với nguồn tài nguyên và lao động Việt Nam chắc chắn sẽ góp vào công cuộc phát triển tốt hơn cho nền kinh tế hai nước.
Hàn Quốc cũng nhận thấy đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam đã trùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc cũng như sẽ có thể phát huy lợi thế so sánh từ cả hai nước khi hợp tác chặt
chẽ với nhau. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ góp phần giúp Hàn Quốc khắc phục những khó khăn về tài nguyên, chi phí lao động và thị trường. Thông qua hợp tác giữa hai nước về các mặt, nhất là hợp tác kinh tế tạo điều kiện để Hàn Quốc phát triển sản xuất, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm, thu được lợi nhuận và dần chuyển giao một số ngành đã mất lợi thế cạnh tranh trong nước sang Việt Nam.
Hàn Quốc cũng chú trọng cải thiện, phát triển quan hệ song phương và đa phương với các nước châu Á - Thái Bình Dương. Việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Hàn Quốc sẽ đóng góp đáng kể vào việc mở rộng hợp tác đa phương, góp thêm tiếng nói để đưa ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề của khu vực, phấn đấu phát triển kinh tế để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. Quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa 2 quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy, củng cố đoàn kết trong nội bộ các tổ chức hợp tác đa phương và hai nước là thành viên góp phần duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Như vậy, Việt Nam trở thành một trong những đối tác tin cậy và quan trọng của Hàn Quốc, mối quan hệ hai nước đã, đang và sẽ tiếp tục có những bước tiến mới, thành tựu mới.
1.2.3. Tình hình Việt Nam và chính sách của Việt Nam đối với Hàn Quốc.
Sau năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu làm cho Việt Nam mất đi một thị trường quan trọng là khối Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi sự điều chỉnh chiến lược phát triển của mình. Đó là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chất lượng cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển kinh tế, giải quyết cơ bản vấn đề việc làm cũng như các vấn đề xã hội nảy sinh.
Tuy nhiên, Chiến tranh lạnh kết thúc cơ hội lớn mà Việt Nam có được là thế và lực đất nước đang lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Những hàng rào cản trở, ràng buộc sẽ được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình thường hoá và phát triển quan hệ với nhiều nước vốn khác nhau về chế độ chính trị xã hội.
Việt Nam đang cố gắng nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại cho hơp lý, nhằm phục vụ mục tiêu tại Đại hội VI (12/1986), Việt Nam chủ trương ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và cải thiện mối quan hệ với các nước trong khu vực. Đại hội VII (6/1991) nêu lên khẩu hiệu
“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Phương châm đối ngoại đó được khẳng định và hoàn chỉnh tại đại hội IX (tháng 4/2001) là: “Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [23]. Đặc biệt, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), một lần nữa khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” [25]...
Để thực hiện phương châm đối ngoại đó, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng các mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước đồng thời nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Với những phương châm đối ngoại trên, Việt Nam nhận thấy Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng có nhiều tiềm năng để Việt Nam thiết lập và mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam coi Hàn Quốc là đối tác hợp tác hàng đầu và sự hợp tác với Hàn Quốc mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “Kỳ tích Sông Hàn” trong những thập kỉ gần đây vô cùng hấp dẫn Việt Nam và là tấm gương sáng và gần gũi cho Việt Nam học tập.
Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm trong “khu vực văn hoá Đông Á”, có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm văn hiến với những đặc điểm và tinh thần yêu nước, thông minh và cần cù lao động. Trong quá khứ, cả hai dân tộc đều bị các cuộc chiến tranh tàn khốc và là những thuộc địa có trình độ sản xuất thấp, ít được thế giới biết đến. Sau khi giành độc lập, chính phủ và nhân dân hai nước đều mong muốn sống hoà bình độc lập tập trung sức lực phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả của quá khứ, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Sự tương đồng về lịch sử văn hoá, về ý chí nguyện vọng, phù hợp với lợi ích chiến lược của hai nước là những điều kiện thuận lợi để cho hai nước xích lại gần nhau và cùng hợp tác, gắn bó hơn so với các nước khác trong khu vực cũng như thế giới.