B. NỘI DUNG
2.2. Kinh tế
Quan hệ kinh tế - thương mại là lĩnh vực thu được nhiều thành tựu nhất và được coi là nền tảng để phát triển tổng thể mối quan hệ Việt - Hàn trong thế kỉ mới trên tinh thần đối tác toàn diện.
Trên cơ sở của những tuyên bố chung từ các cuộc gặp cấp cao, Việt Nam và Hàn Quốc đã nỗ lực để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, tạo dựng khung pháp lý cho quá trình hợp tác. Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, luôn nằm trong nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế lớn nhất với Việt Nam trong 18 năm (1992 - 2010). Nhiều chuyến thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hai nước đã bàn luận và giải quyết các vấn đề hợp tác thương mại - kinh tế song phương trong đó tập trung vào việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - kĩ thuật và đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt Nam, kể cả khuôn khổ các dự án cụ thể trên cơ sở sử dụng tiềm năng và kinh nghiệm của hai nước.
Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác hợp tác hàng đầu và sự hợp tác với Hàn Quốc mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho Việt Nam trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Kỳ tích của Hàn Quốc trong những thập kỉ gần đây vô cùng hấp dẫn và là tấm gương sáng gần gũi cho Việt Nam học tập. Hàn Quốc luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, coi Việt Nam là địa bàn chủ yếu trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và ảnh hưởng của
mình, bởi đối với Việt Nam, có những tiềm năng tăng trưởng tiềm tàng về nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú chưa được khai thác đúng mức cũng như có ảnh hưởng nhất định trong khu vực. Cho tới những năm đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên lĩnh vực kinh tế ngày càng thu được nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của mỗi nước cũng như khu vực. Do vậy, muốn nhanh chóng mở rộng quan hệ giữa hai nước, trước hết phải thấy được kết quả đúng đắn từ mối quan hệ về lợi ích thương mại, đầu tư giữa hai bên.
Thực hiện mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư song phương, đồng thời nâng cao hiệu quả của khuôn khổ pháp lý, hiệu quả thực thi chính sách thương mại, cải thiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, ngày 6/8/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng phụ trách Thương mại, Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc Bark Tae Ho đã cùng tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc để thực hiện cam kết của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Sự kiện này là dấu mốc đầu tiên của quá trình đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai nước, góp phần thiết thực kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hiệp định được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, công nghiệp và đầu tư hai nước.
2.2.1. Hợp tác về thương mai
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ (22/12/1992), Hàng năm kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng nhanh. Bước sang những thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI đã thực sự có bước phát triển nhanh chóng.
Năm 2001, kim ngạch thương mại đạt đến 2,1 tỉ USD, năm 2002 đạt 2, 75 tỉ USD, năm 2004 đạt 4 tỉ USD, năm 2005 đạt 4, 125 tỉ USD (tăng gấp 8 lần so với năm 1992), năm 2006 đạt hơn 5 tỉ USD (gấp 10 lần so với năm 1992) và kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2007 đạt hơn 7 tỉ USD, năm 2008 đạt 8,8 tỉ USD, năm 2009 đạt hơn 9 tỉ USD, năm 2010 đạt 12,8 tỉ USD và kim ngạch xuất khẩu của hai nước đạt gần 18 tỉ USD trong năm 2011, tăng gấp 36 lần so với năm 1992. Hai nước dự định đạt mục tiêu tổng kim ngạch thương mại hai chiều 20 tỉ USD vào năm 2015 và 30 tỉ USD vào năm 2020 [83].
Những tiến triển tích cực trong quan hệ chính trị - ngoại giao của hai nước đã tạo điều kiện thuận lợi, tạo điều kiện cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên lĩnh vực kinh tế - thương mại và các lĩnh vực khác phát triển nhanh chóng. Việt Nam là đối tác thương mại thứ 25, thị trường nhập khẩu lớn thứ 35, thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của Hàn Quốc. Vào thời điểm năm 2009, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore đồng thời Hàn Quốc cũng là nước đứng thứ 8 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, hàng hóa Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Hàn Quốc.
Giai đoạn 2000 - 2009, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng bình quân là 19,12%. Cụ thể, từ năm 2002, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng vọt lên hơn 2 tỉ USD (tăng 29, 4% so với năm 2001), và năm 2004 là hơn 3 tỉ USD (tăng 27, 7% so với năm 2003). Năm 2005 thì con số này là 3 tỉ 431 triệu USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt 4,7 tỉ USD và năm 2007 đạt 6, 3 tỉ USD [8, 158].
Thương mại hai chiều đã tăng gần 55 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 27,3 tỷ USD năm 2013. Năm 2013, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Hàn Quốc.
Sở dĩ hợp tác kinh tế 2 nước phát triển nhanh như vậy là ở tính hỗ trợ bổ sung cho nhau giữa 2 nền kinh tế. Việt Nam là một nước đang phát triển, đang tiến hành xây dựng các ngành công ngiệp nặng như điện tử, máy móc, dầu khí, chế tạo thép... phấn đấu để có thể đứng vào hàng ngũ những nước công nghiệp phát triển trong tương lai. Trong quá trình đó, Việt Nam chọn Hàn Quốc, nước đã phát triển cao với chính sách ưu tiên công nghiệp xuất khẩu và đồng thời các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng chú ý tới Việt Nam có một tiềm năng phát triển cao.
Tuy nhiên, trong sự tăng trưởng đầy khả quan của quan hệ thương mại giữa hai nước thì đằng sau đó là một vấn đề lớn đang đặt ra đó là việc Việt Nam đã và đang phải nhập siêu lớn từ Hàn Quốc với khoảng cách ngày càng rộng.
Có thể thấy, trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước thì Hàn Quốc là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam. Số nhập siêu là 1,15 tỉ USD tới năm 2004 con số này lên tới 2,6 tỉ USD.
Bảng 2.1. Tình hình giao dịch thương mại Hàn Quốc - Việt Nam
(Đơn vị: trăm triệu USD, %)
Giao dịch 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 - 6/2009 Quy mô giao dịch 30, 7 (13, 3) 39, 3 (27, 9) 41, 2 (5, 0) 48, 5 (17, 6) 71, 5 (47, 4) 98, 4 (37, 6) 41, 26 Xuất khẩu 25, 6 (14, 3) 32, 6 (27, 1) 34, 3 (5, 4) 39, 3 (14, 4) 57, 6 (46, 7) 78, 04 (35, 5) 31, 13 Nhập khẩu 5, 1 (8, 6) 6, 7 (31, 8) 6, 9 (3, 1) 9, 3 (5, 0) 13, 8 (49, 7) 20, 37 (46, 4) 10, 13 Thặng dư 20, 5 25, 8 27, 4 30 43, 7 57, 7 21, 0 Nguồn: [27]
Đây là một mức nhập siêu lớn trong quan hệ thương mại của Việt Nam so với các nước khác cùng buôn bán với Việt Nam. Điều này gây ra nhiều thiệt thòi và về lâu về dài quan hệ thương mại của Việt Nam với thế giới sẽ ngày càng bất lợi. Thực tế đó cho thấy sự tăng trưởng của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chủ yếu do tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tuy có tăng nhưng mức độ tăng không đáng kể, điều đó dẫn đến sự thâm hụt mậu dịch của Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng lớn.
Về cơ cấu xuất nhập khẩu, những mặt hàng chính nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc là nguyên phụ liệu dệt may, xe hơi, máy móc thiết bị, sản phẩm hóa chất, xăng dầu, sản phẩm sắt thép, phương tiện vận tải,... Còn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn này là thủy sản, dầu thô, than đá, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản chế biến, cao su, đồ da dụng, quần áo may sẵn, sắn lát, cà phê. Thủy sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta, tiếp theo là các mặt hàng giầy dép, đồ gỗ, cà phê, cao su. Với thế mạnh về các mặt hàng thủy hải sản, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Hàn Quốc đặc biệt là cá ngừ. Từ năm 2004, dầu thô trở thành mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đổi lại xăng dầu cũng trở thành mặt hàng chính của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng ĐVT Số lượng Trị giá (USD)
Hàng thủy sản USD 9.627.303
Sữa và sản phảm sữa USD 4.600.386
Mặt hàng ĐVT Số lượng Trị giá (USD)
Bánh kẹo và các sản phâm từ ngũ cốc USD 4.850.035 Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 12.380.140 Nguyên phụ liệu thuốc lá USD 635.645 1.787.850 Xăng dầu các loại Tấn 838 606.829.831
Khí đốt hóa lỏng Tấn 52.722 741.054
Sản phẩm khác từ dầu mỏ USD 236.516 26.895.399
Hóa chất USD 148.316.041
Sản phẩm hóa chất USD 129.477.277
Nguyên phụ liệu dược phẩm USD 2.143.992
Dược phẩm USD 84.361.675
Phân bón các loại Tấn 17.367.116
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu USD 11.853.322
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 466.152.718
Sản phẩm từ chất dẻo USD 108.304.456
Cao su Tấn 31.125 102.766.030
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 415 2.895.944
Giấy các loại Tấn 37.521 49.851.587
Bông các loại Tấn 932.264 1.073.680
Vải các loại USD 17.208 801.685.627
Đá quý, km loại quý và sản phẩm USD 14.278.484
Sắt thép các loại Tấn 859.577.535
Kim loại thường khác Tấn 267.258.052
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện USD 791.268.275 Hàng điện gia dụng và linh kiện USD 12.172.082 Điện thoại các loại và linh kiện USD 382.329.746 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng USD 666.123.034 Dây điện và dây cáp điện USD 35.912.800 Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 174.222.340 Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 258.345.212
Mặt hàng ĐVT Số lượng Trị giá (USD)
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng USD 6.779.430
Tổng kim ngạch: 6.976.433.988 USD
Nguồn: [65]
Có tình trạng trên là do các công ty Hàn Quốc kinh doanh tại Việt Nam luôn nhập khẩu cả nguyên liệu, máy móc và bán thành phẩm làm cho con số xuất siêu sang Việt Nam rất cao. Ngược lại, số hàng hóa của Hàn Quốc liên doanh sản xuất tại Việt Nam như may mặc, giầy dép lại xuất đi nhiều thị trường khác trên thế giới. Sự bất hợp lí trong cán cân thương mại cũng như trong cơ cấu xuất nhập khẩu đòi hỏi Việt Nam phải cố gắng hơn nữa để phát huy được lợi thế so sánh của mình. Việt Nam cần có những chính sách thương mại như khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao tỉ lệ hàng xuất khẩu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, cần phải có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ổn định, có hàm lượng công nghệ cao hơn, với giá trị lớn hơn đồng thời giảm dần tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng ĐVT Số lượng Trị giá
Hàng thủy sản USD 249.667.748
Hàng rau quả USD 13.167.891
Cà phê Tấn 19.712 41.348.671
Hạt tiêu Tấn 1.632 9.133.907
Sắn và những sản phẩm từ sắn Tấn 22.494 6.960.666 Bánh kẹo, các sản phẩm từ ngũ cốc USD 12.605.072
Mặt hàng ĐVT Số lượng Trị giá
Dầu thô Tấn 757.186 617.392.476
Xăng dầu các loại Tấn 59.939 55.780.518 Quặng và khoáng sản khác Tấn 3.960 299.152
Hóa chất USD 4.084.099
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 1.159 088.800
Cao su Tấn 17.352 73.977.987
Túi sách,ví, vali, mũ và ô dù USD 25.294.226 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 3.305.760
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 105.188.520
Giấy và các sản phẩm từ giấy USD 256.402 Hàng dệt, may USD 44.303 379.040.880
Giày dép các loại USD 80.269.383
Sản phẩn gốm, sứ USD 6.317.477
Thủy tinh và các loại sản phẩm từ thủy tinh USD 8.002.012 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 2.247.766
Sắt thép các loại Tấn 76.044.599
Sản phẩm từ thép USD 84.839 30.626.466 Kim loại thường khác và sản phẩm USD 26.885.662 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện USD 54.402.288 Điện thoại các loại và linh kiện USD 41.318.154 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác USD 74.258.547 Dây điện và dây cáp điện USD 21.230.965 Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 35.849.615
Tổng kim ngạch: 2.596.924.668 USD
Nguồn: [66] Thực tế hiện nay cho thấy, hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tăng nhanh nhưng vẫn còn biến động thất thường, ngay cả những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh với Hàn Quốc và
những mặt hàng Việt Nam vẫn tăng xuất khẩu nhưng lại giảm trên thị trường Hàn Quốc.
Trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên, Việt Nam chưa có những mặt hàng có tính cạnh tranh, có hàm lượng kĩ thuật cao và đem lại lợi nhuận lớn mà chủ yếu xuất khẩu các loại nguyên vật liệu thô trong khi Việt Nam cần nhập nhiều máy móc, thiết bị, hóa chất và các nguyên vật liệu đã qua tinh chế. Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong những năm gần đây, nhờ tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu cao hơn so với nhập khẩu nên tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc có xu hướng giảm dần.
Nhìn chung cơ cấu hàng hóa giữa hai nước khá ổn định và đều theo hướng phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của mỗi nước. Một trong những đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tính bổ sung cho nhau rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp, những mặt hàng thế mạnh của hai bên vẫn dành được vị trí nhất định trên thị trường của hai nước. Việc tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với Hàn Quốc còn giúp chúng ta tranh thủ được sự trợ giúp kĩ thuật của Hàn Quốc thông qua các chương trình, dự án hợp tác kinh tế và tháo dỡ phần nào khó khăn do hàng rào thuế quan và các biện pháp bảo hộ chi phí thuế quan mà Hàn Quốc đang áp dụng với các mặt hàng thủy sản và nông sản. Để tăng cường kim ngạch thương mại của hai nước cần phải thúc đẩy hơn nữa những mối giao lưu, hợp tác sôi động giữ các giới doanh nghiệp và công nghiệp hai nước trong khuôn khổ các cuộc triển lãm quốc tế, hội chợ, diễn đàn doanh nghiệp diễn ra thường xuyên ở 2 nước. Qua đó góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam ở Hàn Quốc.
Cũng như trong quan hệ chính trị, ngoại giao, trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, ngoài quan hệ song phương, Việt Nam và Hàn Quốc còn tích cực hợp tác trong khuôn khổ đa phương như ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN + 3, ASEAN + 6, các diễn đàn APEC, WTO...Năm 2007, Việt Nam và các nước ASEAN khác đã kí một hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc (được gọi tắt là Hiệp định AKFTA), trong đó Hiệp định thương mại hàng hóa có hiệu lực từ tháng 6/2007, Hiệp định thương mại dịch vụ có hiệu lực từ tháng