B. NỘI DUNG
2.2.2. Hợp tác trên lĩnh vực đầu tư
Hợp tác trên lĩnh vực đầu tư được coi là điểm sáng trong quan hệ Việt - Hàn. Việt Nam đã tích cực hội nhập vào hệ thống kinh tế đa phương, như việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO và tham gia các thỏa thuận kinh
tế khu vực ( ASEAN va ASEAN+...). Những động thái đó đã đem lại môi trường kinh doanh thân thiện và cởi mở hơn cho các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đầu tư của Hàn Quốc nói riêng. Hàn Quốc đang dần trở thành một trong những đối tác quan trọng trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật đầu tiên là đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng liên tục và với khối lượng lớn, nhất là từ khi môi trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện đáng kể. Thứ hai là tính đa dạng trong lĩnh vực đầu tư. Thứ ba là đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam mang tính ổn định và bền vững. Theo một số chuyên gia, có thể là những đặc trưng tính cách của người Hàn Quốc và những tương đồng về văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã tạo ra niềm tin và tính quyết đoán đó.
Từ tháng 7/2000, hiệp định thương mại Việt- Mĩ được kí kết là yếu tố tích cực khiến đầu tư của Hàn Quốc tăng lên đáng kể. Cho tới thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã xác lập được vị trí hàng đầu trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, Hàn Quốc đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 3,152 tỉ USD (tính đến tháng 12/2000). Các văn phòng đại diện và cơ sở kinh tế của Hàn Quốc đặt tại Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các khu công ngiệp như Bình Dương, Đồng Nai.
Từ năm 2002, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là đối tượng đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc. Theo thống kê, tính đến năm 2002, Hàn Quốc đã
đầu tư vào Việt Nam với 3,29 tỉ USD cho 3332 dự án năm 2003 là 4,1 tỉ USD cho 642 dự án đang còn giấy phép hoạt động,đến năm 2004 tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam lên đến 4,37 tỉ USD với 729 dự án đã tạo ra khoảng 30 vạn việc làm cho lực lượng lao động ở Việt Nam. Riêng năm 2005, Hàn Quốc đứng thứ ba trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án và tống số vốn 551 triệu USD, ghi kỉ lục về tổng số dự án thực hiện tại Việt Nam [72] Tính đến hết năm 2007, Hàn Quốc đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 11,5 tỷ USD với 1.655 dự án, chiếm gần 22,7% tổng số dự án, chiếm 16,4% tổng số vốn đầu tư và có 1.600 dự án của Hàn Quốc đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam. Đến tháng 7 /2009, Hàn Quốc đã đứng thứ hai về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với gần 20 tỷ USD với 2.064 dự án [8, 146]. Theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/7/2012, Hàn Quốc có tới 3.071 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt gần 24,2 tỷ USD, tăng khoảng 100 lần so với thời điểm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1992. Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đây là một bước tiến có tính bùng nổ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước tại Việt Nam
Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 19/06/2009
TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tưđăng ký (USD) Vốn điều lệ
1 Đài Loan 1.996 21.196.157.613 8.558.822.470 2 Hàn Quốc 2.183 20.052.918.508 6.747.757.790 3 Malaysia 324 18.020.284.011 3.856.122.432
TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD) Vốn điều lệ
4 Nhật Bản 1.113 17.566.367.418 5.084.064.482 5 Singapore 722 16.906.560.345 5.372.155.516 6 British Virginislands 444 12.849.34.5931 4.249.632.704 7 Mỹ 464 8.587.009.793 2.158.455.578 8 Hồng Kông 541 7.416.313.070 2.632.352.841 9 Thái Lan 202 5.687.035.708 2.412.790.622 10 Canada 82 4.784.466.125 1.004.782.656 11 Brunay 84 4.666.781.421 937.716.421 12 Cayman Islands 42 4.611.762.851 824.552.618 13 Pháp 248 2.998.709.974 1.517.943.863 14 Hà Lan 114 2.804.458.313 1.563.971.444 15 Trung Quốc 640 2.554.161.945 1.197.363.607 16 Síp 6 2.209.065.500 751.681.500
17 Vương quốc Anh 115 2.132.611.501 1.303.220. 709 18 Thụy Sỹ 63 1.431.828.849 1.010.885.804 19 Ôxtraylia 214 1.232.995.536 553.190.659 20 Liên bang Nga 65 757.361.841 568.212.086
... ... ... ...
Nguồn: [18]
Trước đây các dự án FDI Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, chỉ tập trung vào đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ như: dệt may, giày dép, đến nay các nhà đầu tư Hàn Quốc lại đặc biệt quan tâm đến thị trường Việt Nam với quy mô vốn dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng có đột phá mạnh, có sự gia tăng đáng kể của các dự án lớn tập trung chủ yếu vào
các nghành công nghiệp như: điện tử, thép, xây dựng đô thị mới, văn phòng và khách sạn. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn như POSCO, DOOSAN, KUMHO, GS, E & C, LG... cùng nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng, dịch vụ, thương mại và tài chính cho thấy tín hiệu về hợp tác của giới doanh nghiệp hai nước.
Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy rất cần nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, giao thông vận tải và y tế... Trong quá trình hợp tác, Hàn Quốc đang dần trở thành một trong những đối tác quan trọng trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng, đóng góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong năm 2011, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam là 288 dự án với tổng số vốn đầu tư 1.540,2 triệu USD. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam sau Hồng Công, Nhật Bản, Singapore.
So với đầu tư của Singapore, Đài Loan chủ yếu đưa vốn vào các lĩnh vực như dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, du lịch...) nhằm thu lợi nhuận nhanh thì phần lớn vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam lại tập trung vào các nghành công nghiệp. Hàn Quốc đã có nhiều dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành được Việt Nam quan tâm, coi trọng và chủ trương được Đảng, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Khác với Nhật Bản, trong những năm gần đây, có sự di chuyển vốn FDI ra phía Bắc, Hàn Quốc vẫn đặt trọng điểm đầu tư chủ yếu vào các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Đây là các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất thuận lợi cho việc đầu tư và thu lợi nhuận.
Bảng 2.5. Phân bố đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị: triệu USD)
TT Vùng Vốn đầu tư
1 Đông Nam Bộ 2. 229
2 Đồng bằng sông Hồng 1.502
3 Đông Bắc 279,56
4 Duyên hải miền Trung 228,649 5 Đồng bằng sông Cửu Long 59,658
6 Tây Nguyên 9,043
7 Tây Bắc 3
Nguồn: [19]
Bên cạnh nhiều dự án có vốn đầu tư nước quy mô trên 100 triệu USD của Hàn Quốc đã vào Việt Nam từ năm 2007 hàng loạt các dự án có vốn đầu tư lớn đang triển khai như các dự án xây dựng, trong đó xuất hiện các dự án đầu tư quy mô siêu lớn với kim ngạch lên tới hàng tỷ USD, điều mà trước đó chưa từng có. Điển hình như: nhà máy sản xuất gang thép mà Tập đoàn POSCO của Hàn Quốc đầu tư với vốn đăng ký 1,126 tỷ USD; dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thương mại Giảng Võ và Khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội) với tổng số vốn 2,5 tỷ USD do Tập đoàn KUMHO ASIANA - một trong bảy tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó, KUMHO ASIANA còn xúc tiến tìm hiểu đầu tư một số dự án lớn như xây dựng cảng biển Vũng Tàu, đường cao tốc Thủ Đức - Nhơn Trạch, xây dựng tổ hợp văn phòng và khách sạn LANDMARKTOWER của Tập đoàn KEANG NAM với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; dự án xây dựng cụm tháp đôi khách sạn năm sao Hà Nội Plaza và khu vực văn phòng cao cấp với tổng số vốn đầu tư 500 triệu USD của tập đoàn CHAMVIT...
Theo một cuộc khảo sát của cơ quan xúc tiến đầu tư và thương mại Hàn Quốc (KOTRA) hầu hết các công ty Hàn Quốc đều hài lòng với việc kinh doanh tại Việt Nam và họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành một số chính sách ngày càng hợp lý tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư và kinh doanh nước ngoài. Ngày 3/5/2007, KOTRA đã khai trương Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hà Nội. Đây là trung tâm thứ bảy của KOTRA trên toàn thế giới, và có nhiệm vụ cung cấp thông tin vê môi trường đầu tư ở Việt Nam cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hiểu rõ hơn về Việt Nam trước khi quyết định đầu tư vào thị trường này.
Có thể nói, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà nguồn vốn của Hàn Quốc không ngừng tăng lên, tính đến ngày 20/7/2012 tổng số vốn đăng ký đạt gần 24,2 tỷ USD, và theo PGS. TS Nguyễn Văn Lịch rằng Hàn Quốc vẫn dẫn đầu các nước đầu tư vào Việt Nam. Như vậy, chỉ sau 20 năm thiết lập ngoại giao chính thức với Việt Nam, Hàn Quốc đã vươn lên cả về tốc độ và khối lượng đầu tư vào Việt Nam so với các nước khác và vùng lãnh thổ. Từ những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, hai nước đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược của nhau trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á đồng thời sự hợp tác chặt chẽ của hai nước sẽ là trọng tâm cho sự hợp tác kinh tế khu vực.
Ngoài ra, để nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, Hàn Quốc đã dành cho Việt Nam một khoản viện trợ từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) được thành lập năm 1970. Kể từ khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam - Hàn Quốc được thiết lập, Việt Nam đã trở thành một trong những nước nhận viện trợ phát triển của Hàn Quốc. Điều đáng nói là, mặc dù quy mô vốn ODA của Hàn Quốc không lớn so với các nước và các tổ chức tài trợ khác như Nhật Bản, ADB... Song số vốn này đều tăng lên hàng năm và Việt Nam luôn là một trong những nước nhận được nhiều tài trợ nhất từ Hàn Quốc.
Cho đến năm 2004, Chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp 50.247.260 USD viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo ngắn hạn... Năm 2004, có khoảng 1. 624 lượt cán bộ Việt Nam được mời sang Hàn Quốc học tập, khoảng 157 tình nguyện viên Hàn Quốc sang Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: dạy tiếng Hàn, dạy Taekwondo và y tế, 37 chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ [8, 276]. Hàn Quốc còn thực hiện 28 dự án về giáo dục, y tế và dạy nghề như xây dựng 40 trường học và 5 bệnh viện tại miền Trung, xây dựng các trường dạy nghề tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng. Hàn Quốc cũng hỗ trợ các dự án thành lập thị trường chứng khoán, phòng chống ma túy, dự thảo Luật về công nghệ thông tin...
Tính đến năm 2006, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48,5 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại và cung cấp vốn vay ưu đãi từ Quỹ viện trợ phát triển cho Việt Nam là 148 triệu USD để thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế, xã hội và xóa đói giảm nghèo, xây dựng trường học, bệnh viện... Đồng thời, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tăng lên mức 100 triệu USD/năm; viện trợ không hoàn lại là 9,5 triệu USD/năm trong giai đoạn 2006 - 2009 [8].
Ngày 23/8/2007, đại diện Bộ tài chính và Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam đã ký 3 Hiệp định vay vốn EDCF Hàn Quốc với tổng số vốn vay gần 107 triệu USD. Khoản vay này nhằm thực hiện 3 dự án gồm: Mở rộng nhà máy nước Thiên Tân giai đoạn 2, xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng tuyến giao thông hành lang ven biển phía Nam. Tại hội nghị các nhà tài trợ (CG) vào năm 2007, Hàn Quốc đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 286 triệu USD trong năm 2008 (tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007, trở thành quốc gia tài trợ ODA lớn thứ hai). Đầu tháng 8 năm 2008, hai bên ký thỏa thuận khung về việc Hàn Quốc cung cấp 1 tỷ USD vốn vay ưu đãi EDCF trong giai đoạn 2009 - 2011. Với cam kết này, Hàn Quốc trở thành nhà
tài trợ song phương lớn thứ hai Việt Nam (chỉ sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận hỗ trợ phát triển nhiều nhất từ Hàn Quốc. Vốn ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam dưới hai hình thức: viện trợ không hoàn lại và cấp tín dụng ưu đãi. Cấp tín dụng ưu đãi là hình thức cung cấp vốn ODA khác của Hàn Quốc cho Việt Nam [8, 143].
Bảng 2.6. Viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc tại Việt Nam
Đơn vị: nghìn USD TT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Quy mô viện trợ 4.814 4.706 3.515 9.853 8.994 7.873 12.228 10.195 Xếp hạng của Hàn Quốc 1/138 2/141 4/130 2/137 4/138 3/117 3/88 3/125 Nguồn: [28] Cho đến nay, Việt Nam nhận được 148 triệu USD dưới hình thức này để thực hiện 5 dự án lớn là: dự án nâng cấp quốc lộ 18, dự án lắp đặt nhà máy điện Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án lắp đặt dây chuyền sản xuất 5 loại vắc xin, dự án quản lí và sử dụng rác thải rắn tại Hải Phòng. Những kết quả đó cho thấy quan hệ hai nước đã đi vào chiều sâu, lợi ích về mặt kinh tế của cả hai bên đã liên tục được nâng cao một cách ổn định và bến vững nhất trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và liên tục biến động như hiện nay.
Hàn Quốc đã cấp và cam kết cấp cho Việt Nam 188 triệu USD tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại 80 triệu USD. Chính phủ Hàn Quốc đã cho Việt Nam vay vốn EDCF thực hiện 11 dự án với tổng giá trị cho vay lên đến 298,43 triệu USD. Hiện nay, nhiều dự án sử dụng vốn vay này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Năm 2011, Hàn Quốc tuyên bố Việt Nam là nước trọng tâm và hình mẫu cung cấp ODA và chọn là 1 trong 26 nước thuộc
“đối tác chiến lược hợp tác ODA” với 3 trọng tâm là tăng trưởng xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong giai đoạn 2012 - 2015, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng nguồn vốn ODA cho Việt Nam lên mức 1,2 tỉ USD thay cho mức gần 1 tỉ USD trong giai đoạn 2008 - 2011. 70% vốn ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 sẽ tập trung tăng trưởng xanh,