Sau 19 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất đối với Việt Nam, là nguồn đóng góp chủ yếu cho nền ki
Trang 1Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ
năm 2000 đến nay Trần Huyền Trang
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế thế giới
Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS Phạm Quang Vinh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại song
phương của Việt Nam và Hàn Quốc Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam từ năm 2000 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước đó Đưa ra các
giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương này trong thời gian tới Keywords: Kinh tế; Quan hệ thương mại; Việt Nam; Hàn Quốc
Content
LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia càng ngày càng chú trọng tới việc phát triển và mở rộng quan hệ song phương cũng như đa phương với các nước láng giềng hoặc cùng khu vực địa lý với quốc gia mình Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, chúng ta rất coi trọng các đối tác ở khu vực ASEAN và Đông Á, trong đó một đối tác quan trọng không thể không nhắc tới là Hàn Quốc
Theo dòng lịch sử, quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển trên rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, du lịch nhưng có thể khẳng định kinh tế vẫn luôn là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất Cùng với sự phát triển của hai quốc gia thì quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc cũng ngày càng gắn bó mật thiết và đạt được nhiều thành tựu to lớn Đặc biệt, sau mốc sự kiện quan trọng: quan hệ ngoại giao của hai nước chính thức được thiết lập năm 1992, mối quan hệ kinh tế song phương càng có cơ sở và điều kiện để lớn mạnh Sau 19 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất đối với Việt Nam, là nguồn đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân Từ năm 2000 tới nay, quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia đã có nhiều sự chuyển biến tích cực nhờ Hiệp định thương mại tự do về hàng hoá giữa ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực từ tháng 7 năm 2007
và Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Trang 2Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Hàn Quốc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần sự tháo gỡ như: sự mất cân đối trong cán cân thương mại song phương, hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở tự do thương mại song phương Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề như nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc là đề tài đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều có sự nhìn nhận, đánh giá xác đáng về mối quan hệ kinh tế song phương của hai quốc gia trong những thời kỳ khác nhau Các nghiên cứu đã phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, những yếu tố tác động, những diễn biến trong tình hình mới để
từ đó đề xuất ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác kinh tế này
Có thể nêu ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và được đánh giá cao về đề tài này như:
- “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á” do Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, Sung - Yeal Koo chủ biên và được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm
2005
- “Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc”, PGS TS Ngô Xuân Bình, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
- “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ
thương mại Việt Nam-Hàn Quốc” do ThS Phạm Thị Cải chủ nhiệm đề tài, Viện nghiên cứu Thương mại (2008)
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có những bài báo, những bài viết nghiên cứu khoa học về quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo số liệu cập nhật của từng thời kỳ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là dựa trên những số liệu cập nhật, những đánh giá xác đáng của các nhà nghiên cứu đi trước và sự nghiên cứu của bản thân để đưa ra một sự phân tích đầy đủ về quan
hệ thương mai giữa Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại giúp cho quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng tốt đẹp và gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể hoàn thành mục đích nghiên cứu của mình, đề tài cần giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại song phương của Việt Nam và Hàn Quốc
Trang 3- Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam từ năm 2000 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước đó
- Nêu ra các giải pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay - giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: sách, tạp chí, nghiên cứu khoa học, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn được ra đời với mong muốn đóng góp một số nét mới sau:
- Cập nhật số liệu về tình hình thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc cùng nhiều sự phân tích, làm rõ bản chất của hoạt động thương mại giữa hai quốc gia từ năm 2000 tới nay và dự đoán
xu thế phát triển trong thời gian tới
- Đề xuất một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của hai quốc gia: Việt Nam và Hàn Quốc
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình vẽ, đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
- Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay
- Chương 3: Triển vọng phát triển và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn
Quốc trong thời gian tới
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM - HÀN QUỐC
1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế
Khái niệm: Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các nước với nhau dưới hình thức mua, bán hoặc trao đổi đền bù có ngang giá Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động: xuất nhập khẩu (chủ yếu), gia công quốc tế, tái xuất khẩu và chuyển khẩu, xuất khẩu tại chỗ
Đặc điểm của thương mại quốc tế (Trang 5-7)
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia
Thương mại quốc tế mang trong mình nhiệm vụ, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước Thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu các quốc gia tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình để buôn bán với các nước khác, đem lại nguồn ngoại tệ lớn để phục vụ trở lại quá trình kinh doanh, mở rộng sản xuất Đồng thời, thông qua việc nhập khẩu máy móc, công cụ hiện đại của các nước có nền công nghiệp
đi trước, các nước đi sau có thể đi tắt đón đầu, thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với thời gian ngắn hơn, hiệu quả cao hơn
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước như: vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương mại quốc tế, góp phần xây dựng quan hệ kinh tế - chính trị tốt đẹp của các quốc gia Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài
- Nâng cao vị thế quốc gia và mang lại lợi ích cho các đối tượng tham gia
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập KTQT thông qua thương mại quốc tế
Đối với các quốc gia đang phát triển, vai trò của thương mại quốc tế đóng vai trò đặc biệt hơn
cả Thương mại quốc tế giúp những nước đang phát triển có thể xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của mình, đưa hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia đem về nguồn ngoại tệ lớn, từ đó có được lợi nhuận để nhập khẩu những mặt hàng cần thiết phục vụ việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất Thông qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa sẽ có được giá trị cao hơn so với việc bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước Thương mại quốc tế còn mở rộng phạm vi trao đổi hàng hóa cho các nước đang phát triển, giúp giảm bớt rủi ro khi nền kinh tế của một số đối tác thương mại lớn bị suy yếu Ngoài việc giao thương, thương mại quốc tế còn giúp các nước đang phát triển có cơ hội tiếp thu những công nghệ hiện đại của các nước khác thông qua hình thức chuyển giao công nghệ hoặc đầu
tư trực tiếp, gián tiếp
Trang 51.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới thương mại quốc tế
Quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Các yếu tố này có sự liên hệ mật thiết với nhau và cùng tác động qua lại tới quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia Các yếu tố đó bao gồm:
- Yếu tố chính trị
- Yếu tố địa lý
- Yếu tố về chính sách kinh tế
- Rào cản thương mại Hiện nay, các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản hoạt động thương mại quốc tế, nhưng tựu chung lại có hai nhóm công cụ chính là: Thuế quan và phi thuế quan
+ Hàng rào thuế quan: Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước
+ Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu
1.1.4 Một số lý thuyết thương mại quốc tế liên quan (Trang 14-16)
- Mô hình Ricardo:
- Mô hình Heckscher-Ohlin:
- Mô hình lực hấp dẫn:
- Lý thuyết thương mại mới:
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc:
1.2.1 Khái quát về thị trường Việt Nam
1.2.1.1 Thông tin chung về địa lý, xã hội, kinh tế Việt Nam
Địa lý, xã hội (Trang 15-16)
Kinh tế
Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tập trung tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm
1994 Giai đoạn 2003-2009 nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước (Số liệu bảng 1.1 – trang 18) Trong năm 2010, kinh tế vĩ mô của Việt Nam khá ổn định và hoàn thành được các chỉ tiêu lớn: tăng trưởng kinh tế, GDP đảm bảo tăng trưởng trên 6,78%; nhập siêu ở mức 17,3%
so với xuất khẩu, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch; chi tiêu ngân sách cũng ở mức thấp so với năm
trước
Trang 6Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng có sự dịch chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hóa: tỉ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,6% năm 2006 (Ngành công nghiệp và dịch vụ đóng góp tới hơn 90% tổng tăng trưởng GDP năm 2007)
Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức cao của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên ảnh hưởng tới sự tin cậy của các đối tác Năm 2011, ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn về lĩnh vực kinh tế: lạm phát gia tăng, chỉ số giá tiêu dùng cao, thất nghiệp Nhưng những tín hiệu thị trường đã cho thấy các công cụ kinh tế của Đảng và nhà nước bắt đầu phát huy tác dụng
1.2.1.2 Quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam
Ý thức được vai trò của hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam đã xây dựng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Theo các văn kiện của Đại hội Đảng các kỳ, ta có thể thấy rõ đường lối phát triển kinh tế và đối ngoại của Việt Nam có sự thay đổi và phát triển rõ rệt:
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng CS Việt Nam (1986)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng CS Việt Nam (1991)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng CS Việt Nam (6/1996)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng CS Việt Nam (2001)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng CS Việt Nam (2006):
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CS Việt Nam (1/2011)
Xuất phát từ định hướng của Đảng và Chính phủ, Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới rộng lớn Việt Nam luôn phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy của các nước,
mở rộng hơn nữa sự hợp tác toàn diện với tất cả các quốc gia trên thế giới Cho đến nay, Việt Nam
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia thuộc tất cả các châu lục Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ Đồng thời, Việt Nam
đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ
Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công nhiều hội nghị mang tầm cỡ quốc tế và khu vực tại Việt Nam cũng như nhiều vị trí quan trọng mà Việt Nam đang đảm trách
Thông qua số liệu tại bảng 1.2: Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo nước và vùng lãnh thổ giai đoạn 2002 - 2009 (Trang 23) và bảng 1.3: Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo nước
và vùng lãnh thổ giai đoạn 2002 - 2009 (Trang 24), chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi trong quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác lớn: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức
Trang 70.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0
Triệu
đô la Mỹ
Philippine Hàn Quốc Thụy Sỹ Mỹ
Tên nước
10 QUỐC GIA CÓ TRỊ GIÁ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA LỚN NHẤT TỪ VIỆT NAM NĂM 2009
Biểu đồ 1.1: 10 quốc gia có trị giá nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Việt Nam năm 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam ( www.gso.gov.vn )
Xét về quan hệ hợp tác, Việt Nam và Hàn Quốc đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong thời gian dài trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, lao động Trong lĩnh vực thương mại song phương, tuy Hàn Quốc chưa phải là quốc gia đứng đầu tại thị trường Việt Nam song luôn là bạn hàng đáng tin cậy, đầy tiềm năng và qua các phân tích ở trên, Hàn Quốc đã thể hiện sự bứt phá của mình, hứa hẹn sự hợp tác kinh tế tốt đẹp trong thời gian tới
Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Hàn Quốc đã, đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam và Hàn Quốc, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, tô đậm hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế
1.2.2 Khái quát về thị trường Hàn Quốc
1.2.2.1 Thông tin chung về địa lý, xã hội, kinh tế Hàn Quốc
Địa lý, xã hội (Trang 25-26)
Kinh tế
Hàn Quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, nước này đã xây dựng từ một nước nghèo đói thành một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu, thường được mọi người biết đến như "Kỳ tích sông Hàn"
Vào giữa những năm 90, cùng với Hongkong, Singapore và Đài Loan, Hàn Quốc được coi là con rồng Châu Á nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh và mức sống cao hàng đầu thế giới Tuy nhiên nó cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, 1998 Với sự trợ giúp từ IMF, Hàn Quốc đã vượt qua khủng hoảng và đạt được nhiều thành công
Ngày nay, Liên hợp quốc đã xếp Hàn Quốc vào nước có nền kinh tế thịnh vượng và nước này được vào cả hai bảng xếp hạng các nước phát triển của CIA và IMF Nằm trong top 20 nền kinh tế
Trang 8lớn nhất, nước này đã tạo ra nhóm các nước công nghiêp G20 Thêm vào đó, sự bùng nổ kinh tế đã giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp của nước này thấp nhất thế giới cũng như tạo ra sự tương đối bình đẳng trong thu nhập
1.2.2.2 Quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc
Một trong những đặc điểm nổi bật của Hàn Quốc là nền kinh tế của nước này phụ thuộc chặt chẽ vào thương mại quốc tế Trong năm 2007, tổng giá trị buôn bán chiếm đến 76% tổng thu nhập quốc dân (GDP) của cả nước, so với 10% trong những năm 70 Đến nay, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 186 nước trong số 191 nước trên thế giới Hàn Quốc thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ với các nước đồng minh (Mỹ, Nhật Bản ); quan
hệ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; đồng thời, Hàn Quốc coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á, hoạt động tích cực trong khuôn khổ cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) và Cấp cao Đông Á Hàn Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia: Chile, Singapore, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ Mới đây nhất, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU)
Những nhà nhập khẩu lớn nhất của nước này là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông
và các thị trường: Singapore, Đài Loan, Ấn Độ, Đức, Việt Nam và Indonesia Trong đó các đối tác thương mại tự do như Chile, Singapore, ASEAN và Ấn Độ đã có mức tăng trưởng khá cao sau khi
ký kết FTA Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu những mặt hàng như: máy móc, thiết bị điện tử, dầu, khí gas tự nhiên, thép, chất bán dẫn và máy vi tính Hiện nay, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ các nước: Trung Quốc, Nhật Bản , Hoa Kỳ , Ả Rập Saudi và UAE
Trang 9CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn trước năm 2000
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1992
Việt Nam và Hàn Quốc có lịch sử giao lưu văn hóa – kinh tế từ thế kỷ XIII, tuy nhiên đã bị gián đoạn một thời gian dài kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II Thời kỳ trước năm 1975, Hàn Quốc có quan hệ ngoại giao, kinh tế quân sự với chính quyền Sài Gòn, đưa quân sang Việt Nam tham chiến Từ năm 1975 đến năm 1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian và từ năm 1983 bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ Như vậy, kể từ sau năm 1980, hai nước mới bắt đầu thực sự mở rộng các quan hệ kinh tế mặc dù cũng chỉ mới dừng lại ở hoạt động thương mại và đầu tư Đến năm 1987, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu bước vào một thời kỳ phát triển mới – thời kỳ của dân chủ hóa, tư nhân hóa và tự do hóa mạnh mẽ Cùng với các nước Đông Nam Á, Việt Nam được Hàn Quốc quan tâm như là một khu vực dân cư đông đúc, giá lao động rẻ, giàu tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển kinh tế tuy lạc hậu hơn nhưng đang có xu hướng hướng ngoại
Giai đoạn 1981-1991, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa đạt được nhiều kết quả đáng kể Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam chỉ đạt 45 triệu USD trong khi kim ngạch nhập khẩu là 24,53 triệu USD Hàn Quốc đã xuất khẩu sang Việt Nam một số mặt hàng như: phân bón, tivi, xi măng, hàng dệt may trong khi đó Việt Nam lại xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng như: than, gỗ và sắt phế liệu Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như: Samsung, Deawoo, Hyundai bước đầu đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Nhiều công ty đã bắt đầu đặt quan hệ hợp tác về thương mại với các doanh nhân Việt Nam
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 1983-1991 (Trang 35) đã cho
thấy khá rõ hai đặc trưng trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn này: quan hệ thương mại có xu hướng phát triển và tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trên tổng kim ngạch hai chiều tương đối lớn
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1999
Vào ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ Cùng ngày, Hàn Quốc khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội và vào ngày 19/11/1993 Hàn Quốc khai trương Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh Có thể nói, năm 1992 chính
là cột mốc quan trọng nhất trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc và là tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp của giữa hai quốc gia giai đoạn về sau
Thời kì tăng trưởng nhanh mở đầu bằng năm 1991, những năm tiếp theo kim ngạch ngoại thương hai nước tiếp tục tăng với nhịp độ cao và đạt đến 1545 triệu USD vào năm 1995 So với
Trang 10năm 1991, kim ngạch thương mại hai chiều năm 95 tăng lên 5.5 lần Đây là con số rất khả quan, vì thời gian này Việt Nam cũng mới xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó thị trường trong nước chưa thực sự phát triển đầy đủ
Nửa cuối thập kỉ 90, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tác động đến cả Việt Nam và Hàn Quốc, nên ngoại thương hai chiều sau khi tăng đến mức cao nhất vào năm
1997 với 1843 triệu USD, đã giảm 10.4% chỉ đạt 1652 triệu USD vào năm 1998 khiến ngoại thương của Hàn Quốc với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế, thương mại và sự hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đã có bước phát triển đáng kể Trong giai đoạn 1992-1999, Hàn Quốc trở thành một trong năm bạn hàng mậu dịch lớn của Việt Nam Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong giai đoạn này đã có những chuyển biến tích cực - tỉ trọng hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu giảm dần, hàng chế tạo tăng dần, ban đầu là hàng chế tạo dựa trên nguyên liệu và có hàm lượng lao động cao, sau chuyển sang hàng chế tạo có hàm lượng công nghệ trung bình
2.2 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay
2.2.1 Các chính sách ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
2.2.1.1 Các chính sách thương mại từ phía Việt Nam
Các công cụ chính sách thương mại
Năm 1998 Việt Nam ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu đầu tiên Biểu thuế của Việt Nam được hoàn thiện năm 1991 và bắt đầu được hài hoà hoá theo hệ thống HS năm 1992 Và năm 2003
đã có ban hành Biểu thuế mới tuân thủ theo nguyên tắc phân loại hồ sơ của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có biểu thuế phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO
- Các hàng rào phi thuế quan
- Các hàng rào kỹ thuật
- Tiêu chuẩn môi trường
- Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs)
Quyền kinh doanh ngoại thương
Nhà nước cho phép mọi doanh nghiệp trong nước có giấy phép kinh doanh mà không cần có giấy phép xuất nhập khẩu Từ năm 2001, Nhà nước lại cho phép thương nhân (công ty và cá nhân) được xuất nhập khẩu hầu hết các mặt hàng không phụ thuộc vào ngành hàng đã đăng ký ngoại trừ các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu theo giấy phép và hàng hoá thuộc diện quản lý của các Bộ chuyên ngành
Kể từ khi gia nhập WTO, Nhà nước Việt Nam dành quyền kinh doanh đầy đủ cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) không muộn