1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc

114 641 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc

Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc Quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã thực sự có bước phát triển nhanh chóng, tăng gấp 3 lần sau 10 năm. Hiện tại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam–Hàn Quốc chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2005. Năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam đạt 603 triệu đôla Mỹ, tăng 18,1% so với năm 2003, trong khi đó xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 3.328,5 triệu đôla Mỹ, tăng 26,8% đưa tổng kim ngạch lên tới hơn 3,9 tỷ đôla Mỹ. Năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam đạt 694,04 triệu US$, tăng 5,4% so với năm 2004, trong khi đó xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 3.431, 65 triệu US$, tăng 3,1%. Thương mại giữa hai nước trong năm 2005 vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng đã có dấu hiệu chững lại. Xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2004 có mức tăng cao là do trong năm này ta đã xuất được dầu thô với trị giá 51,64 triệu US$. Trong năm 2005, do Hàn Quốc không mua dầu thô nữa nên kim ngạch chung không tăng. Tuy nhiên, nếu không tính dầu thô, thì xuất khẩu của ta vẫn tăng khoảng 10%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là thủy hải sản, dầu thô, than đá, máy móc thiết bị điện và phụ tùng, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản chế biến, cao su, đồ gia dụng, quần áo may sẵn, sắn lát, cà phê. Thủy sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch cao nhất, chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta, tiếp theo là các mặt hàng giày dép, đồ gỗ, cà phê, cao su. Đặc biệt giày dép, đồ gỗ, cà phê và cao su là các mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong cả năm 2005 và 2 tháng đầu năm 2006. Các mặt hàng nhiên liệu khoáng như than đá, dầu thô có mức giảm tới 68,8% do năm 2005 ta không xuất được dầu thô. Riêng mặt hàng than đá có mức tăng khá trong những năm vừa qua thì năm nay cũng giảm 8,4%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc của Việt Nam là xăng dầu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị điện và phụ kiện, nhựa plastic và chế phẩm, tơ sợi nhân tạo, vải dệt kim các loại và các loại vải khác, sắt thép, nhôm và các chế phẩm, giầy dép, giấy, tân dược. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các mặt hàng này có chiều hướng tăng ít hoặc giảm dần. Cụ thể là trong năm 2005 nhập khẩu máy móc thiết bị giảm 5,7%, ô tô xe máy giảm 2,9%, sợi nhân tạo giảm 11,9%. Trong 5 năm trở lại đây, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, Việt Nam luôn nhập siêu từ Hàn Quốc và với việc kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước ngày càng tăng thì nhập siêu của Việt Nam ngày càng lớn. Nếu năm 1995 ta nhập siêu hơn 1 tỷ US$ thì năm 2002 ta nhập siêu gần 1,8 tỷ US$, năm 2004 ta nhập siêu 2,5 tỷ US$ và năm 2005 con số này đã lên tới hơn 2,74 tỷ US$. Mặc dù vậy, việc nhập siêu từ Hàn Quốc được đánh giá là mang tính tích cực, phản ánh sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam của Hàn Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ trong cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam với vị trí chủ yếu là các nhóm hàng công nghiệp như: máy móc, thiết bị và phụ tùng, ôtô (CKD, SKD và nguyên chiếc), nguyên phụ liệu dệt may, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép, xăng dầu, linh kiện điện tử và thuốc tân dược. Để cải thiện cán cân thanh toán, ta không chủ trương hạn chế nhập khẩu mà phải tìm biện pháp tăng cường xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong tình hình thương mại giữa hai nước như hiện nay, việc ta cùng với các nước ASEAN khác đàm phán với Hàn Quốc về AKFTA sẽ tạo điều kiện tăng cường trao đổi kinh tế-thương mại với các nước tham gia AKFTA, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường thu hút đầu tư. Với cơ cấu kinh tế giữa hai nước mang tính bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh, AKFTA sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc, giúp Việt Nam từng bước giải quyết được vấn đề nhập siêu từ Hàn Quốc bằng cách tăng cường xuất khẩu mà không hạn chế nhập khẩu. Việc tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Hàn Quốc còn giúp ta tranh thủ được sự trợ giúp kỹ thuật của Hàn Quốc thông qua các chương trình, dự án hợp tác kinh tế và tháo dỡ phần nào khó khăn do hàng rào thuế quan và các biện pháp bảo hộ phi thuế quan mà Hàn Quốc đang áp dụng đối với các mặt hàng nông sản và thuỷ sản. CHÍNH SÁCH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO CỦA HÀN QUỐC VÀ NỖ LỰC ĐẨY NHANH CÁC ĐÀM PHÁN KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO Nền kinh tế Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu. Tổng kim ngạch ngoại thương của Hàn Quốc chiếm tới 70% GDP của nước này. Tuy nhiên, cho đến những năm gần đây, Hàn Quốc vẫn bị xem là quốc gia tụt hậu rất xa so với các nước thành viên WTO khác trong các đàm phán Khu vực Mậu dịch Tự do (FTA) vào thời điểm mà làn sóng FTA đang lan rộng ở khu vực Châu Á và một số khu vực khác trên thế giới. Hàn Quốc là một trong hai nước thành viên WTO còn lại, cùng với Mông Cổ, không tham gia vào bất cứ hiệp định FTA nào trước khi nước này kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định FTA đầu tiên với Chi Lê vào tháng 3 năm ngoái. Một năm sau khi ký kết Hiệp định FTA với Chi Lê, xuất khẩu của Hàn Quốc sang quốc gia Nam Mỹ này đã tăng lên một cách nhanh chóng. Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), hàng hoá chuyên chở bằng đường biển của Hàn Quốc sang Chi Lê đã tăng 58,7% trong 11 tháng qua so với năm trước đó sau khi Hiệp định FTA ký với Chi Lê có hiệu lực vào tháng 4 năm ngoái. Xuất khẩu ôtô của Hàn Quốc sang Chi Lê cũng tăng 59,3%, xuất khẩu điện thoại di động tăng 225,7% và xuất khẩu tivi màu tăng 110.4%. Nhập khẩu từ Chi Lê cũng tăng 54,3% trong cùng thời kỳ đó, chủ yếu là các nguyên vật liệu thô, trong đó có quặng đồng. Nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trừ rượu, từ Chi Lê tăng thấp hơn mức dự kiến 2,6% đã làm dịu bớt những lo ngại của nông dân, những người luôn đấu tranh chống lại việc mở cửa thị trường hàng nông sản vốn đang được Hàn Quốc bảo hộ chặt chẽ. Nhìn chung, Hiệp định FTA với Chi Lê đã cho thấy tiềm năng tăng trưởng mới trong năm qua, làm tăng niềm tin về mở cửa thị trường và xoa dịu những lo ngại đối với tự do hoá thương mại của quốc gia này. Lạc quan về tình hình xuất khẩu gia tăng sau khi ký kết Hiệp định FTA đầu tiên với Chi Lê, Hàn Quốc thể hiện tham vọng muốn đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định FTA với ít nhất 15 quốc gia khác, dự kiến hoàn thành vào năm 2007 trước khi nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Roh Moo-huyn kết thúc. Nhằm đạt mục tiêu này, Hàn Quốc sẽ tiến hành các đàm phán với 50 đối tác thương mại trên toàn thế giới. Trong điều kiện như hiện nay, Hàn Quốc hiểu rằng các FTA đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách đa biên sẽ giúp Hàn Quốc đẩy mạnh tự do hoá thương mại, giảm dần các rào cản đối với thương mại và bảo đảm đem lại nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu của mình. Một chiến lược dài hạn nhằm phát triển và mở rộng thương mại là cần thiết đối với nền kinh tế Hàn Quốc vốn đang phải đối mặt với nhiều điều kiện bất lợi từ bên ngoài như giá dầu tăng cao, đồng won tăng giá so với đồng đôla Mỹ và ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại khác. Mở rộng các đàm phán FTA được xem là giải pháp duy nhất để các công ty Hàn Quốc có thể tiếp cận tốt hơn với thị trường bên ngoài. Trong khi đó, một số quan điểm khác lại cho rằng việc đẩy nhanh các đàm phán FTA có thể sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến một số ngành công nghiệp chủ chốt trong nước. Hàn Quốc đã hoàn tất những khâu cuối cùng để Quốc hội chính thức thông qua Hiệp định FTA ký kết với Singapore vào tháng 4 vừa qua. Với Hiệp định FTA này, Hàn Quốc hy vọng có thể đẩy nhanh các đàm phán FTA với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc và các quốc gia ở Châu Á khác trong tương lai. Hàn Quốc hiện nay đang triển khai đàm phán FTA với 16 quốc gia khác, gồm Nhật Bản, Canađa, 10 nước thành viên ASEAN và 4 nước thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA). Theo ước tính của Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc, một Hiệp định FTA ký kết với ASEAN sẽ làm tăng GDP của Hàn Quốc 14,6 tỷ đôla Mỹ trong ngắn hạn và 18,2 tỷ đôla Mỹ về lâu dài. Một Hiệp định FTA ký kết với EFTA sẽ làm tăng xuất khẩu của Hàn Quốc 26% mỗi năm. Ngoài ra, Hiệp định FTA với EFTA cũng được xem như là sự khởi đầu đối với các hiệp định phi thuế quan với Liên minh Châu Âu (EU) vì EFTA gồm bốn nước Châu Âu là Ai-xơ-len, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ đã ký kết một Hiệp định FTA với EU. Hàn Quốc hiện đang tiến hành các nghiên cứu chung với 7 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Mêhicô và Nga, về tính khả thi của các đàm phán FTA. Hàn Quốc cũng đang tiến hành các đối thoại ban đầu với 27 quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và EU. Nhật Bản hiện đang là một đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc, với kim ngạch thương mại song phương đạt 67,8 tỷ đôla Mỹ trong năm ngoái. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản tăng 2,24 tỷ đôla Mỹ, tăng 310% so với năm trước, đã đưa quốc gia này, cùng với Mỹ thành một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Hàn Quốc QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI CỦA HÀN QUỐC Luật thương mại công bằng: Hội đồng thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) điều chỉnh rất chặt chẽ những hành động thương mại bất công của những công ty bán lẻ lớn . Từ khi các tập đoàn đa quốc gia như Wal-mart và Carrefour mở chi nhánh của họ tại Hàn Quốc, họ phải cạnh tranh với những công ty bản lẻ lớn trong trước. Sự cạnh tranh giữa các công ty bản lẻ lớn gây ra những cuộc chiến giảm giá rất gay gắt, các công ty bản lẻ lớn thường gây áp lực giảm giá rất phi lý đối với các công ty cung cấp của họ. Khi các công ty bán lẻ lớn chiếm vị trí vượt trội trên thị trường, KFTC sẽ điều chỉnh khắt khe hơn so với những đối thủ không chiếm ưu thế trên thị trường. Tiêu chuẩn của vị trí vượt trội trên thị trường là thị phần. Khi thị phần của một công ty chiếm hơn 50% hoặc tổng của ba công ty trên thị trường chiếm 75% (Trong trường hợp này, công ty nào có thị phần dưới 10% bị loại khỏi thị trường) thì những công ty này đang thống trị thị trường. Theo luật thương mại công bằng của Hàn Quốc, những công ty thống trị thị trường bị cấm không được lạm dụng sự vượt trội này . Những tiêu chuẩn để cấm lạm dụng vị trí vượt trội trên thị trường: • Vô cớ sửa, duy trì hoặc thay đổi giá sản phẩm hoặc dịch vụ. • Vô cớ đưa ra giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ. • Vô cơ can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. • Vô cớ ngăn chặn các đối thủ mới gia nhập thị trường. • Đe doạ, kiềm chế các đối thủ hoặc làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng. Khi bất kỳ doanh nghiệp nào đang chiếm ưu thế trên thị trường có những hành động lạm dụng vị trí này, KFTC sẽ ra lệnh cho doanh nghiệp này giảm giá, loại bỏ những hành động nêu trên, công bố rộng rãi việc vi phạm này hoặc sử dụng những biện pháp cần thiết theo Luât điều chỉnh độc quyền và thương mại công bằng. Hội đồng này cũng có thể phạt doanh nghiệp vi phạm với số tiền không quá 3% tổng số doanh thu có được trong thời gian bắt đầu và kết thúc vi phạm. Trong những biện pháp khắc phục, việc công khai về vi phạm là một biện pháp rất hiệu quả để ngăn chặn việc doanh nghiệp lạm dụng vị trí của mình. Mặc dù việc phạt cao hơn mức phạt tối đa là 2% tổng doanh thu cho các hành động kinh doanh bất công, các doanh nghiệp dễ dàng tăng giá và chuyển những phí phạt này sang người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự công bố về việc vi phạm có thể làm hỏng hình ảnh và sự tin cậy của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều tiền để gây dựng nên hình ảnh và sự tin cậy bằng quảng cáo, các doanh nghiệp sẽ không muốn làm hỏng hình ảnh này bằng việc vi phạm luật. Vì vậy, công bố về việc vi phạm là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn các hành động thương mại bất công. Khi doanh nghiệp không chiếm ưu thế trên thị trường, luật cũng cấm các doanh nghiệp này có những hành động phi cạnh tranh. Tiêu chuẩn cho những hành động này là: • Vô cớ từ chối giao dịch hoặc tẩy chay một đối tác nào đó. • Vô cớ tham gia vào những hoạt động để loại bỏ đối thủ. • Vô cớ thuyết phục hoặc lừa dối người tiêu dùng của đối thủ. • Vô cớ lợi dụng vị trí để thương lượng với các đối tác khác. • Giao dịch với đối tác với những điều khoản hoặc điều kiện vô cớ hạn chế và phá hoại các hoạt động kinh doanh của đối tác. • Sử dụng quảng cáo hoặc những tuyên bố không đúng sự thật hoặc có thể lừa dối hoặc làm người tiêu dùng lầm tưởng về doanh nghiệp hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó. Các biện pháp để trừng phạt những hành động thương mại bất công cũng giống như hành động lạm dụng địa vị nổi trội trên thị trường ngoại trừ mức phạt tối đa ít hơn 1% so với lạm dụng địa vị nổi trội trên thị trường. Luật cạnh tranh công bằng cũng đã ghi rõ rằng hội đồng đưa ra lời cảnh báo về các loại và các tiêu chuẩn đối với các hành động kinh doanh bất công theo kinh doanh của các cửa hàng phân phối lớn. Các lời cảnh báo đối với những hành động kinh doanh không công bằng đặc biệt có liên quan tới kinh doanh của các công ty bán lẻ lớn có những loại như sau: 1. Hoàn trả sản phẩm một cách bất công: Một doanh nghiệp không có quyền trả, theo từng phần hoặc toàn bộ sản phẩm mà doanh nghiệp này đã mua từ nhà cung cấp (bao gồm việc hoàn trả sản phẩm thực tế, như việc thay các thoả thuận mua bán bằng các thoả thuận bằng miệng hoặc thay các hàng hoá đã mua bằng hàng hoá khác), trừ những trường hợp sau: a. Trả lại hàng hoá hư hại, bị hỏng và có lỗi của người cung cấp trong khoảng thời gian hợp lý từ ngày gửi hàng phù hợp với những hoạt động của hải quan do lỗi của người cung cấp. b. Trong trường hợp hàng hoá được gửi tới khác với hàng hoá đã đặt, việc trả lại hàng hoá của người cung cấp phải được thực hiện trong thời hạn hợp lý so với ngày chuyển hàng. c. Việc trả lại hàng hoá cho người cung cấp phải có sự đồng ý của nhà cung cấp, với điều kiện doanh nghiệp này chịu mọi chi phí của việc hoàn trả. d. Việc trả lại hàng hoá cho người cung cấp khi người cung cấp cho rằng việc hoàn trả trực tiếp hoặc người cung cấp bán sẽ có lợi hơn và yêu cầu người bán lẻ lớn trả lại hàng hoá. 2. Giám giá bất công: Không một doanh nghiệp nào được quyền giảm giá hàng hoá sau khi đã nhận hàng hoá từ người cung cấp, trừ những trường hợp sau: a. Giảm giá mua ở một mức hợp lý (trong thời gian hải quan kiếm soát từ ngày giao hàng), khi hàng hoá bị hư, hỏng hoặc bị lỗi do lỗi của người cung cấp. b. Giảm giá mua ở một mức hợp lý (trong thời gian hải quan kiếm soát từ ngày giao hàng), khi hàng hoá nhận được khác với hàng hoá đã đặt. 3. Vô lý thanh toán chậm: Không một doanh nghiệp nào được vô lý thanh toán chậm nếu nằm trong những trường hợp sau đây: a. Thanh toán chậm không có lý do hợp lý sau khi đã chịu trách nhiệm về hàng hoá. b. Thanh toán chậm không có lý do hợp lý, trong trường hợp doanh nghiệp nhận và quản lý tiền hàng bán được với tư cách của cửa hàng đang thuê. 4. Đưa ra những yêu cầu vô lý: Không một doanh nghiệp nào có quyền can thiệp vào các hoạt động của người cung cấp: a.Đưa ra những yêu cầu vô lý đối với người cung cấp hoặc người thuê cửa hàng theo hợp đồng cần phải đáp ứng theo mỗi lần mua hàng. b.Yêu cầu bằng vũ lực nhà cung cấp phải bán hàng hoá với một mức giá thấp hơn giá bình thường để thực hiện những hoạt động đặc biệt như giảm giá bán hoặc giá thương lượng … c. Yêu cầu bằng vũ lực người cung cấp hoặc người thuê cửa hàng tham gia vào những hoạt động giảm giá đặc biệt như là giảm giá cao hoặc giảm giá đặc biệt. d.Yêu cầu bằng vũ lực người cung cấp hoặc người thuê cửa hàng phải mua hàng hoặc có quà tặng bằng phiếu. e.Yêu cầu đơn phương bằng vũ lực người cung cấp hoặc người thuê cửa hàng phải thay đổi cách trang trí, nội thất, địa điểm của cửa hàng và hàng hoá bán ra v.v… trước khi kết thúc hợp đồng mà hai bên đã ký kết. 5. Từ chối nhận hàng vô cớ: Doanh nghiệp không được quyền nhận chậm hoặc từ chối nhận toàn bộ hoặc một phần hàng hoá không có lý do là do lỗi của nhà cung cấp, sau khi đã thực hiện cái thoả thuận về kích cỡ, mẫu mã hoặc mẫu đơn đặc biệt đã được cung cấp từ trước. 6. Gửi nhân viên bán hàng: Doanh nghiệp không được ép người cung cấp chịu chi phí cho các nhân viên do chính các nhà cung cấp gửi đến và có liên quan tới những công việc kinh doanh của doanh nghiệp hoặc người do chính doanh nghiệp giao việc, trừ khi người cung cấp gửi nhân viên bán hàng và muốn người nhân viên đó bán hàng của mình 7. Đẩy phí quảng cáo bất công: Doanh nghiệp không được quyền đòi hỏi hoặc chuyển trái ý người cung cấp hoặc người thuê cửa hàng phí quảng cáo hoặc chi phí cho việc trang trí hoặc mua nội thất. Những biện pháp đối phó với những vi phạm khai báo cũng giống như đối với những vi phạm cạnh tranh không công bằng. Công ty bán lẻ lớn có thể dễ dàng nhận biết những hành động kinh doanh bất công bằng việc khai báo và họ có thể tránh vi phạm luật cạnh tranh. Những trường hợp xử lý cụ thể: Công ty “The Walmart-Korea” đã thành lập 6 cửa hàng bán lẻ lớn tại Hàn Quốc. Vào năm 1999, công ty này đã bán hàng có trị giá 250 triệu USD. Walmart-Korea đã có hành động từ chối nhận hàng không công bằng, trả hàng hoá không công bằng, ép buộc người cung cấp mua sản phẩm không công bằng, giảm bất công giá sản phẩm có liên quan sau khi đã đặt mua của người cung cấp và đẩy phí quảng cáo cho người cung cấp. KFTC đã ra lệnh Walmart dừng ngay những hoạt động này và đã phạt 1,6 triệu USD. KFTA cũng đã ra lệnh cho Walmart-Korea công bố ra công chúng về những vi phạm luật thương mại công bằng trên 2 tờ báo lớn theo hình thức quảng cáo. Vào năm 2001, công ty “Korea-Carrefour” đã vô cớ giảm giá sản phẩm của 112 nhà cung cấp, KFTA đã quyết định dừng hành động này và phạt 63 nghìn USD. KFTA cũng đã ra lệnh “Korea- Carrefour” phải công bố ra công chúng về những vi phạm luật thương mại công bằng trên 2 tờ báo lớn theo hình thức quảng cáo. UBQG (Theo tài liệu cua UNCTAD - Kim Shun Jhong Hội nhập kinh tế ASEAN và hợp tác ASEAN - Hàn Quốc Từ những năm 1990, ASEAN đã thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm hướng tới một thị trường chung. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thành lập từ năm 1992 nhằm loại bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên ASEAN và tạo ra một thị trường khu vực với 686,3 tỉ USD cho 541,9 triệu người thông qua việc tăng số lượng thành viên gồm cả Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia (CLMV). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thỏa thuận loại bỏ tất cả thuế nhập khẩu vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu của ASEAN và vào 2015 đối với 4 nước thành viên mới (CLMV). Sau khủng hoảng tài chính, ASEAN đã có những bước đi quan trọng hướng tới hội nhập khu vực thông qua sáng kiến ASEAN cộng 3 nhằm tăng cường vị trí thông qua việc hiện thực hóa AFTA sớm hơn thông qua hình thức hợp tác kinh tế và chính trị. Gần đây, ASEAN đang nỗ lực để tăng cường hội nhập cùng với việc mở rộng và tăng cường liên kết kinh tế với các nước Đông Bắc Á. Hiện nay, có rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và các nước đang được thảo luận nhằm phản ánh rõ ràng xu hướng hội nhập kinh tế của ASEAN kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Hàn Quốc cũng có sự quan tâm chặt chẽ với quá trình hội nhập kinh tế ASEAN cũng như nỗ lực của ASEAN nhằm xây dựng hợp tác kinh tế toàn diện với các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Trong những thập kỷ qua, ASEAN và Hàn Quốc là những đối tác kinh tế quan trọng, thương mại và đầu tư song phương giữa Hàn Quốc và ASEAN tăng lên vững chắc trong những năm vừa qua. Hiện nay ASEAN đứng thứ 3 trong nguồn đầu tư FDI từ Hàn Quốc và đứng thứ 5 về thương mại. Thông qua các hình thức hợp tác kinh tế chặt chẽ, ASEAN và Hàn Quốc đã xây dựng thành công mối quan hệ đa dạng và toàn diện cũng như hệ thống đối thoại. Kết quả là các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về đối tác hợp tác toàn diện và quyết định tiến hành đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 11/2004 tại Lào. Các cuộc đàm phán AKFTA đã được khởi động từ đầu năm 2005 và sẽ được hoàn tất trong vòng 2 năm. 1. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN: Do hội nhập với nền kinh tế toàn cầu tăng lên, ASEAN đang phải đương đầu với các cơ hội và thách thức quan trọng bao gồm yêu cầu về hội nhập tốt hơn của các thành viên mới vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thỏa thuận sáng kiến về liên kết ASEAN (IAI) và lịch trình hội nhập của ASEAN (RIA), theo đó lợi ích của hội nhập ASEAN được chia sẻ. Tuy nhiên, từ tháng 1/2002, ASEAN đã thông qua hệ thống liên kết ASEAN về chương trình ưu đãi mà theo đó thuế ưu đãi sẽ được các nước thành viên cũ của ASEAN dành cho các thành viên mới trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận song phương dựa trên những sản phẩm do các nước CLMV đưa ra. Vào tháng 11/2000, các nhà lãnh đạo ASEAN thỏa thuận đưa ra sáng kiến liên kết ASEAN nhằm định hướng và tập trung vào các nỗ lực chung của ASEAN trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên cũ và thành viên mới của ASEAN. Để hiện thực hóa mục tiêu này, các nhà lãnh đạo ASEAN tại cuộc họp Thượng đỉnh tại Phnom Penh vào tháng 11/2002 đã thông qua Chương trình hành động nhằm đảm bảo sự tăng trưởng năng động và bền vững của khu vực và sự thịnh vượng của người dân ASEAN. Kế hoạch hành động 6 năm hiện nay (từ tháng 7/2002 – tháng 6/2008) đối với các nước CLMV đã được phát triển nhằm hỗ trợ những nước này theo kịp với các nước thành viên cũ với tốc độ ngày càng tăng. Chương trình hợp tác này tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên, chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực về thương mại hàng hóa và dịch vụ, hải quan, tiêu chuẩn và đầu tư ở các nước CLMV. Đến tháng 1/2005, đã có 84 dự án trong Kế hoạch hành động này ở các giai đoạn thực hiện khác nhau. Nguồn tài trợ đã được đảm bảo cho 66 dự án chiếm 78,6%, trong đó 28 dự án đã được hoàn thành, 14 dự án đang được thực hiện. Ngoài việc đóng góp của các nước thành viên ASEAN-6 đối với Kế hoạch hành động này, 11 bên đối thoại và các tổ chức phát triển cũng ủng hộ các dự án thông qua việc tài trợ với tổng số 14,1 triệu USD. Năm nhà tài trợ hàng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, UNIDO và Úc chiếm tổng số 13 triệu USD (hoặc 82,6% nguồn tài trợ). Chính phủ Hàn Quốc đã đồng ý đóng góp 5 triệu USD trong 5 năm để tài trợ cho các dự án IAI. Để thực hiện hiệu quả các dự án này, chính phủ Hàn Quốc đã ủy nhiệm cho Cơ quan hợp tác quốc tế của Hàn Quốc (KOICA) là cơ quan thực hiện các dự án. Đến tháng 11/2004, nguồn cam kết của các nước thành viên ASEAN-6 là: Brunei cam kết 1,5 triệu USD, Malaysia: 0,8 triệu USD, Indonesia: 0,6 triệu USD, Singapore: 0,47 triệu USD, Thái Lan: 0,41 triệu USD. 2. Tăng cường liên kết kinh tế với Đông Á: Mặc dù có nhiều nỗ lực nhằm sớm hiện thực hóa liên kết thị trường khu vực và tiềm năng của thị trường Đông Nam Á, AFTA về cơ bản vẫn còn nhỏ về qui mô kinh tế so với EU và NAFTA và những hạn chế về cơ cấu liên quan tới hợp tác Nam-Nam. AFTA cơ bản đại diện cho sự liên kết chung giữa các nước đang phát triển và chưa đủ khả năng khẳng định sự đoàn kết kinh tế mạnh mẽ do thiếu vắng nền kinh tế dẫn đầu cũng như sự đồng thuận và ổn định chính trị. Để giải quyết những yếu kém về cơ cấu, ASEAN đã cố gắng mở rộng hợp tác kinh tế với các nước Đông Bắc Á, đưa ra nhiều thỏa thuận hợp tác vượt ra khỏi Đông Nam Á. Điều này đã dẫn đến việc hình thành Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) nhằm cho phép ASEAN+3 bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có thể phát triển mối liên kết với các khu vực khác ví dụ như Châu Âu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đã có sự chuyển động rõ rệt đối với sự hợp tác ở Đông Á. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 đầu tiên được tổ chức vào tháng 12/1997 và sự hợp tác này phát triển mạnh nhất từ năm 1998 đến năm 2001. Hiện nay sự hợp tác này chủ yếu là đối thoại về liên kết kinh tế, các vấn đề về chính trị, văn hóa xã hội . ở Đông Á. Cơ sở hợp tác ASEAN+3 là một nhân tố quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Á. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các nước Đông Á nhận ra yêu cầu phải liên kết kinh tế chặt chẽ hơn và phát triển lợi ích trong việc thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu và các cuộc đàm phán FTA song phương đang diễn ra giữa các nước Châu Á nhằm tằng cường xung lực mới cho hội nhập kinh tế khu vực. Tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 tại Singapore vào năm 2000, Trung Quốc đã đưa ra đề nghị hình thành FTA với ASEAN và FTA ASEAN-Trung Quốc đã chính thức được thỏa thuận tại hội nghị Thượng đỉnh tại Campuchia vào tháng 11/2002. Nhằm phản ứng với thỏa thuận này, Nhật Bản cũng muốn theo đuổi hợp tác với ASEAN và sau đó FTA giữa Nhật Bản và Singapore đã được ký kết vào tháng 1/2002 và trong năm 2003, Nhật Bản đã thúc đẩy FTA với các nước thành viên ASEAN và ký thỏa thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện với ASEAN tại Hội nghị thượng định Bali, Indonesia. Trong thời gian gần đây, ngày càng có sự đồng thuận tăng lên giữa các nước ASEAN+3 về việc Đông Á cần tăng cường khối thương mại khu vực để đương đầu với các FTA ở các khu vực khác. Những cuộc thảo luận về FTA Đông Á thực tế đã được khởi xướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tại Manila vào tháng 11/1999. Tại cuộc họp thượng đỉnh tại Bandar Seri Begawan vào tháng 11/2001, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các nước Đông Á theo hướng liên kết khu vực ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong quá trình đàm phán FTA với Trung Quốc, ASEAN đã thuyết phục Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ hình thành đối tác kinh tế chặt chẽ hơn. Liên kết kinh tế khu vực trong quá trình ASEAN+1 có thể tạo ra một khối kinh tế quan trọng trong việc thiết lập thị trường liên kết Đông Á. Mặc dù các nước ASEAN+3 có những quan điểm khác nhau với khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Đông Á (EAFTA) và có sự tin tưởng rằng EAFTA có thể giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực. 3. Tiến triển các FTA song phương ở Đông Á: Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á, xu hướng của chủ nghĩa khu vực đã tăng lên ở Đông Á do nhiều FTA đang được thảo luận giữa các nước ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Mexico, Chilê, Úc, Niu zi lân. Điều này cho thấy rằng các nền kinh tế Đông Á đang bắt đầu chú ý vào các FTA do sự mở rộng của chủ nghĩa khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính đã tăng lên sự hiểu biết về tầm quan trọng của sự phụ thuộc trong khu vực và nỗ lực lớn hơn tập trung vào các khía cạnh chiến lược của liên kết kinh tế trong khu vực. Thực tế là khó có thể đạt được kết quả nhanh chóng từ việc tự do hóa thương mại đa phương trong hệ thống WTO vì có quá nhiều nước tham gia. Ngược lại, các FTA lại có khả năng tự do hóa thương mại sâu rộng hơn nhờ có các cuộc đàm phán tương đối thuận lợi. Do đó, FTA trở thành vấn đề chính trong việc thúc đẩy xuất khẩu của các nền kinh tế Đông Á. ASEAN đã chuyển đổi thành một thực thể khu vực độc nhất cùng với việc mở rộng chủ nghĩa khu vực đã xảy ra ở Đông Á sau cuộc khủng hoảng tài chính. Do các nước Đông Á bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của yêu cầu đối với chủ nghĩa khu vực, FTA đã trở thành vấn đề chính. Cụ thể là, thông qua các cuộc họp thường xuyên của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3, các nền kinh tế Đông Á đang thúc đẩy mạnh mẽ các FTA và các nước ASEAN cũng đang thúc đẩy đàm phán FTA với các nước ngoài khu vực Đông Á bao gồm Úc, Ấn Độ và Mỹ. Trước cuộc khủng hoảng, hầu hết các nước ASEAN có suy nghĩ tiêu cực về việc thúc đẩy các FTA song phương với các khu vực khác do e ngại rằng sự đoàn kết nội khối có thể bị tổn thương. Mặc dù ASEAN đang thúc đẩy mục tiêu chiến lược mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, mỗi thành viên đang có sự tiếp cận khác nhau với sự hợp tác này. Malaysia và một số nước thành viên khác đã chỉ trích các nước thành viên ASEAN việc hình thành các FTA song phương có thể làm suy yếu các thỏa thuận khu vực chẳng hạn như AFTA và cho phép các nền kinh tế ngoài khu vực tham gia vào thị trường khu vực. Tuy nhiên, Singapore và Thái Lan đã thông qua chiến lược bảo đảm các FTA song phương. Singapore đã ký Hiệp định thương mại tự do song phương với Niu zi lân, Nhật Bản, EFTA, Úc và Mỹ và đang đàm phán để hình thành FTA với Mexico, Canada, Hàn Quốc và Ấn Độ. Thái Lan đang xem xét FTA với Úc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Trong khi đó Philippines đang xem xét FTA với Mỹ và đang đàm phán để hình thành FTA với Nhật Bản. Singapore đã tiết lộ chiến lược phát triển quốc gia mới vào tháng 2/2003 về mong muốn khả năng trở thành thành phố dẫn đầu toàn cầu. Thái Lan đã thúc đẩy FTA với các nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật Bản, chính phủ Thái Lan đã lựa chọn các đối tác FTA tiềm năng bao gồm Mỹ, Úc, Bahrain, Peru, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các cuộc thảo luận FTA tích cực gần đây liên quan tới Ấn Độ, Thái Lan và Singapore và việc thúc đẩy FTA giữa Ấn Độ và ASEAN đang góp phần vào sự tăng lên của chủ nghĩa khu vực ở Đông Á, mở rộng xu hướng mới đối với quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN. Năm 2001, Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến hành thảo luận FTA với ASEAN và các cuộc thảo luận này tăng lên liên tục. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tại Phnom Penh vào tháng 11/2002, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua thỏa thuận về việc thiết lập FTA vào năm 2010, ASEAN và Ấn Độ đạt được thỏa thuận về việc xúc tiến hình thành FTA. Một thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được kết thúc tại Hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN – Ấn Độ tại Bali vào tháng 10/2003. Đây là bước đầu tiên tiến tới việc tăng cường cơ sở hợp tác cơ cấu đối với hiệp định thương mại khu vực. Điều này cũng góp phần vào việc hình thành cơ sở hợp tác kinh tế ASEAN. Mặc dù giới hạn về thời gian để hòan thành đàm phán về FTA đã được kéo dài trong 10 năm, nếu Ấn Độ cố gắng đạt được FTA với Thái Lan và Singapore thì ảnh hưởng về kinh tế và chính trị sẽ rất có ý nghĩa đối với hợp tác khu vực và ở Đông Á nói chung. 4. Sự phát triển của FTA giữa ASEAN – Hàn Quốc: Trong nhịp bước hối hả nhằm đạt được các hiệp định thương mại tự do, Hàn Quốc đã hoàn thành nghiên cứu chung về FTA với Nhật Bản và Singapore vào tháng 9/2003 và bắt đầu đàm phán chính thức với cả hai nước này vào đầu năm 2004. Hàn Quốc và Singapore đã tiến hành 10 vòng đàm phán từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2004 và kết thúc một thỏa thuận FTA toàn diện gồm 9 lĩnh vực về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), sở hữu trí tuệ. Ngoài hai hiệp định FTA song phương này, Hàn Quốc đang theo đuổi FTA với ASEAN như là một thực thể. Vì mục tiêu này, Hàn Quốc và ASEAN đã hình thành nhóm chuyên gia về ASEAN – Hàn Quốc nhằm chuẩn bị báo cáo về nghiên cứu chung về quan hệ kinh tế toàn diện và chặt chẽ hơn giữa ASEAN và Hàn Quốc. Tại hội nghị tham vấn giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Hàn Quốc vào tháng 9/2004 tại Jakarta, Indonesia, các Bộ trưởng đã hoan nghênh đề xuất thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA). Cuối cùng, các nhà lãnh đạo đã đưa ra Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc và quyết định tiến hành đàm phán AKFTA tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc tại Lào vào tháng 11/2004. Các cuộc đàm phán hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) đã được bắt đầu từ tháng 2/2005 và hy vọng sẽ hoàn thành trong vòng 2 năm. AKFTA hy vọng sẽ mang lại mức độ tự do hóa cao với thời hạn nhanh hơn. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc vào tháng 12/2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia, các nhà lãnh đạo đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc và cũng hoan nghênh việc ký kết Hiệp định thương mại hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện. Theo FTA giữa ASEAN-Hàn Quốc, Hàn Quốc sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế đối với ít nhất 95% dòng thuế trong danh mục thông thường vào năm 2008, trong khi ASEAN-6 sẽ loại bỏ tất cả thuế đối với ít nhất 90% dòng thuế trong danh mục thông thường vào năm 2009. Vào năm 2010, Hàn Quốc sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế đối với các dòng thuế trong danh mục thông thường và đối với ASEAN-6 là 2012. Hiệp định về thương mại hàng hóa bao gồm các qui định về đối xử đặc biệt và khác biệt, sự linh hoạt bổ sung dành cho các thành viên mới của ASEAN (CLMV). AKFTA có khung thời gian khác nhau đối với Hàn Quốc, ASEAN-6 và các nước CLMV. CLMV sẽ có đối xử ưu đãi do trình độ phát triển kinh tế thấp với thời hạn giảm thuế trong danh mục thông thường, ví dụ với Campuchia vào 2018. Mặc dù hội nhập kinh tế sâu rộng hơn trong cộng đồng Đông Á thực sự có lợi thì điều cơ bản là phải đảm bảo câu trả lời gắn kết với những thách thức mới trong nền kinh tế toàn cầu để gặt hái được lợi ích của tự do hóa. Trong môi trường như vậy, điều quan trọng là Tuyên bố chung về Đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc và nghiên cứu chung toàn diện về liên kết kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai bên sẽ tập trung không chỉ vào thúc đẩy hợp tác kinh tế mà còn mang lại hiểu biết sâu rộng hơn đối với nền tảng hợp tác ASEAN-Hàn Quốc trong thế kỷ 21. Hợp tác ASEAN+3 vẫn là động lực tin cậy và thực tế đối với hợp tác khu vực Đông Á và các nước thành viên đều có lợi ích chiến lược trong hợp tác khu vực. UBQG (Tô Cẩn – theo nghiên cứu của Viện Chính sách kinh tế quốc tế của Hàn Quốc CHÍNH SÁCH FTA CỦA HÀN QUỐC: BÀI HỌC TỪ HÀN QUỐC – CHI LÊ FTA Ngày 24/10/2002, Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại Tự do với Chi lê (KCFTA) sau gần 3 năm đàm phán với không ít khó khăn, trở ngại từ cả phía đối tác lẫn sự phản đối trong nước. Quá trình đàm phán KCFTA đã cho thấy những khía cạnh quan trọng định hình chính sách FTA của Hàn Quốc trong tương lai. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao một nước Đông Á vốn có truyền thống không mặn mà với chủ nghĩa khu vực như Hàn Quốc lại thay đổi để theo đuổi chính sách FTA. Điều này có thể lý giải bởi 3 nguyên nhân. Thứ nhất là sự bùng nổ của các FTA từ khi Tổ chức Thương mại (WTO) ra đời vào năm 1995. Theo thống kê của WTO, từ năm 1995 đến đầu năm 2003, 130 FTA được thành lập (con số này là 124 trong vài thập kỷ trước đó). Ước tính trong năm 2005, 51% thương mại thế giới được thực hiện trong khuôn khổ các FTA. Thứ hai là phạm vi, nội dung hợp tác của các FTA ngày càng mở rộng. Không chỉ gói gọn trong việc cắt giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản phi thuế quan, các FTA gần đây đã mở rộng phạm vi điều chỉnh sang các lĩnh vực khác như đầu tư, dịch vụ, mua sắm chính phủ, quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh… Điều này đã khiến nội dung thoả thuận của các FTA ngày càng toàn diện. Thứ ba là sự cạnh tranh của các nền kinh tế lớn trong chính sách FTA. Trong bối cảnh chung đó, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU đều có chiến lược FTA. Đặc biệt, tại Đông Á, Trung Quốc và Nhật Bản đã xúc tiến đàm phán thành lập FTA với ASEAN. Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, trong đó thương mại quốc tế chiếm hơn 70% quy mô kinh tế, Hàn Quốc sẽ gặp phải khó khăn lớn nếu không có những thoả thuận ưu đãi đối với các nước đã ký FTA với các đối thủ cạnh tranh của Hàn Quốc. Có thể lấy trường hợp Chi lê làm ví dụ. Ô tô Hàn Quốc chiếm khoảng 25% thị trường ô tô của Chi lê, chỉ đứng hàng thứ hai sau Nhật Bản (chiếm 35%). Các đối thủ cạnh tranh khác của Hàn Quốc tại đây là Hoa Kỳ, Mexico, EU, Brazil và Argentina. Bắt đầu từ năm 2003, tất các các nước này ngoại trừ Nhật Bản đều xuất khẩu ô tô miễn thuế theo FTA ký với Chi lê. Thuế nhập khẩu ô tô chiếm từ 8-10% giá tiêu dùng khiến các nước xuất khẩu ô tô vào Chi lê có lợi thế cạnh tranh lớn so với Hàn Quốc. Điều này đã khiến các công ty Hàn Quốc gây sức ép buộc Chính phủ phải đàm phán FTA với Chi lê. Tiến trình đàm phán [...]... hai Quốc hội, hai Chính phủ, hai bên cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa các doanh nghiệp và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc tiếp tục phát triển./ (TTXVN) Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ với Hàn Quốc (TTXVN) - Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Won Ki ngày 15/1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nêu rõ Việt. .. cường quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cảm ơn Hàn Quốc đã ủng hộ Việt Nam trong việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và bày tỏ mong muốn Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 Chủ tịch Quốc hội Kim Won Ki bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. .. niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, Ðại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh du lịch Việt Nam-Hàn Quốc với chủ đề "Tiềm ẩn và tỏa sáng" tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, số 49 Nguyễn Du (Hà Nội), từ ngày 29-6 đến 14-7 Triển lãm trưng bày 35 tác phẩm nhiếp ảnh của 30 nghệ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc thể hiện vẻ đẹp... sẽ tổ chức Tuần thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cân đối thị trường xuất khẩu trên thế giới Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tham dự các hoạt động về xúc tiến thương mại, đầu tư trong Tuần Việt Nam tại Hàn Quốc đầu tháng 5 tới Về tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam trong thương mại với Hàn Quốc, ông Hào cho rằng với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay,... thường hoá quan hệ năm 1965 (Nhật Bản bồi thường cho Hàn Quốc 500 triệu USD); Nhật Bản là bạn hàng và hợp tác kinh tế số 3 của Hàn Quốc Hai bên nhất trí phát triển quan hệ trong khuôn khổ "hợp tác hướng tới tương lai" - Với Trung Quốc: Thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 8/1992 Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc Hàn Quốc coi trọng vai trò của Trung Quốc đối với... tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Won Ki tổ chức chào mừng đoàn Việt Nam; gặp gỡ Hội giao lưu hữu nghị Hàn - Việt; thăm các tập đoàn SK, Kumho, là những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc đang có nhiều dự án lớn ở Việt Nam./.(TTXVN) Quay lại Đầu trang Hàng Việt Nam thêm nhiều cơ hội vào Hàn Quốc In trang Gửi mail Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc Bùi Quang Hào nhận định từ năm nay hàng hóa Việt. .. nhập Tổ chức Thương mại thế giới và bày tỏ mong muốn Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 Chủ tịch Quốc hội Kim Won Ki bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 và nêu rõ Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn quan tâm đến Việt Nam,... dân Việt Nam Từ 1975-1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian; từ 1983 bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ Ngày 20/4/1992, ký thoả thuận trao đổi Văn phòng liên lạc giữa hai nước Ngày 22/12/1992, ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ Cùng ngày, Hàn Quốc khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội Ngày 19/11/1993 Hàn Quốc. .. Hàn Quốc Năm 2001 Hàn Quốc thành lập Hội Giao lưu Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam Tháng 5/1993 Hàn Quốc thành lập Hội Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam Tháng 5/1995 Việt Nam thành lập Hội Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi thường kỳ cấp thứ trưởng ngoại giao Ngày 11/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phú Bình và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc Chô Chung Piêu đã... thương mại, đầu tư Chủ tịch Nguyễn Văn An hoan nghênh sáng kiến của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc về việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội và nhất trí nội dung bản thỏa thuận, tạo cơ sở thúc đẩy sự giao lưu, hiểu biết giữa hai Quốc hội, từ đó góp phần vào việc tăng cường quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cảm ơn Hàn Quốc đã ủng hộ Việt . Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc Quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã thực sự có bước phát triển nhanh. tại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt

Ngày đăng: 30/01/2013, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bộ phim truyền hình dã sử Joo Mong do đài truyền hình MBC sản xuất và bắt đầu được trình chiếu vào tháng  5/2006, đã tạo nên một cơn sốt ở Hàn và được dư luận  đánh giá không hề thua kém “Nàng Dae Jang Geum ” năm  2005. - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
phim truyền hình dã sử Joo Mong do đài truyền hình MBC sản xuất và bắt đầu được trình chiếu vào tháng 5/2006, đã tạo nên một cơn sốt ở Hàn và được dư luận đánh giá không hề thua kém “Nàng Dae Jang Geum ” năm 2005 (Trang 80)
Dưới đây là một số hình ảnh về các diễn viên trong phim: - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
i đây là một số hình ảnh về các diễn viên trong phim: (Trang 81)
và Song Il Gook vào vai Joomong. - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
v à Song Il Gook vào vai Joomong (Trang 81)
Làn gió mới của phim truyền hình Hàn Quốc - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
n gió mới của phim truyền hình Hàn Quốc (Trang 84)
* Nói về Việt Nam, dư luận cho rằng thời gian gần đây, một số phim truyền hình của ta có xu hướng bắt chước phim Hàn, với tư cách một đạo diễn, chị nghĩ có nên bắt  chước không? - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
i về Việt Nam, dư luận cho rằng thời gian gần đây, một số phim truyền hình của ta có xu hướng bắt chước phim Hàn, với tư cách một đạo diễn, chị nghĩ có nên bắt chước không? (Trang 87)
Serie phim truyền hình ăn khách nhất - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
erie phim truyền hình ăn khách nhất (Trang 88)
Bộ phim cuối cùng trong serie phim truyền hình, Điệu valse mùa xuân đã được trình chiếu vào  tháng 5 năm nay tại gần 20 nước trên thế giới! Nó  đã đem lại cho nhà sản xuất phim khoảng 5 triệu  won lợi nhuận từ hợp đồng phát sóng phim - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
phim cuối cùng trong serie phim truyền hình, Điệu valse mùa xuân đã được trình chiếu vào tháng 5 năm nay tại gần 20 nước trên thế giới! Nó đã đem lại cho nhà sản xuất phim khoảng 5 triệu won lợi nhuận từ hợp đồng phát sóng phim (Trang 89)
Danh sách 100 bộ phim này (cộng thê m3 phim hoạt hình) do một ban giám khảo uy tín gồm các nhà làm phim, phê bình phim và nghiên cứu lịch sử Trung Quốc tuyển chọn từ 220 ứng cử viên - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
anh sách 100 bộ phim này (cộng thê m3 phim hoạt hình) do một ban giám khảo uy tín gồm các nhà làm phim, phê bình phim và nghiên cứu lịch sử Trung Quốc tuyển chọn từ 220 ứng cử viên (Trang 94)
Bộ phim có nhiều cảnh như trong phim hoạt hình như những đàn bướm bí ẩn bay qua ngọn đồi phủ tuyết, một trận bão.. - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
phim có nhiều cảnh như trong phim hoạt hình như những đàn bướm bí ẩn bay qua ngọn đồi phủ tuyết, một trận bão (Trang 97)
Hàn Quốc và Triều Tiên hợp tác làm phim hoạt hình - Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc
n Quốc và Triều Tiên hợp tác làm phim hoạt hình (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w