Đại biểu của điện ảnh Châ uÁ trong năm

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 111 - 112)

- Là một khán giả bình thường, tôi muốn được nhìn thấy mình, đ i đứn g nó i cườ i khóc than, yêu và thất tình trong phim Đó là đời sống nhân sinh được thu lại, thể

3 đại biểu của điện ảnh Châ uÁ trong năm

Gửi bởi: Tiden | 05/01/2004 | Xem: 193 | Bình luận: 0 | Thể loại: Đ A Th ế Gi ớ i |

Năm 2003 ghi nhận nhiều thành công của điện ảnh châu Á trên trường quốc tế, từ việc đoạt được hàng loạt giải thưởng điện ảnh danh giá đến chinh phục trái tim khán giả hâm mộ trên toàn thế giới. Trong đó, điện ảnh Nhật Bản, I-ran và Trung Quốc được coi là những ngôi sao sáng chói nhất trong bầu trời nghệ thuật thứ 7 của khu vực này.

Nói đến bước tiến nổi bật của điện ảnh Nhật Bản trong năm 2003, những người yêu thích phim ảnh trên toàn cầu sẽ nghĩ ngay đến bộ phim hoạt hình “Spirited Away” (Mất tích bí ẩn), bởi nó đã mang về cho nền phim ảnh Nhật giải Oscar 2003 cho đề mục “Phim nước ngoài xuất sắc nhất”. Phim được Hãng Walt Disney mua bản quyền phát hành và công chiếu rộng rãi tại 10 thành phố của Mỹ. Sự kiện này đã và đang mở ra cơ hội tốt nhất để ngành công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản chinh phục khán giả mê hoạt hình thuộc mọi lứa tuổi ở My.õ Ngoài ra, “Spirited Away” được xem là một “kiệt tác điện ảnh” của đạo diễn Hayao Miyazaki (Hay-a-ô Mi-i- a-da-ki) rất thành công về mặt doanh thu với số tiền thu được trên 230 triệu USD. Một nhân tố khác góp phần tạo nên sự thành công của điện ảnh Nhật Bản trong năm là, các nhà làm phim của nước này trở lại làm phim võ thuật truyền thống. Điển hình là bộ phim kiếm thuật “Zatoichi” của đạo diễn kỳ cựu Takeshi Kitano (Ta-kê-si Ki-ta-nô), đoạt được giải Sự lựa chọn của khán giả, Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim hay nhất tại LHP Venice (Vơ-ni-xơ) của Italia (I-ta-li-a) và LHP Toronto (Tô-rôn-tô) của Canada (Ca-na-đa). “Zatoichi” còn đang được coi là ứng cử viên tràn trề hy vọng cho đề mục “Phim nước ngoài xuất sắc nhất” tại Oscar năm 2004. Song song đó, để tạo một vị thế vững chắc và trở thành trung tâm điện ảnh, nhiều đạo diễn Nhật Bản đã và đang có chiến lược quảng bá phim ảnh bằng cách tham gia trình chiếu phim của họ tại các LHP, hoặc do chính họ tổ chức, điển hình là Liên hoan phim Văn hóa-khoa học kỹ thuật Nhật Bản 2003 vừa diễn ra vào hạ tuần tháng 10-2003 tại Hà Nội do Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam và Công ty NHK International, Inc - Nhật Bản phối hợp tổ chức cũng là một minh chứng cho sự đổi mới này. Với hy vọng tạo cho nền điện ảnh nước nhà có những bước tiến vững mạnh, Nhật Bản đang thương lượng với Pháp hợp tác sản xuất và tăng cường quảng bá sản phẩm điện ảnh của hai quốc gia lẫn nhau. Nhật Bản còn tham vọng đưa phim ảnh của mình sang thị trường phim châu Âu với thị phần khoảng 40% vào năm 2004.

Điện ảnh Iran (I-ran) đã đánh dấu sự “thay da đổi thịt” tạo nên những thành tựu đáng phấn khởi khi từng bước tạo được tiếng vang tại các LHP quốc tế uy tín. Năm 2003 là năm phim ảnh I- ran đạt được thành tích vượt trội hơn hẳn. Tiêu biểu là hình ảnh nữ đạo diễn trẻ người Iran Samira Makhmalbaf (Xa-mi-ra Ma-khơ-man-báp) bước lên sân khấu với trang phục màu đen để nhận “Giải thưởng của Ban giám khảo” cho phim “Five In The Afternoon” (5 giờ chiều) tại LHP Cannes năm 2003. Sự xuất hiện của nữ đạo diễn 14 tuổi Hana Makhmalbaf (Ha-na Ma-khơ- man-báp) đến tham dự LHP Venice 2003 để tranh Giải thưởng Đặc biệt của Ban giám khảo cho bộ phim “Joy of Madness” (Niềm vui điên loạn) do cô làm đạo diễn, đã góp phần tạo nên luồng gió mới trong lành thổi vào làng điện ảnh châu Á.

Trong những nền điện ảnh đã góp phần tạo nên diện mạo mới đáng khâm phục cho làng điện ảnh châu Á trong năm 2003, phải kể đến điện ảnh Trung Quốc. Mặc dù, phim ảnh của Trung Quốc không nổi đình nổi đám tại các cuộc tranh giải thưởng lớn, nhưng họ được đánh giá là một trong những nền điện ảnh khá thành công về mặt thu hút khán giả màn ảnh nhỏ trên toàn cầu mà người hâm mộ ở Việt Nam là một điển hình, mặc dù đề tài “muôn thuở” của phim ảnh của Trung Quốc vẫn là lịch sử. Những nhân vật anh hùng trong lịch sử hay những con người trong cuộc sống đời thường có cá tính trầm lặng, nhẫn nại, không ồn ào mà sâu sắc, đó là đặc trưng tính cách của người Trung Quốc mà các nhà làm phim nắm bắt, khắc họa, biểu hiện một cách nhuần nhuyễn xuyên suốt trong truyện phim. Mỗi phim lịch sử là một bài học triết lý nhân sinh. Xem phim lịch sử Trung Quốc, từ Tam quốc diễn nghĩa, Vương triều Càng Long, Hồn đoạn điếu ngư thành, Tiếu ngạo giang hồ cho đến Anh hùng xạ điêu... mỗi lời thoại trong phim là một dấu khắc chạm nên tính cách nhân vật, là sự kiếm tìm cho đời sống hôm nay những bài học nhân sinh, những cách hành xử thông minh và sâu sắc.

(Tổng hợp BBC, Google, Yahoo)

TIN TỨC

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w