Tiếng đàn nối kết văn hóa Việt Nam Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 72 - 74)

VII- QUAN HỆ VỚI VIỆT NA M:

Tiếng đàn nối kết văn hóa Việt Nam Hàn Quốc

Theo Ngài, trong quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc có tồn tại vấn đề gì không?

Trả lời :

Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy rằng chỉ mới gần 8 năm kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng và ngày càng có hiệu quả, gia tăng mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong nhiều lĩnh vực. Nổi bật là việc giao lưu nhân sự, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá, khoa học kỹ thuật, lao động,… Hàn Quốc trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam về đầu tư và thương mại. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao sự góp phần quý báu của Chính phủ và nhân dân, các doanh nhân Hàn Quốc vào việc phát triển kinh tế, văn hoá và nâng cao đời sống ở Việt Nam. Việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần quan trọng vào hoà bình, ổn định và tiến trình hợp tác trong khu vực. Chuyến thăm Hàn Quốc của tôi lần này là nhằm mục đích tăng cường và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp đó. Nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Chính phủ Việt Nam đang cố gắng mạnh mẽ cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, chúng tôi mong các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục đến Việt Nam tìm cơ hội mới tăng cường đầu tư, buôn bán và tin tưởng họ sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng. Sự hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua phát triển nhanh chóng và có hiệu quả, nhưng tiềm năng mở rộng sự hợp tác đó còn rất phong phú và to lớn. Chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để khai thác tốt tiềm năng đó.

Câu hỏi 3 : Ngài có suy nghĩ gì về mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc sau khi Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết?

Trả lời :

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vừa được ký kết là một Hiệp định lớn, toàn diện, không chỉ đơn thuần về thương mại hàng hoá mà còn bao gồm các lĩnh vực dịch vụ đầu tư, sở hữu trí tuệ,… tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế Việt - Mỹ cũng như giữa Việt Nam với các đối tác khác. Vì vậy, đây là một cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư, buôn bán tại Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Câu hỏi 4 :Theo ý kiến của Ngài, Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc nên làm gì để tăng cường phát triển hơn nữa quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam ?

Trả lời :

Chúng tôi hướng tới tương lai và tạm gác lại quá khứ với lòng mong muốn Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc tiếp tục hợp tác chân thành và có hiệu quả với Việt Nam. Việc làm đó sẽ góp phần làm giảm bớt sự mặc cảm của quá khứ, nhân dân hai nước sẽ thông cảm hiểu biết nhau hơn. Chúng tôi chân thành chúc đất nước và nhân dân Hàn Quốc mãi mãi được phồn vinh và hạnh phúc, chúc quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và Hàn Quốc không ngừng phát

Tiếng đàn nối kết văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc Hàn Quốc

TPHCM và Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM đã phối hợp tổ chức đêm hòa nhạc "Nét đẹp qua tiếng đàn kayagum – Hàn Quốc và đàn tranh VN".

Nhận lời mời của CLB Tiếng Hát Quê Hương, Hội Đàn tranh Hàn Quốc đã sang thăm và biểu diễn giao lưu tại TPHCM. Đoàn gồm 10 nghệ sĩ do nữ giáo sư Chae Suk Lee dẫn đầu đã phối hợp thật đồng điệu cùng CLB Tiếng hát quê hương để dàn dựng thành công chương trình biểu diễn. Bà Chae Suk Lee cho biết: “Đây là chuyến lưu diễn đầy kỷ niệm đối với chúng tôi khi mà đàn kayagum hòa quyện với đàn tranh VN trong nhiều tiết mục dân ca Hàn Quốc và VN như: A ri rang, Trống Cơm, Xàng Xê, Lưu Thủy, Kim Tiền... chất trầm lắng, mang chất thiền của đàn kayagum đã có được mối giao hòa đầy cảm xúc với tiếng đàn tranh VN réo rắt, tươi vui”.

Về cuộc hội ngộ này, ông Trần Thanh Hải, Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ TPHCM, phát biểu: “Từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hàn Quốc và VN đến nay, mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc ngày càng phát triển về mọi mặt. Tuy có những khác biệt về địa lý, văn hóa nhưng hai dân tộc lại có nhiều điểm tương đồng, đó là tinh thần yêu chuộng hòa bình, là sự đằm thắm, đặc sắc của nền văn hóa truyền thống phương Đông. Trong đó, âm nhạc cổ truyền đã thực sự đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong giao lưu âm nhạc, mà còn là chiếc cầu nối kết các giá trị văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc. Phát huy thành công của Nhạc Hội đàn tranh châu Á lần thứ nhất tổ chức năm 2000, đây là chương trình thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Hàn Quốc – VN”.

Trong số những nhạc cụ tinh túy nhất của nền âm nhạc phương Đông, cây đàn tranh được xem là loại nhạc cụ phổ biến và độc đáo nhất. Tuy mang những tên gọi khác nhau, ví dụ như ở VN gọi là đàn tranh, dân tộc Triều Tiên gọi là kayagum, Nhật Bản gọi là koto, Trung Quốc gọi là guzheng... nhưng nói chung các tên gọi này đều nói về cây đàn có bề dày lịch sử. Ông Kim Ji-Young, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TPHCM, cho biết: “Kayagum hiện được xem là nhạc cụ truyền thống phổ biến nhất ở Hàn Quốc, do Hoàng đế Kasil thuộc vương triều Kaya từ thế kỷ thứ VI chế tạo ra. Cùng với những nhạc cụ truyền thống khác, kayagum đã góp phần làm cho âm nhạc truyền thống Hàn Quốc thêm đặc sắc. Đoàn gồm 10 nghệ sĩ, thành viên của Hội Đàn tranh Hàn Quốc- hiện là các giáo sư âm nhạc tại các trường đại học nổi tiếng của đất nước chúng tôi - đã giới thiệu tới các bạn yêu âm nhạc VN loại nhạc cụ truyền thống này. Qua đó thắt chặt tinh thần giao lưu văn hóa với đàn tranh -VN qua tài năng của các nghệ sĩ thuộc CLB Tiếng Hát Quê Hương”.

Mười tiết mục hòa nhạc, độc tấu đàn tranh của hai đất nước đã được đạo diễn Trần Quốc Huấn và nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan dàn dựng sinh động. Chương trình đã tạo được nét đẹp mang giá trị nhân văn và giới thiệu rõ xuất xứ, đặc trưng và những điểm tương đồng giữa đàn tranh và đàn kayagum. Ấn tượng nhất là tiết mục hòa tấu đàn tranh Xàng xê, tam tấu đàn tranh và kayagum với liên khúc Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ. Giáo sư Chaesuk Lee đã độc tấu bài Hoa tuyết mùa xuân bằng đàn kayagum 17 dây. Ngón đàn của bà điêu luyện, diễn đạt tâm trạng vui mừng đón mùa xuân của nhân dân Hàn Quốc. Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan phấn khởi: “Đây là cuộc giao lưu mang ý nghĩa học hỏi lẫn nhau trong việc phát huy và bảo tồn những vốn quý của âm nhạc dân tộc. CLB Tiếng Hát Quê Hương luôn mong muốn tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa để giới thiệu với bè bạn quốc tế nét đẹp của âm nhạc cổ truyền VN”.

Trong chương trình "Hoa Quê hương lần thứ 14", các nghệ sĩ Hàn Quốc cũng biểu diễn cùng CLB Tiếng Hát Quê Hương tại Cung VHLĐ TPHCM với chủ đề "Nét đẹp trong tiếng đàn kayagum (Hàn Quốc) và tranh (Việt Nam)" vào ngày 31.8.2003 tại Cung Văn Hóa Lao Ðộng theo lời mời của Hội đàn tranh TPHCM. Chương trình gồm nhiều tiết mục đặc sắc của cả hai nhạc cụ.

Thanh Hiệp

Hòa tấu đàn tranh và đàn kayagum do 10 nghệ sĩ Hàn Quốc và 30 nghệ sĩ VN trình diễn

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 72 - 74)