Dù đã biết trước nhưng giới làm phim xứ Cao Ly vẫn không khỏi cảm thấy “sốc” khi chính sách bảo hộ điện ảnh bị cắt giảm bắt đầu từ ngày 1-7-2006.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 90 - 92)

- Là một khán giả bình thường, tôi muốn được nhìn thấy mình, đ i đứn g nó i cườ i khóc than, yêu và thất tình trong phim Đó là đời sống nhân sinh được thu lại, thể

T Dù đã biết trước nhưng giới làm phim xứ Cao Ly vẫn không khỏi cảm thấy “sốc” khi chính sách bảo hộ điện ảnh bị cắt giảm bắt đầu từ ngày 1-7-2006.

sách bảo hộ điện ảnh bị cắt giảm bắt đầu từ ngày 1-7-2006.

Giới nghệ sĩ điện ảnh Hàn Quốc xuống đường

Trong vòng mười năm trở lại đây, điện ảnh Hàn Quốc đã có sự khởi sắc đáng mừng. Cùng với “cơn lốc” phim truyền hình, khán giả châu Á hình thành thói quen quan tâm và xem phim điện ảnh Hàn Quốc. Tại các liên hoan phim quốc tế, các nhà điện ảnh xứ Cao Ly đã có nhiều cơ hội khẳng định mình.

Giai điệu mùa hè

Choi Min Sik cùng các diễn viên trong cuộc biểu tình ngày 1-7

Tất cả những thành công đó không tách khỏi chính sách bảo hộ mà Chính phủ Hàn Quốc ưu ái dành cho điện ảnh, mà cụ thể là từ năm 1966, các rạp chiếu phim phải dành 146 ngày chiếu phim nội. Nhờ đảm bảo được thời gian ra rạp nên điện ảnh Hàn Quốc thu hút sự đầu tư mạnh từ các tập đoàn kinh tế lớn khiến chất lượng phim ngày càng tăng. Chính vì vậy việc Chính phủ Hàn Quốc thay đổi chính sách bảo hộ điện ảnh đã khiến các nhà làm phim lo lắng.

Ngay từ đầu năm 2006, họ đã lên tiếng phản đối kế hoạch cắt giảm quota ra rạp của phim Hàn Quốc xuống chỉ còn 73 ngày, thời gian còn lại dành để chiếu phim nước ngoài nhưng chủ yếu vẫn là phim Mỹ. Nhiều cuộc biểu tình của các nghệ sĩ điện ảnh và các tổ chức làm phim đã diễn ra.

Họ hi vọng trước áp lực như thế, chính phủ sẽ rút lại quyết định như cách đây chín năm trước. Năm 1998, để Hàn Quốc gia nhập WTO, Mỹ đã đưa ra điều kiện buộc chính phủ nước này phải hủy bỏ chính sách bảo hộ điện ảnh. Tuy nhiên, yêu cầu này đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt của giới điện ảnh khi họ cùng “xuống tóc”, tạo thành một cuộc “vận động đầu trọc” qui mô. Mặc dù đồng tâm hiệp lực, song những cố gắng lần này của giới làm phim Hàn Quốc đã gặp thất bại và ngày 1-7-2006, kế hoạch cắt giảm quota trong chính sách bảo hộ điện ảnh đã được thực thi.

Ngay trong buổi sáng “định mệnh” ấy, hơn 3.000 người, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Choi Min Sik, Lee Byung Hun, Jang Dong Gun, Ji Jin Hee, Kim Rae Won, Kim Hye Soo, Kim Hee Sun, Lee Na Young... đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn trên đường phố Seoul với những câu biểu ngữ và phát biểu rất gay gắt, đại loại như: “Điện ảnh Hàn Quốc đang lâm nguy”, “Không có quota điện ảnh = không có phim Old boy” (Old boy là bộ phim giành giải thưởng lớn tại LHP Cannes năm 2004)...

Còn nhớ trong cuộc biểu tình diễn ra hồi tháng 3-2006 do nam diễn viên Choi Min Sik dẫn đầu, người ta còn... khiêng cả quan tài như ám chỉ rằng việc cắt giảm quota sẽ đưa điện ảnh Hàn Quốc đến chỗ chết. Hầu hết các diễn viên đều mặc đồ đen, không trang điểm, gương mặt buồn rầu chẳng khác gì... đưa đám.

“Điện ảnh Hàn Quốc đã trưởng thành”

Các nhà làm phim xứ Cao Ly cho rằng chính Mỹ đã tạo áp lực khiến Chính phủ Hàn Quốc kiên quyết cắt giảm quota trong chính sách bảo hộ điện ảnh. Còn phía Mỹ nhiều lần khẳng định việc qui định quota này là một trong những rào cản lớn nhất trong các thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nước.

Đó là phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun khi trả lời về việc cắt giảm quota trong chính sách bảo hộ điện ảnh. Ông hình dung: “Trước đây, chúng ta thực hiện chính sách bảo hộ vì lúc ấy điện ảnh Hàn Quốc còn rất yếu, giống như một đứa bé đang chập chững tập đi cần người vịn.

Thế nhưng đứa bé ấy bây giờ đã trưởng thành, nó cần phải bước đi độc lập chứ không thể vịn mãi như thế. Dĩ nhiên, chúng ta biết đứa bé chưa thật sự khỏe mạnh nên chính phủ cũng đã đề ra nhiều kế hoạch hỗ trợ tích cực khác”.

Trong lúc giới làm phim kêu la thảm thiết thì khán giả Hàn Quốc lại có phản ứng ngược lại. Trước ngày 1-7-2006 có đến 30% ủng hộ việc cắt giảm quota trong chính sách bảo hộ điện ảnh thì sau ngày 1-7-2006, tỉ lệ đó tăng lên đến 40%.

Trên Yahoo, nhiều khán giả bảo rằng đã đến lúc điện ảnh Hàn Quốc phải độc lập cạnh tranh với điện ảnh Hollywood với lập luận: “Chúng ta không thể cứ phải nuôi dưỡng điện ảnh Hàn Quốc trong lồng kính”.

Có người đặt vấn đề: “Chẳng lẽ điện ảnh Hàn Quốc quan trọng hơn kinh tế và tình trạng thất nghiệp kéo dài ở Hàn Quốc sao?”. Thậm chí có ý kiến kết luận: “Các nghệ sĩ điện ảnh chỉ biết lo cho chén cơm của họ!”...

Trước những chỉ trích của dư luận, nam diễn viên gạo cội Choi Min Sik phát biểu: “Mục đích chính của những gì chúng tôi làm là nhằm giành lại sự đối xử công bằng với điện ảnh Hàn Quốc. Đáng tiếc là có nhiều người cho rằng chúng tôi chỉ muốn bảo vệ chén cơm của mình. Vâng, đúng là chúng tôi đang cố gắng bảo vệ chén cơm nhưng không phải chén cơm của một cá nhân nào, mà là chén cơm của văn hóa Hàn Quốc”.

ĐƠN DƯƠNG (tổng hợp theo báo Nam Phương Đô Thành và mạng Sina.com)

(Nguồn: [http://www.tuoitre.com.vn])

TIN TỨC

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w