Kinh nghiệm từ Hàn Quốc: Phát triển công nghệ văn hóa

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 105)

- Là một khán giả bình thường, tôi muốn được nhìn thấy mình, đ i đứn g nó i cườ i khóc than, yêu và thất tình trong phim Đó là đời sống nhân sinh được thu lại, thể

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc: Phát triển công nghệ văn hóa

Gửi bởi: Tiden | 23/04/2005 | Xem: 222 | Bình luận: 1 | Thể loại: Đ A Th ế Gi ớ i |

Thập niên 1970, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhờ vào sản xuất phần cứng. Thập niên 1980, phần mềm đóng vai trò quan trọng. Thập niên 1990, đó là mạng lưới thông tin.

Bắt đầu chú trọng đầu tư vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật từ những năm 1980, Hàn Quốc hiện là quốc gia sản xuất trò chơi điện tử trên mạng lớn nhất, có các chương trình truyền hình nhiều tập nhất thu hút đông khán giả ở Đông Nam Á. Các ca sĩ nhạc pop của Hàn Quốc đang xâm nhập vào Nhật Bản và Trung Quốc. Công nghiệp phim ảnh Hàn Quốc, gần như phá sản đầu thập niên 1990, bây giờ có thể hãnh diện khi có người đã ví von là “một Hollywood mới”.

Đạt được thành tích đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực công nghệ văn hóa kể trên ở Hàn Quốc điều trước hết là nhờ tính chủ động, sáng tạo không ngừng của giới văn nghệ sĩ. Bên cạnh đó, phải kể đến phần đóng góp của cơ quan Kocca - một tổ chức thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch - vào năm 2000.

Là cơ quan chính phủ giám sát việc thúc đẩy các hoạt động văn hóa ở Hàn Quốc, Kocca là cầu nối giữa chính phủ và khu vực tư nhân để phát triển các loại hình văn hóa ở Hàn Quốc như nhạc pop, trò chơi vi tính, phim hoạt hình và điện ảnh.

Kocca đã mạnh dạn thuê những nhà quản lý hàng đầu từ khu vực tư nhân để điều hành hoạt động của mình. Các hoạt động bao gồm nghiên cứu và thu thập thông tin, phân phối trợ cấp và cho vay cũng như đầu tư vào các đề án sáng tạo, cổ vũ các hoạt động marketing trong thị trường nội địa và quốc tế.

Trong lĩnh vực âm nhạc, Kocca một mặt giúp đỡ các nhạc sĩ trong nước ra biểu diễn ở nước ngoài, mặt khác giúp đỡ, trợ vốn cho các nhãn hiệu âm nhạc độc lập chưa có tiếng tăm phát triển. Trong lĩnh vực phim hoạt hình, Kocca khuyến khích các nhà làm phim nhỏ bằng cách cho họ thuê những xưởng làm phim hoạt hình với chi phí thấp.

Còn về hệ thống mạng điện thoại di động, Kocca đã đầu tư để lập hệ thống các phòng mẫu nhỏ của tất cả các hệ thống điện thoại di động, hiện có trên thế giới. Các nhà sáng tạo trong lĩnh vực điện thoại di động (như làm những trò chơi, phim hoạt hình, đồ họa,… trên điện thoại di động) có thể đến các hệ thống của Kocca để thử các sản phẩm của mình trong bất kỳ hệ thống mạng điện thoại di động nào tại những quốc gia nào là thị trường mục tiêu của họ.

Nhờ các hoạt động trợ giúp của Kocca mà các hoạt động văn hóa của Hàn Quốc đã vươn ra và chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài.

Đầu tư vào xuất khẩu văn hóa, rõ ràng là một định hướng đang đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Hàn Quốc.

HOÀI ANH

(Theo Bangkok Post)

(Nguồn: [http://www.sggp.org.vn])

TIN TỨC

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 105)