Điện ảnh Hàn Quốc đang bị các ngôi sao phá hỏng?

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 100 - 102)

- Là một khán giả bình thường, tôi muốn được nhìn thấy mình, đ i đứn g nó i cườ i khóc than, yêu và thất tình trong phim Đó là đời sống nhân sinh được thu lại, thể

Điện ảnh Hàn Quốc đang bị các ngôi sao phá hỏng?

Gửi bởi: Tiden | 22/07/2005 | Xem: 295 | Bình luận: 0 | Thể loại: Đ A Th ế Gi ớ i |

“Cơn triều cường” của điện ảnh Hàn Quốc đang tiềm ẩn nguy cơ chững lại do những bất đồng ngày càng căng thẳng giữa các nhà làm phim với các diễn viên ngôi sao. Chuyện “chia chác” từ “chiếc bánh điện ảnh” béo bở đang làm hỏng đi hình ảnh về một nền điện ảnh tiên phong - niềm tự hào của châu Á trong cuộc chiến chống lại sự “xâm lăng” từ Hollywood.

Thực trạng đáng báo động

Mọi việc chủ yếu xoay quanh chuyện các đạo diễn, nhà sản xuất đang phàn nàn về khoản cát-sê “đội trời” của các siêu sao. Mối bất hòa mới phát sinh này đang chất thêm gánh nặng lên ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc - vốn đang phải gồng lên đối đầu với chuyện “chia năm sẻ bảy” của thị phần nội địa.

Không những thế, chuyện “cơm không lành, canh chẳng ngọt” này còn đang “bôi nhọ” lên hình ảnh về một nền điện ảnh được xem là phương tiện hữu hiệu truyền bá nền văn hóa của Hàn Quốc ra thế giới.

Mới cách đây không lâu, ngành công nghiệp làm phim của Hàn Quốc còn đang phất như diều với các bộ phim lấn lướt cả các “quả bom tấn” Hollywood tại các quầy bán vé nội địa, mang về không ít giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim quốc tế uy tín và vào thời điểm cực thịnh từng đạt đến doanh thu đáng thèm muốn 717 tỷ won cùng mức tăng trưởng 18% hàng năm.

Nhưng mấy tháng trở lại đây, thị phần phim Hàn liên tục sụt giảm. Tháng sáu vừa qua, phim Hàn chỉ còn chiếm 43,6% thị phần nội địa, giảm so với 59% của tháng Năm và 69,8% của tháng tư. Tuy con số này vẫn thật “đáng nể” so với các thị trường còn đang bị Hollywood thống trị, nhưng nếu so với thời hoàng kim của phim Hàn (“qua mặt” Hollywood suốt hai năm qua), thì con số trên quả là đáng báo động. Từ đầu năm đến nay, Hàn Quốc chỉ có 3 bộ phim là thu được lợi nhuận.

Bài toán khó giải

Vấn đề là các nhà sản xuất và đạo diễn Hàn Quốc đang phải đối đầu với chi phí làm phim ngày càng cao trong đó một phần lớn là chi trả cho các diễn viên ngôi sao. Theo thống kê chính thức, chi phí trung bình cho việc sản xuất một bộ phim đang ngày một gia tăng: từ 1,5 tỷ won năm 1998 đến 4,17 tỷ won năm 2003 và 4,3 tỷ won năm 2004.

Năm ngoái, chỉ có 25 trong số 71 bộ phim Hàn Quốc phát hành là thu được lợi nhuận. Trước khi quyết định chi tiền cho một một dự án làm phim, các nhà đầu tư thường yêu cầu các hãng sản xuất phải bảo đảm là sẽ có các diễn viên ngôi sao trong phim. Do nguồn “sao” có hạn nên để “mua” được họ, các hãng buộc phải tung ra những món tiền lớn, thậm chí “ngốn” cả vào lợi nhuận.

Nếu bộ phim thua lỗ thì các nhà sản xuất và đầu tư là những người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất, trong khi các diễn viên thì vẫn “bình chân như vại” với các khoản tiền béo bở đã nhận. Nếu xét từ góc độ các nhà sản xuất thì rõ ràng hệ thống “chăm bẵm” các ngôi sao đang phá hỏng thị trường làm phim.

Hơn nữa, việc một số hãng quản lý “sao” yêu cầu các hãng làm phim phải chia sẻ 50% lợi nhuận trong khi họ chẳng hề chung vai đỡ gánh nặng về tài chính cũng như những rủi ro nếu bộ phim thất bại, cũng khiến các nhà sản xuất rất bất bình. Về phần mình, các diễn viên cho rằng các nhà sản xuất đang đổ trách nhiệm lên đầu họ và thay vì phàn nàn về chuyện khan hiếm “sao”, họ nên xem lại chất lượng các dự án làm phim hơn là đổ lỗi cho diễn viên.

Theo các diễn viên thì hệ thống “chăm bẵm” diễn viên ngôi sao là một thực trạng mang tính toàn cầu của mọi nền điện ảnh và hệ thống này, tuân theo “tính logic của đồng vốn bỏ ra”, là yếu tố quyết định chính số phận của các dự án làm phim. Một hãng “chăn” các diễn viên hàng đầu ở Hàn Quốc cũng biện bạch rằng, giá cát-sê diễn viên tăng là do thị trường quyết định chứ không phải do họ tham kiếm lời.

Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà sản xuất phim Hàn Quốc (KMPPA) lại không chia sẻ quan điểm này. Cuối tháng 6 qua, họ đã tổ chức một cuộc hội thảo và ra tuyên bố: “việc các ngôi sao ngày càng thể hiện quyền lực của họ đang phá hoại sự phát triển của ngành làm phim Hàn Quốc”. Để giải quyết vấn đề trên, KMPPA đã đề nghị đặt ra một số điều luật làm phim và thành lập một trường đào tạo diễn viên...

Những kiến nghị này đã được các bên tán đồng và KMPPA dự định sẽ thông qua điều khoản này vào tháng 8 tới. Hiện tại, bài toán khó giải của nền điện ảnh Hàn Quốc vẫn còn đó. Mà vào dịp Hè, theo thông lệ, lại là mùa vắng khách nhất trong năm của các rạp chiếu bóng ở Hàn Quốc.

(Thể thao và Văn hóa)

(Nguồn: [http://www.tuoitre.com.vn])

TIN TỨC

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 100 - 102)