Phim Hàn: Không chỉ có nước mắt

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 106 - 108)

- Là một khán giả bình thường, tôi muốn được nhìn thấy mình, đ i đứn g nó i cườ i khóc than, yêu và thất tình trong phim Đó là đời sống nhân sinh được thu lại, thể

Phim Hàn: Không chỉ có nước mắt

Gửi bởi: Tiden | 28/06/2004 | Xem: 693 | Bình luận: 10 | Thể loại: Đ A Th ế Gi ớ i |

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng nhận xét: “Người xem Việt Nam ngày nay xem phim Hàn Quốc trên T.V cứ ca ngợi nó như một mẫu số chung về sự hoàn thiện, đầy tình người, tính bản thiện nhưng đâu biết rằng những phim mà họ đang xem chỉ là loại phim ăn khách hạng 3 của Hàn Quốc”. Thông thường hạng 3 là để ám chỉ những loại phim “ru ngủ”, được kết cấu theo một công thức chung, ít sáng tạo, phát triển trên nền một nội dung có sẵn và từ đó “sản xuất hàng loạt” để phục vụ nhu cầu đại chúng. Vậy thì những bộ phim loại 1 nằm đâu và có thể tìm ở chỗ nào?

“Phim Hàn Quốc loại 3” mà đạo điễn họ Lưu đề cập đến có thể thấy nhan nhản ở khắp các rạp chiếu bóng, trên truyền hình, thậm chí ở cả các tiệm đĩa mọi nơi. Người ta có thể tìm thấy và mua những bộ phim này một cách dễ dàng và đơn giản như việc ăn cơm hàng ngày và quan trọng hơn, từ nó (tức những bộ phim loại 3) người xem gần như lạc vào mê hồn trận không tìm nổi lối ra, nào là những cuộc tình tay ba làm day dứt cả đời, nào là những những căn bệnh quái ác cứ liên tục lấy đi những giọt nước mắt “thương cảm” của người xem, yêu hôm nay ngày mai đã thấy máy quay lia cận cảnh vào khuôn viên bệnh viện toàn mùi thuốc thang. Những diễn viên thay đổi áo quần liên tục, có bao giờ một anh chàng tỉnh

lẻ nghèo hèn lên Seoul thử vận may bằng nghề thiết kế thời trang nhưng từ đầu đến cuối thấy mặc đồ toàn của những nhãn hiệu nổi tiếng, từ Armani, Versace cho đến Valentino, Gucci… những bộ đồ giá không rẻ chút nào…

Thật ra dòng phim loại 3 này chiếm tỉ lệ không lớn so với số lượng đầu phim phát hành hàng năm của Hàn Quốc. Xu thế hiện tại của nền điện ảnh Hàn Quốc luôn nhấn mạnh đến sự đa dạng, hài hoà giữa mục đích giải trí và giá trị nghệ thuật. Họ chấp nhận đi theo công thức làm phim của Hollywood để không rơi vào kiểu làm phim cục bộ nội dung như vẫn thường thấy trong các phim của Hongkong, Đài Loan và cũng để cạnh tranh với kinh đô điện ảnh nổi tiếng ngay tại… rạp chiếu nước mình. Bên cạnh những bộ phim thuần giải trí không đặt nặng nhiều dấu ấn cá nhân vẫn lấp lánh những bộ phim có chiều sâu tư tưởng cũng như dấu ấn tài năng riêng của người đạo diễn lẫn diễn viên, mà những điều này là những thành tố rất quan trọng để đưa một bộ phim lên thứ hạng “loại 1”.

Không riêng ở Hàn Quốc mà ngay cả kinh đô Hollywood, người ta thống kê được rằng cứ khoảng 8 phim loại 3 thì xuất hiện 1 phim loại nhất, đó không phải là cách tính trung bình mà gần như là công thức bắt buộc chung vì những hãng phim đều hiểu ngầm một điều rằng bên cạnh những bộ phim giải trí phải có những bộ phim phục vụ cho thị hiếu thưởng thức cao chứ không đơn thuần chỉ chiêm ngưỡng, ngắm vuốt.

Những bộ phim loại 1 trước hết phải có chiều sâu nội dung, ẩn chứa một tư tưởng chủ đạo. “Old boy” của đạo diễn Pak Chan-wook đáp ứng được điều này, tức là trong bộ phim mà ông thể hiện có ẩn chứa một thông điệp mở, có sự va chạm nhiều tầng của ý thức hệ, có chiều sâu diễn xuất và có đủ không gian để diễn viên thể hiện mình. Thử lấy nhận xét của Harry, chủ bút của tờ báo mạng Movie cool xem như thế nào “Xem xong bộ phim tôi cứ nghĩ đây phải là một sản phẩm của những tượng đài như Friedkin, Scorsese hay Polanski, nhưng không phải, ông ta đến từ Hàn Quốc và ông ấy là 1 thiên tài, bộ phim của ông ấy tuyệt cú mèo. Có một lời khuyên cho bạn trước khi xem, nên ngậm cái gì đấy vào miệng, vì khi xem xong coi chừng hàm răng của bạn chẳng còn”. Làm một bộ phim kinh dị, giật gân, bi kịch mà đạt được đến ngưỡng ấy thì không thể xem thường được.

“Old boy” theo cái tít chơi chữ khá bắt của Pak Chan-wook quả là một bộ phim đáng xem. Oh Dae-su (Choi Min-shik đóng) là một doanh gia tầm tầm bị một nhóm gangster bắt cóc và cuối cùng bị nhốt ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh bởi có một người giấu mặt trả rất nhiều tiền cho nhóm tội phạm để họ giam lỏng Oh ở đó suốt một thời gian dài 15 năm trời. Thức ăn chính của anh hàng ngày là bánh bao và chấm hết, không một chút kết nối với cuộc sống trước đây của mình. Diễn biến phía sau là tính huống mở, khi nhân vật chính trở về hiện tại 15 năm trước và bắt đầu một trò chơi mới.

Đạo diễn Pak đã nói rõ ý tưởng của mình “càng mong muốn thoát ra khỏi bạo lực thì dường như con người lại càng vướng vào nó”, trong thời đại ngập tràn những mobile fone, game điện tử, nơi những con người gặp nhau hàng ngày đến nhẵn mặt thì việc “bị” bắt cóc gần giống như là một cuộc giải thoát, hay sâu xa hơn là sự trở về, trở về với một chút kinh dị của Hitchcock (Vertigo) hay một chút rùng mình của thiên tài Roman Polanski (Chinatown)… những giá trị muôn đời mà nhiều người trong cuộc sống hôm nay đã vô tình bỏ quên trong ký ức.

Để lấy được tình cảm BGK Cannes nào phải chuyện đùa, một người khó tính như Quentin Trantino (Chủ tịch LHP) trao “Old boy” giải Grand Prix là cả một vấn đề, ít đạo diễn châu Á nào có được hạnh phúc ấy. Người Tây Âu thường vỗ ngực mình là “trùm kinh dị” thế rồi cũng phải lắc đầu trước một gã Á Đông trẻ tuổi Pak Chan-wook. Trở về với kinh dị để làm ra một bộ phim kinh dị với nội dung nhân văn đâu phải ai cũng làm được và cũng đâu phải phim Hàn Quốc nào cũng có được.

Xem xong “Old boy” mới có một cái nhìn nể nang hơn nền điện ảnh Hàn Quốc, nền điện ảnh còn phải đề cập nhiều vì tính đa dạng của nó. Bên cạnh “Old boy” còn phải kể đến những Isle, A Tale of Two Sisters, Samaria, hay mới đây nhất là “Taegukgi”, bộ phim đã vượt ngưỡng 11 triệu người xem qua. Cũng vẫn là nội dung gai góc liên quan vấn đề phân định Bắc – Nam, đạo diễn tài năng Kang Je-Gyu đã lồng vào câu chuyện về 2 người anh em giữa 2 chiến tuyến của cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953)…

Để xem một bộ phim có giá trị loại 1 như đã kể ở trên ở Việt Nam thì chỉ có một cách duy nhất là mua DVD, tuy là đĩa lậu nhưng bù lại nó đáp ứng nhu cầu tinh thần chung. Bỏ qua những bộ phim loại 3 mà phần nhiều được biết tới bởi sự thổi phồng quảng cáo thì điện ảnh Hàn Quốc còn rất nhiều phim có chất lượng đáng để nghiền ngẫm (chứ không phải chiêm ngưỡng), mà điều quan trọng nhất là ở bạn, liệu bạn có thích xem nó không?…

(M.C)

TIN TỨC

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 106 - 108)