Ngày 24/7, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng và Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc Li Sang Xu đã ký Bản ghi nhớ về việc đưa lao động

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 38 - 39)

VII- QUAN HỆ VỚI VIỆT NA M:

Ngày 24/7, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng và Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc Li Sang Xu đã ký Bản ghi nhớ về việc đưa lao động

trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc Li Sang Xu đã ký Bản ghi nhớ về việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.

Theo đó, hàng năm, Việt Nam có thể gửi khoảng 15.000 ứng viên đăng ký dự tuyển làm việc tại Hàn Quốc. Các ứng viên phải trải qua kỳ kiểm tra trình độ tiếng Hàn trong nước nhằm hỗ trợ giao tiếp trong thời gian lao động 3 năm theo hợp đồng. Người lao động được hưởng lương, các chế độ bảo hiểm và tiền làm ngoài giờ trong trường hợp chủ sử dụng lao động yêu cầu.

Văn kiện này dựa trên cơ sở thỏa thuận ký năm 2004 giữa chính phủ hai nước nhằm hợp tác lao động theo hình thức cấp phép lao động (EPS).

Phía Hàn Quốc khẳng định sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để hạn chế tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng hoặc tự ý bỏ hợp đồng. Nếu số lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp vượt tỷ lệ quy định, Bộ Lao động Hàn Quốc có thể giảm số lượng lao động phân bổ cho Việt Nam, tạm ngừng nhận lao động hoặc chấm dứt thực hiện thoả thuận. Người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động, về nước đúng thời hạn và được chủ sử dụng lao động đồng ý tiếp nhận có thể trở lại Hàn Quốc.

Từ khi thực hiện chương trình cấp phép lao động năm 2004, Việt Nam đã đưa gần 13.000 lao động sang Hàn Quốc. Từ đầu năm đến nay, khoảng 4.000 lao động Việt Nam đã sang Hàn Quốc so với chỉ tiêu được phân bổ là 9.000 người.

Hiện nay Việt Nam là một trong 10 nước tham gia chương trình hợp tác cấp phép lao động với Hàn Quốc./.(TTXVN)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 38 - 39)