- Là một khán giả bình thường, tôi muốn được nhìn thấy mình, đ i đứn g nó i cườ i khóc than, yêu và thất tình trong phim Đó là đời sống nhân sinh được thu lại, thể
Cuộc chống đối phim Hàn tại Đài Loan
Gửi bởi: Tiden | 26/09/2003 | Xem: 123 | Bình luận: 1 | Thể loại: Đ A Th ế Gi ớ i |
Ngòi nổ cho cuộc diễu hành của công đoàn viên Ðài Loan chính là bộ phim Hàn mang tên 'Giày thủy tinh' chiếu trên Ðài Thị. Bộ phim này do SBS Hàn Quốc sản xuất đang được phát sóng vào giờ có lượng người xem cao nhất trong ngày và trở thành cơn sốt tại Ðài Loan.
MBC sản xuất Bản tình ca mùa đông.
Trong năm 2002, tại Ðài Loan đã xảy ra cuộc diễu hành của 200 nghệ sĩ để ủng hộ cho phong trào Chống Hàn, kháng Nhật, đòi quyền sống và làm việc do công đoàn nghệ sĩ tổ chức. Ðây là cuộc diễu hành mang tính chống đối lại các sản phẩm nước ngoài, cụ thể nhất là chống sự phổ thông hóa phim Hàn và Nhật, làm đình trệ các phim sản xuất trong nước. Cùng tham gia cuộc phản đối này còn có cả những nghệ sĩ lão thành, kỳ cựu như Các Hương Ðình (82 tuổi), Lý Hành (72 tuổi), Ðường Văn Kiệt đã phải ngồi xe lăn, Tống Tồn Thọ bị chứng giảm trí nhớ và có cả Hồ Tường Bình tuy hai mắt dường như không còn thấy được nữa, hăng hái góp mặt...
Nữ nghệ sĩ Tần Tuệ Chu phát biểu: Nếu các đài truyền hình đều phát các phim của Hàn Quốc, Nhật Bản, Hongkong, và ngay cả một người thay đổi giới tính của Hàn Quốc đến Ðài Loan (ám chỉ Ha Ri Su) cũng được đón tiếp nồng nhiệt, như thế thì các diễn viên Ðài Loan chỉ còn biết ngậm ngùi cho mình mà thôi!.
Chủ tịch công đoàn nghệ sĩ - ông Dương Quan Hữu đề nghị nhà nước giảm thuế, có chính sách để bảo đảm quyền làm việc, sửa lại pháp luật để giúp đỡ các nghệ sĩ thất nghiệp, nâng cao đời sống của các nghệ sĩ, ông đề nghị cơ quan hữu trách hãy trả lời trong thời gian nhanh chóng, nếu không thì cuộc diễu hành sẽ ngày càng lớn hơn.
Sự hưng thịnh của phim Hàn tại Ðài Loan
Khi xưa, phim Hàn cũng từng bị hắt hủi tại Ðài Loan cho đến khi bộ Pháo hoa của SBS do Trung Thị phát sóng, mở một bước ngoặt cho phim Hàn tại Ðài Loan. Ðỉnh cao của phim Hàn tại Ðài Loan chính là nhờ vào bộ phim Trái tim mùa thu, tuy phim được phát lại nhiều lần nhưng nó vẫn độc chiếm về tỷ lệ người xem.
Do quy định phim truyền hình của nước ngoài không bị hạn chế về thời gian phát sóng trong giờ cao điểm (thời gian có nhiều khán giả nhất trong ngày) nên phim Hàn cứ tha hồ tung hoànhtại Ðài Loan. Các phim nội địa Ðài Loan, phim giả sử, phim kiếm hiệp xoàng xĩnh cứ lần lượt bị loại. Báo chí các loại ở Ðài Loan cũng ưu tiên viết bài khen phim Hàn và các diễn viên Hàn Quốc đã trở thành nhân vật thần thoại được chú ý nhất tại Ðài Loan.
Về đầu tư sản xuất, phía Hàn Quốc cũng mạnh tay bỏ vốn, trong phim Giày thủy tinh là 80 triệu won (tương đương hơn 2 triệu tệ tiền Ðài Loan). Còn vốn đầu tư vào phim truyền hình của Ðài Loan đang ngày tệ hơn, trước kia còn giữ được từ 1,4 triệu tệ/ phim giờ chỉ còn 600.000. Các nhà chế tác phim Ðài Loan cũng đã phát biểu rằng họ có xem phim Hàn, và họ thấy cốt truyện của phim Hàn luôn gần gũi với thị hiếu khán giả châu Á, trang phục và dung mạo diễn viên được trang điểm tinh tế, tỉ mỉ, các diễn viên nam nữ tuy có giải phẫu thẩm mỹ nhưng lại càng đẹp hơn khi xuất hiện trên màn hình tivi.
Thị hiếu và kinh tế
Cơn sốt Hàn đặc biệt lan nhanh trong giới trẻ Ðài Loan. Các diễn viên Hàn như Lee Young Ea, Kim Hee Sun... trở thành những kiểu mẫu về gương mặt đẹp, được giới trẻ Ðài Loan coi là mẫu để đến thẩm mỹ viện đòi giải phẫu sao cho giống với thần tượng của mình. Từ việc thích nghe nhạc Hàn, giới trẻ Ðài Loan thi nhau chạy theo các sản phẩm Hàn, giúp mỹ phẩm và trang phục Hàn bán chạy, diệt luôn các sản phẩm nội địa.
Nắm được tình hình đó, giá của phim Hàn trong năm 2003 cũng tăng vọt từ mấy trăm won đã lên đến cả chục ngàn won cho một tập phim. Như vậy tiền bán bản quyền ra nước ngoài cũng đủ để thu lại vốn và còn dư ra để làm phim mới. Tiêu biểu như Giày thủy tinh được Ðài Thị trả 240.000 đô la Mỹ (khoảng 320 triệu won Hàn) để mua quyền phát sóng và tính trung bình tiền phát sóng mỗi tập phim là 600 đô la Mỹ. Do vậy, phim Hàn đã từng có mặt tại Ðài Loan phần lớn đều có khoảng 16 - 20 tập phim/bộ, nên Giày thủy tinh đã trở thành bộ phim có giá bán cao nhất tại Ðài Loan.
Phim ảnh đi trước
Theo tổ chức du lịch Hàn Quốc (KNTO), tính đến cuối tháng 10.2002, có hơn 112.000 người Ðài Loan sang du lịch Hàn Quốc, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2001. Tỷ lệ tăng này nhiều hơn khi có phim phát sóng trên đài truyền hình Ðài Loan, trung bình tốc độ tăng này là 1,5%. Những thành tích gần đây là công của các bộ phim truyền hình dài tập như Bản tình ca mùa đông, All in đã đóng góp đáng kể cho thị hiếu du khách. Và hầu hết những khách du lịch Ðài Loan đến Hàn Quốc đều vì nguyên nhân: họ xem phim, và muốn xem lại những cảnh thực này qua cái nhìn thực.
Tổ chức KNTO và chính quyền sở tại Hàn đã phối hợp phát triển các dịch vụ du lịch, bao gồm các danh lam thắng cảnh như khu nghỉ Yongpyeong, đảo Nami, bãi tắm Juam, là những nơi có cảnh xuất hiện trên phim. Với sự ủng hộ của chính phủ hai nước Hàn Quốc và Ðài Loan, một tuyến du lịch trực tiếp sẽ đưa vào khai thác thường xuyên, nối liền cảng Yangyang trên bờ biển Ðông và Ðài Bắc từ ngày 22.12 đến 28.2.2003. Và tuy có bị ảnh hưởng bởi SARS, nền công nghiệp không khói từ màn ảnh của Hàn vẫn móc được túi du khách Ðài Loan.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)