LỊCH SỬ, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜ I:

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 29 - 31)

Bán đảo Triều Tiên có khoảng 5.000 năm lịch sử.

Năm 2333 trước Công nguyên, nước Cổ Triều Tiên (Ko Choson) ra đời, bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (Trung Quốc) và bán đảo Triều Tiên. Nhà nước này tồn tại khoảng 1000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán xâm lược.

Từ năm 57 trước công nguyên, 3 nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Koguryo (bao gồm phía bắc bán đảo và vùng Mãn Châu Trung Quốc), Paekche và Shilla (phía nam bán đảo). Năm 668, Shilla thôn tính Kokuryo và Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất bán đảo, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392 vua Wang Kon lập ra nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là Kaeseong. Từ 1392-1910 vua Ly Song Gye lập ra nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý), rời đô về Seoul (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Triều Tiên mà ngày nay vẫn đang dùng.

Nước Triều Tiên được thế giới biết đến từ triều đại Koryo. Tên nước Koryo được phiên âm quốc tế thành KOREA.

Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo Triều Tiên. Năm 1945, Bán đảo Triều Tiên được giải phóng và bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: Phía Nam gọi là Đại Hàn Dân Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea (ngày 15 tháng 8 năm 1948, Tổng thống là Lý Thừa Vãn) và CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc (ngày 09 tháng 9 năm 1948, Chủ tịch nước là Kim Nhật Thành), tên tiếng Anh là Democratic People’s Republic of Korea lấy vĩ tuyến 38 o Bắc làm ranh giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc, Mỹ và CHDCND Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến..

III- CHÍNH TRỊ :

Thể chế nhà nước: Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án tối cao do Tổng thống chỉ định và Quốc hội thông qua (trong vòng 20 ngày).

Sau khi thành lập, các tướng lĩnh quân sự lần lượt nắm quyền lãnh đạo đất nước. Ngày

25/02/1993, lần đầu tiên nhân vật dân sự (Kim Young Sam) lên làm Tổng thống Hàn Quốc, bắt đầu thời kỳ chính phủ dân sự nắm quyền tại Hàn Quốc.

- Quyền Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng hành pháp. Tổng thống chỉ giữ một nhiệm kỳ 5 năm.

- Quyền Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện, gồm 299 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc đầu phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm.

- Quyền Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, ba toà Thượng thẩm và các Toà án Quận ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và thông qua những quyết định cuối cùng những sự chống án đối với các quyết định của các Toà Thượng thẩm, quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng không được kháng án.

Một số chính đảng chủ yếu hiện nay:

Đảng Uri: Đảng cầm quyền, thân Tổng thống Rô Mu Hiên Đảng đối lập Đại dân tộc (GNP): Đảng đối lập chính Đảng Lao động dân chủ (DLP)

Đảng Liên minh dân chủ tự do (ULD).

IV- KINH TẾ :

Vốn là một nước nghèo tài nguyên, thị trường trong nước hẹp, tích luỹ trong nước ít, nhưng qua hơn 1/4 thế kỷ, Hàn Quốc đã công nghiệp hoá thành công, trở thành một nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Trong giai đoạn 1962-1992, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9%. Năm 1996, GDP tính theo đầu người đạt 11.385 USD, là nước thứ hai ở Châu Á (sau Nhật Bản) gia nhập tổ chức kinh tế OECD. Thành công phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích sông Hàn". Từ một nước có GDP tính theo đầu người năm 1962 chỉ đạt 82 USD, năm 2006 là 20.000 USD.

Thế mạnh của Hàn Quốc là công nghiệp nặng. Dự trữ ngoại tệ đạt hơn 300 tỷ USD. Các thị trường chính của Hàn Quốc là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản.

Kinh tế Hàn Quốc những năm gần đây phát triển tương đối thuận lợi. Tốc độ phát triển kinh tế năm 2004 đạt 4,7%, năm 2005: 4% và năm 2006 đạt 5.05%.

GDP năm 2004: 680 tỷ USD và năm 2005: 793.1 tỷ USD.

GDP tính theo đầu người năm 2004: 14.193 USD; 2005: 17.000 USD; 2006: 20.000 USD. Kim ngạch mậu dịch năm 2004 đạt 478,69 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 254,22 tỷ USD, nhập khẩu 224,47, thặng dư gần 30 tỷ USD; năm 2005 đạt 545,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 284,7 tỷ USD, nhập khẩu 261,2 thặng dư 23,5 tỷ USD; năm 2006, Hàn Quốc vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 11 thế giới với 326 tỷ USD xuất khẩu và 309 tỷ USD nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (Trang 29 - 31)