1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quan hệ thương mại quốc tế của hàn quốc và bài học cho việt nam

43 791 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Quan hệ thương mại quốc tế của hàn quốc và bài học cho việt nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Tổng quan về Malaysia 4

PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA 5

2.1 Giai đoạn trước 1970 5

2.2 Giai đoạn 1970-1989 6

2.2.1 Bối cảnh: 6

2.2.2 Chính sách Thương mại quốc tế của Malaysia 6

2.2.3 Phối hợp luật pháp – chính sách và tác động: 8

2.3 Giai đoạn 1990 – nay 11

2.3.1 Bối cảnh 11

2.3.2 Các chính sách thương mại quốc tế 15

2.3.3 Phối hợp luật pháp – chính sách: 16

2.3.4 Tác động của các quan hệ TMQT đối với hoạt động thương mại Malaysia: 23

PHẦN 3: BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 31

3.1 Những kinh nghiệm thu được từ chính sách và phối hợp luật pháp-chính sách của Malaysia 31

3.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam – Malaysia 36

3.2.1 Kim ngạch thương mại Việt Nam – Malaysia tăng mạnh 36

3.2.2 Các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước 36

3.2.3 Định hướng phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Malaysia 38

Trang 2

KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức với các nước đang phát triển, trong đó quan hệ thương mại quốc tế của một quốc gia có ý nghĩa quan trọng Một quốc gia thiết lập được các quan thương mại tốt với các quốc gia và tổ chức trên thế giới sẽ góp phần tận dụng được lợi thế so sánh trong các hoạt động thương mại quốc tế, nâng cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trongnước, giúp mở rộng thị trường, tiếp nhận được các kinh nghiệm của các quốc gia

và tổ chức khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt được các mục tiêu phát triển xã hội

Malaysia được biết đến là một đất nước ổn định, thân thiện và khá phát triển trong khu vực Đông Nam Á Nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định đã đưa Malaysia trở thành một trong những đất nước năng động và giàu có của khu vực này, chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp mới Đây là quốc gia

đã có những chính sách thương mại quốc tế khá thành công trong thời gian gần đây

và thiết lập được các mối quan hệ thương mại tốt đẹp bền vững với các quốc gia và

tổ chức trong khu vực và trên thế giới Sau khi dành được độc lập (1957), Malaysialúc đó là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào Anh, nguồn thu chính là từ xuất khẩu cao su tự nhiên và thiếc Các chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Malaysia được thực hiện từ sau năm

1970 và việc thiết lập quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia chỉ thật sự được thực hiện kể từ năm 1990

Thành công của Malaysia trong thiết lập các quan hệ thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc học tập kinh nghiệm để có những định hướng phát triển riêng của quốc gia Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 4

đang ngày càng diễn ra sâu sắc và nhanh chóng, tìm hiểu kinh nghiệm của

Malaysia là nước đã có những thành công nhất định trong quan hệ thương mại quốc tế có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam nhằm định hướng phát triển quan hệ thương mại quốc tế một cách thích hợp Vì vậy, nhóm em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia: thực trạng phát triển và bài học cho Việt Nam.”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển quan hệ quốc tế của Malaysia, rút ra một

số kinh nghiệm về việc thực hiện các chính sách thương mại quốc tế và thiết lập các quan hệ quốc tế của Malaysia có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia

- Phạm vi nghiên cứu: những chính sách thương mại quốc tế, phối hợp luật chính sách của Malaysia Thời gian nghiên cứu từ sau khu Malaysia giành được độc lập đến nay Tuy nhiên để làm rõ vấn đề nghiên cứu, nhóm tập trung vào làm

pháp-rõ quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia từ năm 1990 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở những số liệu, bảng biểu thu thập được nhóm chúng tôi đã sử dụng

phương pháp phân tích thực chứng để phân tích về các hoạt động thương mại và

thiết lập quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia Dựa vào kết quả của phân tích

thực chứng,dùng phương pháp phân tích chuẩn tắc đưa ra những kết luận, những

đánh giá của mình về các những vấn đề được đặt ra trong đề tài

Trang 5

5 Kết cấu đề tài:

Tên đề tài: “Quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia: thực trạng phát triển và bàihọc cho Việt Nam” Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài viết được kết cấu làm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia

Phần 2: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia

Phần 3: Bài học rút ra cho Việt Nam

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA

1.1 Một số khái niệm

- Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằmđưa lại lợi ích cho các bên Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và

xu hướng thuê nhân lực bên ngoài Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá"

(Nguồn: wikipedia.org)

- Quan hệ thương mại quốc tế là sự tương tác giữa các quốc gia về quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế muốn có quan hêThương mại quốc tế thì một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế Mặt khác, phải tính

Trang 6

đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội Phải luôn luôn tính toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn.

1.2 Tổng quan về Malaysia

- Diện tích: 329.758 km2 thủ đô: Kuala Lumpur

- Dân số: 28 triệu người (ước tính năm 2010), mật độ dân số 86 người/km2

- GDP theo PPP (năm 2010) là 193 tỷ USD, GDP bình quân đầu người: 7000USD/người

- Tôn giáo: Malaysia là một quốc gia đa tôn giáo và đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Malaysia với xấp xỉ 60.4% dân số theo Đạo Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Ki-tô giáo; và 6.3% theo Hindu giáo 5% còn lại được tính vào các đức tin khác

- Văn hoá: Malaysia là một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ, gồm 52% người Malay và các bộ tộc bản xứ khác, 30% người Trung Quốc, 8% người

Ấn Độ Người Mã Lai, là cộng đồng lớn nhất, được xác định là những tín đồ Hồi giáo trong Hiến pháp Malaysia Người Mã Lai đóng vai trò thống trị trong chính trị

và được tính gộp trong một nhóm gọi là bumiputra Tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng

Mã Lai (Bahasa Melayu) Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức quốc gia

- Chính trị: Malaysia giành được độc lập ngày 31/8/1957 là một liên bang quân chủ theo bầu cử lập hiến Quốc gia này có một nền chính trị khá ổn định

- Kinh tế: Malaysia là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên khoáng sản: thiếc, bô xít, sắt, vàng, dầu lửa… Đất đai phì nhiêu, chủ yếu là đất đỏ và laterit thích hợp

Trang 7

trồng những cây có giá trị cao Điều này giúp Malaysia trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về cao su, dầu cọ, gỗ… Malaysia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh chóng và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản rất khả quan nhưng không bị các vấn đề xã hội (như Thái Lan hay Indonesia) Tỷ

lệ lạm phát của quốc gia này có phần khá ổn định, chính phủ tỏ ra khá thành công trong việc kiềm chế lạm phát Malaysia có ngành công nghiệp chế tạo phát triển mạnh, là ngành mang lại ngoại tệ lớn nhất cho đất nước Malaysia là một nền kinh

tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc

PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ CỦA MALAYSIA

2.1 Giai đoạn trước 1970

Những năm đầu sau khi dành độc lập, Sau khi dành được độc lập (1957), Malaysia lúc đó là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào Anh, nguồn thu chính là từ xuất khẩu cao su tự nhiên và thiếc

Malaysia đã thực hiện phát triển kinh tế với mục tiêu thay thế nhập khẩu, đây là thời kỳ tiền chính sách kinh tế mới với mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu và định hướng công nghiệp hóa Malaysia đề ra sách lược này là nhìn về phương Tây (Anh, Mỹ, Đức, Pháp…) Nhìn chung, các chính sách thương mại của Malaysia giai đoạn này mang tính bảo hộ nhiều hơn là mở cửa, chủ yếu hướng nội Chính phủ đã sử dụng hệ thống bảo hộ thuế quan làm công cụ khuyến khích khu vực chế tạo Tuy nhiên trên thực tế chính sách này không tạo ra được những thay đổi tích cực Nền kinh tế Malaysia vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu cao su tự nhiên và dầu cọ

Năm 1967, Malaysia cùng 4 nước thành viên khác là Thái Lan, Singapo, Indonesia,Phillipin đã thành lập nên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN với 3

Trang 8

mục tiêu là chống cộng, xây dựng đất nước để hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc lớn bên ngoài và phát triển kinh tế Tuy nhiên các mối liên hệ của ASEAN trong giai đoạn này còn khá lỏng lẻo và các mối quan hệ thương mại còn chưa rõ nét.

Nhìn chung, quan hệ thương mại quốc tế của Malaysia không phát triển rõ rệt trong giai đoạn này

2.2 Giai đoạn 1970-1989

2.2.1 Bối cảnh:

Bốn quốc gia Châu Á bao gồm Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đạt được những bước tiến lớn trong phát triển kinh tế khi có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 Các quốc gia này được thế giới biết đến với cái tên “Bốn con hổ Châu Á” hay “Bốn con rồng nhỏ Châu Á”

Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước “Bốn con hổ Châu Á” Với đầu tư

từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài

năm Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990

2.2.2 Chính sách Thương mại quốc tế của Malaysia

2.2.2.1 Mô hình chính sách :

· Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khai thác lợi thế

về điều kiện tự nhiên và lao động : dệt may, da giầy, gỗ, dầu cọ, cao su là các mặt hàng xuất khẩu chiến lược

Trang 9

· Bên cạnh đó Malaysia thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các

ngành công nghiệp non trẻ, bây giờ là 1 trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn:máy giặt, điều hoà,tivi…(công nghiệp chế tạo)

2.2.2.2 Biện pháp thực hiện

- Cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với các công ty xuất khẩu chiếm từ 20% giá trị sản lượng trở lên

Giá trị sử dụng = 10 năm

Giá trị = 10.000USD là giá trị khấu hao 1 năm = 1000 USD

Khấu hao nhanh 5 năm thì 1 năm = 2000 USD

Vì trong giai đoạn đầu sẽ giảm bớt gánh nặng thuế, còn phần lợi nhuận để doanh nghiệp đầu tư tái sản xuất

- Áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế : thuế đầu vào sản xuất và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu(cơ hội để doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng vào giá thành sản phẩm

- Tăng cường việc thành lập các khu chế xuất để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài bổ sung nguồn tài chính đổi mới công nghệ đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá được sản xuất tại Malaysia

- Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ bảo quản đặc biệt:rau quả, thuỷ sản… Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụi sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm

- Năm 1980, 70% hàng chế tạo xuất khẩu là sản phẩm của các khu chế xuất

- Áp dụng chính sách bảo lãnh vay và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu

Trang 10

- Chính phủ xây dựng và đưa ra thực hiện các biện pháp khuyến khích, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn, công nghệ và liên kết thương hiệu để phát triển khả năng sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời từng bước tạo lập uy tín và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sản xuất từ Malaysia ra thị trường thế giới.

- Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ chủ yếu thông qua công cụ thuế quan và hạn chế về mặt số lượng Bên cạnh

đó đối với những sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp chế tạo hay hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng miễn giảm thuế nhập khẩu

Xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển:Mỹ, Nhật Bản, Tây âu

2.2.3 Phối hợp luật pháp – chính sách và tác động:

Với chính sách thúc đẩy xuất khẩu như ở trên, khu vực xuất khẩu đã được tự do hóa thông qua các biện pháp khác nhau bao gồm loại bỏ các yêu cầu cấp phép xuấtkhẩu, loại bỏ thuế xuất khẩu và bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm Thuế suất trên nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng giảm

Biểu thuế quan của một số quốc gia ASEAN từ năm 1975-1990

Trang 11

Trong giai đoạn này, Malaysia chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng chính: cao su,

gỗ, dầu cọ, dầu thô Những năm 1970 đã cho thấy sự cải thiện bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu bởi tầm quan trọng của dầu mỏ và khí đốt ngày càng tăng mà đây lạichính là nguồn thu lớn trong xuất khẩu Theo kết quả đó, tổng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia đã cải thiện 30,6% Do đó, Malaysia đã có thể để duy trì mức độ tương đối caocủa đầu tư công, mà không duy trì thâm hụt trong tài khoản vãng lai hoặc phải dùng đến phương thức vaytừ nước ngoài

Tuy nhiên trong những năm 1980, giá của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chính nhì chung cho thấy một sự xuống dốc liên tục Qua những báo cáo thể hiện sản lượng xuất khẩu cao su giảm từ 1215 triệu USD năm 1980 đến 976,84 triệu USD

Mỹ vào năm 1981 Giá cao su tiếp tục không mấy khả quan trong những năm

1990 Khi giá cao su tiếp tục không đem lại lợi nhuận, những người trồng và các

hộ sản xuất nhỏnản chí và chính vì điều này đã không còn khuyến khíchhoạt động khai thác nữa, đặc biệt làđối với các hộ sản xuất nhỏ, lực lượngsản xuất chiếm gần 80% của các nhà sản xuất cao su của nước Việc xuất khẩu thiếc còn phải đối mặt với một tình trạng thảm hại hơn nữa với sự sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ 0,421 tỷ USD trong năm 1985 đến 171,05 triệu USD vào năm

1986 Điều này gây ra bởi vì giá của thiếc đã giảm mạnh từ7,81 USD/ kg (1985) 4,05 USD/kg (1986) Lợi nhuận trong xuất khẩu gỗ cũng giảm trong những năm

1980 mặc dù đã có thểbán với giá cao hơn cho mỗi mét gỗ Điều này là bởi vì sản xuất trong hai mặt hàng này đã bị chậm lại do cả thiếc và gỗ đều chịu sự suy giảm ngày càng lớncủa các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Giá dầu cọlúc đó lạibiến động khá thất thường để đáp ứng với sựdao động giá thị trường thế giới Giá giảm từ trung bình 423,95 USD mỗi tấn vào năm 1984 289,47 USD vào năm 1985 Trong năm 1986, giá đã giảm xuống thấp hơn nữa để khoảng 47% thấp hơn mức giá năm 1985, do đó đãtiếp tục ảnh hưởng xấu đến thu nhập của các hộ sản xuất nhỏ Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào dầu cọ của Malaysia tiếp tục

Trang 12

tăng khi mà lợi nhuận từ mặt hàng này đạt được khá là khả quan hơn so với các loại cây công nghiệp khác.Đc biệt là khi dầu khí được quan tâm ngày càng nhiều hơn trên thế giới, khối lượng xuất khẩu thực tế đã tăng 12% trong năm 1986 lên 4,92 triệu USD/tấn Tuy nhiên, sự sụp đổ giá dầu thế giới đã làm ra mức giá bình quân của dầu thô giảm 46% trong năm 1986 lên 14,82 USD một thùng so với 27,60 USD vào năm 1985 Bởi thế kim ngạch xuất khẩu dầu đã giảm hơn 0,789 tỷ đồng USD vào năm 1986 Tiền thu được từ dầu mỏ đã giảm từ2299,2 triệu USD vào năm 1984 trị giá khoảng 1436,05 USD vào năm 1986 Một loại mặt hàng chính quan trọng khác đó là khí thiên nhiên hóa lỏng cũng phải chịu đựng việc suy giảm trong giá cả Sau khi trải quasự gia tăng trong doanh thu được từ218,7 triệu USD (1983) lên tới 0,605 tỷ USD (1985), giá trị xuất khẩu đã bị giảm đến 0,5 tỷUSD (1986) Mặc dù có sự gia tăng đáng kể trong khối lượng xuất khẩu từ4,5 triệu tấn trong 1985 đến 5,2 triệu tấn vào năm 1986, việc giảm giá 29% đã làm thu nhập từ xuất khẩu giảm từ 134,47 USD về 95,79 USD/ tấn vào năm 1986 Trong khi giá trị xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu đang trên đà giảm, kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa sản xuất đồng thời cho thấy dấu hiệu tích cực Điều này chủ yếu

là do việc mở rộng xuất khẩu các sản phẩm điện và điện tử Là một nền kinh tế mở,Malaysia không thể tránh được nhưng phải đối mặt với môi trường thương mại thế giới khó khăn của chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng của các nền kinh tế công

nghiệp

Tuy nhiên việc xuất khẩu những mặt hàng này lại chịu sự biến động giá trên thị trường thế giới Suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài của những năm 1980 và những năm 1990 làm giảm nhu cầu và giá cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu chính của Malaysia Các đối tác thương mại chính của Malaysia vẫn là các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu Trong khu vực ASEAN, sau hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc

Trang 13

vào giữa thập niên 80, phải đến năm 1991, Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành.

Trong giai đoạn 1970-1989, Malaysia có sự đột phá trong phát triển kinh tế nhờ việc áp dụng chính sách kinh tế mới NEP với mục đích chính là hiện đại hóa, công nghiệp hóa, tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung hết vào việc làm tăng trưởng kinh tế Cùng với việc chính sách tự do hóa kinh tế thì Malaysia đã thu hút được một lượnglớn đầu tư nước ngoài cũng như nhân công chất lượng tốt từ các nước trong khu vưc Tuy nhiên cũng do việc tập trung phát triển trong nước cho các ngành kinh tế cho nên các quan hệ thương mại quốc tế trong thời gian này không có phần nổi bật.Ngoài việc tập trung thực hiện công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu và áp dụng các chính sách, hỗ trợ khuyến khích đầu tư thì Malaysia vẫn chưa tham gia vào các

tô chức quốc tế về thương mại nào đồng thời mới chỉ bắt đầu thiết lập các mối quan hệ kinh tế chắt chẽ hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới

2.3 Giai đoạn 1990 – nay

2.3.1 Bối cảnh

2.3.1.1 Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới

- Thương mại thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng

10 lần trong 100 năm trước đó (1850-1948) Thương mại thế giới tăng nhanh hơn

sự tăng trưởng của kinh tế thế giới Từ những năm 50 đến những năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 1948 đến 1971 là 7,3% Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóacủa nền kinh tế thế giới tăng lên

- Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước

Trang 14

trên thế giới Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là những nước có nền kinh tế phát triển nhất 24 nước công nghiệp phát triển của Tổ chức hợp tác và pháttriển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới và nắm 60% xuất khẩu thế giới Ngoại thương chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu.

2.3.1.2 Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới

Các Công ty xuyên quốc gia (CTXQG) có vai trò ngày càng lớn Năm 1960, 200 CTXQG lớn nhất thế giới chiếm 17% tổng sản phẩm của toàn thế giới, năm 1984,

200 Công ty này chiếm 26%, dự đoán đến năm 2000 các CTXQG sẽ chiếm 50% tổng sản phẩm thế giới Năm 1985 có 600 CTXQG có số vốn trên 1 tỷ đô la, với tổng doanh số 3000 tỷ đôla, với tổng số công nhân là 50 triệu người Xã hội thông tin là một nội dung quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới

Các CTXQG thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, ngược lại quá trình toàncầu hóa lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến các CTXQG và chiến lược kinh doanh của họ,

kể cả đưa tới làn sóng sáp nhập chúng để trở thành các CTXQG siêu lớn với bao

hệ quả tích cực và tiêu cực Gần đây, vào những năm cuối cùng của thế kỷ, làn sóng sáp nhập của các CTXQG tăng lên nhanh chóng "Nhờ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ ba với mũi nhọn là công nghệ tin học mà các CTXQG, đa quốc gia được phát triển thành một hệ thống toàn cầu - tạo ra "cốt vật chất" cho xu thế toàn cầu hóa"

Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới còn có quá trình khu vực hóa trên thế giới Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu vực đều có các tổ chức liên minh kinh tế với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau Ở châu Âu, Liên minh châu

Trang 15

Âu gồm 27 nước thành viên là một khối kinh tế mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thế giới Ở châu Mỹ, thị trường tự do thương mại Bắc Mỹ

(NAFTA) được thành lập năm 1994 và dang mở rộng cả chây Mỹ thành một thị trường tự do Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đã hình thành khu vực hợptác kinh tế gồm 21 quốc gia, Đông Nam Á với tổ chức ASEAN đang ngày càng phát triển và liên kết chặt chẽ hơn

2.3.1.3 Xu thế mở cửa hợp tác đồng thời cũng có xu hướng bảo hộ mậu dịch.

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế Hiện nay trên thế giới có hơn

4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng

Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Các tổ chức quốc tế có tiềm năng khó hình dung hết, vai trò của nó được mở rộng ghê gớm Lực lượng quốc tế tương đối mạnh lên, chủ quyền quốc gia dân tộc tương đối yếu đi có thể là xu thế song hành trong một thời gian dài sắp tới Đồng thời trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, không ít khó khăn và thách thức đặt ra trước hết đối với các nước đang phát triển

Quá trình toàn cầu hóa đã đưa tới sự phân công lao động có quy mô mới, rộng lớn trên thế giới, nhưng sự phân công lao động giữa các nước giàu và nghèo chưa có

sự thay đổi căn bản Các nước đang phát triển vẫn tiếp tục xuất khẩu nguyên nhiên liệu, còn các nước phát triển tiếp tục xuất khẩu sản phẩm máy móc và phương tiện

Trang 16

vận tải Sự phân công lao động vẫn không có lợi cho các nước đang phát triển Cáccông ty xuyên quốc gia siêu lớn củng cố sức mạnh của mình ở các nền kinh tế pháttriển và tiếp tục vươn tới các nền kinh tế kém phát triển hơn Vì vậy, các nước kémphát triển hơn đang được cảnh báo về nguy cơ các CTXQG siêu lớn trở thành những tên thực dân về kinh tế trong thế kỷ XXI Quá trình tập trung hóa thúc đẩy

xu thế toàn cầu hóa đồng thời sẽ có thể làm xói mòn chủ quyền các quốc gia

Bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại với những thay đổi to lớn Nhưng điều đáng lưu ý, như một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh, trong mỗi xu thế lại thường có sự đối lập, ngược chiều nhau được gọi là "cơ cấu song trùng", hơn nữa lại được xem như một đặc trưng cơ bản trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay

=>Làn sóng cải cách kinh tế sẽ nhanh chóng lan toả khắp thế giới sau cuộc đại khủng hoảng và sự phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế hàng hoá có sự điều tiết chặt chẽ hơn của Nhà nước sẽ trở thành trào lưu chung đối với tất cả các nướctrên thế giới

- Cho tới năm 2030, nền kinh tế thế giới lúc này vẫn tiếp tục hình thành 3 vòng tròn kinh tế lớn, đó là vòng tròn kinh tế Châu âu mà trung tâm là Liên minh Châuâu; vòng tròn kinh tế Châu mỹ mà trung tâm là nước Mỹ và vòng tròn kinh tế Châu á – Thái Bình Dương mà đi đầu là nước Nhật Bản Ba vòng tròn kinh tế nàytiếp tục tác động và quyết định sự phát triển kinh tế thế giới trong những năm tới.Bên cạnh đó, Trung Quốc mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về sự nghèo khó và kém phát triển ở suốt dọc phía Tây của nước họ, đang bế tắc về mặt

lý luận học thuật và khủng hoảng về đường lối nhưng họ cũng đang hết sức nỗ lực và cố gắng để có mặt và tham dự vào 3 vòng kinh tế này

- Tự do hoá thương mại là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế theo mô hình mới, sự phát triển mậu dịch quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ; các công ty xuyên

Trang 17

quốc gia tiếp tục là chủ thể kinh doanh chủ đạo Khu vực Châu á – Thái Bình Dương sau khi vượt ra khỏi cơn bão táp tài chính, tiền tệ năm 1997 và sau khi thoát khỏi ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, trong tương lai những năm trước mắt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học công nghệ và là động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển mạnh.

2.3.2 Các chính sách thương mại quốc tế

Từ năm 1990, Malaysia chuyển sang thúc đẩy các mặt hàng công nghiệp chế tạo,đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường –thay vì chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển Malaysia quan tâm hơn đến thị trường các nước đang phát triển ,trong đó đặc biệt tập trung hướng tới thị trường ASEAN và Trung Quốc

Để đạt được những mục tiêu mới chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp sau :

- Ký kết các hiệp định song phương đa phương với nhiều nước như NhậtBản,New Zealand,Australia,….Năm 2008 Malaysia ký hiệp định song phươngvới Việt Nam

- Gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế như ASEAN(1967), WTO (1995),thựchiện cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo quy định

- Hỗ trợ thanh toán cho các doanh ngiệp xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận ,kýkết giữa ngân hàng trung ương Malaysia (BNM-Bank Negara Malaysia) với cácngân hàng nước ngoài

Trang 18

- Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ để hỗ trợ cáccông ty trong nước nghiên cứu và phát triển thị trường

2.3.3 Phối hợp luật pháp – chính sách:

2.3.3.1 Các Hiệp định thương mại song phương đã ký với các nước và khu vực:

- Hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Agreement) Malaysia đã ký với các nước:

 Malaysia – Nhật Bản (MJEPA) – Hiệp định đối tác kinh tế, ký ngày

13/12/2005 và có hiệu lực ngày 13/7/2006 MJEPA là Hiệp định toàn diện đầu tiên của Malaysia bao gồm: thương mại hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp,thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và sự phù hợp, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, nâng cao môi trường kinh doanh, các biện pháp tự vệ và giải quyết tranh chấp

 Malaysia – Pakistan (MPCEPA) – Hiệp định đối tác kinh tế chặt chẽ hơn, ký ngày 8/11/2007 và có hiệu lực ngày 1/1/2008 MPCEPA bao gồm tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, cũng như hợp tác kỹ thuật song

phương và xây dựng năng lực trong các lĩnh vực như các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, xây dựng, du lịch, y tế và viễn thông

 Malaysia –New Zealand (MNZFTA) – Hiệp định thương mại tự do song phương, ký ngày 26/10/2009 và có hiệu lực ngày 1/8/2010 Các lĩnh vực mà Malaysia và New Zealand đồng ý thực hiện bao gồm: Giáo dục, lâm nghiệp, y

tế, công nghệ sinh học, sản xuất công nghiệp (hợp tác trong sự phát triển của liên doanh tư nhân và quan hệ đối tác thương mại, công nghệ kỹ thuật, thiết kế,sửa chữa và bảo trì, phát triển sân bay và hệ thống kiểm soát mặt đất, cơ sở hạ tầng, các dự án xây dựng thương mại và nhà ở)

Trang 19

 Malaysia - Ấn Độ (MICECA) – Hiệp định hợp tác kinh tế, ký ngày 24/9/2010

và có hiệu lực ngày 1/7/2011 MICECA là một hiệp định toàn diện bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và chuyển động của

nhân Giá trị gia tăng thêm những lợi ích được chia sẻ từ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG) và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi vàtăng cường thương mại hai chiều, dịch vụ, đầu tư và các mối quan hệ kinh tế nói chung

 Malaysia – Chi Lê (MCFTA) – Hiệp định thương mại tự do, ký ngày

23/11/2010 và có hiệu lực ngày 25/2/2012 Hiệp định phác thảo cam kết từ cả hai quốc gia về tự do hóa thương mại hàng hoá Malaysia và Chile dần dần sẽ làm giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với tương ứng các sản phẩm công nghiệp

và nông nghiệp

 Malaysia – Australia (MAFTA) – Hiệp định thương mại tự do, ký ngày

30/3/2012 và có hiệu lực ngày 1/1/2013 MAFTA là một hiệp định toàn diện, gồm 21 chương bao gồm thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư cũng như hợp tác kinh tế.Nó cũng bao gồm các quy định quyền sở hữu, thương mại điện

tử và chính sách cạnh tranh MAFTA đánh dấu một mốc quan trọng trong quan

hệ kinh tế Malaysia - Úc, bổ sung vào hiệp định thương mại tự do đã được thành lập giữa ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)

2.3.3.2 Hiệp định thương mại đa phương, các tổ chức tham gia:

 Malaysia tham gia APEC ngày 7/11/1989

 Malaysia tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN vào năm 1992

 Malaysia là thành viên thứ 85 của tổ chức kinh tế thế giới WTO năm 1995

 AFTA – Hiệp định thương mại tự do ASEAN, được thống nhất tại hội nghị cấp cao Singapo năm 1992 Khu vực 6 nước Malaysia, Singapo, Brunei,

Trang 20

Thái Lan, Indonesia, Phillipine đã trở thành một khu vực thương mại tự do hoàn chỉnh vào ngày 1/1/2010.

 ASEAN – Trung Quốc: Hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc đã được nâng lên một mức độ cao hơn với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc vào ngày 04 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia Sau hiệp định khung, các hiệp định ACFTA cũng

đã được ký kết nhằm sửa đổi hiệp định khung, cam kết thực hiện các cam kết như giảm thuế, cải tiến các thủ tục thương mại, đầu tư, thực hiện tự do hoá thương mại trong các lĩnh vực: Thương mại hàng hoá, thương mại dịch

vụ, đầu tư Gần đây nhất, nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định về Thươngmại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân của Trung Quốc đc ký ngày

29 tháng Mười năm 2010

 ASEAN – Nhật Bản: Hiệp định khung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEP) giữa ASEAN và Nhật Bản đã được ký kết bởi các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản ngày 8 tháng 10 năm 2003 tại Bali trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản Các cuộc đàm phán về Hiệp định AJCEP, bắt đầu vào tháng 4 năm 2005, được ký kết trong tháng 12 2007 Các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản đã hoàn thành quá trình ký kết Hiệp định AJCEP vào ngày 14 tháng 4 năm 2008, sau khi Malaysia ký kết

 ASEAN – Hàn Quốc: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc đã được ký kết bởi các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc vào ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur, Ma-lay-xi-a và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006 Ngày

26 Tháng 8 năm 2006 tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và HànQuốc, ngoại trừ của Thái Lan, đã ký kết: Hiệp định về Thương mại Hàng

Trang 21

hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc

 ASEAN - Ấn Độ: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ dã được ký kết tại Bangkok, Thái Lan ngày 13/8/2009 và có hiệu lực ngày 1/1/2010

 ASEAN – Australia và New Zealand: Hiệp định thương mại tự do được ký vào ngày 27/2/2009 tại Thái Lan nhằm tạo điều kiện tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa New Zealand, Australia và các nền kinh tế ASEAN Nó bao gồm các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và thúcđẩy hợp tác trong một loạt các lĩnh vực kinh tế mà hai bên cùng quan tâm Hiệp định có hiệu lực đối với Malaysia vào năm 2010

 Malaysia – GCC (Hội đồng hợp tác vùng vịnh): ngày 30-1-2011 Malaysia

và GCC đã ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại và hợp tác kỹ thuật và hướng đến ký kết hiệp định thương mại tự do FTA

Thành viên của các tổ chức quốc tế: ADB, APEC, ARF, ASEAN, BIS, C, CICA (observer), CP, D-8, EAS, FAO, G-15, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Interpol, IOC, IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, MINURSO, MONUC, NAM, OIC, OPCW, PCA, PIF (partner), UN, UNAMID, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNIFIL, UNMIL, UNMIS, UNMIT, UNWTO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO

Hiện tại, Malaysia đang tiến hành đàm phán một số hiệp định tự do thương mại như Malaysia – Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia – Liên minh châu Âu (MEUFTA), Hiệp định đối tác xuyên Đại Tây Dương (TPP), Hệ thống bảo hộ thương mại – Tổ chức hội nghị Hồi giáo (TPS – OIC)

Nhìn chung, các hiệp định song phương hay đa phương này đều hướng đến tự do hoá trong thương mại, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch và đơn giản hoá các

Ngày đăng: 27/02/2014, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w