Vì vậy, việc thực hiện phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam từ hình mẫu có chọn lọc ở Hàn Quốc và một số quốc gia khác là một điều tất yếu, cần được triển khai nhanh, mạnh trên cả ba mặt c
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA HÀN QUỐC VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi
2 TS Trần Thị Lan Hương
HÀ NỘI - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 8
1.1.Tình hình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của kinh tế xanh 8
1.2 Tình hình nghiên cứu về sự phát triển kinh tế xanh và kinh nghiệm của Hàn Quốc 11
1.3 Tính hình nghiên cứu về kinh tế xanh ở Việt Nam 14
1.4 Đánh giá công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và hướng tiếp cận của Luận án 19
1.4.1 Đánh giá công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 19
1.4.2 Hướng tiếp cận của luận án 20
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 21
2.1 Cở sở lý luận về phát triển kinh tế xanh 21
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 21
2.1.2 Đặc điểm và tiêu chí đánh giá một nền kinh tế xanh 26
2.1.3 Vai trò của phát triển kinh tế xanh 33
2.1.4 Các điều kiện chủ yếu nhằm phát triển kinh tế xanh 36
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế xanh 42
2.2.1 Nhu cầu phát triển kinh tế xanh trên thế giới hiện nay 42
2.2.2 Bối cảnh để phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc 48
2.2.3 Quan niệm phát triển kinh tế xanh Hàn Quốc 54
Chương 3 PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở HÀN QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2016 56
3.1 Chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc 56
3.2 Điều kiện để phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc 61
3.3 Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc 72
3.3.1 Thực trạng bảo vệ môi trường, xây dựng xã hội carbon thấp 72
Trang 43.3.2 Xây dựng nền kinh tế xanh, công nghệ xanh 78
3.3.3 Cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng xanh hơn 84
3.4 Đánh giá chung về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc 91
3.4.1 Kết quả đạt được về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc 91
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc 100
Chương 4 MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TỪ KINH NGHIỆM HÀN QUỐC 111
4.1 Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 111
4.1.1.Nhận thức về phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 111
4.1.2 Sự cần thiết phải chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Việt Nam 114
4.1.3 Cơ hội và thách thức khi Việt Nam phát triển kinh tế xanh 122
4.2 Điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và Hàn Quốc trong phát triển kinh tế xanh 125
4.2.1 Điểm tương đồng 125
4.2.2 Điểm khác biệt: 127
4.3 Bài học kinh nghiệm từ phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc 128
4.3.1 Bài học về việc thiết lập các cơ sở pháp lý cho phát triển kinh tế xanh 128
4.3.2 Phát triển kinh tế xanh cần sự đồng thuận cao của người dân 130
4.3.3 Đảm bảo tài chính cho phát triển kinh tế xanh 134
4.3.4 Chú trọng đến hiệu quả kinh tế của các chính sách phát triển kinh tế xanh 136 4.3.5 Bài học từ một số hạn chế trong phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc 138
4.4 Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới từ kinh nghiệm Hàn Quốc 141
KẾT LUẬN 148
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC Hợ tác inh tế Châu - Thái Bình Du o ng (Asia-Pacific Economic
Cooperation)
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam (Association of Southeast Asian
Nations)
ASEM Họ i nghị thu ợng đ nh - Âu (Asia-Europe Summit)
BAU inh doanh Thông thường (Business as usual)
CDM Co chế hát triển sạch (Clean Development Mechanism)
CEDA Cơ quan Triển khai Năng lượng Sạch (Clean Energy deplopment
Agency)
CPI Ch số Giá tiêu dùng (Consumer price index)
EACP Đối tác hí hạ u Đông (East Asia Climate Partnership)
EGSS Đầu tư để sản xuất các hàng hoá – dịch vụ (environmental goods and
services sector)
EU Liên minh châu Âu (European Union)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GGEI Ch số kinh tế xanh toàn cầu (Green Global Economic Indicators)
GGGI Viẹ n Ta ng tru ởng xanh toàn cầu (Global Green Growth Institute) GHGs Khí nhà kính (green house gases)
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development) PCGG Uỷ ban tổng thống về tăng trưởng xanh (Presidency Commission on
Green Growth)
Trang 6R&D Nghiên cứu và phát triển (research & development )
UNFCCC Công ước khung của Liên hợ quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)
UNESCAP
y ban kinh tế x họ i Liên Hiẹ uốc khu vực Châu Á Thái Bình
Du o ng (United Nations Economic and Social Commission for Asia
and the Pacific)
UNEMG Nhóm quản lý môi trường Liên hợp quốc (United Nations
Environment Management Group)
UNEP Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations
Environment Program)
WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các bước chuyển đổi từ nền kinh tế “nâu” sang “xanh 28
Bảng 3.1 Ba trụ cột và 10 định hướng chính sách phát triển kinh tế
xanh trong Chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch 5 năm
Bảng 3.3 3 trụ cột, 5 định hướng và 20 nhiệm vụ cơ bản của Chiến
lược và kế hoạch tăng trưởng xanh lần thứ 2 của Hàn quốc
Bảng 3.6 Chứng nhận sản phẩm thân thiện của Hàn Quốc 87
Bảng 3.7 Việc làm xanh ở Hàn Quốc giai đoạn 2009-2013 98
Bảng 4.1 Sản lu ợng khai thác mọ t số loại tài nguye n quan trọng ở
nu ớc ta giai đoạn 2011 - 2014
120
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 3.2 Lượng giảm phát thải KNK mỗi năm của Hàn Quốc 77 Hình 3.3 Chi tiêu R&D cho các dự án liên công nghệ 83
Hình 3.4 Sự thay đổi thứ hạng cạnh tranh toàn cầu của Hàn Quốc về
khoa học và công nghệ giai đoạn 2008-2013 84
Hình 3.5 Thay đổi phát thải nhà kính ở một số quốc gia tính trên đơn
Hình 3.6 Mức độ sử dụng năng lượng, nước, rác thải của người dân
Hình 3.7 Thay đổi mức tiêU dùng năng lượng giai đoạn 2005-2014 96
Hình 3.8 Sự chệch hướng của phát thải nhà kính so với mức thông
Hình 4.1 Co cấu nguồn điẹ n của Viẹ t Nam na m 2015 121
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện đang đứng trước những vấn đề hết sức cấp bách và nan giải như: sự nóng lên toàn cầu dẫn đến băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao nguy cơ nhấn chìm một số quốc gia ven biển và phá hoại hệ sinh thái khu vực đe dọa đời sống sinh vật ở đới lạnh, sự ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu, … ảnh hưởng trực tiế đến sự sống của loài người Đồng thời, để theo đuổi giấc mơ tăng trưởng ngày càng cao, các quốc gia trên thế giới đ không ngừng khai thác tài nguyên thiên nhiên, chặt phá rừng, với lý thuyết giả định các nguồn lực là
vô hạn Các nhà máy, công trình xây dựng, khí thải từ các hương tiện giao thông,
đ và đang thay đổi cả bầu khí quyển và đe dọa sự sống toàn cầu
Với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng 80% trong vòng 30 năm gần đây, nhiều nhà khoa học dự đoán đến năm 2050, Trái Đất sẽ không còn dự trữ tài nguyên Sự tuyệt chủng của các loài động vật trên thế giới đang ở mức báo động Nồng độ CO2 cao k lục ở mức 420 ppm, sự ấm lên toàn cầu và những hậu quả không lường trước của nó đang là mối quan tâm của toàn thế giới
Các hậu quả trên đ không được dự báo trước và sự khắc phục có phần chậm chạp của các quốc gia trên thế giới Với các hệ lụy nghiêm trọng đó, xu hướng mới
để phát triển kinh tế mà vẫn bảo đảm bảo vệ môi trường đang được các quốc gia
theo đuổi đó là mô hình “Kinh tế xanh” Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời
sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái Phát triển xanh (Green Development) chính là công cụ cần thiết để hướng tới nền kinh tế xanh đó
Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới
Những nước đi đầu trong phát triển kinh tế xanh có Đức, Nhật Bản, Singapor
và đặc biệt là Hàn Quốc Với xuất hát điểm là một quốc gia nghèo nàn về tài
Trang 10nguyên thiên nhiên, môi trường sống của Hàn Quốc bị hủy hoại chóng mặt do khí thải của các nhà máy, hương tiện giao thông,… Hàn Quốc đ nhận thức được điều nguy hại này, họ đ á dụng những chính sách phát triển kinh tế xanh với mục tiêu giảm bớt sự tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đến môi trường, đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế Kể từ năm 2008 đến nay sau gần một thập niên thực hiện phát triển kinh tế xanh, Hàn Quốc đ gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc đ đem lại nhiều bài học quý giá cho các nước đang hát triển trong đó có Việt Nam
Việt Nam đi theo con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành công nghiệp nặng tăng nhanh trong những năm gần đây Tuy nhiên, cũng giống với Hàn Quốc thời kỳ đầu, các hoạt động kinh tế chưa được tối
ưu nên gây ra hàng loạt những tác động tiêu cực đến môi trường: ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, hiện tượng phá rừng diễn ra trên quy mô lớn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, động vật quý hiếm đang trên nguy cơ tuyệt chủng
Theo đánh giá năm 2013 của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng ch số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng Các nước khác trong khu vực như Phili ines đạt
66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm, Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn inh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe Môi trường sống của Việt Nam đang ở mức báo động khi hàng ngàn ha rừng ngập mặn đ biến mất, nhường chỗ cho việt phát triển kinh tế, dây hệ luỵ khôn lường Phát triển kinh tế không bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua đ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề các dòng sông do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệ …, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng Hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng sản xuất, công nghiệp hoá, Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ và chất thải bởi
Trang 11công nghiệ cũ, lạc hậu và những dự án gây ô nhiễm môi trường như sản xuất xi măng, sắt thé …Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao Khu vực nông thôn đang ngày càng thải ra nhiều chất thải rắn sinh hoạt, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại Các làng nghề mọc lên đem lại nhiều việc làm hơn cho người nông dân, nhưng cũng khiến các làng nghề ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề từ hoạt động sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam cũng đang dẫn đến tình trạng tài nguyên khoáng sản bị khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế bền vững Môi trường sống ở Việt Nam ngày càng xuống cấ đòi hỏi Việt Nam phải có bước chuyển nhanh chóng tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, hướng đến thực hiện phát triển nền kinh tế xanh, sạch để cải thiện chất lượng cuộc sống Vì vậy, việc thực hiện phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam từ hình mẫu có chọn lọc ở Hàn Quốc và một số quốc gia khác là một điều tất yếu, cần được triển khai nhanh, mạnh trên cả
ba mặt của tăng trưởng là: kinh tế, môi trường và xã hội
uất hát từ ý nghĩa thực tiễn trên, tác giả đ lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế
xanh của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ cho mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án phân tích làm rõ thực trạng phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc thời kỳ 2008-2016, ch ra những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc, trên cơ sở đó đề xuất ra các giải pháp phát triển kinh tế xanh của Việt Nam thời gian tới từ kinh nghiệm của Hàn Quốc
* Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá có bổ sung và hoàn thiện luận cứ khoa học về phát triển kinh
tế xanh, trong đó thống nhất các quan niệm, xây dựng khung tiêu chí đánh giá nền
Trang 12kinh tế xanh, đặc điểm của nền kinh tế xanh và khung chính sách cần thiết để phát triển kinh tế xanh
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm
3 Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực tiễn phát triển kinh tế xanh của Việt Nam, rút ra các kiến nghị chính sách gì cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam?
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam, có thể đặt ra một số giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới nhằm khắc phục những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững
Giả thuyết 2: Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong trong phát triển kinh tế xanh để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thải nhà kính
Giả thuyết 3: Các chính sách của chính phủ vào môi trường để hướng tới nền kinh tế xanh làm tăng năng suất lao động thông qua phát triển các công nghệ giảm ô nhiễm, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, tạo việc làm mới tốt hơn
Trang 13Giả thuyết 4: Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam ch được xem là khả thi khi chính sách phát triển kinh tế xanh đảm bảo đồng thời kiểm soát được ô nhiễm và cải thiện được hệ sinh thái
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế xanh của Hàn quốc và bài học cho
Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Hàn Quốc và Việt Nam
+ Về thời gian: Từ năm 2008 đến 2016
+ Về nội dung: Phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc trong 3 lĩnh vực kinh tế,
xã hội, môi trường, hân tích và đánh giá theo các tiêu chí hát triển kinh tế xanh để thấy rõ kết quả và hạn chế của Hàn Quốc trong phat triển kinh tế xanh từ 2008 đến nay, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên hương há luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh với hương há duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Luận án hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn
về tác động của phát triển kinh tế xanh đối với các quốc gia nói chung và Hàn Quốc nói riêng
Trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng tới chiến lược phát triển kinh tế xanh, các văn kiện của Đại hội Đảng và các hội nghị Trung ương Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I và sau đó là ết luận Hội nghị Trung ương 3 (khoá I) đ xác định nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững đồng thời tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và quốc tế về hát triển kinh tế xanh Luận án sẽ đi sâu hân tích thực trạng, cũng như đánh giá những thành tựu, những hạn chế c ng các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của chúng trong quá trình phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc
Thông qua một số lí luận cơ bản về phát triển kinh tế xanh, luận án sẽ đưa ra khái niệm cơ bản và tác động của phát triển kinh tế xanh đối với thế giới nói chung
Trang 14Những nghiên cứu đó sẽ là cơ sở lí thuyết đầy đủ để phân tích những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc; thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc để từ đó ch ra được những thành công cũng như hạn chế của hoạt động này
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở hương há luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, luận án sử dụng một số hương há nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là một trong các hương há thu
thậ thông tin trong điều tra xã hội học Dựa trên các tài liệu đ có về phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc cũng như cách tính các ch số tổng hợ , để đưa ra cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia, quy nạp và diễn giải nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, các hương há này sẽ
được sử dụng chủ yếu khi nghiên cứu chương 3 thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc
- Ngoài ra, các phương pháp so sánh, lịch sử, cụ thể cũng được sử dụng để
làm nổi bật điều kiện thực tế của Hàn Quốc cũng như Việt Nam và đưa ra những giải pháp hoàn thiện phù hợp với tình hình cụ thể ở chương 4 Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các nguồn tư liệu phong phú, tin cậy của Hàn Quốc lấy qua tổng cục nước ngoài, đại sứ quán Hàn Quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Tài chính… cũng được tác giả sử dụng như những tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu triển khai luận án
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn về phát
triển kinh tế xanh
Thứ hai, luận án đi sâu hân tích làm rõ thực trạng phát triển kinh tế xanh ở
Hàn Quốc từ năm 2008-2016, qua đó ch ra một số kết quả, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc
Thứ ba, luận án khẳng định sự cần thiết phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam,
nêu ra những cơ hội, thách thức, điều kiện phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
Trang 15Đồng thời đề xuất một số giải pháp trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
+ Luận án đ hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về kinh tế xanh và đánh giá một cách toàn diện tình hình phát triển kinh tế xanh ở trên thế giới
+ Luận án đ phân tích, đánh giá và ch ra những vấn đề bất cập cần giải quyết cùng các nguyên nhân chủ yếu thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Hàn Quốc (2008-2016), tham chiếu kinh nghiệm nước ngoài cũng như cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xanh thời gian tới
+ Trên cơ sở những bài học về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc, và thực tế cũng như định hướng phát triển hơn nữa kinh tế xanh ở Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giúp phát triển đúng hướng kinh tế xanh ở Việt Nam trong tương lai
+ Luận án đưa ra những nhận thức mới về phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam,
từ đó có những giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn tới từ kinh nghiệm của Hàn Quốc,
+ Với những đóng gó như vậy, Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các
cơ quan hoạch định chính sách, hoạt động thực tiễn, các tổ chức nghiên cứu, giảng dạy và những ai quan tâm đến chủ đề này
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2016 Chương 4: Một số gợi ý cho Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh từ kinh
nghiệm Hàn Quốc
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
u hướng phát triển kinh tế xanh là một xu hướng khá mới mẻ trong phát triển kinh tế của toàn thế giới, trong đó hát triển kinh tế phải đảm bảo được những mục tiêu về phát triển bền vững Hiện nay, các nền kinh tế ngày càng chú trọng đến vấn đề phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh là một điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế xanh trong thời đại mới, đ có không ít những bài viết và những bài báo, luận án, công trình nghiên cứu về vấn đề này Nổi bật tiêu biểu có một số công trình bài viết, bài báo liên quan đến phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc như:
1.1 Tình hình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của kinh tế xanh
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Choi Yeon Ok (2012), trong tác phẩm “ Korea’s Green Growth based on OECD Green Growth Indicators” [46] đ đưa ra khái niệm về tăng trưởng xanh,
các ch số tăng trưởng xanh của OECD, và tổng quan về tăng trưởng xanh Hàn Quốc Nghiên cứu đ hân tích các ch số liên quan đến tăng trưởng xanh Hàn Quốc như các ch số hiệu suất môi trường và tài nguyên, các ch số về các chính sách kinh
tế như là chi tiêu chính hủ cho hoạt động R&D, ODA cho tăng trưởng xanh và đề tài cũng đề cậ đến việc đánh thuế môi trường trong tổng thu nhậ ,… tuy nhiên đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế như mới ch dừng lại ở việc đưa ra các con số thống
kê đối với từng ch số liên quan đến tăng trưởng xanh mà chưa đưa ra những phân tích chuyên sâu về quá trình thực hiện tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc
Kennet, Miriam (2007) trong “Green Economics: An Introduction to Progressive
Economics” [64], đăng trên Harvard College Economics Review, Volume II, Issue 1
December, đ giới thiệu một cách tổng quan về phát triển kinh tế xanh – một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới Bên cạnh đó, tác hẩm này đ giú cho người đọc có một nhận định tổng quan về phát triển kinh tế xanh trên thế giới bằng cách đưa ra các mô hình phát triển kinh tế xanh đ và đang được áp dụng ở một số nước
Năm 2008, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) xuất bản
cuốn sách “Hướng đến nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” (Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi
Trang 17trường) Cuốn sách đ đề cập khái niệm, sự cần thiết và gợi mở chính sách phát triển kinh tế xanh cho các quốc gia trên thế giới;
Manish Bapna and John Talberth (2011), “What is a “Green Economy””
Bài viết đ nêu lên khái niệm của kinh tế xanh, biểu hiện của kinh tế xanh ở một số quốc gia như Hàn uốc, Trung Quốc, Mexico Ngoài ra bài viết còn trình bày những điểm mới của kinh tế xanh, kinh tế xanh khác với phát triển kinh tế bền vững như thế nào và những thách thức khó khăn hay những khả năng và cơ hội của kinh
tế xanh
GS.Dimiter S Lalnazov (2015), “Kinh tế xanh”, bài thuyết trình khoa học tại
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Trong bài thuyết trình, tác giả đ đưa ra hàng loạt các khái niệm cũng như những ví dụ hết sức cụ thể về mô hình “kinh tế xanh” đang được áp dụng tại Nhật Bản, những mặt tích cực và tiêu cực mà nó đem lại cũng như một số quan điểm trái chiều của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực về mô hình kinh tế này Ba nội dung chính được trình bày và thảo luận trong buổi thuyết trình là: “ inh tế xanh” và “tăng trưởng xanh” “ inh tế nâu” (Brown Economy) Thực trạng của một số nước phát triển đ và đang chuyển đổi từ nền “kinh tế nâu” sang
mô hình “kinh tế xanh” ( Nhật Bản, Trung Quốc…) và những ý kiến trái chiều của các chuyên gia ở các nước phát triển và đang hát triển về mô hình kinh tế xanh…
Trong The Green Economy Report, UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc), 2011, đ giới thiệu nền kinh tế xanh với khái niệm về “kinh tế xanh”
năm 2008 Đặc biệt thông qua lời kều gọi về Thỏa thuận Xanh Toàn cầu Mới (GGND) GGND đề xuất các gói đầu tư công cũng như điều ch nh giá cả nhằm kích hoạt sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đồng thời củng cố nền kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm và nạn đói nghèo
Christos N.Pitelis, Jack Keenan, Vicky Pryce, (2011) trong cuốn “Green Business, Green Values, and Sustainability” [47] - Giá trị của kinh tế xanh và bền vững, Routhledge, đ ch ra giá trị của màu xanh để từ đó thúc đẩy các doanh
nghiệ , người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách có thể đóng gó vào mục tiêu tạo ra của cải toàn cầu bền vững Phân tích các vấn đề về chiến lược bền vững đối với kinh doanh hiện đại và khám phá những biến đổi trong giá trị, chiến lược và thực tiễn cần thiết cho các doanh nghiệp hiện đại để đạt được kinh doanh bền vững Cuốn sách còn cung cấp việc chuyển xanh trong kinh doanh của các lĩnh vực chính
Trang 18bao gồm tài chính, năng lượng, bán lẻ và các giải há khác nhau để phát triển bền vững Đây được xem như các hương há tiếp cận bao gồm đạo đức, môi trường chiến lược thay thế, trách nhiệm của công ty và giảm thải Cacbon
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (2012) trong Sổ tay Hành trang Kinh tế xanh, Tổng cục Môi trường, Hà Nội, đ đưa ra cách nhìn toàn diện về Kinh
tế xanh: Khái niệm, các nội dung, những câu chuyện thành công trên thế giới, tiềm năng xây dựng nền Kinh tế xanh của Việt Nam Đặc biệt, sổ tay này còn giới thiệu những ý tưởng, sáng kiến, giải há để thực hiện Kinh tế xanh trong các lĩnh vực của Việt Nam Tuy nhiên cuốn sách mới ch đưa ra cái nhìn tổng quát, còn thiếu vắng những phân tích có tính chiều sâu
Phạm Minh Chính (2013), “Kinh tế xanh – con đường phát triển bền vững đất
nước” [2], Tạp chí Lý luận Chính trị, số 4 (2013), tr 30-35, đ hân tích làm rõ
quan niệm, vị trí, vai trò và những nội dung cơ bản về phát triển kinh tế xanh, trong
đó, hát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường được bảo đảm cân đối, hài hoà, tác giả cho rằng chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh là một chiến lược để Việt Nam phát triển bền vững Để chuyển thành công, phải thực hiện tổng hoà các nhóm giải pháp: tuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng môi trường pháp
lý, thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch, xây dựng ý thức người dân
Nguyễn Hoàng Oanh (2011) trong tác phẩm “ Kinh tế học xanh – Xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế hiện đại” [23], Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 154,
tr 3-10, Bài viết đ giới thiệu bối cảnh chung của thế giới dẫn đến ra đời mô hình
kinh tế xanh và các khái niệm về kinh tế xanh, phát triển kinh tế xanh Bài viết cũng
đ đưa ra cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh như giả thuyết đường cong Kuznets
về môi trường, thuế môi trường và các lợi ích kép, hệ thống các quy định về môi trường và giả thuyết Porter ,… đồng thời trong bài viết, tác giả đ ch ra kinh nghiệm quốc tế điển hình về tăng trưởng xanh ở châu , trong đó có đề cậ đến những nhân tố thúc đẩy Hàn Quốc chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng nâu sang tăng trưởng xanh Bài viết đ hân tích được tính tất yếu phải chuyển sang kinh tế xanh của Việt Nam và đưa ra những phân tích về tiềm năng và chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam Hạn chế lớn nhất của bài viết này đó là chưa đánh giá được
Trang 19những thành công và hạn chế của Hàn Quốc và các quốc gia khác trong khu vực châu theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh để từ đó rút ra bài học khách quan cho Việt Nam
1.2 Tình hình nghiên cứu về sự phát triển kinh tế xanh và kinh nghiệm của Hàn Quốc
Sang Dea Choi (2014), “ The Green Growth Movement in the Republic of orea :o tion or necessity?” [81], tác giả đ hệ thống hóa được các quan niệm về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, đồng thời cũng đề cậ đến vai trò của Chính phủ
và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Đề tài cũng đ ch ra được việc chi ngân sách và đánh giá một số kết quả chính trong việc phát triển tăng trưởng xanh Hàn Quốc Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế như chưa khái quát được những nhân tố thúc đẩy Hàn Quốc phải chuyển sang nền kinh tế xanh, những đánh giá kết quả thực hiện tăng trưởng xanh còn chưa cập nhật và mới ch dừng lại những đánh giá ban đầu và chưa có những đánh giá chuyên sâu ở một số biểu hiện của chiến lược tăng trưởng xanh
Trong báo cáo của UNEP “Overview of the Republic of Korea’s National Strategy for Green Growth” (2010) [88] ngoài việc trình bày những quan niệm và
nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc còn phân tích chi tiết kế hoạch quốc gia và kế hoạch hành động trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (2009-2013) về tăng trưởng xanh Trong các lĩnh vực của chiến lược tăng trưởng xanh Hàn Quốc, báo cáo đ hân tích cụ thể liên quan đến chi tài chính và những mục tiêu chính trong cam kết của Hàn Quốc trong việc thực hiện tăng trưởng xanh Tuy nhiên, báo cáo còn những hạn chế đó là báo cáo mới ch tập trung trình bày và phân tích những chính sách và các hương án hoạt động của Hàn Quốc mà chưa đưa ra những con số đánh giá việc thực hiện tăng trưởng xanh Hàn Quốc trong thực tế, những thông tin trong báo cáo ch mới dừng lại ở mức tổng quan
Jisoon Lee (2010) trong tác phẩm “Green Growth: Korean initiatives for green civilization” [57] tác giả đ đưa ra những quan niệm và các nhân tố thúc đẩy
Hàn Quốc chuyển sang tăng trưởng xanh, ưu tiên các lĩnh vực trong chiến lược tăng trưởng xanh thông qua việc hân tích điểm mạnh, điểm yếu của Hàn Quốc dựa trên
mô hình SWOT Đề tài cũng đ hân tích các ch số liên quan đến tăng trưởng xanh
và khái quát trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chiến lược
Trang 20này ở Hàn Quốc Đồng thời chuyên đề cũng đ hân tích các kế hoạch của Hàn Quốc trong lộ trình thực hiện tăng trưởng xanh Nhìn chung đề tài có tính khái quát cao, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại một số hạn chế như mọi thông tin phân tích mới ch là kế hoạch thực hiện, chưa có những đánh giá thực hiện nên đề tài hạn chế
PCGG (2014) trong công trình “Green Growth Korea: Now and the future”
[79] một mặt đề tài đ trình bày quá trình từ hình thành sáng kiến tăng trưởng xanh đến việc đưa ra các kế hoạch hoạt động Đề tài cũng đ giới thiệu các cơ quan có trách nhiệm trong việc thực hiện tăng trưởng xanh Hàn Quốc Đồng thời, đề tài đ trình bày kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (2014-2018) trên cơ sở đưa ra 3 mục tiêu chính với 5 ch dẫn trực tiếp Mặt khác, đề tài mới ch đưa ra được 2 nhân tố dẫn đến việc Hàn Quốc phải chuyển sang tăng trưởng xanh, chưa có những số liệu về kế hoạch của chiến lược 5 năm năm lần 2, chưa có đánh giá việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất để có cơ sở khách quan dự báo kế hoạch 5 năm lần 2
Nhóm tác giả gồm: Sun-Jin YUN, Myung-Rae Cho and David von Hippel
(2011) trong “The Current Status of Green Growth in Korea: Energy and Urban Security” [84]; đ hân tích hiện trạng tăng trưởng xanh Hàn Quốc liên quan đến
năng lượng và an ninh đô thị Trong bài nghiên cứu, các tác giả đ trình bày tổng quan về việc sử dụng năng lượng của Hàn Quốc những trong giai đoạn từ 1990 đến
Trang 21những năm đầu thế k I Đề tài cũng đ hân tích sự thay đổi khí hậu của Hàn Quốc trước và sau khi có sáng kiến tăng trưởng xanh Đồng thời đề tài cũng đ giới thiệu một số chính sách cho chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Bên cạnh những ưu điểm, những hạn chế của đề tài như mới ch đánh giá được hiện trạng tăng trưởng xanh trên hai khía cạnh, các số liệu đánh giá chưa cập nhật, chưa đưa ra khái niệm về tăng trưởng xanh và nhân tố thúc đẩy Hàn Quốc chuyển sang kinh tế xanh
Ron Benioff, GGBP trong bài viết “Green Growth in Practice: Lessons from Country Experiences” (Tăng trưởng xanh trong thực tiễn: Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới), 23 May 2014 đ ch ra tăng trưởng xanh là cơ hội của
thời đại, chính phủ các quốc gia nên có một sự lựa chọn, vạch ra một con đường mới bền vững hơn đối với sự thịnh vượng, phát triển và vấn đề môi trường xã hội, xóa đói giảm nghèo Những lợi ích này có thể đạt được thông qua những cải tiến trong hiệu quả tài nguyên và quản lý hỗ trợ công nghệ xanh, hỗ trợ kinh doanh đổi mới, đầu tư vào các sáng kiến để giảm thiểu những rủi ro và chi phí của quá trình chuyển đổi này để phát triển kinh tế xanh
D.A Vazquez-Brust and J Sarkis trong cuốn sách “Green Growth: Managing the Transition to a Sustainable Economy” (Tăng trưởng xanh: Quản lý việc chuyển
đổi sang nền kinh tế phát triển bền vững), S ringer, 2012 đ ch cho người đọc có thể xây dựng sự hiểu biết dựa trên những thách thức và bằng chứng của các chiến lược tăng trưởng xanh; bên cạnh đó cuốn sách cho thấy sự gắn kết tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, cung cấp những hiểu biết thực tế của chính sách tăng trưởng xanh để giải quyết các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng, giao thông vận tải khi phát triển các ngành công nghiệ như ô tô, dệt may, dầu, hóa chất, công nghiệp nặng, thực phẩm và các ngành liên quan đến công nghiệp xây dựng,…
Elizabeth Doris, Jaquelin Cochram, Martin Vorum (2009), “Energy Efficiency Policy in the United States: Overview of Trends at Different Levels of Government”, Colorado; [51] Báo cáo về chính sách năng lượng hiệu quả tại Hoa
Kỳ: Tổng quan về xu hướng ở các mức khác nhau, đ ch ra: thứ nhất, hiệu quả của việc l nh đạo về khía cạnh năng lượng là cần thiết đối với mỗi cấ ngành, địa hương thứ hai là sự phối hợp giữa các cấp, ngành, chính quyền ngày càng quan trọng và có những cơ hội để cải thiện hiệu suất chính sách thông qua thống nhất các
Trang 22chiến lược; thứ ba là không tồn tại một hương há nào được chấp nhận rộng rãi
để đánh giá hiệu quả các chính sách về năng lượng;
Gunter Pauli (2014) trong công trình “The Blue Economy”,[61] giới thiệu
nhiều ý tưởng đổi mới tuyệt vời cùng với những ứng dụng thực tiễn giúp doanh nghiệ và người tiêu d ng có tác động đáng kể đến nền kinh tế thế giới, đồng thời làm ra tiền, tạo công ăn việc làm và bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp cho người đọc một tập hợ đặc sắc những đổi mới có khả năng gắn liền lợi nhuận với sự bền vững Ông cho thấy doanh nghiệp, khoa học, xã hội dân sự và cộng đồng có thể
hợ tác và hưởng lợi như thế nào trong việc đá ứng nhu cầu của mọi người Tác phẩm ấy sẽ truyền sinh lực cho các doanh nhân để giải quyết thách thức mà nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ofi Annan đ đặt ra: “Chúng ta h y thử kết hợp thế lực của thị trường với sức mạnh của những ý tưởng chung Chúng ta hãy làm thế nào để sức sáng tạo của giới doanh nghiệ tư nhân h hợp với nhu cầu cơ bản của những người thiệt thòi và yêu cầu của các thế hệ tương lai.”
1.3 Tính hình nghiên cứu về kinh tế xanh ở Việt Nam
Phát triển kinh tế xanh là một trong những xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Ở Việt Nam, cũng đ có một số bài về phát triển nền kinh tế xanh như:
Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn Xuân Trung trong “Kinh tế xanh trong đổi mới
mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn tới”,[29] Kỷ yếu
Diễn đàn kinh tế mùa xuân (2012), do y ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam đồng tổ chức, tr 187-202, đ đề cậ đến vị trí phát triển kinh tế xanh trong mô hình tăng trưởng, khả năng hát triển và sự lựa chọn hướng phát triển kinh
tế xanh trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam thông qua trình bày khái niệm kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và vị trí của kinh tế xanh trong đổi mới
mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao (2011), Báo cáo Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới
và tác động tới Việt Nam, Số 4267/BC-BNG-THKT, Hà Nội Báo cáo cung cấp
khái niệm chung về kinh tế xanh, quan điểm và thực tiễn quốc tế về phát triển kinh
tế xanh, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh
Nguyễn Thị Thắm (2011) trong bài viết “Chính sách tăng trưởng xanh và triển vọng hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc” [26], Hội thảo khoa học quốc tế “Chiến
Trang 23lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam”, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Hà Nội, 27/12/2011, đ trình bày quá trình xây dựng chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và nội dung chính trong chính sách tăng trưởng xanh như chiến lược thực hiện tăng trưởng xanh, các kế hoạch cụ thể hóa chiến lược thực hiện tăng trưởng xanh và nội dung chính của luật khung về tăng trưởng xanh của nước này Đồng thời bài viết đ hân tích triển vọng hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc về tăng trưởng xanh Tuy nhiên, bài viết mới ch dừng lại ở việc đưa ra những phân tích tổng quát về các hương án hành động của Hàn Quốc mà chưa có những đánh giá cụ thể về những thành công , hạn chế và những thách thức của Hàn Quốc trong thực tế thực hiện tăng trưởng xanh để từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Ngoài ra, việc đánh giá triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc về tăng trưởng xanh còn chung chung, chưa hân tích được chuyên sâu triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia về tăng trưởng xanh
Nguyễn Xuân Thắng (2013), Đề tài cấp bộ: “Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam” [27] Đề
tài đ tập trung tìm hiểu và luận giải quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh trên thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; tìm hiểu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và rút ra một số gợi mở cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng phát triển xanh
Vũ Anh Dũng (2012), “Tăng trưởng xanh: Bản chất, xu hướng phát triển và kinh nghiệm Hàn Quốc”, [6] Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề tài đ hân tích và nhận dạng được 3 nguyên tắc cơ bản và 4 nguyên tắc trụ cột của tăng trưởng xanh, hân tích làm rõ động lực, quá trình và kết quả thực hiện tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc, đồng thời nêu lên xu hướng thực hiện tăng trưởng xanh trên thế giới để đưa ra một số hàm ý chính sách cụ thể cho Việt Nam
Theo Kim Ngọc (2013), “Phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, [17] Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, cho thấy trong
mấy thập niên qua, kinh tế Trung Quốc đ hát triển vượt bậc và hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới Song, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Trung Quốc phát triển thiếu bền vững: thành tựu đạt được không xứng với những vấn đề nảy sinh, như bất bình đẳng xã hội gia tăng, ô nhiễm môi trường trầm trọng,…Chính vì thế,
Trang 24Chính phủ Trung Quốc đ và đang thực hiện Chiến lược phát triển mới: phát triển kinh tế xanh nhằm hướng tới duy trì nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững,
đề cao chất lượng tăng trưởng Chiến lược phát triển mới của Trung Quốc chuyển
từ hương thức phát triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang hương thức phát triển kinh tế tiết kiệm tài nguyên Bài viết này tập trung phân tích các chính sách phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý chính sách phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam
Nguyễn Trọng Hoài (2012) trong bài "Mô hình tăng trưởng xanh: Khung phân tích và lựa chọn chính sách cho Việt Nam", [8] Tạp chí Phát triển Kinh tế (259), 30-
39 đ giới thiệu cách tiếp cận tăng trưởng xanh, một tiếp cận cụ thể hơn so với tiếp cận bền vững về tăng trưởng Dựa vào khung hân tích tăng trưởng xanh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nghiên cứu lựa chọn một số ch tiêu có khả năng đo lường nhằm đánh giá hiện trạng tăng trưởng xanh của VN và từ đó đưa
ra một số gợi ý chính sách cho tiếp cận mới này Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh
tế VN đang hải đối mặt với những thách thức lớn trong việc hướng tới một mô hình tăng trưởng xanh Đó là việc sụt giảm năng suất sử dụng các yếu tố đầu vào, nền kinh tế tỏ ra kém hiệu quả, lãng phí, và phát thải các chất gây ô nhiễm nhiều hơn Thêm vào đó là các thách thức về cạn kiệt tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường sống do quá trình công nghiệp hóa Trong bức tranh không mấy khả quan
ấy, nổi lên những điểm sáng đó là năng suất phát thải các chất gây ô nhiễm trong nông nghiệ được cải thiện, t lệ che phủ của rừng gia tăng đáng kể, cải thiện các điều kiện nước sạch, vệ sinh, và bước đầu đ xây dựng và ban hành khung chính sách bảo vệ môi trường qua hệ thống luật Gợi ý chính sách từ nghiên cứu này là
VN nên nhấn mạnh sự kết hợp của nhiều công cụ chính sách khác nhau, sự phối
hợ hành động của toàn xã hội, và sự hợp tác quốc tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh
Đoàn Thị Hồng Vân và Bùi Thị Vân Khánh (2013) trong bài viết "Tăng trưởng xanh trong ngành cao su Việt Nam", [31] Tạp chí Phát triển Kinh tế (276), tháng 03
năm 2013 đ cho thấy quá trình phát triển của ngành cao su Việt Nam ngày càng bộc
lộ nhiều bất cậ : Đầu ra bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc - nơi nhập hơn một nửa lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam đầu vào có hiện tượng phá rừng trồng cao su tràn lan, kém hiệu quả; lợi nhuận trong chuỗi giá trị cao su phân bổ bất
Trang 25hợp lý, làm mất đi động lực của người trồng cao su,… Mô hình tăng trưởng cũ trong ngành cao su không còn phù hợ , đ đến lúc cần chuyển sang mô hình tăng trưởng mới - tăng trưởng xanh Bài viết tập trung làm rõ khái niệm tăng trưởng xanh, đánh giá thực trạng sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian qua, đi sâu nghiên cứu những bất cậ trong ngành, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải há tăng trưởng xanh, tạo tiền đề cho ngành cao su Việt Nam phát triển bền vững
Nguyễn Trọng Hoài & Lê Hoàng Long (2014) trong bài viết "Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Nghiên cứu điển hình Đồng bằng sông Cửu Long", [9] Tạp chí Phát triển Kinh tế (282), 48-64 Nghiên cứu này đề cập tiếp cận
mới đối với phát triển, đó là hát triển công nghiệ theo định hướng tăng trưởng xanh Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghiệp của v ng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo tiếp cận tăng trưởng xanh, đồng thời đánh giá những chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho tiếp cận tăng trưởng xanh trong công nghiệp Tác giả
sử dụng dữ liệu từ bộ khảo sát dành cho đối tượng doanh nghiệ năm 2010 của Tổng cục Thống kê, vì cho đến nay bộ dữ liệu này vẫn là bộ dữ liệu mới nhất Kết quả cho thấy doanh nghiệ ĐBSCL đầu tư thiết bị vật chất lẫn nhân lực cho hoạt động bảo vệ môi trường và sản xuất sạch còn khá thấp Tuy nhiên, doanh nghiệp thuộc những nhóm ngành quan trọng của ĐBSCL như chế biến thực phẩm – đặc biệt là chế biến thủy sản, chế biến dược liệu, sản xuất hóa chất đều có đầu tư đáng
kể cho các hoạt động này Các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển công nghiệ theo hướng thân thiện với môi trường khá đa dạng và bao quát nhưng còn chưa đạt được mức độ cụ thể và còn chồng chéo Từ đó nghiên cứu đề ra các khuyến nghị chính sách cơ bản nhằm nâng cao khả năng xanh hóa ngành công nghiệp ĐBSCL nói riêng và cho VN nói chung
Nguyễn Văn Huy (2011) trong “Tăng trưởng xanh và một số định hướng ưu tiên cho Việt Nam”, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường đ khái
quát một cách tổng quát về xu hướng phát triển kinh tế xanh và một số nội dung chính về tăng trưởng xanh của thế giới Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra được một
số định hướng thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam Tuy nhiên, bài viết ch đưa
ra những xu hướng chung chung, chưa có sự đi sâu hân tích về xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới
Trang 26Phạm Thành Công (2011) trong “Kinh tế xanh: định hướng phát triển bền vững trong thế kỷ mới”, Economic Studies, Vol 401, No 10 (2011), pp 22-28 đ
giới thiệu tổng quan về kinh tế xanh – nền kinh tế mới đối với sự phát triển bền vững của thế giới trong thế kỷ I cũng như xu hướng phát triển của các nước trên thế giới và Việt Nam đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm từng bước phát triển kinh tế này ở Việt Nam
UNEP (2011) trong báo cáo “Hướng tới nền kinh tế xanh – Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo”, (Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách
Tài nguyên và Môi trường), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,đ đưa ra khái niệm, giới thiệu những công cụ đo lường mới, các hướng trọng tâm cũng như làm rõ mối quan
hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường, vai trò của các nước đang hát triển trong một nền kinh tế xanh
Trung tâm thông tin tư liệu (2012), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương (CIEM), Hà Nội, “Tiềm năng tạo việc làm xanh ở Việt Nam”, đ cung cấp
thông tin về kinh tế xanh, việc làm xanh; kinh nghiệm của một số nước về tạo việc làm xanh đánh giá vấn đề kinh tế xanh và việc làm xanh ở Việt Nam
Ngô Tuấn Nghĩa (2013) trong bài “Tái cấu trúc mô hình tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5, Hà Nội, có đề
cậ đến xu hướng phát triển kinh tế xanh, thách thức phát triển kinh tế xanh trong thực hiện tái cấu trúc mô hình tăng trưởng ở Việt Nam
H.Vân (2014), “Chính sách phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở Việt Nam” Bài viết đ cho thấy hiện tại Việt Nam chưa có một văn bản chính thức nào về
phát triển kinh tế xanh, tuy nhiên nội hàm của nó đ được thể hiện trong các bộ luật hay các Nghị quyết để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Tiế đó bài viết đ đề xuất hướng tiếp cận nền kinh tế xanh cho Việt Nam, bài viết đ ch ra những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi tiến hành phát triển kinh tế xanh, từ đó nêu lên định hướng thực hiện cho Việt Nam để phát triển theo con đường “kinh tế xanh”
Hồ Thuy Ngọc, Nguyễn Tú Anh (2016), “Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
và sự tham gia của doanh nghiệp” Bài viết đ cho thấy hiện tại nền kinh tế Việt
Nam đang trong quá trình hát triển và mở cửa thị trường thế giới Rõ ràng, các chiến lược mới là bắt buộc Nền kinh tế Xanh lá cây có thể bắt đầu từ đổi mới công nghệ và nó là giả định kích cỡ mà đổi mới như vậy là do cả lao động dựa trên tri
Trang 27thức và hỗ trợ bên ngoài Cũng có thể giả thuyết rằng nền kinh tế xanh có thể bị đẩy dưới áp lực bên ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam Báo cáo này được thiết
kế để kiểm tra các giả thuyết này và nhằm giải quyết những trở ngại đối với sự đóng góp của các doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
Phạm Huy Thông, Pham Thành Trung (2016) “Nghiên cứu các chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam” Bài viết đ cho thấy ngày nay, nhân loại đ
đương đầu với cuộc khủng hoảng mới, trong đó khủng hoảng khí hậu (biến đổi khí hậu) là điều quan trọng nhất Trong bối cảnh này, nền kinh tế xanh được cho là con đường khả thi nhất để đối phó với thay đổi khí hậu và duy trì sự phát triển bền vững Việt Nam đ ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và sẽ triển khai trên toàn quốc trong thời gian tới Bài viết làm rõ tăng trưởng xanh không ch tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước mà còn tạo ra nhiều khó khăn, thách thức bằng nhiều cách trên con đường hội nhập với xu hướng xanh toàn cầu
TS Nguyến Hồng Nhung (2013), “Hướng đến nền kinh tế xanh – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Tài chính Vĩ mô, số 11(124) Bài viết đưa ra quan
điểm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là hướng đi đúng đắn đối với hầu hết các quốc gia bao gồm cả Việt Nam Tác giả mang một quan điểm mới vẻ đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hướng đến nền kinh tế xanh Từ những nhận định về cơ hội và thách thức để đề xuất một số giải pháp cho những thách thức còn tồn tại
1.4 Đánh giá công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và hướng tiếp cận của Luận án
1.4.1 Đánh giá công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Qua khảo sát các tài liệu liên quan đến đề tài nêu trên có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, cho đến nay đ có các công trình nghiên trong nước, nước ngoài
của rất nhiều học giả khác nhau Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa hệ thống một cách khoa học các vấn đề lý luận về kinh tế xanh, số liệu được liệt kê khá nhiều nhưng còn rời rạc và chưa cập nhật những số liệu mới nhất
Trang 28Thứ hai, vấn đề chủ yếu là các bài viết phần lớn mới ch đánh giá thành
công, còn hạn chế của việc phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc thì chưa được các học giả phân tích sâu sắc, toàn diện và có hệ thống
Thứ ba, số liệu thống kê về phát triển kinh tế xanh của Việt Nam và Hàn Quốc
còn rời rạc, nhiều nguồn thông tin khác nhau, có những nguồn tính tin cậy còn không cao Vì vậy, cần hệ thống, đánh giá lại nguồn tài liệu để đưa ra kết quả tốt nhất
Thứ tư, về phía Việt Nam, phần lớn các bài viết mới ch là các bài báo, tạp
chí chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cập nhật, hệ thống toàn diện
về kinh tế xanh Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế xanh
Do vậy, đi sâu nghiên cứu, lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam” là cần thiết và cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn để giải quyết được bốn vấn đề trên Đồng thời có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, cấp nhật, toàn diện về phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam
1.4.2 Hướng tiếp cận của luận án
Luận án tiếp tục kế thừa những thành công của các công trình nghiên cứu trong ngoài nước và bổ sung cập nhật các số liệu để tiếp tục hoàn thiện các quan điểm nghiên cứu về thành công, hạn chế trong phát triển kinh tế xanh Hàn Quốc Từ
đó ch rõ những điểm đ làm được và chưa làm được, nguyên nhân vì đâu? Để rút
ra được bài học kinh nghiệm thiết thực nhất cho Việt Nam
Luận án đánh giá toàn diện, hệ thống cập nhật nhất: thực trạng, nguyên nhân vì sao kinh tế xanh của Việt Nam chưa hát triển cũng như những thách thức đối với Việt Nam khi không phát triển kinh tế xanh Từ đó, soi chiếu vào thực tiễn phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc và thực tiễn Việt Nam sẽ cho ra bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị chung Đây là điều các công trình nghiên cứu trước đó chưa có
Vì vậy, luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam” sẽ góp phần lấ đầy các khoảng trống trên và được nghiên
cứu nhằm phục vụ cho việc vận dụng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới
Có thể khẳng định, đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu có hệ thống, đầy
đủ, sâu sắc và cập nhật về kinh tế xanh của Hàn Quốc như một kinh nghiệm điển hình đối với Việt Nam
Trang 29Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
2.1 Cở sở lý luận về phát triển kinh tế xanh
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm tăng trưởng xanh (green growth)
Xét về mặt học thuật, Paul Ekins là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tăng trưởng xanh” (green growth) vào năm 2000 Theo Paul Ekins, tăng trưởng xanh là tăng trưởng kinh tế bền vững về mặt môi trường, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo tồn các hệ sinh thái, đảm bảo sức khoẻ, phúc lợi và chất lượng cuộc sống [78] Năm
2005, Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) đưa ra khái niệm tăng trưởng xanh như sau: tăng trưởng xanh là việc
là giảm đói nghèo thông qua tăng trưởng và bảo vệ môi trường, thông qua tăng cường hiệu quả sinh thái UNESCAP đ đưa ra nhiều biện há để thực hiện tăng trưởng xanh như: cải cách thuế xanh, hình thành nguồn vốn xã hội thân thiện với môi trường, quản lý nguồn cung năng lượng, hình thành các thị trường xanh và các doanh nghiệp xanh [85]
Năm 2009, Hội đồng bộ trưởng của OECD đ đưa ra Tuyên bố tăng trưởng xanh “green growth declaration) Trong Tuyên bố này, tăng trưởng xanh được định nghĩa là: thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo tính bền vững về các nguồn tài nguyên và các dịch vụ môi trường (OECD, 2009) OECD cho rằng để đạt được tăng trưởng xanh cần phải giải quyết những thách thức về kinh
tế và môi trường, khai thác các nguồn lực mới cho tăng trưởng thông qua các kênh như cải thiện năng suất lao động, phát huy sáng kiến, hình thành thị trường mới, tạo dựng một chính phủ có trách nhiệm để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, ổn định kinh
tế vĩ mô (OECD, 2011) [95]
Về phía Hàn Quốc, năm 2008 tổng thống Lee Myung Bak đ đưa ra khái niệm “tăng trưởng xanh và carbon thấ ” Tăng trưởng xanh theo quan niệm của thổng thống Lee Myung Bak là nhằm giảm hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường Tăng trưởng xanh là hướng tới bảo vệ môi trừơng, hình thành các ngành công nghiệp mới và việc làm mới, sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thuỷ điện , sử dụng công nghệ xanh để thay thế
Trang 30các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm như dầu mỏ và khí đốt Chìa khoá để theo đuổi tăng trưởng xanh là nhằm hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường trong phát triển kinh tế” [46]
Gần đây nhất, trong Hội nghị thượng đ nh toàn cầu RIO+20 tổ chức tại Brazil tháng 6 năm 2012, tăng trưởng xanh được các nhà quản lý và các học giả quan niệm gồm 3 trụ cột chính để hướng tới phát triển bền vững, đó là: hát triển kinh tế, gắn kết xã hội và bảo vệ môi trường
* Khái niệm nền kinh tế xanh (green economy):
Thuật ngữ kinh tế xanh (green economy) được sử dụng lần đầu tiên trong Báo cáo kinh tế của Anh với tiêu đề “Blue rint for a green economy” vào năm
1989 Tuy nhiên, thuật ngữ này không chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến nền kinh tế xanh mà ch được các tác giả sử dụng như là một loại từ ngữ để phản ánh những vấn đề về môi trường ở nước Anh lúc bấy giờ
Năm 2008, thuật ngữ kinh tế xanh được nhắc lại một lần nữa trong sáng kiến của Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) UNEP (2008) trong Sáng kiến nền kinh tế xanh đ hân tích sự hỗ trợ về chính trị để đầu tư vào các ngành “xanh” của nền kinh tế liên quan đến các ngành sử dụng ít năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường UNEP (2011) trong Báo cáo nền kinh tế xanh (green economy re ort) đ hoàn thiện khái niệm kinh tế xanh thêm một lần nữa khi cho
rằng: kinh tế xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh húc cho con người và công
bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và thiếu hụt sinh thái (UNEP, 2011) [93] Một nền kinh tế xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông ít phát thải carbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp bền vững Hiểu một cách đơn giản, kinh tế xanh là nền kinh
tế ít phát thải carbon, tiết kiệm tài nguyên, tạo ra việc làm và công bằng xã hội (UNEP 2010)
Tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng Xanh của Liên Hợp Quốc (GEI) quan niệm rằng: tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai
Trang 31thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội
Từ các quan niệm trên đây, có thể định nghĩa: kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro về môi trường và những thiếu hụt sinh thái Nói cách khác, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội
* Sự khác biệt giữa tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và phát triển bền vững
Từ các khái niệm trên đấy, rõ ràng có thể thấy có những sự khác biệt giữa
tăng trưởng xanh, kinh tế xanh về giá trị, ý nghĩa và mục tiêu Kinh tế xanh được
quan niệm theo nghĩa là đạt được sự phát triển kinh tế ổn định, khắc phục những thiếu sót do nền kinh tế nâu mang lại Kinh tế xanh là một khái niệm mang nghĩa rộng, bao hàm việc chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều nguyên liệu hoá thạch sang nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trường, từ đó cải thiện phúc lợi và công bằng xã hội và giảm thiểu những rủi ro về môi trường Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh có thể đạt được thông qua đầu tư xanh, tạo việc làm xanh, thị trường xanh và mục tiêu rõ ràng của kinh tế xanh là xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu các tác động bất lợi từ ô nhiễm môi trường
Trong khi đó, tăng trưởng xanh được quan niệm theo nghĩa hẹ hơn, liên
quan chủ yếu đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các yếu tố đầu vào của tăng trưởng
và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng uá trình đạt được tăng trưởng xanh có thể được thực hiện thông qua việc đánh giá vai trò của nhân tố sản xuất, các yếu tố chính sách và thể chế, trình độ phát triển, nguồn lực phát triển và sức ép về môi trường Tăng trưởng xanh liên quan đến hiệu quả chính sách, hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn lực và hiệu quả phân bổ và sử dụng ngân sách
Khái niệm kinh tế xanh cũng không thể thay thế cho khái niệm “ hát triển bền vững” inh tế xanh là một nền kinh tế hay một mô hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kinh tế học sinh thái Các hoạt động trong nền kinh tế xanh tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hoá) và công bằng xã hội, đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất) Ba yếu tố này đạt được trạng thái cân bằng sẽ thoả mãn tính bền vững
Trang 32Khái niệm kinh tế xanh nhằm hướng tới một sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng thân thiện với môi trường, nhưng khác với khái niệm phát triển bền vững, khái niệm kinh tế xanh giải quyết trực tiếp các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh tế xanh tập trung vào các nhóm vấn đề nhỏ hơn nội hàm của khái niệm phát triển bền vững (nghĩa là tập trung vào các yếu
tố cấu thành “xanh” của nền kinh tế) Kinh tế xanh ch tập trung vào các yếu tố sử dụng môi trường và có những tác động trực tiế đến môi trường, đưa ra các giải
há liên quan đến các cuộc khủng hoảng kinh tế do nền kinh tế nâu mang lại; trong khi đó khái niệm phát triển bền vững có nội hàm rộng hơn, bao gồm cả các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường Nói cách khác, khái niệm kinh tế xanh không thể thay thế khái niệm phát triển bền vững, nhưng nó là một phần quan trọng của phát triển bền vững, là một chiến lược kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững
Từ các quan niệm khác nhau của các học giả trên thế giới và từ sự phân biệt
sự khác nhau giữa tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, phát triển bền vững, có thể đưa
ra định nghĩa “Phát triển kinh tế xanh” theo nghĩa bao tr m như sau: Phát triển kinh
tế xanh là quá trình đưa nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhie n liẹ u, tập trung phát triển mạnh các ngành co ng nghiẹ p sinh thái và tha n thiẹ n với
mo i tru ờng, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hạ u, hướng tới xóa đói giảm nghèo, co ng bằng x hội và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
inh tế xanh có ba nọ i dung chính: 1) Thân thiện với môi trường; 2) Phát triển kinh tế theo chiều sâu; và 3) Phát triển bền vững về mặt xã hội Cụ thể là:
1) Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiẹ n với môi tru ờng, đu ợc thể hiẹ n ở viẹ c giảm hát thải khí nhà kính, đạ c biẹ t là khí carbon, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu - mọ t thảm họa lớn đang đe dọa sự sống trên trái Đất, kể cả con ngu ời và x họ i loài ngu ời
Nền kinh tế xanh hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch Nguồn cung cấ năng lượng tái tạo ngày càng tăng sẽ giảm những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt được lợi ích giảm phát thải khí nhà kính (Greenhouse gases -GHGs) vì hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay là gốc rễ của hiện tượng biến đổi khí hậu Ngành năng lượng chiếm tới 2/3 lượng phát thải GHGs và chi phí thích ứng với BĐ H ước đạt 50 tỷ - 170 tỷ USD vào năm 2030, trong đó các nước đang
Trang 33phát triển có thể phải gánh chịu một nửa chi hí đó Nhiều quốc gia, đặc biệt những nước nhập khẩu dầu ròng phải đứng trước thách thức giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao Chính vì vậy, đầu tư vào các nguồn tái tạo có sẵn (thậm chí dồi dào ở nhiều nơi) có thể cải thiện đáng kể an ninh năng lượng, nói rộng ra là an ninh kinh tế và tài chính Ngoài ra năng lượng tái tạo còn mang lại nhiều cơ hội kinh tế lớn
Một nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông carbon thấp Khu vực thành thị ngày nay là nơi cư trú của hơn 50% dân số thế giới, tiêu thụ 50% - 60% năng lượng và phát thải 75% tổng lượng GHGs Đô thị hóa nhanh chóng đang gia tăng về áp lực cung cấ nước sạch, hệ thống thoát nước và y
tế cộng đồng, thường gây nên kết cấu hạ tầng nghèo nàn, hoạt động môi trường suy giảm và chi hí chăm sóc sức khỏe công cộng cao Trong bối cảnh đó, cơ hội duy nhất cho các thành phố tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lượng khí thải cũng như rác thải là nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu thông qua các hương thức giao thông cải tiến, các-bon thấp, giúp tiết kiệm tiền, đồng thời cải thiện năng suất và công bằng xã hội
2) Kinh tế xanh là nền kinh tế ta ng tru ởng theo chiều sâu nhờ khai thác và
tạ n dụng mọi tính na ng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên hao tổn ít nguyên, nhiên vạ t liẹ u; ta ng cu ờng các ngành công nghiẹ p sinh thái nhờ chuyển đổi sang công nghẹ xanh và sạch
Kinh tế xanh hướng đến sự phát triển kinh tế theo hướng đầu tư vào các ngành công nghệ xanh hơn, hướng tới xanh hoá sản xuất, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái và dịch vụ môi trường, đổi mới công nghệ Để phát triển kinh tế xanh, cần phải hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản; Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, tăng cường đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn Để phát triển kinh tế xanh, các tổ chức quốc tế và các nước phát triển đang hát động phong trào phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu, đầu tư công nghệ sạch, thị trường công nghệ xanh, tiêu chuẩn công nghệ thông tin xanh, sản xuất sạch hơn và hiệu quả sử dụng tài
Trang 34nguyên, việc làm xanh…
3) Kinh tế xanh là nền kinh tế ta ng tru ởng bền vững về mạ t xã họ i (xóa đói giảm nghèo, cải thiẹ n công bằng x họ i)
Một đặc tính quan trọng của nền kinh tế xanh là nó tìm cách cung cấ các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo mà không thanh lý hoặc làm xói mòn tài sản tự nhiên của quốc gia Điều này đặc biệt cần thiết ở các nước có thu nhập thấ , nơi sinh kế chủ yếu của cộng đồng nghèo nông thôn là hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái Hệ sinh thái và các dịch vụ cung cấp một mạng lưới an sinh chống lại thiên tai và khủng hoảng kinh tế Nền kinh tế xanh tạo ra việc làm và cải
thiện công bằng xã hội Thực tế, các nước tiến tới một nền kinh tế xanh đ nhìn thấy
khả năng tạo việc làm và tiềm năng có thể được nhân lên khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xanh Vì vậy, họ đ đưa ra những gói kích thích tài chính tăng cường việc làm với các hợp phần “xanh” quan trọng
Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững: xanh hóa sản xuất không thể tách rời xanh hóa lối sống và hương thức tiêu dùng bền vững của xã hội Để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển hài hòa, nâng cao chất lượng cho người dân, quy hoạch phát triển đô thị và quản lý quy hoạch cần đạt được các tiêu chí về hiệu quả sinh thái và bảo đảm xã hội để đô thị là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanhvà cạnh tranh; tăng cơ hội việc làm; giảm nghèo; cải thiện chất lượng sống; tăng cường an ninh năng lượng; tránh được các chi phí và rủi ro tương lai Kinh tế xanh cũng hướng tới việc xây dựng nông thôn bền vững với lối sống hài hoà với môi trường
2.1.2 Đặc điểm và tiêu chí đánh giá một nền kinh tế xanh
* Đặc điểm của nền kinh tế xanh
Năm 2011, Nhóm quản lý môi trường Liên hợp quốc (United Nations Environment Management Group – UNEMG) đ đưa ra 5 đặc điểm cơ bản của nền kinh tế xanh [94], đó là:
1) Đảm bảo tăng trưởng và giảm phát thải nhà kính trong phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy tạo việc làm và các cơ hội cho người nghèo tham gia các lĩnh vực kinh tế
2) Đảm bảo sự cân đối trong nguồn thu ngân sách để đầu tư hiệu quả cho các lĩnh vực bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo
Trang 353) Duy trì các hoạt động đa dạng sinh học và hệ sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
4) Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng trong nền kinh tế 5) Hạn chế những rủi ro về môi trường trong phát triển kinh tế
Từ 5 đặc điểm của nền kinh xanh do UNEMG đưa ra, có thể thấy nền kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, dựa vào năng lượng sạch, giảm phát thải nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu Đây là nền kinh tế tậ trung vào tăng trưởng theo chiều sâu, ít hao tổn nhiên liệu, đổi mới công nghệ, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, hướng đến mục đích tăng trưởng bền vững, xoá đói giảm nghèo và phát triển công bằng Nền kinh tế xanh hướng đến sự phát triển bền vững bởi nó hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, đem lại cơ hội tốt hơn trong vấn đề sức khoẻ, giáo dục và an ninh việc làm Nền kinh tế xanh tăng cường bình đẳng xã hội, đem lại các cơ hội kinh tế bền vững hơn cho người nghèo; giảm thiểu những rủi ro môi trường do nền kinh tế nâu mang lại; giảm thiểu
sự khai thác bừa bãi tài nguyên và hệ sinh thái, đảm bảo chất lượng nguồn đất canh tác
- Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh:
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh thường được
đi bằng hai cách Cách thứ nhất, các nước phát triển tập trung chuyển đổi sang một
xã hội ít carbon hơn (nhấn mạnh đến yếu tố môi trường) Các nước này thường có điều kiện tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ, vì vậy việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh thường thông qua đầu tư, hát triển các lĩnh vực mới trong nền kinh tế
để giúp phát triển xã hội, môi trường bền vững Cách thứ hai, các nước đang phát
triển thường nhấn mạnh đến yếu tố tăng trưởng trong xã hội ít carbon và các nước này quan tâm nhiều hơn đến khái niệm “tăng trưởng xanh” do mục đích tăng trưởng được đặt lên hàng đầu Các nước đang hát triển thường phải tốn nhiều chi phí và thời gian hơn trong việc chuyển dần nền kinh tế truyền thống (kinh tế nâu) sang nền kinh tế thân thiện với môi trường (kinh tế xanh)
Tại các nước đang hát triển, quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang
“xanh” hải trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn khói đen: là giai đoạn hy sinh môi trường để tăng trưởng kinh
tế: Ở giai đoạn này, các nước đang hát triển đều tập trung khai thác những lợi thế sẵn có về nhân lực, vật lực và tài nguyên cho tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế
Trang 36nhanh kéo theo tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và mở rộng sản xuất rất nhanh,
và đồng thời với nó là nền kinh tế tiêu thụ tương đối nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng hoá thạch Cái giá phải trả là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường như huỷ hoại tầng ozone, biến đổi khí hậu, mưa axit, chặt phá rừng, dân số tăng nhanh, mất đa dạng sinh học, xói mòn, lũ lụt, sa mạc hoá, thiếu nước sạch, ô nhiễm Trong giai đoạn này, nền kinh tế chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng và phải trả giá rất đắt về các vấn đề môi trường
+ Giai đoạn khói trắng: là giai đoạn môi trường bắt đầu được cải thiện nhờ
nhận thức về tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế nhanh tới môi trường và hệ sinh thái Ở giai đoạn này, các nước bắt đầu nhận thức được những giới hạn của sự tăng trưởng và mức độ nguy hại của quá trình tăng trưởng đối với môi trường và an ninh xã hội Các quốc gia bắt đầu tập trung các chính sách và biện pháp thực hiện tăng trưởng xanh như: thuế xanh, áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ sạch, đổi mới công nghệ nhằm mục tiêu giảm thiểu những tác động của tăng trưởng đối với môi trường và hệ sinh thái
+ Giai đoạn không khói: là giai đoạn cắt giảm mạnh ô nhiễm ngay từ đầu
của quá trình sản xuất và hướng tới sự tồn tại bền vững của loài người và hệ sinh thái Ở giai đoạn này, các nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế xanh Các chính sách kinh tế nhằm vào việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hoá thạch, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả.Đây là giai đoạn phát triển kinh tế mà tất cả các quốc gia phát triển
và đang hát triển trên thế giới hướng tới
Bảng 2.1: Các bước chuyển đổi từ nền kinh tế “nâu” sang “xanh”
Vị trí hiện tại của nền
kinh tế nâu
Ba bước chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Tiêu chí đạt được nền kinh tế xanh
- Khai thác bừa bãi tài
nguyên và sức ép ô nhiễm
môi trường
- Biến đổi khí hậu
- Tổn thất tài nguyên thiên +
- Cải thiện được chất lượng cuộc sống, bình đẳng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro về môi trường và khan hiếm
hệ sinh thái
Tăng trưởng kinh tế:
Vừa tăng trưởng vừa đảm bảo bền vững môi trường (win-win)
+
Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi
trường
Trang 37nhiên và môi trường sinh
thái
- Rủi ro hệ sinh thái
- Khan hiếm tài nguyên và
nguyên kém hiệu quả,
phát thải ô nhiễm cao
+
- Sống trong một “không gian an toàn”: sử dụng nguồn tài nguyên vừa đủ
để có thể tái tạo và tránh ngưỡng đe doạ sinh thái
- Đạt được những “giới hạn có thể chấp nhận được” về tổn thất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu
- Tạo nên sự phát triển bền vững cho thế hệ và nền kinh
tế trong tương lai
- Duy trì sức khoẻ và sự sống hạnh phúc cho mọi người dân và cộng đồng
- Nền kinh tế thoát khỏi tác động môi trường và sử dụng tài nguyên
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Đầu tư để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh:
Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi phải có nguồn tài chính hợ lý để
có thể đầu tư cho quá trình chuyển đổi Nguồn tài chính này tậ trung đầu tư cho các quỹ sáng tạo, quỹ phát huy sáng kiến, quỹ quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường, nguồn tài chính phục vụ đa dạng hoá sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu Nguồn tài chính này cũng cần thiết để phục vụ cho đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
- Xu thế đặc thù của quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh:
Nền kinh tế xanh thúc đẩy đầu tư vào vốn tự nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học Mặc d đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên đầu vào cho nền kinh tế cũng
Quản lý môi trường tích cực:
Quản lý rủi ro: kiểm soát được lũ lụt, hạn hán, phá huỷ
hệ sinh thái
+
Duy trì, bảo tồn, gìn giữ tài nguyên, rừng phòng hộ
Duy trì bền vững môi trường
Hệ sinh thái và sử dụng hiệu quả tài nguyên
+
Sản phẩm sạch và không biến
đổi gen
Trang 38như điều hòa môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái và đóng gó cho húc lợi xã hội nhưng những “dịch vụ hệ sinh thái” chủ yếu là dịch vụ công cộng, không được lượng hóa giá trị kinh tế đầy đủ Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến giá trị của đa dạng sinh học không được đánh giá đúng mức, quản lý yếu kém gây nhiều tổn thất
Nền “kinh tế xanh” là trụ cột để giảm nghèo Một trong những hình thức dễ nhận thấy nhất của bất bình đẳng là đói nghèo Đói nghèo không ch là bất bình đẳng thu nhập mà còn là bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận với giáo dục, y tế, tín dụng và cơ hội việc làm Nền kinh tế xanh cung cấ các cơ hội cho phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo nhưng không làm cạn kiệt tài sản tự nhiên của quốc gia
Nền kinh tế xanh tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội Thực tế đ chứng minh nền kinh tế xanh có khả năng tạo việc làm trong các lĩnh vực liên quan đến hàng hóa và dịch vụ môi trường và khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xanh như nưng lượng tái tạo, công nghệ carbon thấp tiềm năng có thể tạo ra nhiều việc làm hơn nữa
Nền kinh tế xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo là giảm thiếu những rủi ro về biến động giá năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính (GHGs) và chống biến đổi khí hậu Đối với các quốc gia phải nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt phải đối mặt với thách thức giá nhiên liệu tăng cao Vì vậy đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể đảm bảo an ninh năng lượng,
từ đó rộng hơn ra là an ninh tài chính, kinh tế Năng lượng hóa thạch tạo ra 2/3 lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới Chi hí đối phó với biến đổi khí hậu ước tính khoảng 50 đến 170 tỷ USD Nền kinh tế xanh sử dụng công nghệ carbon thấp
là giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề này
Một nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông bon thấp Hiện nay khu vực đô thị là nơi sinh sống của 50% dân số thế giới, tiêu thụ 50-60% năng lượng, phát thải 75% lượng khí nhà kính uá trình đô thị hóa nhanh chóng đang gia tăng á lực về sử dụng nước sạch, hệ thống thoát nước, rác thải, ô nhiễm môi trường, và các hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học, bệnh
Trang 39các-viện Để đối phó với các vấn đề trên thì cải tiến các hương tiện giao thông thân thiện với môi trường, quy hoạch đô thị bền vững, hướng tới xây dựng thành phố carbon thấp, sử dụng năng lượng hiệu quả và hướng tới công bằng xã hội là những
biện pháp tốt nhất
* Những tiêu chí đánh giá nền kinh tế xanh
UNEP phối hợp với các đối tác như Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (WB) để phát triển một bộ các ch tiêu mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các ch tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, chẳng hạn như cấu trúc của nền kinh tế hay nguồn vốn tự nhiên để đánh giá các tiêu chí đạt được nền inh tế xanh Các ch số đang được phát triển này có thể được tạm chia thành ba nhóm ch số về kinh tế, môi trường, xã hội Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Các chỉ số đánh giá nền kinh tế xanh
1 Chỉ số kinh tế
Đầu tư EGSS* (USD/năm)
Tỷ lệ trợ cấp cho nhiên liệu hoá thạch, nước, nghề cá
Thuế nhiên liệu hoá thạch (USD hoặc %)
Ưu tiên hát triển năng lượng tái tạo (USD hoặc %)
Giá carbon (USD/tấn)
Định giá các dịch vụ sinh thái
Giá trị các dịch vụ sinh thái (VD: nước…)
Chi tiêu cho thu mua bền vững (USD/năm hoặc %)
Sản lượng CO2 và các nguyên liệu khác (tấn/USD)
Ch tiêu đào tạo (USD/năm, % GDP)
Đào tạo kỹ năng việc làm xanh
Số lượng đào tạo (người/năm)
2 Các chỉ số môi trường
Trang 40Phát thải carbon (tấn/năm)
Quản lý biến đổi khí hậu Năng lượng tái tạo (% trong nguồn cung điện)
Tiêu dùng năng lượng/người (Btu/người)
Rừng (ha)
Quản lý hệ sinh thái
Áp lực về nguồn nước (%)
Tỷ lệ bảo tồn đất đai và biển (ha)
Năng suất điện (Btu/USD)
Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
Năng suất vật liệu (tấn/USD)
Năng suất nước (m3/USD)
Năng suất CO2 (tấn/USD)
Tỷ lệ được chăm sóc sức khoẻ
Tỷ lệ hoá chất độc hại trong đồ uống (g/lít)
Số lượng người bị bệnh do ô nhiễm không khí
(người)
Chính sách chăm sóc sức khoẻ
Tỷ lệ người chế vì tai nạn giao thông (người/100.000
người)
Ghi chú: Đầu tư EGSS (environmental goods and services sector) là đầu tư
để sản xuất các hàng hoá – dịch vụ nhằm hạn chế những tác hại đối với môi trường nước, không khí, đất, sinh thái (OECD/Eurostat, 1999)
Nguồn: UNEP (2012), Đo lường sự tiến bộ hướng tới một nền kinh tế xanh,