Top 10 Trading Partners,
3.1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những thành công và hạn chế của Malaysia, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để góp phần hoàn thiện hơn chính sách thương mại quốc tế và thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế để phục vụ có hiệu quả nhất cho sự phát triển của đất nước.
- Tại Việt nam, ta vẫn đang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động không đem lại giá trị cao,hoặc ngành có trình độ công nhân thấp. Việt Nam thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Nam đã xác định rõ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước Đây là 1 chính sách vô cùng đúng đắn, bởi nền kinh tế VN xuất phát từ một nền cơ sở vật chất thấp kém, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu.. do vậy mà ta cần tiến hành công nghiệp hoá phù hợp xu thế phát triển chung của toàn thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Việc công nghiệp hoá trước hết để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, tiếp đến là phục vụ cho xuất khẩu, có như vậy nền sản xuất của VN mới có thể tân tiến hiện đại, hội nhập vào kinh tế thế giới.
- VN hiện nay chưa phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chưa quy hoạch các khu chế xuất(hiện nay nước ta có 4 khu chế xuất là Linh trung 1,2,3 và khu Tân thuận). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô, độ tinh chế thấp. Học tập Malaysia, VN có thể phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, từ đó xây dựng nên các khu chế xuất, để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn tài chính, đổi mới công nghệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
- Ngân hàng VN cũng cần có những biện pháp hỗ trợ hoạt động TMQT như bảo lãnh vay, cho vay với lãi suất ưu đãi, hay là ký kết các hiệp định với các ngân hàng quốc gia khác để tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các doanh nghiệp các nước. , hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) của VN hiện nay đầy đủ, có thể phân ra là tổ chức XTTM của chính phủ, phi chính phủ và của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế các tổ chức này lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, các hoạt động mới chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm. Nhìn vào Malaysia, VN có thể học tập kinh nghiệm như tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức. Nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường, cần mở thêm các văn phòng đại diện, các trung tâm thương mại tại nước ngoài, tích cực tìm hiểu tập quán thương mại của đối tác. Về hoạt động của tổ chức XTTM, cần mở rộng thêm như dịch vụ tư vấn, tìm kiếm các khách hàng, các thị trường tiềm năng. . .
Vì thế, Ngân hàng Việt Nam nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn + kí kết hiệp định với ngân hàng quốc gia khác.
- Việt nam cần rút ra bài học này từ Malaisya, giữ quan hệ thương mại với hầu hêt các quốc gia trên thế giới.Ngoài việc có những chính sách phát triển thị trường sản xuất trong nước thì cần có những chính sách thích đáng cho nhà đầu tư nước ngoài đề họ tìm kiếm được cơ hội phát triển tiềm năng tại Việt nam,và tham gia tích cực các hoạt động quốc tế.
- Việt nam cần có sự cân xứng trong việc phát triển các ngành, cần điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế: đầu tư nhiều vào công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên vẫn cần quan tâm đến phát triển nông nghiệp để tương xứng với sự phát triển của các ngành khác. Khi nền kinh tế trong nước phát triển, sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam, quan hệ thương mại quốc tế giữa nước ta với các quốc gia khác tốt đẹp hơn. - Việt nam cũng thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động như Malaisya. Song ta cần có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa của cơ quan nhà nước.Vì nếu để tình trạng cho nước ngoài đầu tư tràn lan vào việt nam,hoặc các doanh nghiệp trong nước khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên của đất nước thì trong tương lai không xa, Môi trường của Việt nam bị ô nhiễm trầm trọng hoặc cạn kiệt nguồn tài nguyên.Vấn đề lao
động vẫn là vấn đề nan giải bởi trong khi trình độ lao động có trình độ cao thì ít và có xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài thì lao đông trong nước vẫn chưa đạt được trình độ cao trong quá trình sản xuất.