Những thành công của Malaysia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế của hàn quốc và bài học cho việt nam (Trang 31 - 33)

Top 10 Trading Partners,

3.1.1Những thành công của Malaysia

- Malaisya đang có chính sách tập trung đầu tư cho các ngành có thế mạnh,đến nay các ngành đã có một vị thế nhất định ,là những mặt hàng được ưa chuộng trong thương mại như ô tô,sản phẩm viễn thông ,máy điều hòa .đĩa cứng…..Thay vì xuất khẩu những sản phẩm thô như trước kia thì nay đã xuất khẩu đa số là các m ặt hàng đã qua tinh chế ,công nghệ cao.

- Malaysia tăng cường việc thành lập các khu chế xuất để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài bổ sung nguồn tài chính đổi mới công nghệ đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá được sản xuất.Một trong những nguyên nhân là quốc gia này có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.

- Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ bảo quản đặc biệt.Vì thế,học tập Malaisya, VN cần xây dựng hệ thống kho hàng miến phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với những hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần được bảo quản như rau quả, thuỷ sản. Cần xây dựng hệ thống bán hàng tại chỗ phía Nam với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật để tạm trữ sản phẩm, chờ chế biến, tránh tình trạng thối rữa sản phẩm, đây là nguyên nhân gây giảm giá sản phẩm. Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Tại Malaisya, chính phủ hỗ trợ cho các công ty trong việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa ngân hàng trung ương của malaysia với ngân hàng trung ương nước ngoài.

- Malaisya khuyến khích tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị trường ra các nước đang phát triển đặc biệt là các nước trong khối Asean, hỗ trợ đào tạo nguồn

nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng lên và có chính sách tiền lương hợp lí với lao động.Nguồn nhân lực Việt nam chưa thật sự được đào tạo bài

bản,đặc biệt là công nhân trong những khu công nghiệp...mà chỉ có trình độ phổ thông.Những người có trình độ cao thì thường ra nước ngoài,nên tình trạng chảy máu chất xám đang rất báo động

- Malaisya đã từng có thời gian tập trung phát triển trong nước cho các ngành kinh tế cho nên các quan hệ thương mại quốc tế trong thời gian này không có phần nổi bật(từ năm 1970- 1989). Ngoài việc tập trung thực hiện công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu và áp dụng các chính sách, hỗ trợ khuyến khích đầu tư thì

Malaysia vẫn chưa tham gia vào các tổ chức quốc tế về thương mại nào đồng thời mới chi bắt đầu thiết lập các mối quan hệ kinh tế chắt chẽ hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới.Khi đó, vị thế Malaisya chưa lớn trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế của hàn quốc và bài học cho việt nam (Trang 31 - 33)