1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam

37 3,7K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 363,71 KB

Nội dung

kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

MÔN HỌC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI II

TÊN ĐỀ TÀI:

KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC

VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Hương

Hà Nội, 11 - 2013

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 2

1.1 Những vấn đề cơ bản về FDI và thu hút FDI 2

1.1.1 Khái niêm 2

1.1.2 Đặc điểm 2

1.1.3 Vai trò 2

1.2 Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc 3

1.2.1 Các chính sách cơ bản đã thực hiện để thu hút FDI của Trung Quốc 3

1.2.2 Các giai đoạn thực hiện 4

1.2.3 Những nhân tố thu hút FDI của Trung Quốc 7

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 10

2.1 Những bài học thành công trong thu hút FDI tại Trung Quốc 10

2.1.1 Xây dựng đặc khu kinh tế 11

2.1.2 Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư 15

2.1.3 Kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức 16

2.2 Những bài học chưa thành công trong thu hút FDI tại Trung Quốc 16

2.2.1 Hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn vốn FDI còn nhiều bất cập 16

2.2.2 Tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng 17

2.2.3 Chưa có chính sách thích hợp để bảo hộ thị trường trong nước 17

2.2.4 Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kỹ thuật trong doanh nghiệp liên doanh 17

2.2.5 Chưa thực sự coi trọng chất lượng của nguồn vốn FDI 18

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 20

3.1 Những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc 20

3.1.1 Những nét tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc 20

3.1.2 Những nét khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc 22

3.2 Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua 23

3.3 Vận dụng kinh nghiệm vào Việt Nam 27

3.3.1 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước 27

Trang 3

3.3.2 Cải thiện môi trường pháp luật 28

3.3.3 Cải thiện cơ sở hạ tầng 28

3.3.4 Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư 28

3.3.5 Thu hút vốn FDI có chọn lọc 29

3.3.6 Giải quyết tình trạng các địa phương cạnh tranh thu hút FDI bằng mọi giá 30

3.3.7 Giải quyết thất thoát ngân sách nhà nước do tình trạng chuyển giá 30

KẾT LUẬN 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

FDI là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Nhờ

có nguồn vốn FDI mà nhiều nguồn lực trong nước được khai thác và phát huy tác dụng Trongnhững năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu khiến thế giới phải chú

ý Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó FDI là lĩnh vực được liên tục thay đổi vềchính sách và biện pháp thực hiện cho phù hợp với tình hình chung diễn ra trên thế giới và điềukiện thực tế ở Trung Quốc Kết quả đạt được là sự tăng trưởng liên tục về thu hút FDI ở TrungQuốc trong thời gian qua

Vấn đề thu hút FDI đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triểnhiện nay Đối với Việt Nam, FDI được coi là ngoại lực quan trọng phục vụ cho công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bước vào nền kinh tế thị trường, Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.Vìvậy, những kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc là những gợi ý hữu ích cho nước ta trên conđường phát triển Kinh tế- xã hội

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC

1.1 Những vấn đề cơ bản về FDI và thu hút FDI

1.1.1.Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn của các cá nhân và doanh nghiệp một nướcđầu tư sang nước khác nhằm thu được lợi nhuận lâu dài và dành được quyền kiểm soát các doanhnghiệp ở các quốc gia được nhận đầu tư Nó được tính bằng tổng số vốn cổ phần, lợi nhuận từ đầu

tư, vốn dài hạn khác và vốn ngắn hạn được thể hiện trong cán cân thanh toán

Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinhdoanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Đây là nguồn vốn lớn có vai trò quan trong đốivới các nước, đặc biệt là quốc gia đang phát triển

1.1.2.Đặc điểm

- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tại phải tuân thủ pháp luật của nước đó:VD Luậtđầu tư

- Hình thức này thường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao

- Tỷ lệ vốn quy định, vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ đầu tư Tỷ lệ vốn góp phảituân thủ theo Luật đầu tư của nước sở tại

- Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

- Hiện tượng đa cực và đa biên trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên với tỷ

lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khác nhau của Tư bản tư nhân và tư bản nhà nướccũng tham gia

- Tồn tại hiện tượng 2 chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nướcngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước

- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộdoanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận

1.1.3.Vai trò

a Đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động

Thông qua hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho

người lao động Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng laođộng ở nước sở tại Bên cạnh việc làm này, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm

Trang 6

thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp

vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này

b Đối với sự phát triển của hàng hóa sức lao động

Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động, FDI còn đóng góp tích cực vào việc

nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư FDI làm thayđổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo

và quá trình làm việc của lao động

c Đối với sự phát triển của thị trường lao động

Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như

sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình, đầu tư FDI còn góp phầnthúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động

d Đối với chuyển giao công nghệ

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được

phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lýthì không thể có được bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp mộtnước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tíchlũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn

1.2 Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc

1.2.1 Các chính sách cơ bản đã thực hiện để thu hút FDI của Trung Quốc

Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Kểtừ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốc đã có những biến chuyển mạnh mẽ Đểlàm được điều này chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách cơ bản để thu hút FDI,

đó là:

- Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc

ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mụchướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI

- Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các

biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửacác thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó

Trang 7

- Chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài:

+ Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luậtđược vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản

áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc

+ Xí nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc được các ngân hàng thương mạicủa Trung Quốc bảo lãnh Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng

- Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoàinhư: như Luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài củanươc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Điều lệ chi tiết thi hành Luật Xí nghiệp chung vốnkinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài: Luật xí nghiệp do nước ngoài đầu tư, cácquy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất…

1.2.2 Các giai đoạn thực hiện

1.2.2.1 Giai đoạn thăm dò (1979-1985)

Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiTrung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô khônglớn Chủ yếu là các dự án đầu tư vào vùng duyên hải của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông,

Ma Cao Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào các công trình nhà hàng, khách sạn thu lợi tương đốicao Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, kỳ hạn quay vòng vốn ngắn Tính tới cuốinăm 1985, Trung Quốc đã thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD

Trang 8

Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trungbình Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.

1.2.2.2 Giai đoạn phát triển ổn định (1986-1991)

Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh Chiến lược thu hút FDI được cựu Tổng bí thưĐảng Cộng Sản Trung Quốc Triệu Tử Dương gọi là “lưỡng đầu tại ngoại”, tức là dựa vào bênngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu ra Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấymục tiêu kinh tế loại hình hướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy xây dựng công nghiệplàm chủ, lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ bản sang nắm sản xuất, nângcao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triểnkinh tế ở Trung Quốc Chính sách này rất khác so với chính sách của nhiều nước công nghiệp hoámới (NICs) là thu hút FDI vào sản xuất thay thế nhập khẩu Đặc điểm của Trung Quốc là đồngthời chuyển đầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thời vẫn thựchiện công nghiệp hoá Đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tư chú ý

Bảng 2.1: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991

(Đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Bộ Thương mại - Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc)

Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, kết hợp chặt chẽ chính sách ưuđãi trong thu hút vốn nước ngoài và chính sách ngành nghề của đất nước, khuyến khích có trọngđiểm đầu tư nước ngoài vào các hạng mục theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, cáchạng mục phải có quy mô tương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến Đầu tư nước ngoài ngày càngphát triển vững chắc hơn Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hồng Kông, từ năm 1979 -

1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12.100 hạng mục vốn nước ngoài, vốn lợi dụng thực tế đạt 19,9tỷ USD

Nhìn chung, giai đoạn 1984 - 1991, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc phát triển ổnđịnh, có sự tăng trưởng cao Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất

Trang 9

ngày càng tăng, (riêng năm 1991 chiếm trên 90%) Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến vàthuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều

1.2.2.3 Giai đoạn phát triển mạnh (1992-1993)

Bước sang thập kỷ 90, Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợpvới yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩynhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa Các nhà đầu

tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rất tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trườngtrong nước

Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực Tốc độ tăng trưởng của các nướcphương Tây tăng nhanh Trong đó các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà tư bản từ 3 cườngquốc Mỹ - Nhật - EU ngày càng tăng cường số lượng đầu tư vào Trung Quốc

Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình trạng rối loạn về bất độngsản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế kỹ thuật Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tếtrở nên quá nóng Năm 1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4% Tốc độ tăng trưởngnày đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu mất cân bằng ảnh hưởng đếnlạm phát

Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng kim ngạch sử dụng thực tế trongkim ngạch hiệp định mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấp hơn so với mấy năm trước đó Tình trạngnày xẩy ra một phần do ở nhiều địa phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà tiền vốnđồng bộ trong nước kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiênliệu, cung ứng không đủ

Nhìn chung, FDI những năm 1992 - 1993 tăng trưởng với tốc độ cao ở Trung Quốc Đặctrưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cảithiện kết cấu đầu tư, kết cấu ngành nghề có sự chuyển biến cao cấp hoá

1.2.2.4 Giai đoạn điều chỉnh (từ năm 1994 đến nay)

Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992 - 1993, từ năm 1994, Chínhphủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút FDI theo hướng:

+ Đưa tiền vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang các ngành nghề cơ sở,ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật

Trang 10

+ Từ tiếp nhận những hạng mục nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạng mục lớn và vừa.+ Từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thông quốc tế.

+ Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo những doanh nghiệp cũ.+ Từ việc đưa đầu tư vào đối tượng bị động chuyển sang đưa vào đối tượng chủ động, có lựachọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư

Chính sách điều chỉnh đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong 2 năm

1992 - 1993 Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có sự chuyểnbiến rõ rệt từ số lượng sang chất lượng

Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 mà luồngvốn FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998, 1999 khiến Trung Quốc đã tiến hànhmột loạt các biện pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư như: duy trì ổn địnhtỷ giá đồng NDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạtầng, lựa chọn những hạng mục đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuậtcủa các hạng mục

T11/2001 do tác động của việc gia nhập vào WTO cùng với việc nỗ lực cải thiện môitrường đầu tư Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu đáng ngưỡng mộ:

+ Trung Quốc đã trở thành điểm đến triển vọng cho các nguồn vốn nước ngoài và các tậpđoàn đa quốc gia và là nước được coi là địa điểm thu hút FDI hấp dẫn nhất

Theo báo cáo của Hội nghị Đầu tư và Thương mại Liên hợp quốc (UNCTAD) T10/2012,Năm 2011, Mỹ nhận được 227 tỷ USD FDI, trong khi Trung Quốc nhận được 116 tỷ USD Đếnnăm 2012, FDI toàn cầu sụt giảm nhưng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành điểm đến số 1với nhà đầu tư thế giới Theo đó, nửa đầu năm 2012, nước này nhận được 59,1 tỷ USD vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI), giảm nhẹ so với 60,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, Mỹ còn

có mức giảm sâu hơn với 39%, xuống còn 57,4 tỷ USD

+ Trung Quốc thành công trong việc nắm bắt cơ hội dịch chuyển và cơ cấu lại sản xuất toàncầu thu hút 1 nguồn vốn lớn FDI vào lĩnh vực sản xuất, khiến cho Trung Quốc trở thành một trongnhững nôi sản xuất trọng yếu nhất trên thế giới và trở thành công xưởng thế giới

1.2.3 Những nhân tố thu hút FDI của Trung Quốc

Trang 11

Trung Quốc là một mảnh đất đầu tư mầu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì những lí dosau đây:

1.2.3.1 Kinh tế tăng trưởng mạnh

Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt khi các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ

đã tương đối bão hoà Tính theo ngang giá sức mua PPP, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ haitrên thế giới, chỉ sau Mỹ và người ta dự đoán quy mô của thị trường này sẽ vượt Mỹ vào năm

2020 Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăngtrưởng, là đất nước tăng trưởng nóng và giữ vững ổn định tăng trường qua rất nhiều cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu

1.2.3.2 Tiềm lực thị trường to lớn

Với số dân đông nhất thế giới (1,3 tỉ người), Trung Quốc là một thị trường to lớn đầy hấp dẫnđối với các nhà đầu tư nước ngoài Ngoài lợi thế là một thị trường tiêu dùng khổng lồ, TrungQuốc còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

1.2.3.3 Giá thành lao động và giá thành đất đai thấp

Với hơn 1,3 tỷ dân, hàng năm Trung Quốc cung cấp một nguồn lao động dồi dào cho sản xuất

và lưu thông Hơn nữa, giá thành lao động lại rẻ Tiền lương bình quân ở Trung Quốc bằng 1/10các nước NICs và bằng 1/30 của Nhật, Mỹ và một số nước tư bản phát triển Bên cạnh giá laođộng rẻ, giá cả đất đai để sử dụng xây dựng nhà máy, doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng rất rẻ, chỉ

Trang 12

bằng 1/30 ở Đài Loan Giá thành lao động và giá đất đai thấp giúp hạ giá thành sản phẩm, nângcao sức cạnh tranh, thu được nhiều lợi nhuận, kích thích các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vàoTrung Quốc.

1.2.3.4 Trung Quốc gia nhập WTO

Tháng 11 / 2001, sau một quá trình đàm phán kéo dài trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc đãtrở thành thành viên chính thức của WTO, một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ hệ thốngthương mại toàn cầu Sự kiện này là hồi chuông mới nhất và vang xa nhất báo hiệu sự xuất hiệncủa Trung Quốc với tư cách một cường quốc kinh tế và chính trị đang lên

Sự kiện này làm diễn ra một số thay đổi nhất định trong toàn bộ hệ thống quan hệ kinh tế thếgiới Hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong 15 năm qua đã tăng 9 lần còn nhập khẩu tăng 5 lần

Về kim ngạch ngoại thương, Trung Quốc hiện đứng thứ 7 thế giới và dự kiến nước này sẽ nắm vịtrí cao hơn nữa

Trang 13

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC

2.1 Những bài học thành công trong thu hút FDI tại Trung Quốc

2.1.1 Xây dựng đặc khu kinh tế:

Trung Quốc có thể nói là nền kinh tế thành công nhất trong việc xây dựng các đặc khu kinh

tế nhằm khuyến khích đầu tư Mục tiêu xây dựng các đặc khu kinh tế của Trung Quốc là thu hútcông nghệ tiên tiến của nước ngoài, nâng cao trình độ kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộngquan hệ với nước ngoài, phát triển kinh tế trong nước Năm 1980, Trung Quốc chính thức thànhlập tại khu vực này bốn đặc khu kinh tế (ĐKKT): Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh QuảngĐông và đặc khu Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến Đến năm 1988, để đáp ứng nhu cầu mở cửa đốingoại, Trung Quốc đã thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh đã trở thành đặc khu kinh tế thứnăm khiến cho quy mô các đặc khu ngày càng mở rộng

Lý do thành công của các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc:

- Có chính sách nhất quán và kiên định trong việc phát triển các ĐKKT Điều này đã được

Chủ tịch Giang Trạch Dân tuyên bố “Quyết tâm phát triển các đặc khu kinh tế của Trung ương

không thay đổi, chính sách của Trung ương đối với đặc khu kinh tế không thay đổi Đặc khu kinh

tế không những phải tiếp tục phát huy mà còn cần phát huy hơn nữa vai trò “cửa sổ”, vai trò “thí điểm”, vai trò “xung kích” của mình”.

- Được áp dụng những chính sách kinh tế và thể chế quản lý kinh tế đặc thù, không cấp ngânsách mà là tạo cơ chế, trong đó có các công cụ khuyến khích thông thoáng hơn so với các nướckhác cho các nhà đầu tư nước ngoài cùng với cơ chế tự chủ cao đi đôi với việc làm tốt khâu quản

lý vận hành đặc khu

- Địa điểm lựa chọn xây dựng các ĐKKT có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư cũng là một nhân

tố hết sức cơ bản quyết định sự thành công của các ĐKKT Đó là các khu vực thuận lợi ở venbiển, có thể xây dựng cảng nước sâu và sân bay hiện đại, nối thông với quốc tế và nội địa

- Lựa chọn được loại hình kinh tế phù hợp với mục tiêu xây dựng ĐKKT Đó là mô hìnhkinh tế tổng hợp bao gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, kết hợpcân đối giữa các ngành nghề, trong đó mỗi đặc khu đều hướng vào một số ngành nghề trọng điểm,dựa trên lợi thế riêng của mình

Trang 14

- Xác định rõ chức năng “kép” của các ĐKKT: vừa là “cửa sổ” thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, vừa là “cầu nối” giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế,

thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển của các vùng kinh tế kém phát triển hơn

2.1.2 Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư

2.1.2.1 Cải thiện môi trường đầu tư “mềm”

Môi trường đầu tư “mềm” là toàn bộ cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và quá trình phát triển của hoạtđộng đầu tư nước ngoài Bởi lẽ đó, nó được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quantrọng nhất đến khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài Sự thành công trong thu hútFDI của Trung Quốc trong thời gian qua có một phần đóng góp mang tính quyết định của việchoàn thiện môi trường đầu tư mềm này

2.1.2.2 Cải thiện hệ thống luật pháp:

Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản bao gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đếnquan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp, tương đối phù hợp với đòi hỏi của những quan hệ

mở trong nền kinh tế thị trường Chúng được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là:

- Bình đẳng cùng có lợi, nghĩa là phải có lợi cho việc xây dựng hiện đại hoá của Trung Quốc,đồng thời các nhà đầu tư cũng thấy được lợi ích của mình Nhà nước Trung Quốc bảo vệ vốn đầu

tư, các lợi nhuận thu được và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư

- Tôn trọng tập quán quốc tế: các nhà đầu tư có quyền tự chủ tương đối lớn trong sản xuấtkinh doanh Họ có thể áp dụng các phương thức quản lý phổ biến trên thế giới, không bị bó buộcbởi thể chế quản lý hiện hành của Trung Quốc

2.1.2.3 Các ưu đãi tài chính

Các ưu đãi tài chính được coi là đòn bẩy trực tiếp vì nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận củacác nhà đầu tư trong những năm qua, Trung Quốc rất quan tâm đến việc thiết lập cơ chế ưu đãi tàichính cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là:

- Ưu đãi về khu vực đầu tư:

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xây dựng ở đặc khu kinh tế và các doanh nghiệp đầu tưnước ngoài mang tính chất sản xuất xây dựng ở khu khai phát tại 14 thành phố ven biển đượcgiảm thuế thu nhập 15% theo tỷ lệ thuế

Trang 15

- Ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh:

Đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, nếu kỳ hạn kinh doanh trên

10 năm, tính từ năm bắt đầu có lãi, năm thứ nhất và năm thứ hai họ được miễn thuế thu nhập, từnăm thứ 3 đến năm thứ 5 họ được giảm một nửa thuế thu nhập

- Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư

+ Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư thông thường: người đầu tư nước ngoài dùng số lợinhuận thu được của xí nghiệp để tái đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp đó, hoặc đầu tư để xâydựng doanh nghiệp khác, nếu kỳ hạn kinh doanh không dưới 5 năm thì được trả lại 40% thuế thunhập đã nộp với phần tái đầu tư

+ Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư đặc biệt: các nhà đầu tư tái đầu tư xây dựng ở một sốlĩnh vực đặc biệt như mở rộng xí nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, mở rộng xí nghiệp xuất khẩu sảnphẩm hoặc đầu tư cho các hạng mục xây dựng cơ bản và mở mang nông nghiệp trong đặc khukinh tế Hải Nam thì có thể được trả lại toàn bộ số thuế thu nhập đối với phần tái đầu tư

Từ tháng 1 / 1994, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trongnước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trung Quốc đã tiến hành cải cách vềthuế ở một số mặt sau:

- Thực hiện một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sựbình đẳng về thuế, thúc đẩy cạnh tranh, thuế đánh không phân biệt giữa các doanh nghiệp trongnước và doanh nghiệp có vốn FDI

- Thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng và đơn giản hóa cơ cấu thuế suất

- Giảm thuế thu nhập đánh vào các doanh nghiệp để kích thích sản xuất kinh doanh pháttriển Mở rộng diện thu thuế thu nhập cá nhân

- Xóa bỏ dần các ưu đãi miễn giảm thuế và chuyển sang hình thức tài trợ cho các trường hợpđặc biệt cần thiết bằng chi ngân sách

- Bổ sung một số loại thuế mới như thuế tài nguyên, thuế sở hữu Hiện nay, Trung Quốcđang đi vào xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và tự do

Những chính sách ưu đãi về thuế tuy đôi lúc có bộc lộ những yếu điểm nhưng đã tỏ rõ tácdụng trong việc thu hút vốn bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại ở Trung Quốc

2.1.2.4 Cải thiện môi trường đầu tư “cứng”

Trang 16

Để tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, Trung Quốc dùng vốn ngân sách hoặc vốn vay để đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên vùng theo kiểu bậc thang, trước hết ở những vùng cóđiều kiện thuận lợi rồi tiếp đến là những vùng khó khăn hơn

Một biện pháp khác là huy động vốn ứng trước từ những người sẽ sử dụng công trình hoặchưởng lợi trực tiếp từ công trình với phương châm “Mượn gà đẻ trứng” Các nhà đầu tư theo kiểunày sẽ được thuê công trình với những điều kiện ưu đãi nhất định Nhiều công trình hạ tầng ở cácĐKKT Trung Quốc đã được xây dựng theo phương thức này

Nhờ mạnh dạn sử dụng vốn ngân sách cũng như triệt để tận dụng các nguồn vốn để đầu tưvào xây dựng cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đã tạo lập được một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đốihiện đại, tăng cường sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư

2.1.2.5 Chính sách hợp lý trong đa dạng hoá nguồn đầu tư

a Đối với Hoa kiều

Ngay từ khi thực hiện chính sách mở cửa, chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận ra tiềm lực tolớn của bà con Hoa kiều Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 57 triệu Hoa kiều đang sinh sốngtại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau Hoa kiều không chỉ mạnh về tiềm lực kinh tế mà còn rất thànhđạt trong khoa học kỹ thuật Ở bất cứ nơi nào, cộng đồng Hoa kiều cũng luôn chứng tỏ được vị trí

và vai trò của mình trong xã hội Thêm vào đó, người dân Trung Quốc có tinh thần dân tộc rấtcao, nên Hoa kiều sẵn sàng đem vốn đầu tư giúp kinh tế đất nước mình phát triển

Những chính sách khuyến khích đầu tư của Hoa kiều bao gồm:

+ Người đầu tư là Hoa kiều có thể đầu tư trong các tỉnh, các khu tự trị, thành phố trực thuộc,ĐKKT của Trung Quốc

+ Có thể mở các doanh nghiệp “ba vốn”, triển khai mậu dịch bồi hoàn, mua cổ phiếu, chứngkhoán doanh nghiệp

+ Khích lệ các nhà đầu tư Hoa kiều mở các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp

kỹ thuật tiên tiến và có những ưu đãi tương ứng

+ Có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác.+ Nhà nước Trung Quốc bảo vệ tài sản, quyền sở hữu công nghiệp, lợi nhuận thu được của cácnhà đầu tư Hoa kiều Các nhà đầu tư có thể chuyển nhượng, thừa kế theo luật pháp

+ Nhà nước không thực hiện quốc hữu hoá, không trưng thu tài sản của các nhà đầu tư Hoa kiều

Trang 17

+ Các doanh nghiệp Hoa kiều về nước đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi thuế: 2 năm đầu đượcmiễn thuế, 3 năm sau giảm một nửa.

+ Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu các thiết bị máy móc, phương tiện xe cộ trong sản xuất

và các thiết bị làm việc, mà doanh nghiệp cần trong tổng mức đầu tư của họ, cũng như các phươngtiện giao thông và đồ dùng sinh hoạt với số lượng hợp lý cần thiết trong thời gian công tác, miễnnộp thuế quan nhập khẩu, thuế thống nhất công thương, miễn giấy phép nhập khẩu

+ Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu nguyên vật liệu, nhiên liệu, linh kiện rời, linh kiện phụkiện, linh kiện đồng bộ, sử dụng vào sản xuất, xuất khẩu sản phẩm được miễn thuế nhập khẩu,thuế công thương thống nhất, miễn giấy phép nhập khẩu Nếu tiêu thụ các linh kiện này ở trongnước phải làm bổ sung các thủ tục nhập khẩu và bù thuế

+ Có thể thế chấp tài sản doanh nghiệp đầu tư để vay vốn trong và ngoài nước

+ Việc xác định thời hạn kinh doanh do Hội đồng quản trị hữu quan các bên bàn bạc

+ Có thể uỷ thác cho bạn bè người thân làm đại diện cho họ Có thể thành lập thương hội củađồng bào Hoa kiều

+ Có thể mời trọng tài của Trung Quốc hoặc Hoa kiều giải quyết các vụ tranh chấp

b Đối với các công ty xuyên quốc gia (Trans National corporations-TNCs)

Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) là các công ty được thành lập do vốn đóng góp của mộtnước và địa bàn hoạt động của nó được triển khai ở nhiều nước Với phương châm “Lấy thịtrường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổi lấy vốn”, “Lấy thị trường để phát triển”, Trung Quốcquyết định nhường một phần thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài để đổi lấy sựđầu tư lớn hơn nữa Những chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút các TNCs bao gồm:

- Giảm dần chế độ ưu đãi, cung cấp đãi ngộ quốc dân cho các nhà đầu tư nước ngoài để họtiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng và công bằng

- Các quyền hợp pháp của các nhà đầu tư được bảo vệ Lợi nhuận của họ được chuyển ranước ngoài

- Các doanh nghiệp chung vốn với TNCs được giao quyền độc lập và tự chủ trong các hoạtđộng sản xuất kinh doanh

- Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư

- Các nhà đầu tư được tiêu thụ một phần sản phẩm của mình trên thị trường Trung Quốc

Trang 18

- Trung Quốc đã chú ý tăng cường vai trò của chính phủ trong cơ chế thị trường Nhà nướcTrung Quốc đã thiết lập và phát triển hệ thống thị trường, đặt ra các quy tắc cạnh tranh công bằng

và hợp lý làm giảm đi sự biến động của các loại thị trường

- Phát triển thị trường các yếu tố sản xuất, phá vỡ sự chia cắt và bao vây giữa các ngành, cáckhu vực, hình thành thị trường lớn thống nhất, mở cửa, cạnh tranh có trật tự

- Thiết lập cơ chế giá, chủ yếu do thị trường hình thành, nới lỏng giá dịch vụ và các mặt hàng

có tính chất cạnh tranh Xoá bỏ chế độ hai giá đối với tư liệu sản xuất, thị trường hoá giá cả cácyếu tố sản xuất

- Phát triển thị trường hàng hoá về tư liệu sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, các mặthàng nông sản lớn, tạo ra mạng lưới thị trường hàng hoá kết hợp giữa lớn, vừa và nhỏ, cùng tồntại nhiều hình thức kinh tế và phương pháp kinh doanh Chống cạnh tranh không chính đáng nhưsản xuất tiêu thụ hàng giả, hàng kém phẩm chất

- Phát triển hoàn thiện thị trường tiền tệ: phát triển trái phiếu, cổ phiếu, hình thành thị trườngchứng khoán Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm ở Thượng Hải, Thâm Quyến từ năm 1987, chophép các ngân hàng nước ngoài vào tự do cạnh tranh, ngăn chặn các hoạt động tập hợp vốn tráiphép

- Từng bước hình thành thị trường lao động: coi trọng việc khai thác, lợi dụng và phân phốihợp lý nguồn nhân lực Mở rộng và sắp xếp việc làm cho lao động thành thị, khuyến khích nhâncông dư thừa ở nông thôn từng bước chuyển sang các ngành phi nông nghiệp và di chuyển có trật

tự giữa các vùng Vận dụng các biện pháp kinh tế để điều tiết cơ cấu việc làm

- Phát triển thị trường nhà đất: thực hiện chế độ chuyển nhượng đất đai có bồi thường và cóthời hạn Thiết lập cơ chế giá về quyền sử dụng đất theo thị trường

- Phát triển thị trường kỹ thuật và thông tin Thực hiện chuyển nhượng thành quả kỹ thuật cóbồi thường, thương nghiệp hoá và công nghiệp hoá các sản phẩm tin học

Tóm lại trong thu hút FDI nói chung, vai trò của Chính phủ không những giảm đi mà còntăng lên mạnh mẽ Vai trò đó đã đặt trọng điểm vào việc quy phạm hành vi thị trường và tác dụngcủa chính phủ đã biểu hiện ra thông qua cơ chế thị trường Đây là nguyên nhân quan trọng nhất,nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến việc thu hút FDI thành công của Trung Quốc

2.1.3 Kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức

Ngày đăng: 26/02/2014, 23:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trung Hiếu (2012), “Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước”, http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&aID=1370 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước
Tác giả: Trung Hiếu
Năm: 2012
2. Phương Linh (2013), “FDI sẽ tăng trở lại vào năm 2014”, http://vietstock.vn/2013/09/fdi-se-tang-tro-lai-vao-nam-2014-772-315723.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: FDI sẽ tăng trở lại vào năm 2014
Tác giả: Phương Linh
Năm: 2013
3. Đình Lý (2013), “Thu hút vốn FDI “về đích” sớm”, http://www.sggp.org.vn/dautukt/2013/10/330459/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút vốn FDI “về đích” sớm
Tác giả: Đình Lý
Năm: 2013
4. Xuân Thân (2013), “Dự báo thu hút vốn FDI năm 2014 - 2015 sẽ tăng cao”, http://vov.vn/Kinh-te/Du-bao-thu-hut-von-FDI-nam-2014-2015-se-tang-cao/278348.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo thu hút vốn FDI năm 2014 - 2015 sẽ tăng cao
Tác giả: Xuân Thân
Năm: 2013
5. Hà Thu (2012), “Trung Quốc thu hút FDI nhiều nhất thế giới”, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/trung-quoc-thu-hut-fdi-nhieu-nhat-the-gioi-2723461.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc thu hút FDI nhiều nhất thế giới
Tác giả: Hà Thu
Năm: 2012
6. Tạp chí tài chính số 1- 2013, ““Cuộc đua” thu hút FDI”, http://www.benthanhgroup.com/index.php?/vietnamese/danh_cho_thanh_vien/ban_tin_thi_truong/tin_tuc/cuoc_dua_thu_hut_fdi Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cuộc đua” thu hút FDI
7. “Bí quyết thu hút FDI của một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam” theo ncseif.gov.vn http://www.baomoi.com/Bi-quyet-thu-hut-FDI-cua-mot-so-nuoc-chau-A-va-bai-hoc-cho-Viet-Nam/45/12195121.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thu hút FDI của một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam
8. “Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI” tác giả ĐH KTQD http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-trong-viec-thu-hut-fdi.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI
9. “Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước” http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/kinh-nghiem-thu-hut-fdi-cua-mot-so-nuoc.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước
10. “Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nền kinh tế” http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/kinhnghiemthuhutfdicua-nd-8657.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nền kinh tế
11. “Trung Quốc: nước thu hút FDI lớn nhất thế giới” http://vietbao.vn/The-gioi/Trung-Quoc-Nuoc-thu-hut-FDI-lon-nhat-the-gioi/45120106/159/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc: nước thu hút FDI lớn nhất thế giới

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991 - kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam
Bảng 2.1 Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991 (Trang 7)
Tình hình thực hiện FDI: Từ năm 2000, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á - kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam
nh hình thực hiện FDI: Từ năm 2000, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w