1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012

45 782 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI I

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012

Giáo viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Hương

Sinh viên thực hiện:

Đậu Thị Thảo Tiên (nhóm trưởng)

Chu Hà Linh Hàn Huyền Hương

Phạm Hoàng Vân Trang Hà Tú Anh

LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ 52A

Trang 2

Phần III: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Hàn Quốc

chung……… 48

Trang 3

• Nhóm giải pháp trong lĩnh vực trao đổi hàng

Danh mục tên viết tắt

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giớiFTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự doAPEC Asia-Pacific Economic

Co-operation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Á – Thái Bình DươngASEAN Association of South East Asian

Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Nam ÁGATT General Agreement On Tariffs

and Trade

Hiệp ước chung về thuế quan và

mậu dịchOECD Organization for Economic

Co-operation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tếASEM The Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu

KITA Korea International Trade

Association

Hiệp hội thương mại quốc tếHàn Quốc

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, xu hướng chung của toàn thế giới là mở cửa và hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế Hầu hết tất cả các quốc gia đều nằm trong xu hướngnày Mỗi quốc gia đều có sự điều chỉnh các chính sách thương mại quốc tếcho phù hợp với tình hình, mục tiêu phát triển của mỗi nước và không nằmngoài xu thế của toàn cầu Hàn Quốc cũng không là ngoại lệ Kể từ nhữngnăm đầu của thập kỉ 21, chính sách thương mại của Hàn Quốc là tiếp tục mởcửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, tự do hóa thương mại thông qua việcxúc tiến kí kết các hiệp định thương mại tự do FTA với các nền kinh tế đangphát triển và tiên tiến trên thế giới, trong đó có ASEAN

Kể từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quantâm đến việc mở rộng mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia, các khu vựctrên thế giới khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tấtyếu của thời đại So với nhiều nước trong khu vực và trên thế gới, quan hệViệt Nam- Hàn Quốc phát triển nhanh hơn và trên nhiều lĩnh vực khác nhau

do có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai bên Kể từ khi hai nướcchính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, trải qua hai thậpkỉ phát triển, mối quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước pháttriển đáng tự hào Hàn Quốc hiện đứng thứ 4 trong số 10 quốc gia có quan

hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồntại trong quan hệ thương mại giữa hai nước Đó là việc mất cân đối quá lớntrong cán cân thương mại, Việt Nam luôn nhập siêu và mức độ nhập siêungày càng tăng và thương mại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềmnăng

Xuất phát từ những đòi hỏi trên, nhóm bắt tay vào nghiên cứu đề tài " Tìnhhình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc và thực trạngquan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012" với hy vọnglàm rõ hơn sự phát triển quan hệ thương mại của Hàn Quốc giai đoạn 2001-

2012, đồng thời tìm hiểu thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- HànQuốc trong cùng giai đoạn để từ đó góp phần đưa ra những giải pháp để thúcđẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước

Mục tiêu của đề tài là: Tìm hiểu về tình hình phát triển quan hệ thương mại

Trang 5

quốc tế của Hàn Quốc, thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam- HànQuốc, những khó khăn còn tồn tại, triển vọng phát triển mối quan hệ từ đóđưa ra giải pháp nhằm nâng cao mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hainước lên một tầm quan mới Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kếtcấu thành ba phần chính:

Phần I: Tình hình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012.

Phần II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012.

Phần III: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Hàn Quốc.

Nam-Nhóm xinh chân thành cảm ơn cô giáo-tiến sĩ Đỗ Thị Hương đã tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ nhóm hoàn thành bài nghiên cứu này Đây mới làbước đầu nhóm làm quen với công tác nghiên cứu, do đó không thể tránhkhỏi những thiếu sót trong việc triển khai đề tài Nhóm mong nhận được sựthông cảm và đóng góp ý kiến của cô và các bạn sinh viên

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Phần I - Tình hình phát triển quan hệ thương mại của Hàn

Quốc giai đoạn 2001-2012

• Tổng quan về chính sách thương mại của Hàn Quốc

Trước tiên, chúng ta cùng nhìn lại tổng quan chính sách thương mại củaHàn Quốc từ khi cải cách nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II Trongnhững năm 1950, chính sách kinh tế của Hàn Quốc là phát triển công nghiệphóa thay thế hàng nhập khẩu Chính sách này giúp bảo hộ nền công nghiệpsản xuất thay thế hàng nhập khẩu trong nước nhưng lại cản trở xuất khẩu Một sự thay đổi lớn về chính sách từ thay thế hàng nhập khẩu sang địnhhướng xuất khẩu được chính phủ Hàn đưa ra vào đầu những năm 1960.Trong suốt những năm 1970, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều hỗ trợ cho ngànhcông nghiệp nặng và hóa chất Trong những năm 1980, Chính phủ khởixướng chính sách tự do hóa toàn diện bao gồm kế hoạch 5 năm về tự do hóanhập khẩu được thực thi từ năm 1983-1988

Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Hàn Quốc tiếp tụccủng cố chính sách mở cửa thị trường, bãi bỏ quy định và tự do thương mại.Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa,thúc đẩy cạnh tranh, tự do hóa thương mại thông qua việc xúc tiến các hiệpđịnh thương mại tự do - FTA với nhiều nền kinh tế đang phát triển và tiêntiến trên thế giới Từ đó đến nay, Hàn Quốc nỗ lực để đạt được FTA hơn bất

Trang 7

cứ quốc gia nào khác

• Chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc

Chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc dựa trên việc hiểu biết về

3 nhân tố then chốt của kinh tế thế giới: “hợp tác quốc tế, toàn cầu hóa và sựchuyển đổi sang nền kinh tế tri thức”

Nhận thức được những thực tế trong nước và thế giới, Hàn Quốc đang nỗlực để xây dựng một nền kinh tế tiên tiến, tự do và cởi mở Với quan điểm

đó, 4 mục tiêu chính sách tổng thể đã được đặt ra:

- Tham gia tích cực và nỗ lực toàn cầu để xây dựng một trật tự kinh tế thếgiới tự do và cởi mở hơn

- Củng cố hợp tác kinh tế - thương mại khu vực và song phương nhằm đápứng những đòi hỏi mới của thời đại toàn cầu hóa

- Giúp đỡ xây dựng môi trường thị trường trong nước tự do và cởi mở hơn

- Khuyến khích nền tảng trong nước cho việc thực hiện các chính sách kinh

tế và thương mại quốc tế hiệu quả hơn

• Tham gia tích cực và nỗ lực toàn cầu để xây dựng một trật tự kinh tế thế giới tự do và cởi mở hơn

• Củng cố sự tham gia hợp tác đa phương

Sự mở cửa cho thương mại đa phương là sự đảm bảo tốt nhất cho sựthịnh vượng lâu dài của thế giới Chỉ bằng những luật lệ và nguyên tắc được

sự đồng thuận của các bên liên quan mới giúp thế giới kiểm soát chủ nghĩabảo hộ và có những bước đi xa hơn trong việc tự do hóa thương mại Thực

tế, Hàn Quốc là một trong những quốc gia được hưởng lợi từ trật tự thươngmại đa phương, có niềm tin vững chắc đối với tầm quan trọng của chủ nghĩa

đa biên trong nền kinh tế toàn cầu Vì lý do đó, Hàn Quốc đã chủ động thamgia trong nỗ lực khởi động những đàm phán mới của WTO Chính phủ Hànđã làm hết sức có thể để bảo đảm rằng một vòng đàm phán được khởi độngtại hội nghị bộ trưởng Doha và tháng 11 năm 2001 Những nỗ lực dựa trênnhững tin tưởng sau:

• Thứ nhất, vòng đám phán mới của WTO sẽ giúp cho thế giới duy trì

Trang 8

được động lực cho tự do hóa tiếp tục Cộng đồng quốc tế cần nỗ lực

để có những bước tiến xa hơn tron việc mở cửa thị trường đa biên cósắp đặt bởi nó là phương tiện sẵn có tốt nhất để giảm thiểu khángngành để tự do hóa

• Thứ hai, một vòng đàm phán mới giúp củng cố và tinh chế những quytắc của WTO trong việc kiểm soát chủ nghĩa bảo hộ Với sự gia tănggần đây của các hàng động chống bán phá giá và tự vệ cho thấy nhữngquy tắc đang ngày càng mờ hồ

• Thứ ba, vòng đám phán mới sẽ khiến WTO có liên quan và hiệu quảhơn trong việc đối phó với những thách thức khác nhau phát sinh từ

xu hướng toàn cầu hó, bao gồm cả những mối đe dọa tiềm năng củachủ nghĩa khu vực độc quyền

• Tham gia tích cực trong hợp tác toàn cầu để giải quyết những

vấn đề mớiTrong cơ chế hợp tác đa phương như WTO và OECD, Hàn Quốc hyvọng sẽ là một cầu nối giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển

Vì vậy, chính phủ đã tăng cường việc chủ động tham gia trong các cuộc hộithảo về các vấn đề mới như môi trường đầu tư, chính sách cạnh tranh, tiêuchuẩn lao động và thương mại điện tử Chính phủ cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm

sự hài hòa hơn nữa các quy tắc và quy định trong nước thông qua các diễnđàn như vậy

Ví dụ: trong khuôn khổ OECD, luật chống tham nhũng đã được kí kết

và đang trong quá trình thực thi Hàn Quốc tham gia hướng dẫn quản trịdoanh nghiệp, làm việc với các thành viên khác về việc thành lập một địnhhướng cho cải cách Chính phủ đã và sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào cáccuộc thảo luận của OECD về nền kinh tế mới, phát triển bền vững, nền kinh

tế tri thức, thương mại điện tử, cạnh tranh về thuế có hại và những vấn đềkhác

Trong các diễn đàn đa phương khác, Hàn Quốc đã tăng cường và sẽtiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của mình trong các cuộc hội thảo về các vấn

đề trên và những vấn đề khác như lao động, môi trường, đầu tư, cạnh tranh;

mà đó là những vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo khả năng cạnh tranh

và sự thịnh vượng của nền kinh tế Hàn Quốc trong tương lai

• Củng cố hợp tác kinh tế - thương mại khu vực và song phương

Trang 9

nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của thời đại toàn cầu hóa

• Đẩy mạnh hợp tác khu vực

Các cơ chế đa phương như WTO cung cấp các phương tiện tốt nhất đểđạt được sự cởi mở trong thương mại quốc tế Tuy nhiên, các diễn đàn hợptác khu vực như APEC cũng có thể hỗ trợ trong việc đạt được các mục tiêunày Dựa trên niềm tin như vậy, Hàn Quốc đang tích cực tham gia trong cơchế hợp tác khu vực, chẳng hạn như APEC, ASEM, ASEAN +3 Hàn Quốctin rằng việc thúc đẩy sự cởi mở trong khu vực có thể tạo đà cho những nỗlực quốc tế trong việc tăng cường do hóa thương mại Trong APEC, HànQuốc đã tích cực tham gia trong việc thiết kế và cải thiện kế hoạch hànhđộng đơn phương và tập thể của APEC để đạt được thương mại cởi mởtrong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Ngoài ra, Hàn Quốc đã tổ chứcHội trợ đầu tư APEC và tiếp tục hợp tác cùng thành viên khác để thúc đẩyđầu tư trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Trong tương lai, nó sẽ tậptrung nỗ lực vào việc sử dụng APEC để thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực

• Tăng cường quan hệ song phương cùng có lợi

Tạo lập và duy trì mối quan hệ kinh tế hợp tác, đôi bên cùng có lợi làmột trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách thương mại quốc tế củaHàn Quốc Vì lẽ đó, chính phủ đã nỗ lực giải quyết các vấn đề thương mạisong phương mà các đối tác đưa ra Nỗ lực của Hàn Quốc trong việc xâydựng mối quan hệ song phương vững mạnh không chỉ dừng lại ở việc nângcao mối quan hệ với các đối tác thương mại lớn Hàn Quốc dành sự quantâm sâu sắc tới việc mở rộng và phát triển các cơ hội với các nền kinh tế mớinổi trên thế giới Phái đoàn thương mại được cử đến các thị trường này vàcác sự kiện khác nhau để thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại đang đượcthành lập Trong khi đó, thông qua các đại sứ quán của Hàn Quốc và cơquan đại diện ở nước ngoài, Chính phủ cũng có những thông báo tới cácdoanh nghiệp Hàn Quốc về điều kiện thị trường và cơ hội ở nước ngoài

• Hợp tác với những quốc gia đang phát triển

Chính quyền hiện tại đã tăng cường sự hợp tác của Hàn Quốc với cácnền kinh tế đang phát triển, tiếp tục nhấn mạnh cam kết về các giá trị toàncầu, chẳng hạn như phát huy dân chủ và nền kinh tế thị trường Giúp đỡ cácnền kinh tế đang phát triển để nâng cao hơn các giá trị là một chương trìnhnghị sự quan trọng

Trang 10

• Hợp tác để giải quyết các thách thức của toàn cầu hoá.

Toàn cầu hóa, ngoài những lợi ích tuyệt vời, thì nó còn mang đến một

số có một số mặt trái không mong muốn Nghiêm trọng nhất là những ngườikhông có kỹ năng thích hợp trong một nền kinh tế dựa trên thông tin tri thứcthì sẽ bị tụt hậu Điều này đúng cho cả cá nhân và các quốc gia Ngày nay,khoảng cách giữa người đi về phía trước và những người rơi phía sau có thểphát triển nhanh như tốc độ thay đổi công nghệ, một hiện tượng được gọi làkhoảng cách kỹ thuật số hoặc phân chia kỹ thuật số Các lợi ích tuyệt vờicủa toàn cầu hóa có thể không được đảm bảo trong thời gian dài, trừ khicộng đồng thế giới cùng chia sẻ và hưởng thụ với nhau

Một thách thức nữa của sự toàn cầu hóa là sự tăng lên nhanh chóngcủa các rủi ro tài chính Hoảng loạn cùng với tâm lý bầy đàn có thể quét sạchhàng tỉ, thậm chí hàng nghìn tỉ từ thị trường chứng khoán toàn cầu trong mộtthời gian ngắn mà chẳng có một lý do xác đáng Trong chiến lược để giảmthiểu các tác động tiêu cực từ sự biến động bất hợp lý của thị trường tàichính, Hàn Quốc đã chủ động tham gia xây dựng mối quan hệ về tài chínhvới các nước thành viên của ASEAN+3 và APEC

• Xây dựng môi trường thị trường trong nước tự do và cởi mở hơn

Thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy bãi bỏquy định và thực hiện cạnh tranh công bằng

Là một chuyên viên của GATT và WTO, Hàn Quốc đã thực hiện hànhđộng cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan trong vài thậpkỉ trở lại đây Trong khi đáp ứng các trách nhiệm quốc tế và có tiến bộ lớn,như trong bất kỳ nền kinh tế khác trên thế giới, quá trình tự do hóa của HànQuốc không bao giờ kết thúc Hàn Quốc quyết tâm tiếp tục loại bỏ các ràocản hiện có và mới xuất hiện để hàng hóa và nguồn nhân lực tự do di chuyểnqua biên giới

Hàn Quốc tiếp tục thảo luận với các đối tác về việc kí kết các hiệpđịnh thương mại tự do FTA và các hiệp ước đầu tư song phương BIT bởiHàn Quốc nhận thức được rõ lợi ích mà chúng mang lại cho kinh tế nướcmình Các nhà hoạch định chính sách thương mại Hàn Quốc hiểu rằng tiếp

Trang 11

tục tự do hóa là cách tốt nhất để tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm,tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Hàn Quốc

• Khuyến khích nền tảng trong nước cho việc thực hiện các chính sách kinh tế và thương mại quốc tế hiệu quả hơn.

Khi đề cập đến các vấn đề kinh tế và thương mại quốc tế, Chính phủHàn Quốc hiểu rằng không một quốc gia nào trong một thị trường toàn cầuđang ngày càng trở nên phức tạp này có thể có thông tin đầy đủ về một vấn

đề cụ thể nào đó, và không một quốc gia nào có thể đơn phương tìm ranhững giải pháp tốt nhất Vì những lí do đó, chính phủ Hàn Quốc đang cốgắng thực hiện hợp tác và chia sẻ thông tin tốt hơn giữa các cơ quan chínhphủ, các công chức và chuyên gia

Hàn Quốc đang thiết kế một cơ chế tham vấn mới cho các cuộc đốithoại và lấy ý kiến rộng hơn, hiệu quả hơn trong nội bộ chính phủ và giữachính phủ với khu vực tư nhân Việc lấy ý kiến từ khu vực tư nhân là rất cầnthiết cho chính phủ Hàn Quốc vì hai lí do:

• Thứ nhất, chính sách thương mại của Hàn là công cụ phục vụ chodoanh nghiệp và người dân Hàn Quốc

• Thứ hai, với nhiều vấn đề trong một thị trường thế giới ngày càngphức tạp, thì chính phủ có thể có ít kinh nghiệm, chuyên môn vàthông tin hơn là khu vực tư nhân

• Chính sách FTA của Hàn Quốc

Các cuộc thảo luận về chính sách FTA của Hàn Quốc thực sự bắt đầu vàocuối những năm 1980 và trở nên căng thẳng vào cuối những năm 1990.Trong giai đoạn này, các động thái hội nhập kinh tế ở Bắc Mỹ trở thànhbằng chứng cho sự đảo chiều đột ngột trong chính sách thương mại của Hoa

Kỳ hướng tới chủ nghĩa khu vực, Hàn Quốc cân nhắc khả năng của một hiệpđịnh thương mại tự do Mỹ-Hàn, nhưng không có bất kì cam kết nào củachính phủ

Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 1998, chính phủ Hàn Quốc chính thứctuyên bố sẽ tìm kiếm FTA đầu tiên với Chile và các cuộc đàm phán FTAsong phương được bắt đầu từ tháng 12 năm 1990 Cùng với đó, Hàn Quốccũng nghiên cứu khả năng đàm phán FTA với các đối tác thương mại như

Trang 12

Nhật Bản, New Zealand và Thái Lan.

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao lại là FTA?

• Thứ nhất: Sự gia tăng về tầm quan trọng của các hiệp định thương mạikhu vực (RTAs) trong thương mại thế giới

Trong khi nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên hội nhập hơn, xuất hiện

xu hướng tăng cường hơn nữa chủ nghĩa khu vực dựa trên sự mở rộng vàlàm sâu sắc các hiệp định thương mại khu vực, số lượng RTA tăng lênnhanh chóng vào những năm 90 Và phần thương mại được thực hiện trongkhuôn khổ các hiệp định đó so với thế giới cũng tăng lên đều đặn

• Thứ hai: Sự thay đổi nhận thức quốc tế về chủ nghĩa khu vực

Trong quá khứ, chủ nghĩa khu vực dưới dạng FTA hoặc liên minh thuếquan, được xem như là chướng ngại vật cho chủ nghĩa đa biên Tuy nhiên,thông qua các báo cáo chính thức của WTO và OECD, có thể nhận thấy rằng

sự tồn tại của các FTA là thực tế của nền kinh tế thế giới và chủ nghĩa khuvực được chấp nhận như một khối hợp nhất với chủ nghĩa đa biên Thêmvào đó, với sự ra đời của hiệp định thương mại tự do Mỹ- Canada năm 1989,

Mỹ đã từ bỏ xu hướng chống chủ nghĩa khu vực truyền thống Kết quả là,chủ nghĩa khu vực không còn là sự đối lập hay lực lượng phá hoại đối vớichủ nghĩa đa biên mà là một nhân tố thúc đẩy tiến trình tự do thương mạiquốc tế

• Thứ ba: Đảm bảo thị trường xuất khẩu

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, Hàn Quốc phụ thuộc rất lớnvào thị trường nước ngoài thông qua những chiến lược xuất khẩu linh hoạt

để đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc Hơn nữa, với việc giatăng của hội nhập kinh tế thế giới và và sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc lẫnnhau, thương mại và đầu tư ngày càng trở thành yếu tố sống còn cho sự pháttriển của Hàn Quốc

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc đang thay đổi bởi sự cómặt ngày càng nhiều của các quốc gia phát triển và đang phát triển Việccạnh tranh với những quốc gia phát triển vẫn rất khó khăn bởi họ vẫn giữ vịtrí thống trị trên thị trường thế giới bởi trình độ công nghệ cao Mặt khác,các quốc gia đang phát triển đang giành lấy thị phần của Hàn Quốc tại các

Trang 13

thị trường truyền thống với mức giá cạnh tranh hơn do lợi thế về giá nhân

công rẻ

Hơn nữa, với sự tăng lên của RTA, các đối tác thương mại của Hàn Quốc

chuyển hướng sang tăng thương mại với các nước thành viên trong khối để

tận dụng triệt để lợi ích từ tự do thương mại Với việc tham gia và các khối

khu vực và hợp tác với các thành viên khác, Hàn Quốc sẽ duy trì được thị

trường xuất khẩu ổn định và bảo vệ chính mình trước ảnh hưởng phân biệt

của các khối khu vực khác

• Thứ tư: Sự cần thiết phải thúc đẩy việc tái cấu trúc và mở cửa nền

kinh tế Hàn Quốc

Hàn Quốc nhận thấy rằng, việc tái cấu trúc và tiếp tục mở cửa nền kinh tế

là chía khóa quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia Với việc

thành lập FTA toàn diện với Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ tự do

hóa thương mại và dịch vụ và còn có thể cải thiện biện pháp và luật lệ để

tăng tính minh bạch và hiệu quả của nền kinh tế

• Lộ trình FTA và các bước đi của Hàn Quốc

Bảng: Tiến trình FTA của Hàn Quốc

FTA có hiệu lực ( 8 FTA

với 45 quốc gia)

FTA được kí gần đây Thổ Nhĩ KỳColombia 3 - 20126-2012

FTA đang được đàm phán Canada, Mexico, GCC( Hội đồng hợp tác vùng vịnh),

Australia, New Zealand, Trung Quốc, Việt Nam

FTA đang được xem xét Nhật Bản, Hàn Quốc - Trung Quốc - Nhật Bản, Khối thị

trường chung Nam Mỹ, Isarel, Trung Mỹ, Indonesia,Malaysia

( Nguồn: Bộ ngoại giao và thương mại Hàn Quốc (4-2012) )

Trang 14

Hàn Quốc hoàn thành đàm phán FTA với Chile vào tháng 10 năm

2002 Theo sau những nỗ lực đó, vào tháng 9 năm 2003, Chính phủ HànQuốc tuyên bố “ Lộ trình FTA” như một chương trình quốc gia về phát triểnkinh tế Lộ trình FTA đánh dấu một bước chuyển lớn trong chính sách củaHàn Quốc

Lộ trình phản ánh hai nguyên tắc chính sách quan trọng:

- Một là nếu như Hàn Quốc có thể hoàn thành càng nhiều FTA trong thờigian ngắn càng tốt, thì Hàn Quốc sẽ phục hồi được khả năng cạnh tranh trênthị trường quốc tế và giảm được chi phí cơ hội cho các doanh nghiệp HànQuốc

- Thứ hai, lộ trình theo đuổi các đàm phán FTA theo nhiều hướng và cùngmột lúc với các nền kinh tế lớn Lý do chính là tối đa hóa tổng lợi ích kinh tếtrong khi tối giản hóa chi phí từ việc đàm phán FTA

• Thách thức trong chính sách thương mại quốc tế của Hàn

Quốc

Năm 1966, tổng thương mại của Hàn Quốc chỉ đạt 1 triệu đô la, vàtrong vòng nửa thế kỉ, con số này đã chạm mốc 1000 tỷ đô la năm 2011, đưaHàn Quốc trở thành một trong những con rồng Châu Á và minh chứng rằng,nền kinh tế Hàn có thể tăng trưởng thông qua thương mại Mặc dù có sựthành công đáng kinh ngạc đó, nhưng chính sách thương mại của Hàn Quốcvẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong tương lai, làm thế nào

để duy trì được mức tăng trưởng kinh tế và vị thế cao trong thương mại toàncầu

• Thứ nhất, Hàn Quốc cần phải đa dạng hóa đối tác thương mại và mặthàng xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro do những cú sốc từ bên ngoài.Nếu như khủng hoảng không có dấu hiệu lắng xuống, nó sẽ tác độngđến kinh tế Hàn thông qua các kênh thương mại và tài chính

• Thứ hai, nền kinh tế Hàn cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh củalĩnh vực dịch vụ và tăng thị phần xuất khẩu dịch vụ so với thế giới

• Thứ ba, Hàn Quốc cần thực thi các biện pháp chính sách để nâng caotính hiệu quả của các FTA

• Cuối cùng, Hàn Quốc cần phải tập hợp được sự ủng hộ trong nướccho chính sách FTA, nâng cao sự giao tiếp với các tổ chức và lĩnh

Trang 15

vực trong nền kinh tế, kể cả với những người phản đối chính sáchFTA.

• Tình hình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc

Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, Hàn Quốc tiếp tục củng

cố chính sách mở cửa thị trường, bãi bỏ quy định và tự do thương mại.Trong những năm đầu của thế kỉ 21, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa,thúc đẩy cạnh tranh, tự do hóa thương mại thông qua việc xúc tiến các hiệpđịnh thương mại tự do FTA với nhiều nền kinh tế đang phát triển và tiên tiếntrên thế giới Từ đó đến nay, Hàn Quốc nỗ lực để đạt được FTA hơn bất cứquốc gia nào khác

• Kim ngạch xuất nhập khẩu

Biểu 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hàn Quốc giai

đoạn 2001-2012 (triệu USD) Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Trong giai đoạn 2001-2012, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốctăng trưởng rõ nét so với giai đoạn trước 2001 Trước năm 2000, kim ngạchxuất - nhập khẩu chỉ ở mức dưới 150 tỷ USD thì đến năm 2000, kim ngạchxuất khẩu là 172,268 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 160,481 tỷ USD.Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn 1990- 2000 đạt 2.317,136 tỷ USD

Nhìn chung, từ năm 2001 tới nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của HànQuốc tăng liên tục Con số năm 2001 là 291,537 tỷ USD, và tăng nhanh liêntục, và đạt ngưỡng 857,282 tỷ USD vào năm 2008 Đột ngột giảm xuống686,619 tỷ USD vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới

và bật tăng trở lại vào năm 2010, đạt kỷ lục vào năm 2011 mức hơn 1000 tỷUSD là 1.079,627 tỷ USD , và có chiều hướng giảm nhẹ vào năm 2012

Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn này là 7.139,121 tỷ USD, gấp3,08 lần giai đoạn 1990-2000 Điều này phản ánh sự thành công của chínhsách mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại của Hàn Quốc được áp dụng

kể từ năm 2000

• Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong hai mươi năm qua, thương mại quốc tế của Hàn Quốc đã thay đổi

Trang 16

đáng kể trong một số khía cạnh Giá trị tổng thương mại của Hàn Quốc đãtăng gần 6,5 lần, tăng từ khoảng 134,9 tỷ USD năm 1990 lên 857,282 tỷUSD trong năm 2008 Con số này sụt giảm đáng kể trong năm 2009 do suythoái kinh tế toàn cầu, và bật tăng trở lại vào năm 2010, đạt kỷ lục vào năm

2011 và giảm nhẹ vào năm 2012 Tuy nhiên, Hàn Quốc được xếp hạng làthương mại lớn thứ 11 quốc gia trên thế giới và chiếm khoảng 2,6% tổngthương mại thế giới trong năm 2008 Thành phần kinh doanh hàng hóa củaHàn Quốc cũng làm thay đổi và phản ánh sự phát triển của đất nước qua cácgiai đoạn khác nhau của phát triển kinh tế

Hình 2.1: Đóng góp của các sản phẩm công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Hình 2.2: Đóng góp của các mặt hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc (1991-2008)

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Về mặt hàng xuất khẩu, trong hình 2.1, Hàn Quốc từng tập trung ở cácmặt hàng công nghiệp nhẹ, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 38% vào cuốinăm 1990 Tuy nhiên, trong năm 2008, 90% kim ngạch xuất khẩu của HànQuốc đến từ hàng công nghiệp nặng và hóa chất Kim ngạch xuất khẩu từngành công nghiệp CNTT của Hàn Quốc cũng tăng lên nhanh chóng, và cácsản phẩm từ ô tô, đóng tàu, chất bán dẫn, thiết bị nhà, và các ngành côngnghiệp điện thoại di động chiếm gần 60 đến 70% kim ngạch xuất khẩu

Cho các thành phần nhập khẩu của Hàn Quốc, không có nhiều thayđổi đáng chú ý Dầu khí chiếm 19,8% nhập khẩu trong năm 2008, trong khinhập khẩu của các bộ phận và các thành phần dành cho việc sản xuất hànghóa xuất khẩu chiếm 41% Trong khi đó, hàng tiêu dùng chiếm ít hơn 10%hàng nhập khẩu

Trang 17

Bảng 2.1 Top 10 các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc (tỷ USD; %)

Top 10 các mặt hàng xuất khẩu (2001) Top 10 các mặt hàng xuất khẩu (2011)

Bán dẫn 26 15.1 Tàu biển, bộ phận của tàu

Sản phẩm thép tấm

Tổng top 10

Tổng Xuất khẩu 172.397.4 10056.5 Tổng xuất khẩuTổng top 20 334.8555.2 60.3100

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Trong Bảng 2.1 và 2.2 thể hiện top 10 sản phẩm xuát khẩu và nhập khẩu

nhiều nhất của Hàn Quốc

Về xuất khẩu, có thể thấy, trong năm 2001, các mặt hàng như bán dẫn, máy

tính, điện thoại di động chiếm khoảng 31,3% tổng kim ngạch xuất khẩu Tuy

nhiên, đến năm 2011, mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất lại là tầu biển và các

sản phẩm từ dầu mỏ chiếm khoảng 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của

Hàn Quốc

Bảng 2.2 Top 10 các mặt hàng nhập khẩu của Hàn Quốc (tỷ USD; %)

Top 10 các mặt hàng nhập

Trang 18

Thiết bị không dây 2,6 1,6 Máy tính 10,7 2.0Sản phẩm thép tấm

Nguyên liệu hóa

chất tinh luyện 2,3 1,4 Nguyên liệu hóachất tinh luyện 8,9 1.7Tổng top 10

Tổng nhập khẩu 75,6160,5 47,1100 Tổng top 10Tổng nhập khẩu 252,3524,4 48.1100

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

• Về nhập khẩu, từ năm 2001 đến năm 2011, các nhóm hàng nhập khẩu

của Hàn Quốc không có sự thay đổi lớn Các mặt hàng như dầu thô,

chất bán dẫn, khí đốt luôn có tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng nhập

khẩu của Hàn Quốc, chiếm khoảng trên 30% tổng kim ngạch nhập

khẩu của Hàn Quốc

• Cơ cấu thị trường đối tác xuất nhập khẩu của Hàn Quốc

• Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Hàn Quốc

Biểu 3.1 Số lượng đối tác thương mại của Hàn Quốc (2000-2011)

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Bảng 3.1: Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2001

STT Tên nước

Kimngạch(TriệuUSD)

Tỷ lệ (%) STT Tên nước

Kim ngạch(TriệuUSD )

Tỷ lệ (%)

7 Vương quốc

Trang 19

Vương Quốc

Ả Rập Thống Nhất

Bảng 3.2: Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2011

STT Tên nước

Kim ngạch (Triệu USD)

Tỷ lệ (%)

ST

T Tên nước Kim ngạch

(Triệu USD )

Tỷ lệ (%)

14.759 2,8

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Thành phần và tầm quan trọng tương đối của các đối tác thương mại

lớn của Hàn Quốc cũng đã thay đổi theo thời gian Ban đầu trong khi Hàn

Quốc tập trung vào Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu là những điểm đến quan

trọng cho xuất khẩu mở rộng, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc bắt đầu

ngày càng tăng trong những năm 1990, Trung Quốc cuối cùng đã vượt qua

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc trong năm 2003 Với

việc mở rộng Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây, các đối tác

thương mại lớn của Hàn Quốc được xếp hạng theo thứ tự sau: Trung Quốc,

Trang 20

Mỹ, và Nhật Bản Ngoài ra, thương mại với các nền kinh tế mới nổi cũng đãtăng lên đáng kể Từ năm 2000, Hàn Quốc có quan hệ thương mại với hơn

220 quốc gia

Từ năm 2000 trở lại đây, Hàn Quốc đã kí kết các Hiệp định tự dothương mại với Chi-lê, Xing-ga-po, Ấn Độ Quan hệ thương mại của HànQuốc với các quốc gia này luôn tốt đẹp Năm 2000, Chi-lê là đối tác đứngthứ 34 về xuất khẩu, 30 về nhập khẩu của Hàn Quốc, Ấn Độ đứng thứ 25 cả

về xuất khẩu và nhập khẩu; thì đến năm 2011, quan hệ thương mại của hàn

và Chi-lê chưa mấy cải thiện, tuy nhiên, Ấn Độ vươn lên trở thành đối tácđứng thứ 9 về xuất khẩu và đứng thứ 17 của Hàn Quốc

• Các đối tác lớn trong thương mại quốc tế của Hàn Quốc

• Quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Biểu 3.2 Thương mại Hoa Kỳ-Hàn Quốc (1996-2011)

Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Biểu 3.3 Các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2011

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Biểu 3.4 Các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2011

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong giai đoạn1996-2011 đã có những bước phát triển Từ năm 1996 đến 1998, Hàn Quốc

Trang 21

ở trong trạng thái thâm hụt trong thương mại với Hoa Kỳ Tuy nhiên, kể từnăm 1999, Hàn Quốc luôn đạt thặng dư thương mại khi tham gia ngoạithương với Mỹ, và con số này không ngừng tăng lên Năm 2011, tổng kimngạch thương mại giữa Hàn Quốc với Mỹ đạt 100,8 tỷ USD, trong đó, Hàn

Năm 2011, các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Hàn Quốc sang thị trường

Mỹ là vận tải, đồ điện công nghiệp, linh kiện điện tử, sắt thép, máy mócchiếm khoảng 60% đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sangHoa Kỳ

Các mặt hàng mà Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu là hàng nông sản, linhkiện điện tử, vận tải, sản phẩm công nghệ hóa học, máy móc chính xác, chiếm khoảng 45,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc từ Mỹ

• Quan hệ thương mại Hàn Quốc – Trung Quốc

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và TrungQuốc vào năm 1992, khối lượng thương mại giữa hai nước đã mở rộng vớimột tốc độ cực kỳ nhanh chóng

Biểu 3.5 Thương mại Trung-Hàn giai đoạn 1996-2011(tỷ USD)

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Tổng giá trị thương mại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong năm

1996 lên đến 19.9 tỷ USD Đến năm 20011, con số này đã tăng gấp hơnmười một lần lên trên 220 tỷ USD và Hàn Quốc thặng dư thương mại củagần 47,8 tỷ USD Hàn Quốc luôn đạt trạng thái thặng dư trong quan hệthương mại với Trung Quốc Tăng trưởng khối lượng thương mại với tốc độnhư vậy rất khó để tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới, và mối quan

hệ song phương Hàn-Trung đã được tán dương như là một thành tựu đáng kểcủa cả hai nước Địa lý gần nhau của hai nước cũng như "sự bổ sung đáng kể

về khả năng kinh tế của hai nước là hai lý do cho thương mại phát triểnnhanh chóng như vậy giữa Hàn Quốc và Trung Quốc

Trang 22

Bảng 3.1 Các mặt hàng chủ đạo trong quan hệ thương mại Trung-Hàn

và tỷ lệ đóng góp trong kim ngạch ( tỷ USD - %)

linh kiện điện tử 31.2 linh kiện điện tử 16.3hóa dầu 16.1 đồ điện công nghiệp 14.3nhiên liệu khoáng sản 8.2 sản phẩm sắt hoặc thép 14.1

sản phẩm của sắt hoặc thép 3.9 thiết bị điện tử hạng nặng 4.5

sản phẩm kim loại màu 2.5 đồ điện dân dụng 2.7hóa học chính xác 2.4 máy móc nói chung 2.3

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Trong năm 2011, hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc sang TrungQuốc bao gồm linh kiện điện tử, hóa dầu, nhiên liệu khoáng sản, đồ điệncông nghiệp, máy móc chuyên dụng và khoa học, hóa học chính xác Trongcùng năm đó, Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc bao gồm các sảnphẩm như sắt thép, máy móc điện tử, nông sản và dệt may Thành phầnthương mại nội ngành là khá tích cực giữa hai quốc gia, hơn nữa, mô hìnhtổng thể của thương mại chỉ ra rằng Hàn Quốc hiện đang xuất khẩu nhiềunhiên liệu, các sản phẩm sử dụng nhiều vốn và nguyên liệu hơn đến TrungQuốc, trong khi nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng nhiều hơn Một phần lớnxuất khẩu sang Trung Quốc sẽ có thể được sử dụng để sản xuất các mặt hàngxuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu, do đó, hàng xuất khẩu từ HànQuốc sang khó có thể tiếp cận được thị trường nội địa của Trung Quốc

• Quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và EU

Biểu 3.6 Thương mại Hàn Quốc- EU giai đoạn 1996-2011(tỷ USD )

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)

Bảng 3.1 Các mặt hàng chủ đạo trong quan hệ thương mại Hàn

Quốc-EU và tỷ lệ đóng góp trong kim ngạch ( tỷ USD - %)

Ngày đăng: 27/02/2014, 17:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Top 10 các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc (tỷ USD; %) - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
Bảng 2.1. Top 10 các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc (tỷ USD; %) (Trang 15)
Tàu thủy 8.4 4.9 Cảm ứng và màn hình phẳng 31.0 5.6 - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
u thủy 8.4 4.9 Cảm ứng và màn hình phẳng 31.0 5.6 (Trang 15)
Bảng 3.1: Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2001 - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
Bảng 3.1 Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2001 (Trang 16)
Bảng 3.2: Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2011 - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
Bảng 3.2 Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2011 (Trang 17)
Bảng 3.1. Các mặt hàng chủ đạo trong quan hệ thương mại Hàn Quốc-EU và tỷ lệ đóng góp trong kim ngạch ( tỷ USD - %) - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
Bảng 3.1. Các mặt hàng chủ đạo trong quan hệ thương mại Hàn Quốc-EU và tỷ lệ đóng góp trong kim ngạch ( tỷ USD - %) (Trang 20)
Bảng tỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam –Hàn Quốc trong kim ngạch XNK của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012. - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
Bảng t ỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam –Hàn Quốc trong kim ngạch XNK của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012 (Trang 25)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –Hàn Quốc trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc ngày càng gia tăng qua các  năm - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
ua bảng số liệu trên cho ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –Hàn Quốc trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc ngày càng gia tăng qua các năm (Trang 25)
Bảng tổng hợp các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc năm  2010 và 9 tháng  năm 2011 - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
Bảng t ổng hợp các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2010 và 9 tháng năm 2011 (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w