Quan hệ asean với hàn quốc
Asean với Hàn Quốc I, TỔNG QUAN VỀ ASEAN VÀ HÀN QUỐC 1. Tổng quan về Asean - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là Indonesia, Malaisia, Singaore, Thái Lan, Philippin. - Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới - ASEAN là lĩnh vực có những bước tiến quan trọng và hiện là động lực đẩy nhanh tiến trình liên kết khu vực. Đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%. 1 - Việc thực hiện các thỏa thuận về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đạt những tiến triển quan trọng. Hợp tác ASEAN cũng được đẩy mạnh và mở rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, hải quan, thông tin viễn thông, tiêu chuẩn đo lường chất lượng… ASEAN cũng coi trọng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN - Mặt khác, ASEAN tích cực tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác bên ngoài, nhất là việc đàm phán thiết lập các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… 2. Tổng quan về Hàn Quốc Đại Hàn Dân Quốc, giản xưng là Hàn Quốc còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên. Phía Đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng 2 Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trên thế giới (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể 3 Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ đầy đủ và theo chế độ cộng hòa tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO,OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc II, QUAN HỆ CỦA ASEAN VÀ HÀN QUỐC 4 ASEAN và Hàn Quốc lập quan hệ đối thoại theo lĩnh vực từ năm 1989 và chính thức lập quan hệ đối thoại đầy đủ từ năm 1991. Quan hệ đối thoại và hợp tác ASEAN- Hàn Quốc hiện đang phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu, với nhiều chương trình, dự án cụ thể và có hiệu quả. ASEAN và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Hợp tác toàn diện (11/2004) nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế thương mại cũng như giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển. Hai bên đã họp Cấp cao kỷ niệm 20 năm lập quan hệ (tháng 6/2009), cam kết thúc đẩy quan hệ đối thoại phát triển hơn nữa. Hợp tác ASEAN-Hàn Quốc trên lĩnh vực chính trị -an ninh tiến triển thuận lợi, tập trung vào hợp tác trên các vấn đề an ninh phi truyền thống với nhiều dự án tăng cường năng lực, chia sẻ thông tin và hợp tác công nghệ. ASEAN và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế (7/2005). Hàn Quốc cũng đã tham gia Hiệp ước TAC năm 2004. Hợp tác phát triển giữa ASEAN và Hàn Quốc tập trung vào các lĩnh vực giao thông, du lịch, nông nghiệp, khoa học công nghệ, môi trường, sức khoẻ, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, giao lưu nhân dân và thu hẹp khoảng cách. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai mà ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do (sau Trung Quốc). Tiến trình này được bắt đầu vào năm 2004 khi các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, khẳng định mong muốn thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) với lộ trình cụ thể là năm 2010 với Brunei, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore và Thái Lan; năm 2016 với Việt Nam; và 2018 với Campuchia, Lào, và Myanma. Tháng 8/2006, các Bộ trưởng Kinh tế hai bên đã ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Hàn Quốc. Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại Hàng hóa (2006), Thương mại Dịch vụ (2007), và Đầu tư (tháng 6/2009). Bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư. Năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện (Hiệp định khung), và sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực, tạo nền tảng pháp lý hình thành Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA). 1. Quan hệ thương mại Asean và Hàn Quốc đặt quan hệ thương mại với nhau bao gồm 2 lĩnh vực : Thương mại hàng hóa và Thương mại dịch vụ Thương mại hàng hóa 5 Hiệp định cụ thể đầu tiên được hai bên thống nhất là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG), ký kết ngày 24 tháng 8 năm 2006. Hiệp định này quy định các thỏa thuận thương mại hàng hóa ưu đãi giữa 10 Quốc gia Thành viên ASEAN và Hàn Quốc, trong đó quan trọng nhất là cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế suất đối với tất cả các dòng thuế trong một giai đoạn nhất định. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Hàn Quốc và ASEAN-5 (Bruney, Indonesia, Malaysia, Philippin và Singapore) đã xóa bỏ thuế của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thường. ASEAN và Hàn Quốc là những đối tác thương mại quan trọng của nhau. Năm 2003, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa ASEAN và Hàn Quốc đạt 32,2 tỉ USD tăng 2,2% so với năm 2002. Trong đó, xuất khẩu của ASEAN sang Hàn Quốc đạt 17,1 tỉ USD (chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN) và nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 15,1 tỉ USD (chiếm 4,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của ASEAN). ASEAN cũng là đối tác được đầu tư lớn thứ ba của Hàn Quốc, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào ASEAN đã lên tới 11 tỉ USD chiếm 15,2% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc. Trong vòng 5 - 6 năm qua, xuất khẩu của Hàn quốc sang ASEAN tăng gấp đôi, trong khi nhập khẩu tăng gần 90%. FTA ASEAN - Hàn Quốc mang lại cơ hội giảm thuế cho 63% hàng xuất khẩu của Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar và Việt Nam vào thị trường Hàn quốc, đổi lại, các nước này phải áp thuế dưới 5% đối với 45% hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc. Việc thực thi FTA đối với Philippines, Bruney, Campuchia và Lào sẽ bị chậm lại do các nước này chưa hoàn thành các thủ tục cần thiết. Riêng Thái Lan chưa tham gia FTA với Hàn Quốc vì các lý do bất đồng chính kiến. 8000 dòng thuế , trong đó có cà phê nằm trong danh mục giảm thuế mang lại nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu nông sản của ASEAN. Tuy nhiên, về phần mình, FTA ASEAN - Hàn Quốc hứa hẹn mang lại thêm 0,64% tăng trưởng GDP, phúc lợi tiêu dùng của người Hàn Quốc tăng lên 1,15% và tổng kim ngạch thương mại lên đến 45 - 47 tỷ USD. ASEAN sẽ trở thành một trong các đối tác lý tưởng đối với xứ sở kim chi này. Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định AKTIG, quan hệ thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng. Năm 2009, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN với tổng giá trị thương mại lên tới 74,7 tỷ đô la Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào ASEAN là 1,4 tỷ đô la Mỹ. Thương mại Dịch vụ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc (AKTIS) được ký ngày 21 tháng 11 năm 2007, tạo nền tảng để tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ của ASEAN và Hàn Quốc. Xây dựng trên cơ sở các cam kết theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của WTO, trong Hiệp định AKTIS, cả ASEAN và Hàn Quốc đều cam kết sâu rộng hơn thông qua việc bổ sung các 6 ngành/phân ngành mới như kinh doanh, xây dựng, giáo dục, dịch vụ viễn thông, môi trường, dịch vụ du lịch và dịch vụ giao thông vận tải. Tác động của Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc Trong nhiều năm qua Hàn Quốc luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hàn Quốc là 4 trong 10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc trong 10 năm qua (2001~2010) là rất cao, đạt trên 23%. Năm 2009, mặc dù chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn giữ được mức tăng trưởng 2,1%. Đặc biệt trong năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã vượt mức 2 tỷ USD với mức tăng trưởng là 15,7%. Trong năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều có sự phục hồi rõ rệt với kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 12,85 tỷ đô la, tăng 42,2% so với năm 2009. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,1 tỷ đô la, tăng 49,8%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 9,75 tỷ đô la, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang Hàn Quốc là dầu thô, dệt may, thủy sản, than đá, gỗ và sản phẩm gỗ, v.v Theo ông Koh Kyong Sok, trưởng đoàn đàm phán thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc phát biểu tại Hội thảo “Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc” tại Hà Nội hồi cuối tháng 12/2012, FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cho phép nhiều hàng hóa được cắt giảm thuế sâu hơn và nhanh hơn so với FTA Hàn Quốc - ASEAN, đặc biệt những dòng thuế thuộc hạng mục nhạy cảm và nhạy cảm cao, như các mặt hàng nông sản, thủy sản và dệt may của Việt Nam sẽ được cắt giảm nhiều hơn và nhanh hơn khi nhập khẩu vào Hàn Quốc. 7 . Một đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc là việc ta liên tục nhập siêu từ nước này. Trong năm 2010, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại lên đến gần 6,7 tỷ đô la, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm trước.Tỷ trọng nhập siêu/xuất 8 khẩu là 216%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu chung.Mặc dù vậy, nhập siêu từ Hàn Quốc được đánh giá là tương đối tích cực vì cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên nhiên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu (chiếm hơn 70% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc). Sắt thép các loại là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (12,3%) tiếp đến là vải các loại (11,7%), máy móc thiết bị (11,2%), máy vi tính sản phẩm điện tử (8,6%), xăng dầu các loại (8,3%), chất dẻo nguyên liệu (7,3%), nguyên phụ liệu dệt may và da giầy (4,9%). Đánh giá chung: - Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đã đem lại những lợi ích đáng kể cho các nền kinh tế ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hạn ngạch thuế quan với thuỷ sản, mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hàng đầu của ta vào Hàn Quốc. Hàn Quốc cam kết dành cho ASEAN lượng hạn ngạch thuế quan như sau: (i) Tôm đông lạnh: 5000 tấn miễn thuế; (ii) Tôm tươi: 300 tấn miễn thuế; (iii) Mực nang: 2000 tấn miễn thuế; (iv)Tôm luộc: 2000 tấn miễn thuế; (iiv) Sắn: 25000 tấn với thuế suất 20%; (iiiv) Tinh bột sắn: 9600 tấn với thuế suất 9%. Với mức thuế trong hạn ngạch 0% (so với mức trung bình 15% ngoài hạn ngạch) là lợi thế cho các doanh nghiệp ASEAN và Việt Nam. Bên cạnh đó, thuế suất mà Hàn Quốc dành cho các sản phẩm mà ta có thế mạnh như dệt may, giày da, sản phẩm chế biến cũng rất thấp, góp phần tạo cơ hội xuất khẩu quan trọng cho các mặt hàng này. - Một điểm đáng lưu ý là Hàn Quốc đã có nhượng bộ trong vấn đề kiểm dịch động thực vật (SPS), chấp nhận đưa nội dung hợp tác đối với các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về SPS vào Phụ lục của Hiệp định khung; có điều khoản về TBT và SPS trong Hiệp định về Thương mại Hàng hóa; thành lập Tổ công tác về TBT và SPS để xem xét các vấn đề thực thi - Với những lợi thế như trên, cho tới nay AKFTA đã tác động rất tích cực tới quan hệ thương mại ASEAN-Hàn Quốc. Có thể nói đây là Khu vực thương mại tự do đem lại lợi ích lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam xét trên khía cạnh tận dụng các ưu đãi của Hiệp định. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi theo AKFTA thông qua việc áp dụng mẫu quy tắc xuất xứ (mẫu AK) của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cao, lên tới 58,6% ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định AKTIG (2007) và tăng lên 66,5% vào năm 2008, 64,6% năm 2009. Như vậy, có thể nói đa số hàng hóa xuất khẩu của ta sang Hàn Quốc đã tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định AKFTA. Tỷ lệ này đặc biệt cao đối với các nhóm hàng hóa như nguyên liệu (gần 100%), khoáng sản chế biến (trên 95%), sản phẩm da (trên 70%), dệt may (88%). Ngược lại, hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam không tận dụng được nhiều các ưu đãi trong Hiệp định AKFTA, với tỷ lệ sử dụng mẫu quy tắc xuất xứ chỉ đạt khoảng 3%. Đây cũng là minh chứng rõ ràng để kết luận Hiệp định AKFTA không làm tăng nhập siêu của ta trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc. 9 Bảng: Thương mại của Việt Nam với ASEAN và Hàn Quốc năm 2008 10 [...]... hiệu lực, ASEAN và Hàn Quốc sẽ thảo luận và hoàn thành những nội dung này Giai đoạn 1990-2003 Hàn Quốc đóng góp 17.7 triệu USD từ SCF và 7 triệu USD từ FOCP Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN – HÀn Quốc lần thứ 10, chính phủ Hàn Quốc cam kết tăng gấp đôi ODA cho ASEAN năm 2009 Tác động của quan hệ đầu tư ASEAN- Hàn Quốc tới quan hệ đầu tư Việt Nam -Hàn Quốc Một khảo sát về Việt Nam được tiến hành gần đây... ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ QUAN HỆ ASEAN VỚI HÀN QUỐC 14 Các nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng quan hệ ASEAN- Hàn Quốc thành Đối tác Chiến lược và thông qua Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng Về kinh tế-thương mại, ASEAN và Hàn Quốc nhất trí sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai hiệu quả tất cả các thỏa thuận và hiệp định trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA), và khẳng... quan chức tới ASEAN và Hàn Quốc cũng như cư dân cư trú dài hạn, công nhân lưu trú tại các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc - Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên và sinh viên cũng như giao thoa văn hóa giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc. Giành tặng nhiều suất học bổng cho sinh viên ASEAN và Hàn Quốc học cao đẳng và đại học, khuyến khích nghiên cứu ASEAN tại Hàn Quốc cũng như nghiên cứu Hàn. ..2 Quan hệ đầu tư 11 Các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN – Hàn Quốc trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa 2 bên Vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc chiếm 3% tổng FDI vào ASEAN trong giai đoạn 1995-2003, tổng số vốn lên đến 11 tỉ USD, chiếm 12,5% tổng FDI ra bên ngoải của Hàn Quốc Đến tháng 6 năm 2007 tổng vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN đã đạt 18 tỷ USD... cơ quan phát triển đầu tư - thương mại của Hàn Quốc (KOTRA) cho thấy mức độ thỏa mãn cao từ các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, điều này cho thấy được cơ hội Việt Nam nhận được sự đầu tư từ các công ty Hàn Quốc là rất cao So với các thành viên ASEAN, Việt Nam là nước nhận đầu tư nhiều nhất của Hàn Quốc kể từ năm 2002 12 Đặc điểm nổi bật đầu tiên là đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng liên tục với. .. 15, 5% vốn đăng ký, 13% vốn thực hiện của FDI Hàn Quốc trên toàn thế giới, đưa ASEAN trở thành điểm đầu tư lớn thứ ba của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ (Korea, Exim, 2007)., Đầu tư song phương giữa ASEAN và Hàn Quốc tăng trưởng đều đặn trong thời gian qua, đạt 6,8 tỷ USD trong năm 2008, hơn 5 lần so với 1,3 tỷ USD năm 2004 Hiệp định Đầu tư ASEAN – Hàn Quốc (AK-AI) được ký kết ngày 2 tháng 6 năm 2009... vượng, quan tâm và chia sẻ ở khu vực của chúng ta - - TỔNG QUÁT: Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai mà ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do (sau Trung Quốc) Tiến trình này được bắt đầu vào năm 2004 khi các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, khẳng định mong muốn thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA)... ninh hàng hải trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế Giải pháp 2: Tăng cường Hợp tác Kinh tế và Phát triển - Hàn Quốc tán thành sử dụng trung tâm ASEAN- Hàn Quốc để tạo điều kiện cho các hoạt động quảng bá thương mại và đầu tư bao gồm triển lãm sản phẩm, trao đổi các phái đoàn đầu tư và thương mại, trao đổi thông tin về thương mại và đầu tư .Với mong muốn rằng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc. .. Quốc (AKFTA) Trong nhiều năm qua Hàn Quốc luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Hàn Quốc là 4 trong 10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam Một đặc điểm nổi bật đầu tiên về đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng liên tục với khối lượng lớn, nhất là kể... kém phát triển nhất trong ASEAN - Nhất trí tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu lao động và tăng hỗ trợ cho các công nhân từ các nước thành viên ASEAN đến lao động ở Hàn Quốc Giải pháp 3: Tăng cường trao đổi Văn hóa xã hội - Hàn Quốc quyết tâm tăng cường trao đổi văn hóa thông qua các mạng lưới hợp tác văn hóa, như việc khởi xướng Giao hưởng ca nhạc truyền thống ASEAN- Hàn Quốc tại Hội nghị Cấp cao . Asean với Hàn Quốc I, TỔNG QUAN VỀ ASEAN VÀ HÀN QUỐC 1. Tổng quan về Asean - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc II, QUAN HỆ CỦA ASEAN VÀ HÀN QUỐC 4 ASEAN và Hàn Quốc lập quan hệ đối thoại. của ta trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc. 9 Bảng: Thương mại của Việt Nam với ASEAN và Hàn Quốc năm 2008 10 2. Quan hệ đầu tư 11 Các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN – Hàn Quốc trong những