CơquanhợptácquốctếHànQuốcKoicavà
những đónggópchoquanhệViệtNam - Hàn
Quốc thôngquacáchoạtđộngtạiViệtNam
Nguyễn Hương Giang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Quanhệquốc tế; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn: TS. Trần Anh Phương
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Trình bày những định hướng chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Hàn
Quốc vàquanhệhợptácViệtNam - Hàn Quốc. Khái quát về cơquanhợptácquốc
tế của HànQuốc - Koica như: Sự ra đời của Koica; mục tiêu và định hướng chính
sách chủ yếu của Koica; cơ cấu tổ chức; lĩnh vực, hình thức và khu vực hoạt động.
Nghiên cứu, đánh giá hoạtđộngvànhữngđónggóp của KoicachoquanhệViệt
Nam - Hàn Quốc.
Keywords. Quanhệquốc tế; Việt Nam; Hàn Quốc; Hợptácquốc tế; Chính sách đối
ngoại
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
Quan hệhợptác để phát triển là xu thế hiện nay của thế giới, cũng là nhu cầu cơ bản
của mỗi quốc gia. Ngày nay, không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại “đóng kín cửa”.
Các nền kinh tế dù ở bất kỳ trình độ phát triển nào cũng đều phải hợptác với nhau để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Phát triển mối quanhệhợptác giữa cácquốc
gia, các tổ chức quốctế đã trở thành mối quan tâm của nhân loại. Cơquanhợptácquốctế
Hàn quốc- KOICAvànhữnghoạtđộnghợptácquốctế toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam, nằm
trong khuôn khổ mối quanhệhợptác của hai quốc gia: Việt Nam- Hànquốc
Việc nghiên cứu về CơquanhợptácquốctếKOICAvànhữnghoạtđộng của nó tại
Việt nam, cùng với nhữngđónggóp của cáchoạtđộng này cho sự phát triển quanhệhợptác
của hai quốc gia là cần thiết. Qua đó, để có cái nhìn xuyên suốt, toàn diện về tổ chức này,
đánh giá thực chất nhữnghoạtđộngvà hiệu quả đem lại, từ đó tạo tiền đề, cơ sở lý luận và
thực tiễn đónggópchoquá trình hình thành và xây dựng cáccơquanhợptácquốctế của
Việt Nam
CHƯƠNG I: NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN
QUỐC VÀQUANHỆHỢPTÁCVIỆTNAM – HÀNQUỐC
1.1. Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Hànquốc
1.1.1 Quanhệ đối ngoại của Hànquốc
Trước năm 1973, Hànquốc không thiết lập quanhệ ngoại giao với bất kỳ nước nào có
quan hệ với Bắc Hàn. Nhưng trong bầu không khí hòa dịu của quanhệ Trung-Mỹ, năm 1973,
Hàn quốc lần đầu tiên đề ra đướng lối ngoại giao hướng tới các nước XHCN. Theo tuyên bố
26/03/1973, Hànquốc chủ trương “Thiết lập quanhệ ngoại giao với tất cả các nước không
đối đầu với mình bất chấp thể chế chính trị”. Kể từ đó, Hànquốc bắt đầu mở rộng quanhệ
đối ngoại thôngqua tăng cường các mối quanhệ với cácđồng minh truyền thốngvà xây
dựng quanhệhợptác với các nước trong Thế giới thứ ba và tham gia tích cực vào các tổ
chức quốc tế.
1.1.2. Quanhệ kinh tế đối ngoại của Hànquốc
Trước đây, Hànquốccóquanhệ thương mại chủ yếu với các nước tiên tiến như Mỹ,
Nhật Bản và Liên minh Châu Âu. Điều này thường gây mất cân đối trong cán cân thương
mại. Vì vậy Hànquốc đã thực thi chính sách “ Toàn cầu hóa và cải cách cơ cấu kinh tế”.
1.1.3. Cáchoạtđộng ngoại giao vì hoà bình vàhợptácQuốctế
Hàn quốc khi trở thành thành viên của UN đã tham gia tích cực vàđónggóp vào các
hoạt động ngoại giao đa phương tương xứng với vị thế được nâng cao trong cộng đồngquốc
tế. Sau năm 1975, khi nền kinh tế đến một trình độ cao hơn, HànQuốc bắt đầu cáchoạtđộng
viện trợ thôngquacác tổ chức như Quỹ Hợptác Phát triển Kinh tế (EDCF) vàCơquanhợp
tác quốctế - Koica.
1.1.4. Chính sách vì Hòa bình và Thịnh vượng ở Đông Bắc Á của Hàn quốc.
Ngày nay, Đông Bắc Á (ĐBA) đang đóng vai trò đầu tàu cho nền kinh tế thế giới vì vốn,
công nghệ, sản xuất và tiếp vận đều tập trung ở khu vực này. Vì vậy. Chính phủ HànQuốc
cũng tìm cách phát triển HànQuốc thành trung tâm kinh tế ĐBA thôngquacác bước: 1) theo
đuổi việc giao lưu vàhợptác kinh tế liên Triều; 2) thiết lập hệthống hợp tác kinh tế ĐBA và
3) xây dựng cở sở hạ tầng cho một trung tâm giao vận và kinh tế.
1.2. Khái quát quanhệhợptácHànQuốc - ViệtNam
1.2.1. Lịch sử mối quanhệViệt Nam- Hànquốc
Quan hệViệt Nam- Hànquốc bắt đầu từ năm 1226 khi Hoàng tử Lý Long Tường của
nước Việt đã lên đường lưu vong và định cư tại Vương quốc Cao Ly và sau đó trở thành ông
tổ của họ Lý Hoa Sơn ở Hànquốc hiện nay.
Thời kỳ trước năm 1975, Hànquốccóquanhệ ngoại giao, kinh tế, quân sự với chính
quyền Sài gòn. Từ 1975- 1982, ViệtNamvàHànquốc bắt đầu cóquanhệ buôn bán tư nhân
qua trung gian, từ 1983 bắt đầu cóquanhệ buôn bán trực tiếp và một số quanhệ phi chính
phủ. Ngày 22/12/1992, hai nước chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao.
1.2.2 Những biểu hiện chính trong quanhệhợptácViệt Nam-Hàn Quốc
Quan hệhợptácViệt Nam-Hàn quốc trong hơn một thập niên qua đã gặt hái được nhiều
thành tựu, trên các lĩnh vực như: chính trị- đối ngoại, thương mại-kinh tế, văn hóa-giáo dục
và khoa học công nghệ.
1.2.2.1. Quanhệhợptác trên lĩnh vực chính trị- đối ngoại
Các chuyến thăm cấp cao của nhà lãnh đạo hai nước đã xây dựng, củng cốvà phát triển
đường lối hợptác giữa hai quốc gia, tạo nền tảng vững chắc cho mối quanhệ này đồng thời
là tiền đề, là định hướng để phát triển mối quanhệhợptác trong các lĩnh vực khác và nỗ lực
để mối quanhệ hai nước trở thành “ Quanhệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” .
1.2.2.2. Quanhệhợptác trên lĩnh vực kinh tế
Với mục tiêu ưu tiên đặc biệt, ViệtNam luôn dành choHànQuốc nhiều cơ hội để hợp
tác đầu tư, đảm bảo HànQuốc luôn nằm trong nhóm 5 nước cóquanhệ kinh tế lớn nhất với
Việt Nam trong 19 nămqua (1992-2011). Những kết quả đạt được trong hợp tác kinh tế Việt
Nam – HànQuốc được thể hiện ở một số lĩnh vực như thương mại ( kim ngạch thương mại
giữa 2 quốc gia dự kiến đến năm 2011 đạt 15 tỷ USD), đầu tư (hơn 1600 dự án đang hoạt
động tạiViệtnam trong nhiều lĩnh vực công nghiệp nặng và nhẹ), tài trợ ODA (viện trợ
không hoàn lại 9.5 triệu USD/năm) và một số lĩnh vực khác (du lịch, xuất khẩu lao động…)
1.2.2.3. Quanhệhợptác trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
Bên cạnh quanhệhợptác về chính trị - đối ngoại, hợptác về kinh tế, thì hợptác trên lĩnh
vực văn hóa – xã hội đóng một vai trò không thể thiếu trong mối quanhệViệtNam – Hàn
Quốc, nó thể hiện ở một số điểm sau:
- Giao lưu hợptác văn hóa
- Hợptác giáo dục – đào tạo
- Hợptác trên lĩnh vực khoa học – công nghệ.
Với chính sách phát triển mềm dẻo, linh hoạt hơn nhằm giải quyết vấn đề an ninh và
kinh tếquốc gia, cùng với chính sách đối ngoại rộng mở, Hànquốc đã vươn mình đứng dậy
thành quốc gia phát triển xếp thứ 11 trên toàn thế giới, ngày càng nâng cao vai trò và vị thế
kinh tế- chính trị của mình trên trường quốc tế.
Và, sau 18 năm hai nước ViệtNam – HànQuốc chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao
(1992-2010), mối quanhệhợptácViệt – Hàn đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở
mọi lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hóa – giáo dục, đến khoa học – kỹ
thuật…trên cả bình diện hợptác song phương lẫn đa phương.
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CƠQUANHỢPTÁCQUỐCTẾ CỦA HÀN QUỐC-
KOICA
2.1 Sự ra đời của Koica
Do sự tàn phá của cuộc chiến tranh năm 1950, Hànquốc trở thành một trong những nước
nghèo nhất thế giới. Trong suốt thời kỳ khó khăn đó, Hànquốc chủ yếu dựa vào viện trợ
nước ngoài. Bằng chiến lược phát triển hợp lý và sử dụng hiệu quả viện trợ nước ngoài, Hàn
quốc đã phát triển mạnh mẽ và được coi là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới. Với kinh
nghiệm tái thiết và phát triển của mình, chính phủ Hànquốc muốn chia sẻ với cácquốc gia
đang phát triển khác thôngquahoạtđộng của các tổ chức như
2.2 Mục tiêu và định hướng chính sách chủ yếu của KOICA
Có thể tóm lược những mục tiêu chính của KOICA như sau:
+ Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững chocácquốc gia đang phát triển.
+ Tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo bằng việc đạt được “Những mục tiêu phát triển của
thiên niên kỷ”.
+ Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo và an ninh nhân loại.
Với những mục tiêu nêu trên, KOICA đã xây dựng các định hướng chính sách hoạtđộng cụ
thể, nhằm thực hiện hiệu quả chức năng hợp tác, hỗ trợ của mình.
+ Tăng cường vốn viện trợ ODA và tỷ lệ viện trợ không hoàn lại
+ Thực hiện hỗ trợ dựa trên hệthốngquản lý phù hợp với nhu cầu của nước đối tác
+ Kết hợp kinh nghiệm phát triển của Hànquốcvànhững lợi thế so sánh vào những chương
trình/kế hoạch hợptác phát triển
+ Khuyến khích các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân tham gia vào các dự án/chương
trình của KOICA
+ Duy trì nguyên tắc “Chọn lọc và tập trung” (Các nước đối tácvàcác khu vực)
+ Tăng cường viện trợ ràng buộc
+ Tăng cường năng lực thực hiện ODA
2.3. Lĩnh vực, hình thức và khu vực hoạtđộng
2.3.1 Các lĩnh vực hoạtđộng chính
Với kinh nghiệm sử dụng viện trợ nước ngoài hiệu quả, tạo tiền đề vững chãi cho sự phục
hồi, phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững, chính phủ Hànquốc đã chia sẻ những kinh
nghiệm quý báu này cùng với nguồn hỗ trợ vốn chocácquốc gia đang phát triển trong những
lĩnh vực như: Giáo dục, Y tế, quản trị công, phát triển nông thôn, CNTT, Công nghiệp và
năng lượng, Môi trường, Khắc phục thiên taivàtái xây dựng, Biến đổi khí hậu vàCác mục
tiêu thiên niên kỷ.
2.3.2. Hình thức hoạtđộng
KOICA thực hiện cáchoạtđộng của mình dựa trên nhiều hình thức đa dạng, phong phú,
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạtđộng hỗ trợ, như: Dự án, Chương trình đào tạo, Chương
trình cử tình nguyện viên ra nước ngoài hoạt động, Quanhệ đối tác với các tổ chức phi chính
phủ, Hợptác đa phương và Đánh giá hiệu quảhoạt động.
2.3.3. Khu vực hoạtđộng
KOICA là một tổ chức có mạng lưới hoạtđộngquốc tế, trên hầu hết các châu lục trên thế
giới như: Châu Á, Châu Phi, Mỹ-Latin, Trung đôngvàĐông Âu/ Khối thịnh vượng chung
các quốc gia độc lập.
Có thể nói, CơquanhợptácquốctếKOICA là một tổ chức hoạtđộng chuyên sâu, đa
dạng và hiệu quả. Xuất phát từ những kinh nghiệm khắc phục hậu quả chiến tranh và phát
triển được trải nghiệm và tích lũy từ chính thực tế của quốc gia mình, chính phủ Hànquốc đã
xây dựng một bộ máy thực hiện các hỗ trợ (KOICA) chocácquốc gia, một mặt hỗ trợ dựa
vào kinh nghiệm vốn có, mặt khác từng bước đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi trong quá
trình phát triển chung tại từng quốc gia, lãnh thổ nhận được viện trợ.
Hoạt động hỗ trợ của KOICAcó thể được đánh giá dựa trên 3 khía cạnh: Lĩnh vực, hình thức
và khu vực hoạt động.
CHƯƠNG 3: HOẠTĐỘNG CỦA KOICATẠIVIỆT NAM, ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT
ĐỘNG CỦA KOICAVÀNHỮNGĐÓNGGÓP CỦA TỔ CHỨC NÀY CHOQUAN
HỆ HÀNQUỐC - VIỆT NAM.
3.1. Hoạtđộng của KOICAtạiViệtNam
3.1.1. Giới thiệu về văn phòng KOICAtạiViệtnam
Sau khi ViệtNamvàHànquốc chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992,
hai quốc gia đã có nhiều hoạtđộng ngoại giao thiết thực, một trong số đó là sự kiện thành lập Văn
phòng đại diện của CơquanhợptácquốctếHànquốc (KOICA) tạiViệtNam (18/07/1994), nhằm
thực hiện cáchoạtđộnghợptác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của chính phủ Hànquốc đối với
Việt Nam.
Hoạt động của KoicatạiViệtnam tập trung vào 5 lĩnh vực:
- Xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người dân khu vực miền
trung.
- Phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Xây dựng thể chế, chú trọng vào những lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường.
- Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.
3.1.2. Tình hình hoạtđộng của KOICAtạiViệtNam
Trong khoảng thời gian từ năm 1994-2010, tổng lượng hỗ trợ của chính phủ Hànquốc
dành choViệtnamthôngquacáchoạtđộng của KOICA đạt: 128,960,000 USD ( bình quân 1
năm đat 6.45 triệu USD)
Có thể đánh giá mức độ hỗ trợ theo hai hình thức: tỷ lệ hỗ trợ theo lĩnh vực và theo dự án
- Mức độ hỗ trợ theo lĩnh vực chiếm: CNTT 26%, Giáo dục đào tạo 21%, Y tế sức khỏe 19%,
Môi trường 15%, Hạ tầng công nghiệp 8%, Chế độ hành chính 8%, Phát triển khu vực
3%.[27]
- Mức độ hỗ trợ theo số lượng, quy mô dự án: Dự án: 46/ 81,35 triệu USD.
3.1.3 Các dự án tiêu biểu và ý nghĩa của dự án
Trong gần 20 nămhoạtđộngtạiViệt Nam, cơquanhợptácquốctếHàn Quốc- KOICA
đã thực hiện tổng cộng hơn 50 dự án trải đều trên các lĩnh vực: CNTT, giáo dục đào tạo, y tế
sức khỏe, chế độ hành chính, hạ tầng công nghiệp, phát triển khu vực và môi trường với tổng
mức hỗ trợ đạt: 128,960,000 USD [27].
4 dự án tiêu biểu trong các lĩnh vực là thế mạnh của Hànquốc đã được thực hiện tạiViệt
Nam:
* Dự án thành lập Trường cao đẳng CNTT hữu nghị ViệtHàn (số vốn hỗ trợ: 10 triệu USD)
* Dự án nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng vàcơ khí hóa tuyến đường sắt đôi Hà Nội
– Vinh (số vốn hỗ trợ: 1.2 triệu USD)
* Dự án mở rộng và tăng cường năng lực Trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ Hàn- Việt
(Tỉnh Nghệ An) (số vốn hỗ trợ: 2.3 triệu USD)
* Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng nam (số vốn hỗ trợ: 35 triệu USD)
3.2. Đánh giá hoạtđộng của KOICAvànhữngđónggóp của tổ chức này choquanhệ
Việt Nam- HànQuốc
3.2.1. Đánh giá hoạtđộng của KOICA
Qua gần 18 nămhoạtđộngtạiViệt Nam, có thể nói, hoạtđộng của cơquanhợptácquốc
tế Hànquốc (KOICA) ngày càng lớn mạnh về cả quy mô, chất lượng và hiệu quả cùng với
tiến trình phát triển quanhệ ngoại giao, hợptác của Việt Nam- Hàn quốc. Cáchoạt động, dự
án tăng cường mạnh mẽ về nguồn vốn đầu tư, chất xám hoạtđộng cũng như sự đa dạng,
phong phú của các hình thức hoạt động.
3.2.2. Nhữngđónggóp của KOICAcho mối quanhệhợptácViệt Nam- Hànquốc
Hoạt động hỗ trợ của KOICAđóng một vai trò khá quan trọng, góp phần thúc đẩy việc
hiện thực hoá những nỗ lực hợptác phát triển của hai quốc gia. Để đánh giá nhữngđónggóp
của cáchoạtđộng hỗ trợ mà KOICA thực hiện đối với những thành tựu quanhệhợptácViệt
Nam- Hànquốc đạt được, có thể nhìn nhận trên ba lĩnh vực chính:
- Hợptác hỗ trợ phát triển kinh tế
- Hợptác hỗ trợ phát triển văn hoá, giáo dục, xã hội
- Hợptác hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ.
3.2.3. Một số kiến nghị chohoạtđộng của KOICAViệt Nam.
để tối đa hóa hiệu quả của nhữnghoạtđộng hỗ trợ từ các tổ chức quốctế như KOICA,
chúng tôi có một vài kiến nghị như sau :
* Về phía ViệtNam :
- Cần xây dựng các quy chế tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ việc thực hiện các dự án, hoạtđộng hỗ
trợ cũng như việc sử dụng hiệu quảcác công trình viện trợ này.
- Xây dựng kế hoạch và ngân sách cho việc sử dụng, phát huy nguồn nhân lực đã được đào
tạo, để từ đó nhân rộng hiệu quả đào tạo chocác địa phương, khu vực tỉnh thành phố trên cả
nước.
- Giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, cáctài sản được hỗ trợ, tránh tình
trạng sử dụng tùy tiện, bừa bãi, không hiệu quả gây lãng phí.
* Về phía Hànquốc :
- Đa dạng hóa các lĩnh vực hỗ trợ, viện trợ theo nhu cầu và chính sách phát triển của chính
phủ Việt Nam.
- Tăng cường chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm ở cấp độ cao hơn, đặc biệt trong
lĩnh vực CNTT, hạ tầng cơ sở, môi trường
- Nâng cao quy mô về vốn chocác dự án để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ sâu và rộng, tăng cường
thời gian đào tạo nguồn nhân lực, các chương trình giao lưu, trao đổi nhân lực chuyên môn để
cả hai bên có đủ thời gian trong việc tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ dài hạn với các mục tiêu cụ thể, theo từng giai đoạn, phù hợp với
lộ trình phát triển của Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN
Thế giới đang bước vào một giai đoạn cực kỳ sôi động, đầy cơ hội, song cũng đầy sự
thách thức. Cácquá trình liên kết vàhợptác đa phương, song phương của các nước, các tổ
chức trong khu vực cũng đang mở ra, với sự đa dạng về hình thức và tốc độ rất cao. Đây là
một trong nhữngcơ hội phát triển đang đặt ra trước mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế. Việt Nam,
cũng như HànQuốc đang bước vào một nhịp chuyển động mới, với nhữngđộng lực mới cực
kỳ mạnh mẽ, vì vậy quanhệhợptác song phương là một trong những vấn đề quan trọng nhất
trong phát triển kinh tế, trong thời đại mà kinh tế là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới mọi mối
quan hệquốc tế. Trong bối cảnh hợptác đó, nhữnghoạtđộng của các tổ chức hợptácquốctế
như KOICA, JICA…. càng thể hiện rõ tầm quan trọng của hợp tácquốctế trong quá trình
phát triển mỗi quốc gia. Với gần 18 nămhoạtđộngtạiViệt Nam, KOICA đã cónhữngđóng
góp quý báu cho sự phát triển của ViệtNam nói chung vàcho mối quanhệhợptácHàn
quốc- ViệtNam nói riêng. Mặc dù quy mô các dự án còn nhỏ, nhưng nó cónhữngđónggóp
thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tiềm năng hợptác của ViệtNamvà
Hàn quốc là tương đối lớn, trên nhiều lĩnh vực, vì thế, hoạtđộng của Cơquanhợptácquốctế
Hàn Quốc (KOICA) chắc chắn sẽ theo đó mà phát triển hơn về quy mô, chất lượng, đónggóp
thiết thực hơn nữa cho mối quanhệ này.
References
* Tài liệu tiếng Việt
1. Báo nhân dân số ngày 4/3/2008.
2. Báo nhân dân ngày 23/3/2008 .
3. Báo nhân dân ngày 17/7/2008 .
4. Bộ ngoại giao- Tuyên bố chung Việt Nam- Hànquốc về hợptác toàn diện, ngày
08/02/2001.
5. Cho Jae Hyun (1995) : QuanhệHàn - Việt trong lịch sử, tạp chí Xưa và nay, số 11, tháng
1.
6. Hà Hồng Hải, QuanhệviệtNam - HànQuốc : một thập niên phát triển đầy ý nghĩa", tạp
chí nghiên cứu quốctế - số 50.
7. Hoa Hữu Lân: Hàn Quốc, câu chuyện kinh tế về một con rồng, Nxb chính trị quốc gia, Hà
Nội 2002
8. Hoàng Văn Hiền - Ngô văn phúc: Nhìn lại quanhệ kinh tếViệt - Hàn (1992- 2001), tạp
chí nghiên cứu Nhật Bản vàĐông Bắc Á , số 1(37) tháng 2/2002.
9. Jung Jun Suk: Thành quảhợptác kinh tế Hàn- Việt trong 10 năm qua, Tham luân tại hội
thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập ViệtNam - HànQuốctại Học viện QuanhệQuốc tế,
Hà Nội; tháng 12/2002.
10. Kim Ki tae: Những thành quảhợptác về văn hóa, giáo dục Hàn - Việt sau khi thiết lập
quan hệ, Tham luận tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập ViệtNam – HànQuốctại
Học viện QuanhệQuốc tế, Hà Nội tháng 12/2002.
11. Koo Sung Yeal: Mục đích giao lưu kinh tếvà triển vọng giao dịch HànQuốc - Việt Nam,
Tham luân tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập ViệtNam - HànQuốctại Học
viện QuanhệQuốc tế, Hà Nội; tháng 12/2002.
12. Lê Dũng : Hợptác khoa học và công nghệ ViệtNam - HànQuốc - kết quảvà triển vọng,
tham luận tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập ViệtNam - Hàn Quốc, tại Học
viện QuanhệQuốctế , Hà Nội ; tháng 12/2002.
13. Lưu Văn Lợi (1998): 50 năm ngoại giao Việt Nam, Tập I, II, NXB Công An nhân dân,
Hà Nội.
14. Lưu Thanh Mại: Tìm hiểu hợp tácquốctế về khoa học và công nghệ Hàn Quốc, tạp chí
nghiên cứu Nhật Bản vàĐông Bắc Á, số 6(42) tháng1 2/2002.
15. Ngô Minh Thanh: QuanhệviệtNam - Hàn Quốc: Điểm quanhững con số và sự kiện
quan trọng, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản vàĐông Bắc Á, số 6(54) 12/ 2004.
16. Ngô Thị Trinh: Quanhệ kinh tế thương mại, đầu tư ViệtNam - HànQuốc (1992- 2002):
Thực trạng - triển vọng, Tham luận tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập ViệtNam
- HànQuốctại Học viện QuanhệQuốc tế, Hà Nội ; tháng 12/2002.
17. Nguyễn Cảnh Huệ, Nguyễn Trinh Nghiệu: Nhìn lại 10 năm (1992 - 2002) quanhệViệt
Nam - HànQuốc , tạp chí ĐôngNam Á số 2/ 2003 tr.38 - tr.45
18. Nguyễn Đình Bin- chủ biên (2005): Ngoại giao ViệtNam 1945-2000, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Hữu Cát: QuanhệViệtNam - Hàn Quốc: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí
cộng sản số 12/ tháng 6 năm 2005
20. Nguyễn Hữu Cát: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của HànQuốc trong nhữngnăm
đầu thế kỷ XXI, tạp chí nghiên cứu Nhật Bản vàĐông Bắc Á, số 6(42), tạp chí nghiên cứu
Nhật Bản vàĐông Bắc Á, số 1(37), tháng 12/2002.
21. Nguyễn Mạnh Cầm : Quanhệ hữu nghị vàhợptác hướng về tương lai - Trả lời phỏng
vấn tuần báo Quốc tế, Đặc san về 5 nămquanhệ ngọai giao ViệtNam - HànQuốc ( 1992-
1997), tr 6.
22. Nguyễn Thị Quế: Bước phát triển quanhệViệtNam - Hàn Quốc, tạp chí khoa học chính
trị, số 6/ 2006.
23. Nguyễn Văn Hồng (2003): Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea, ViệtNam
trong tiến trình lịch sử, Thụng tin Khoa học xã hội, số 2.
24. Phát biểu cuả thủ tướng Lee HanDongtại Đại học Quốc Gia Hà Nội , Tạp chí nghiên
cứu Nhật Bản vàĐông Bắc A, số 2(38)/2002
25. Thông tấn xã Việt Nam: Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, tài liệu tham khảo số
12/2007.
26. Trần Kim Lan: Hợptác song phương ViệtHàn về giáo dục, văn hóa từ sau khi thiết lập
quan hệ ngoại giao - hiện trạng và triển vọng, tham luân tại hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10
năm thiết lập ViệtNam - HànQuốctại Học viện QuanhệQuốctế , Hà Nội ; tháng 12/2002.
27. Thông tấn xã Việt Nam: Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, tài liệu tham khảo số
12/2007.
* Tài liệu tiếng Anh
28. KOICA’s annual report (2008,2009)
* Tài liệu tiếng Hàn
29. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác của KOICAtạiViệtNam (5/2011)
* Các trang web
30. CơquanhợptácquốctếHànquốc (KOICA), www.KOICA.go.kr
31. Uỷ ban hợp tác kinh tế quốc tế (02-08-2006), “Quan hệ thương mại ViệtNam –Hàn
Quốc”, http://www.nciec.gov.vn
32. Đaị sứ quánHànQuốctạiViệt Nam, www.hanquocngaynay.com
33. Bộ ngoại giao Việt Nam, http://www.mofa.gov.vn
34. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, www.vietnamday.net
35. Cơquan xúc tiến thương mại Hàn quốc, http://english.kotra.or.kr
36. Văn phòng văn hóa và kinh tế của ViệtNamtại Đài Bắc : http://www.vietnamoffice-
taipei.org/vnemb.vn/tinkhac/ns080327144350, (27-03-08).
37. Trang điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
38. Báo Quân đội nhân dân
(http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/150529/print/Default.aspx)