1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành tỉnh hải dương

118 453 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 860,77 KB

Nội dung

Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

NGUYỄN THỊ THUỶ

NGHIÊN CỨU CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA NÔNG DÂN

HUYỆN KIM THÀNH - TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số : 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI BẰNG ĐOÀN

HÀ NỘI – 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuỷ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu

Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm

ơn thầy TS Bùi Bằng Đoàn người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Kim Thành, các phòng ban chức năng huyện đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè những người đã luôn bên tôi giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Tác giả

Nguyễn Thị Thủy

Trang 4

3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 33

4.1 Một số vấn đề về nông thôn, nông dân huyện Kim Thành 48 4.2 Thực trạng các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim Thành 54 4.2.1 Nội dung các khoản đóng góp của nông dân 54 4.2.2 Các khoản đóng góp của nông dân trong tổng thu ngân sách huyện

4.2.3 Tình hình các khoản đóng góp của nông dân nhóm hộ điều tra 57 4.3 Phân tích ảnh hưởng của các khoản đóng góp của nông dân 80

Trang 5

4.3.2 ảnh hưởng tiêu cực 84 4.3.3 Tình hình sử dụng các khoản đóng góp của nông dân 88 4.4 Một số đề xuất nhằm huy động và sử dụng hợp lý các khoản đóng

góp của nông dân huyện Kim Thành tỉnh Hải dương 90 4.4.1 Giải pháp nhằm huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nông

4.4.2 Dự kiến kết quả miễn giảm các khoản đóng góp của nông dân

Trang 6

Ngân sách nhà nước Sân vận động

Trung bình Thu nhập trung bình Tiêu thụ đặc biệt

Uỷ ban nhân dân

Xã hội chủ nghĩa Xuất khẩu và nhập khẩu

Trang 7

4.6 Các khoản đóng do tỉnh quy định tại các hộ điều tra 614.7 Các khoản đóng góp do xã quy định tại các hộ điều tra 654.8 Các khoản đóng góp do HTX quy định tại các hộ điều tra 684.9 Các khoản đóng góp do thôn, xóm quy định tại các hộ điều tra 714.10 Tổng hợp các khoản đóng góp theo tổ chức thu tại các hộ điều tra 714.11 Các khoản đóng góp của nông dân theo hộ điều tra 744.12 Các khoản đóng góp của hộ điều tra theo diện tích 754.13 Các khoản đóng góp của nông dân theo lao động 764.14 Các khoản đóng góp của nông dân theo nhân khẩu 77

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Kim Thành 41

Biểu đồ 4.2 Tình hình các khoản đóng góp bình quân của hộ nông dân 80

DANH MỤC HỘP

4.1 Các khoản thu do tỉnh quy định 1

4.2 Các khoản thu do xã quy định 66

4.3 ý kiến của người dân về các khoản thu do xã quy định 67

4.4 Các khoản thu do HTX quy định 69 4.5 ý kiến của lãnh đạo xã Kim Đính về tác động của khoản thu 83 4.6 ý kiến của lãnh đạo xã Ngũ Phúc về tác động của khoản thu 83 4.7 ý kiến của người dân xã Kim Tân về tác động của khoản thu 84 4.8 ý kiến của người dân xã Kim Đính về tác động của khoản thu 86

Trang 9

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam có bước phát triển đáng kể, với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, nhưng về cơ bản nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp với 78% nông dân, họ là bộ phận có thu nhập thấp nhất trong xã hội Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân đã có công đóng góp sức người, sức của cho

sự nghiệp giải phóng dân tộc Từ sau khi đất nước được thống nhất, Đảng ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân, nhiều vùng đã vượt qua khó khăn vươn lên phát triển kinh tế góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Đặc biệt nhờ thành tựu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thu nhập của nông dân đã tăng từ 2 đến 3 lần, tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 19% năm 2000 xuống còn 11% năm 2004 và 8,3% năm 2005 [17] Tuy nhiên do quá trình chuyển đổi kinh tế còn chậm, thu nhập chính của

hộ nông dân vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp, nên đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn Vậy ngoài việc hỗ trợ, Đảng và Nhà nước còn miễn, giảm bớt các khoản đóng góp cho nông dân, nhằm kéo gần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, bớt đi sự nhọc nhằn trên đôi vai người nông dân

Nhưng một thực tế đang diễn ra, Nhà nước thì cương quyết miễn giảm,

có khoản thu còn tiến tới xóa bỏ hoàn toàn, thì ở các địa phương, nhất là cấp

cơ sở lại phát sinh quá nhiều khoản đóng góp đánh trên từng hộ, từng người nông dân và họ dường như phải “gồng mình” gánh vác, đặc biệt những vùng

có thu nhập thấp thì tỷ lệ các khoản đóng góp của nông dân lại càng cao Đằng sau việc miễn giảm các khoản đóng góp thì nảy sinh các vấn đề gây khó khăn trong đời sống sản xuất của người nông dân Chính vì thế, mà người nông dân không còn phấn khởi trong sản xuất, có nơi đã xuất hiện tình trạng nông dân

Trang 10

trả lại đất cho xã để rồi đổ ra thành thị, khu công nghiệp kiếm việc làm tăng thu nhập, tại nhiều địa phương nông dân đã có những phản ứng bột phát cũng

có căn nguyên từ những khoản thu này Nhìn nhận được thực trạng trên, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và kết quả điều tra cho thấy mức khoản đóng góp

ở các địa phương không đồng đều mà có sự khác nhau, theo báo cáo của 46 tỉnh thành, điều tra ở 135 xã và 117 Hợp tác xã, bình quân mỗi hộ dân phải đóng góp tới 28 khoản/năm với tổng mức từ 250.000 đồng đến 800.000 đồng Những khoản đóng góp này chiếm hơn 5% thu nhập đối với nông dân, nhiều nơi con số này còn cao hơn nữa Điều đó khó có thể nói làm cho chính quyền nông thôn vững mạnh, thực sự “do dân và vì dân” [3]

Kim Thành tỉnh Hải Dương là một huyện thuần nông, tỷ lệ nông dân chiếm đại đa số nên cũng đang nằm trong tình trạng chung đó Gánh nặng của các khoản đóng góp còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Kim Thành Nghiên cứu vấn đề này nhằm đề xuất giải pháp nhằm huy động và sử dụng hợp lý các khoản đóng góp của hộ nông dân góp phần vào sự phát triển chung của cả huyện Vậy thực trạng các khoản đóng góp của nông dân cả nước nói chung và huyện Kim Thành nói riêng đang diễn ra như thế nào? Có những bất cập gì về loại, mức, tỷ lệ giữa các nhóm hộ khác nhau không? Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội và thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện như thế nào?

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng các khoản đóng góp của nông dân, từ đó đề ra giải pháp nhằm huy động và sử dụng hợp lý các khoản đóng góp của nông dân

Trang 11

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các khoản các đóng góp của nông dân

- Vai trò của các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim Thành

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vị nội dung: Nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim Thành

- Phạm vị không gian: Tại địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương

- Phạm vi thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của năm trước, khảo sát thực trạng các khoản đóng góp của nông dân năm 2007 Các giải pháp dự kiến được áp dụng vào các năm tiếp theo từ năm 2008

Trang 12

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Một số vấn đề chung về các khoản đóng góp

2.1.1 Cơ sở hình thành các khoản đóng góp

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có sự phân tầng xã hội, bắt đầu xuất hiện tầng lớp thống trị và bị trị, một số nhóm người trong xã hội có tư liệu sản xuất, có quyền lực và ngày càng trở nên giầu có, còn tầng lớp

bị trị trở thành nô lệ phải đi làm thuê cho ông chủ Quá trình này liên tục tiếp diễn và kéo dàI, nó kéo theo sự bóc lột lẫn nhau, nảy sinh các tổ chức đứng ra lãnh đạo phục vụ lợi ích chung cho các tầng lớp trong xã hội, vậy để các tổ chức này hoạt động đòi hỏi phải có nguồn kinh phí, vấn đề này được giải quyết bằng cách đề ra các quy định để huy động sự đóng góp của các tầng lớp trong

xã hội Chính từ đó các khoản đóng góp đã ra đời, bất kỳ mọi tầng lớp trong xã hội đều phải đóng góp, nó như là nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mọi công dân Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì các khoản đóng góp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh

xã hội công bằng dân chủ và văn minh Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn mỗi thời

kỳ có các quy định khác nhau, và trong mỗi địa phương thậm chí mỗi thôn bản cũng có sự khác nhau về mức, khoản đóng góp nhưng đóng góp phải hợp lý để vừa đảm bảo sự công bằng và tạo ra những điều kiện cho sự phát triển Nông dân chính là tầng lớp phải thực hiện nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi từ chính các khoản đóng góp này, những khoản đóng góp của nông dân bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp khác Cụ thể từng loại có nguồn gốc khác nhau

2.1.1.1 Nguồn gốc ra đời của các khoản đóng góp

- Nguồn gốc ra đời của thuế:

Thuế xuất hiện khi từ khi có xã hội loài người, có sự phân chia giai cấp,

Trang 13

cùng với sự xuất hiện của Nhà nước mà Nhà nước là bộ máy quyền lực dùng

để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác Theo Các Mác “ thuế là cơ sở kinh tế của Nhà nước, Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ tập trung một phần thu nhập của xã hội để hình thành nên một quỹ ngân sách nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình”[2] Trong thời kỳ xã hội nô lệ khi nền kinh tế còn kém phát triển, năng suất lao động còn thấp, lúc đó xã hội chưa biết đến thuế, xã hội càng văn minh thuế càng phát triển và đến ngày nay các sắc thuế ngày càng được hoàn thiện

Phát triển của nhà nước kéo theo sự xuất hiện các loại thuế Nhà nước của giai cấp bóc lột thu thuế để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của giai cấp bóc lột, chỉ đối với nhà nước nào thực sự của dân, vì dân, nhà nước đó thu thuế để phục vụ trở lại cuộc sống của người dân được công bằng và hợp lý, đảm bảo quyền sống của con người đầy đủ và tốt đẹp hơn Nhà nước ra đời là tất yếu khách quan thì thuế ra đời cũng là tất yếu khách quan Thuế là phạm trù kinh tế đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế, thuế là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Nhà nước, thông qua thuế Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Vậy thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, với chức năng cơ bản đầu tiên là đảm bảo nguồn tài chính cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

- Nguồn gốc ra đời của phí, lệ phí và các khoản đóng góp khác:

Cùng với sự ra đời của thuế thì phí, lệ phí cũng ra đời vừa nhằm mục đích bù đắp những chi phí phục vụ cho người nộp, vừa động viên một phần đóng góp hợp lý cho Ngân sách nhà nước để chi dùng vào mục đích chung

2.1.1.2 Khái niệm các khoản đóng góp

Các khoản đóng góp hiện nay bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác Các khoản đóng góp này do nhiều tổ chức thu và dưới

Trang 14

nhiều hình thức khác nhau

- Khái niệm thuế: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có công trình,

đề tài nghiên cứu về thuế, nhưng chưa có một định nghĩa nào tuyệt đối về thuế Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi Nhà nước

và có mối quan hệ mật thiết đối với mọi hoạt động của đời sống xã hội Có tác giả lại cho rằng thuế là biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên chi tiêu hàng hoá dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản Theo các nhà kinh tế học thì thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền, hoặc bằng hàng hoá dịch vụ của công ty và hộ gia đình cho chính phủ mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hoá dịch vụ nào cả [14] Theo lĩnh vực tài chính thì thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các tổ chức kinh tế và dân cư cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình Vậy theo khái niệm trên cho thấy việc nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước là nghĩa vụ, là

sự đóng góp cưỡng bức của các chủ thể, những đối tượng nộp thuế đó là các doanh nghiệp và dân cư Ở nước ta cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thuế Theo quan điểm của một số nhà kinh tế học cho rằng để vạch rõ bản chất của thuế thì trong định nghĩa phải nêu bật được các khía cạnh sau đây: Nội dung của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ giữa Nhà nước với các pháp nhân, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan có ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo pháp lệnh của Nhà nước xét theo khía cạnh pháp luật Vậy

có thể nêu khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức

độ và thời hạn quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Như vậy có thể hiểu đầy đủ khái niệm trên là: thuế là khoản đóng góp bắt buộc mang tính cưỡng chế và pháp lý cao theo quy định chặt chẽ mà pháp luật đã đề ra, để mọi

Trang 15

người dân và các tổ chức kinh tế phải thực hiện nộp vào Ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước, khoản nộp thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, một phần được hoàn trả cho người nộp thuế dưới dạng gián tiếp thông qua các trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng

Theo quy định của hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chỉ có Quốc hội mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung hay bác bỏ một sắc thuế nào đó

- Phí: Là một hình thức động viên bằng pháp luật của Nhà nước, phí chỉ

bù đắp một phần chi phí về tổ chức phục vụ trực tiếp người nộp phí, mang tính

hỗ trợ cho Ngân sách Nhà nước Phí là các khoản thu rõ ràng, khoản thu phí nào được dùng bù đắp các khoản chi phí của Nhà nước về hoạt động đó và giao cho ngành chủ quản phục vụ hoạt động đó đảm nhiệm Phí do cơ quan hành pháp ban hành, theo thủ tục đơn giản.[15]

- Lệ phí: Đây cũng là hình thức động viên bằng pháp luật của Nhà nước

nhằm bù đắp chi phí về tổ chức phục vụ trực tiếp người nộp lệ phí và có phần động viên nhỏ cho Ngân sách Nhà nước Lệ phí cũng do cơ quan hành pháp ban hành, theo thủ tục đơn giản

- Các khoản đóng góp khác: Ngoài các khoản thuế, phí, lệ phí mà các

thể nhân và pháp nhân phải nộp mang tính bắt buộc với hình thức cưỡng chế

và hình thức động viên bằng pháp luật của Nhà nước thì các chủ thể phải nộp (gồm các doanh nghiệp và dân cư phải đóng góp các khoản khác như các đóng góp hình thành các quỹ hội cụ thể: quỹ trẻ thơ, quỹ vệ sinh môi trường, quỹ , các khoản ủng hộ, hỗ trợ )

2.1.1.3 Đặc điểm

- Thuế: Thuế bao gồm các đặc điểm cơ bản sau:

+ Thuế là hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc luật định Đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc không được từ chối Phân phối các khoản

Trang 16

thu nhập qua thuế gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước Nhà nước dựa vào quyền lực to lớn của mình để ấn định các thứ thuế, bắt buộc người nộp thuế phải thực hiện để Nhà nước có nguồn thu ổn định, thường xuyên, đảm bảo trang trải các khoản chi hoạt động hàng ngày của Nhà nước

+ Thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng những dịch vụ Nhà nước cung cấp

+ Thuế là một hình thức phân phối thu nhập, được Nhà nước sử dụng để động viên một phần thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội vào NSNN nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Hầu hết các sắc thuế đều mang tính chất phân phối lại là chủ yếu

- Phí: Các khoản phí phục vụ sản xuất và một số phí khác được thu theo

diện tích đất nông nghiệp của các hộ, tạo nên sự không công bằng giữa nông dân và các đối tượng làm công ăn lương, phi nông nghiệp Các khoản phí trên tuy là tự nguyện nhưng trong thực tế được thực hiện theo chỉ tiêu hành chính hoá, gần như bắt buộc dân đóng góp Các khoản chi thực sự là gánh nặng cho

người nghèo ở nông thôn Các khoản phí trả cho dịch vụ phục vụ sản xuất:

Thủy lợi phí đầu nguồn, thủy lợi phí nội đồng, dịch vụ bảo vệ thực vật, phí phát triển sản xuất, phí chuyển giao khoa học kĩ thuật, phí diệt chuột, phí quản

lí hợp tác xã… Các khoản phí này về nguyên tắc theo thỏa thuận giữa hộ nông dân và HTX, do HTX thu nhưng có nơi địa phương thu Nhưng trên thực tế, các khoản này thường do quy định của Hội đồng nhân dân hay UBND xã người dân chỉ chấp hành Do việc kinh doanh của các HTX yếu kém, vì vậy các khoản thu nhiều nơi đã bị lạm dụng để bù vào họat động các HTX, kể cả UBND xã Tỷ lệ nộp thủy lợi phí luôn đạt khoảng 90% có nơi 100% [20], nhưng tiền thủy lợi phí thường bị HTX hay UBND xã giữ lại chi vào việc

Trang 17

khác Tuy nhiên do Nhà nước yêu cầu, nên dù hoàn cảnh nào các Công ty thủy nông cũng vẫn phải phục vụ dịch vụ và hình thành các khoản nợ ứ đọng dần

của ngành thủy lợi và ngành điện

- Lệ phí: Các quỹ đóng góp về nguyên tắc là tự nguyện theo vận động của dòng họ, thôn, xã, huyện, tỉnh: quỹ khuyến học, quỹ xóa nhà tranh tre, ngói hóa, quỹ chữ thập đỏ, quỹ ủng hộ thiên tai, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ

y tế giáo dục, phí vệ sinh môi trường, quỹ chất độc màu da cam

- Các khoản đóng góp khác: Các khoản đóng góp bắt buộc theo qui định

của trung ương và địa phương (tỉnh, huyện, xã): các quỹ an ninh quốc phòng, đền ơn đáp nghĩa, quỹ chăm sóc trẻ em (quỹ trẻ thơ), quỹ phòng chống thiên tai, giao thông nông thôn Các khoản đóng góp này do UBND xã thu Các khoản đóng góp theo qui định của các đoàn thể: (cả lệ phí và quỹ) bao gồm: hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, Đảng Ngoài những khoản đóng góp thường xuyên trên mà hầu như tất

cả các cư dân nông thôn đều tham gia đóng góp còn có những khoản đóng góp khác tuỳ theo địa phương được đặt ra khá tuỳ tiện ví dụ như quỹ xóm, quỹ thôn, quỹ tình nghĩa, đặc biệt thực sự rất khó khăn cho các gia đình có con cái học nghề chuyên nghiệp hoặc học đại học vì có một số khoản phí người nông dân không phải đóng tại địa phương nhưng lại phải nộp cho các tổ chức khác như các cơ

sở giáo dục đào tạo từ cấp cơ sở đến phổ thông và cao hơn nữa Các khoản phí thu cho học sinh từ cấp mẫu giáo ngoài tiền học phí và các khoản được phép tiền xây dựng trường, tiền trả cho người cấp dưỡng,…

2.1.1.4 Bản chất

- Thuế: Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ thực hiện chức năng của mình, để Nhà nước tồn tại và hoạt động phải có cơ sở vật chất đó là ngân sách, thuế là nguồn thu chủ yếu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước[13] Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những quy định pháp luật cần thiết

Trang 18

làm công cụ phân phối lại một phần của cải vật chất của xã hội dưới hình thái giá trị sáng tạo và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội làm cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu

để thuế tồn tại và phát triển Nhiệm vụ chính trị của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của từng phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp và thành phần kinh tế là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng bản chất, nội dung và đặc điểm của thuế Như vậy, thuế là một phạm trù có tính chất lịch sử, một tất yếu khách quan xuất hiện và phát triển với sự ra đời tồn tại và phát triển của Nhà nước Thuế được Nhà nước sử dụng như một công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều tiết thu nhập của các tổ chức kinh tế và các thành viên trong xã hội đóng góp cho Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

Bản chất thuế phụ thuộc vào bản chất nhà nước: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thuế góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc an ninh quốc phòng Một phần tiền thuế được chi cho an ninh xã hội để đảm bảo cuộc sống của xã hội tươi đẹp và ấm no hơn Cơ cấu và nội dung của hệ thống

và từng sắc thuế được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, cải tiến cho kịp thời để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng giai đoạn Hiện nay nước ta trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước Nhà nước phải quản lý nền kinh tế bằng pháp luật với các công cụ đòn bẩy kinh tế, tạo môi trường và hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh năng động Thực hiện đổi mới toàn diện chính sách thuế cũng phải đổi mới đáp ứng quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và thế giới Có thể nói bản chất của thuế thể hiện ở tính quyền lực Nhà nước dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý và cưỡng chế cao

- Phí: chỉ bù đắp một phần chi phí về tổ chức phục vụ trực tiếp người

Trang 19

nộp phí, mang tính hỗ trợ cho Ngân sách Nhà nước

- Lệ phí: gồm 2 nội dung bù đắp chi phí và phần động viên nhỏ cho

Ngân sách Nhà nước

- Các khoản thu khác: không có tính cưỡng chế nhưng mang tính khuyến khích người nộp để nhằm một mục đích nào đó, như các khoản ủng hộ xây dựng điện, đường, trường trạm, nhà văn hoá Ngoài ra còn các khoản biến tướng của thuế phí

Các khoản đóng góp bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác Trong đó thuế, phí, lệ phí đều mang tính chất bắt buộc với mọi đối tượng phải nộp trong diện quy định của pháp luật và đều được quy định rõ trong các văn bản pháp quy của Nhà nước bằng tỷ lệ (thuế suất) hay bằng mức thu nhất định Các đối tượng trong diện điều chỉnh đều có thể biết trước mức tiền phải nộp trong từng trường hợp cụ thể Điểm nổi bật về thuế là tính không hoàn trả trực tiếp ngang giá Thuế phải được Quốc hội xem xét, ban hành bằng hình thức Luật hoặc uỷ quyền Thường vụ Quốc hội ban hành bằng Pháp lệnh theo những trình tự lập pháp chặt chẽ

2.1.2 Vai trò của các khoản đóng góp

Các khoản đóng góp có vai trò trong quá trình tái phân phối thu nhập, duy trì bộ máy quản lý, cung cấp các hàng hóa công cộng, huy động nguồn lực của các tầng lớp trong xã hội… Cụ thể:

- Thuế: Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thuế có vai trò vô cùng to

lớn trong việc quản lý nền kinh tế cùng như tạo nguồn thu cho Nhà nước, cụ thể thuế có các vai trò cụ thể như sau:

+ Tạo nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay, Nhà nước ngày càng phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn trước Khi nhiệm vụ, vai trò của Nhà nước gia tăng thì tất yếu nhu cầu chi tiêu của Nhà nước cũng gia tăng Phương thức

Trang 20

cơ bản để huy động nguồn tài chính cho Ngân sách Nhà nước là thuế Tuy nhiên, để tăng nguồn thu từ thuế đòi hỏi nền kinh tế phải phát triển và hoạt động có hiệu quả cao Nếu nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, việc tăng thu

từ thuế chính là một gánh nặng đối với nền kinh tế

+ Thuế còn có vai trò kích thích tăng trưởng và điều chỉnh thu nhập của dân cư

Việc xây dựng các sắc thuế không chỉ nhằm tăng thu cho NSNN mà còn phải cân nhắc đến khả năng kích thích tăng trưởng và điều chỉnh thu nhập của dân cư

Xét một cách tổng quát, khi tỷ lệ thuế trong GDP tăng lên sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp Tuy nhiên, một hệ thống thuế hợp lý vẫn có thể vừa đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước lại vừa kích thích sự tăng trưởng kinh tế

+ Thuế là công cụ để thu hút vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư góp phần hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn

Để kích thích tăng trưởng kinh tế, biện pháp thường được quan tâm là thực hiện các ưu đãi về thuế thông qua các quy định về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế Điều đó tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế, điều chỉnh việc bỏ vốn kinh doanh của các nhà đầu tư, từ đó góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả hơn cho nền kinh tế

+ Thuế có vai trò trong việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá đối với tất cả các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các cân đối lớn trong nền kinh tế như cung và cầu, tiền và hàng, tích luỹ và tiêu dùng,

+ Thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư

Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế, các

Trang 21

tầng lớp dân cư Sự bình đẳng, công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên như nhau (thuế suất) giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động trong một lĩnh vực Sự công bằng trong thuế có nghĩa là người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp Thông qua thuế, chuyển bớt một phần thu nhập của các tầng lớp giàu có sang tầng lớp những người nghèo thông qua các chính sách xã hội, áp dụng những thuế suất khác nhau đối với những khoản thuế đánh vào người tiêu dùng

Đối với những hàng tiêu dùng thiết yếu hoặc những mặt hàng mà cả người giàu và người nghèo đều cần đến thì thuế suất thấp có lợi cho người nghèo do tỷ trọng người nghèo cao hơn người giàu Ngược lại, đối với những mặt hàng xa xỉ và các loại dịch vụ đặc biệt, thuế suất cao sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu

- Phí: Phí có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của tổ chức,nó phát huy nội lực toạ điều kiện cho các tổ chức đó thực hiện được mục đích của

mình và thực hiện mục tiêu của xã hội

- Lệ phí: Cũng có vai trò bù đắp chi phí hoạt động mà người nộp là ngườiđược hưởng lợi trực tiếp

- Các khoản đóng góp khác: Có vai trò hình thành và củng cố hoạt động của các tổ chức các đơn vị

2.1.3 Phân loại các khoản đóng góp

Có nhiều cách phân loại các khoản đóng góp của người dân, tuỳ từng căn cứ khác nhau mà có cách phân loại khác nhau

2.1.3.1 Phân theo đối tượng thu

- Các khoản đóng góp do tỉnh, huyện thu: Đây là khoản người nông dân phải nộp theo quy định thống nhất về khoản mục mức thu và tên gọi Các khoản đóng góp này là bắt buộc theo qui định của nhà nước trung ương và

Trang 22

tỉnh, huyện: các quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ chăm sóc trẻ em (quỹ trẻ thơ), quỹ phòng chống thiên tai, giao thông nông thôn Các khoản đóng góp này do UBND xã thu sau đó nộp cấp trên

- Các khoản đóng góp do UBND xã thu: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung mức thu hoặc mức thu tối

đa áp dụng thống nhất trong tỉnh về từng khoản phí, lệ phí Căn cứ vào khung mức thu hoặc mức thu tối đa đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, UBND tỉnh sẽ quy định mức thu cụ thể cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa bàn có xuất hiện, phát sinh hoặc cần thiết phải thu phí, lệ phí

Đối với một số khoản phí, lệ phí mà Chính phủ hoặc Bộ Tài chính đã có văn bản quy định, như: phí sử dụng đường bộ, phí qua cầu, phí qua phà, phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh), phí đấu giá thì mức thu được áp dụng theo quy định tại các văn bản đó cho đến khi có hướng dẫn thay thế hoặc sửa đổi,

bổ sung thì thực hiện theo văn bản mới

Trường hợp mức thu của khoản phí, lệ phí nào không phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định

- Các khoản đóng góp cho HTX nông nghiệp: Các khoản phí trả cho dịch vụ phục vụ sản xuất: Thủy lợi phí đầu nguồn, thủy lợi phí nội đồng, dịch

vụ Bảo vệ thực vật, phí Phát triển sản xuất, phí Chuyển giao khoa học kĩ thuật, phí diệt chuột, phí quản lí hợp tác xã… dựa trên nguyên tắc theo thỏa thuận giữa hộ nông dân và Hợp tác xã

- Các khoản đóng góp do các tổ chức thu: Các khoản đóng góp theo qui định của các đoàn thể: (cả lệ phí và quỹ) bao gồm: người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đảng Các khoản đóng góp này do các ðoàn thể, các tổ chức xã hội thu

Trang 23

Các khoản phí phục vụ sản xuất và một số phí khác quỹ thiên tai dịch bệnh, quỹ chăm sóc trẻ em được thu theo diện tích đất nông nghiệp của các hộ, tạo nên sự không công bằng giữa nông dân và các đối tượng làm công ăn lương, phi nông nghiệp Các khoản phí trên tuy là tự nguyện nhưng trong thực

tế được thực hiện theo chỉ tiêu hành chính hoá, gần như bắt buộc dân đóng góp Các khoản chi thực sự là gánh nặng cho người nghèo ở nông thôn Ngoài

ra còn các khoản đóng góp khác do thôn, xóm tiến hành thu

2.1.3.2 Phân theo đối tượng nộp

- Các khoản đóng góp theo nhân khẩu: Các khoản đóng góp theo nhân khẩu là những khoản thu tính theo đầu người theo sổ hộ khẩu được thu từ trẻ

em đến người già Các khoản thu này cũng không thống nhất giữa các địa phương các vùng miền, bao gồm các khoản đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, các quỹ an ninh, quỹ y tế dự phòng

- Các khoản đóng góp theo lao động: Là các khoản thu tính trên số lao động của mỗi hộ gồm đóng góp kiến thiết địa phương, phòng chống lụt bão

- Các khoản đóng góp theo diện tích: Các khoản thu theo diện tích là các khoản thu tính trên phần diện tích mỗi hộ gia đình sử dụng bao gồm đất ở, đất canh tác, đất công điền ngoài ra còn các khoản đóng góp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như thuỷ lợi phí, dịch vụ bảo vệ thực vật,

- Các khoản đóng góp theo hộ: Là các khoản thu được phân bổ theo tính chất đồng đều theo từng hộ như quỹ thiếu nhi, quỹ khuyến học, các khoản ủng

hộ mang tính tự nguyện

2.1.3.3 Phân theo tính chất của các khoản đóng góp

- Các khoản đóng góp bắt buộc: Các khoản thuế, phí, lệ phí là các khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc với mọi đối tượng phải nộp trong diện quy định của Pháp luật và được quy định rõ trong văn bản pháp quy của Nhà nước bằng tỷ lệ (thuế suất) hay bằng mức thu nhất định Các đối tượng trong diện điều

chỉnh đều có thể biết trước mức tiền phải nộp trong từng trường hợp cụ thể

Trang 24

Đối với các khoản phí, lệ phí có ý nghĩa quan trọng của tỉnh, có số thu lớn, có thể quy định mức thu cụ thể được, như phí cầu, đường bộ thuộc phạm

vi tỉnh quản lý, phí xây dựng thì việc quyết định mức thu đối với từng khoản phí được phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải bảo đảm đúng trình tự quy định tại Điều 11 Pháp lệnh phí và lệ phí là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Để chính sách ban hành được kịp thời

và phù hợp với hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính hướng

dẫn một số nguyên tắc cụ thể để địa phương vận dụng

- Các khoản đóng góp không bắt buộc: Đây là khoản đóng góp không bắt buộc mà mang tính tự nguyện đối với các cá nhân, các tổ chức nhằm thực hiện mục đích nào đó hay để hình thành các quỹ nhằm phục vụ cho hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể

2.1.4 Hệ thống hoá các khoản đóng góp

Hệ thống văn bản luật quy định các khoản đóng góp bao gồm:

- Hệ thống thuế Việt Nam là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và xây dựng các loại thuế, phương thức thu nộp thuế được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định Tuỳ thuộc vào khả năng, ý đồ của Nhà nước trong việc điều chỉnh, vận động của dòng thu nhập ở những giai đoạn khác nhau mà hình thành hệ thống thuế khác nhau [19] Hệ thống thuế đã và đang được Quốc hội ban hành, sử đổi hoàn thiện cho phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế của nước ta, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra Hiện nay hệ thống thuế Việt Nam

có các loại thuế sau:

+ Luật thuế XK & NK

+ Luật thuế GTGT

+ Luật thuế TTĐB

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 25

+ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của bộ tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương

Như một số khoản thu đối với nông dân cách xác định mức thu như sau:

Phí an ninh, trật tự:

- Phí an ninh, trật tự là khoản thu đối với các tổ chức, hộ gia đình cư trú

trên địa bàn địa phương, là một trong những nguồn kinh phí của quỹ an ninh, trật tự của địa phương, nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho hoạt động giữ gìn an

ninh, trật tự ở địa phương của công an xã, phường, đội dân phòng, tổ tuần tra

- Mức thu phí: Tuỳ thuộc tình hình cụ thể của từng địa phương như tổ chức hoạt động của đội dân phòng, tổ tuần tra, quy mô, địa bàn của từng phường, xã, mật độ dân cư, điều kiện về thu nhập của các hộ gia đình mà áp dụng mức thu cho phù hợp

Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất:

- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu đối với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện

Trang 26

cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất như: điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất áp dụng đối với cả trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất

- Mức thu: Tuỳ thuộc vào diện tích đất cấp quyền sử dụng, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ cấp quyền sử dụng đất, như cấp mới, cấp lại; việc

sử dụng đất vào mục đích khác nhau (làm nhà ở, để sản xuất, kinh doanh) và các điều kiện cụ thể của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc mức thu đối với đất sử dụng làm nhà ở thấp hơn đất

sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, mức thu cao nhất không quá

5.000.000 đồng/hồ sơ [13]

Phí vệ sinh:

- Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển hà xử lý rác thải trên địa bàn địa phương, như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và

xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường)

- Mức thu phí có thể được phân biệt theo các loại đối tượng là cá nhân

cư trú, hộ gia đình, đơn vị hành chính, sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nơi có tổ chức hoạt động thu gom và xử lý rác thải để quy định cho phù hợp Đối với các cá nhân, hộ gia đình, mức thu tối đa không quá 3.000 đồng/người/tháng hoặc không quá 20.000 đồng/hộ/tháng năm 2007

Phí phòng, chống thiên tai: (năm 2007)

- Phí phòng, chống thiên tai là khoản thu đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình (nếu cần thiết) trên địa bàn nhằm phục vụ cho việc phòng, chống thiên tai của địa phương

- Mức thu phí: Đối với các hộ gia đình, mức thu tối đa không quá 5.000 đồng/hộ/năm

Trang 27

- Đối với các khoản lệ phí cũng tuỳ từng loại lệ phí có mức thu khác nhau Việc quyết định thu phí, lệ phí; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của từng phí, lệ phí (bao gồm cả đối tượng không thu, đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí) nêu tại Thông tư này do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương Đối với cơ quan, đơn vị được phép thu phí, lệ phí, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp nhưng phải bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 6 Pháp lệnh phí và lệ phí và Điều 4 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí

Trang 28

Một số văn bản pháp quy định các khoản quỹ, phí STT

Loại

Cấp quản lý, sử dụng

Pháp lệnh Quốc hội về dân quân tự vệ số 19/2004-UBTVQH 10 Luật Ngân sách số: 01/2002/QH 11, Ngày 16/ 12/ 2002

Quyết định của UBND các tỉnh về việc thu và lập quü

trật tự

Nghị định của chính phủ số 40 /1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 1999 về công

an xã Pháp lệnh Quốc hội về dân quân tự vệ số 19/2004-UBTVQH 10 Luật Ngân sách số: 01/2002/QH 11, Ngày 16/ 12/ 2002

phòng

Quyết định của UBND các tỉnh về việc thu và lập quü Pháp lệnh Quốc hội về phòng chống lũ bão số 27/2000/PL-UBTVQH10, ngày 20 tháng 3 năm 1993

Chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 12/1998/CT-TTG ngày 21 tháng 3 năm 1998

về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1998 Chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 296/TTG ngày 10 tháng 5 năm 1996 về công tác đê điều, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1996

Nghị định của chính phủ số 50/CP, ngày 10 tháng 5 năm 1997 ban hành quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương

lý sử dụng 100%

Trang 29

NĐ177/1999/NĐ-CP của CP

P Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện Nghị định của Chính phủ số 118-CP ngày 7-9-1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em VN

Quyết định của UBND tỉnh, TP thành lập quỹ này

NĐ 177/ 1999/NĐ-CP của CP Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

giảm nghèo

Quyết định của UBND tỉnh, TP thành lập các quỹ này

Tổ chức đoàn thể cấp cho phép quy định mức thu và quản lý chi tiêu công khai, minh bạch Pháp lệnh Quốc hội về lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, ngày 01 /1/ 2001

hành chính

Thông tư của Bộ Tài chính số 71/2003/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2003 Hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Các cấp thu được bổ sung vào ngân sách địa phương để quản lý sử dụng

lý sử dụng

Trang 30

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Các khoản đóng góp của nông dân trong các giai đoạn lịch sử

2.2.1.1 Dưới các triều đại phong kiến

Ngay từ thời phong kiến, các cấp lãnh đạo dưới chế độ quân chủ đã biết

tổ chức hệ thống thu thuế phí và lệ phí các khoản khác có tính chất như thuế để làm nguồn thu cho công quỹ của nhà Vua Tuy vậy từ các triều đại nhà Trần trở về sau này, sự tổ chức, cách đánh thuế và thu thuế mới được ghi chép và có

hệ thống Theo sử sách ghi nhận vào thời nhà Trần có 2 loại thuế chính được

áp dụng đó là thuế thân và thuế điền:

· Thuế đất: căn cứ vào diện tích đất mà đánh thuế Ai có một, hai mẫu ruộng thì phải đóng 1 quan tiền/1 năm; ai có 4 mẫu thì đóng 2 quan; ai có 5 mẫu trở lên thì đóng 3 quan; ai không có mẫu nào thì không phải đóng thuế [21]

· Thuế điền (thuế ruộng): đóng bằng thóc Một mẫu ruộng tư thì chủ điền phải đóng 100 thăng thóc Còn ruộng công thì: đối với ruộng quốc khố thì hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 6 thạch, hạng nhì mỗi mẫu 4 thạch, hạng ba mỗi mẫu 3 thạch; đối với thác điền (ruộng thưởng cho quan lại có công): hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 1 thạch thóc; hạng nhì 3 mẫu lấy 1 thạch; hạng ba 4 mẫu lấy 1 thạch Với ruộng ao thì mỗi mẫu lấy 3 thăng thóc thuế Ruộng muối thì phải đóng bằng tiền [21] Ngoài ra nông dân phải nộp các khoản phí như phí chợ, phí đường

Triều đại nhà Lê ngoài thuế ruộng (thuế điền), còn đặt thêm thuế đất (thổ), thuế đất bãi trồng dâu nuôi tằm Đến đời nhà Trịnh ngoài việc duy trì các loại thuế như trước, Chúa Trịnh ở miền bắc còn đặt ra thêm các loại thuế phí khác đối với nông dân như:

Thuế Mỏ (khai thác hầm mỏ), thuế đò (lệ phí giao thông), thuế chợ, thuế thổ sản có thể xem như thuế tài nguyên bây giờ

Thuế tuần tuy: đánh vào các thuyền buôn

Thuế muối: tăng thuế muối cao hơn thời nhà Trần

Trang 31

Thuế thổ sản: như vàng, bạc, đồng, kẽm, tre, gỗ, tơ, lụa

Dưới thời nhà Nguyễn còn đặt ra các loại thuế mới như:

Thuế sản vật: đánh vào cây quế (đánh vào việc khai thác cây quế ở rừng), ai đóng thuế sản vật cây quế thì được miễn trừ thuế thân

Thuế Yến: đánh vào khai thác yến sào, ai nộp thuế yến thì được tha việc binh lính

Thuế hương liệu, thuế sâm, thuế gỗ tất cả nộp bằng tiền hoặc sản vật Ðịnh lại thuế đánh vào các tàu bè ngoại quốc ra vào buôn bán

Thuế mỏ

Sử sách đã ghi nhận một số triều đại được coi là tiến bộ (Lý, Trần, Lê Sơ): ngoài việc giữ nước, mở mang kinh tế, phát triển dân trí và xây dựng một nền văn hóa có bản sắc dân tộc còn theo đuổi một số chính sách thuế phí hợp lòng dân, nêu được các mẫu mực về việc sử dụng chi tiêu công theo quan điểm phục vụ quốc kế dân sinh, lợi ích nước nhà

Có thể nhận xét rằng, hệ thống thuế và các khoản đóng góp của nông dân trong các triều đại phong kiến ở nước ta có đặc điểm chung là thiếu những chuẩn mực về đạo lý và pháp lý cần thiết, đáp ứng về cơ bản và lâu dài ý chí

và lợi ích của nhân dân Việc thu thuế và sử dụng công quỹ trong rất nhiều trường hợp lại do các bậc Vua chúa toàn quyền quyết định, không phải dựa trên các suy nghĩ chín chắn mà xuất phát từ ý thích hoặc tính khí thay đổi rất thất thường của mình Bên cạnh chế độ trung ương tập quyền rất gò bó, lịch sử còn ghi nhận tình trạng "phép Vua thua lệ làng" đã hình thành từ rất lâu ở các địa phương mà hậu qủa tất yếu là đẻ ra một chế độ thuế hà khắc, một tầng lớp quan lại nhũng nhiễu nhân dân trong hàng ngàn năm qua Kết cục bi thảm nhưng đầy lôgic đã xảy ra như là một tất yếu lịch sử không thể đảo ngược: chế

độ phong kiến suy tàn vào cuối thế kỷ XIX, để lại một đất nước kém mở mang rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp

Trang 32

2.2.1.2 Dưới thời Thực dân Pháp

Cơ chế tài chính do Pháp thiết lập ở Ðông Dương đầu thế kỷ XX không nằm ngoài mục đích bao trùm là vơ vét của cải của thuộc địa Dưới thời Pháp thuộc, các khoản thu mà Nhà nước Pháp đặt ra được huy động vào hệ thống ngân sách thuộc địa gồm nhiều tầng nấc, nhưng chúng lại không được chuyển thành nguồn tài trợ cho sự phát triển của xã hội mà lại được chuyển về chính quốc, theo đúng mục tiêu của chủ nghĩa thực dân Chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra các thuế môn bài, thuế thổ trạch, thuế đinh, phí giao thông, phí đò, phí chợ nhằm củng cố nguồn nhân sách bao gồm:

Ngân sách Ðông Dương và các ngân sách phụ thuộc của nó là: ngân sách đặc biệt về tiền vay nợ và ngân sách riêng

Ngân sách các xứ bên trong liên bang: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cao miên, Ai lao và Quảng Châu văn

Ngân sách các tỉnh và thành phố

Ngân sách xã ở các làng

Với hàng loạt các loại thuế, phí có khoản cực kỳ vô lý như thuế thân, thuế đinh, sắc thuế người sống phải nộp cho người đã chết đã làm cho đời sống thường ngày của người nông dân vô cùng đói nghèo cơ cực đến mùa sưu thuế cuộc sống của họ càng nặng nề khủng khiếp hơn và thể hiện trong các tác phẩm văn học hiện thực đã phản ánh lại toàn cảnh bức tranh siu cao thuế nặng

mà người nông dân một thời phải gánh chịu

Trên thực tế các khoản thu của thực dân Pháp đã thể hiện như một hệ thống cực kỳ phản động, mang tính chất bóc lột, vơ vét và người nông dân nói riêng cả dân tộc Việt Nam nói chung phải chiu ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp tồn tại gần 100 năm

Trang 33

2.2.1.3 Sau cách mạng tháng Tám

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ ta chủ trương bãi bỏ hẳn sắc thuế mang tính chất phi nhân đạo như: thuế thân, thuế thổ trạch ở thôn quê và một số thuế vô lý; miễn thuế điền thổ cho vùng bị lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc; đình chỉ thu thuế ở miền Nam

Sau năm 1946, Nhà nước một mặt bắt đầu cải tiến chế độ thuế, tăng thuế suất nhiều loại thuế; mặc khác, vẫn tiếp tục dựa vào những đóng góp mới như: Qũy "tham gia kháng chiến" năm 1949, Qũy "Công lương" và thuế điền thổ Mặc khác, Chính phủ cũng vận động nhân dân vay dưới hình thức công trái, đồng thời còn dựa vào nguồn phát hành tiền tệ [19]

Ðến năm 1951, bên cạnh việc thống nhất quản lý tài chính Nhà nước, Chính phủ còn ban hành chính sách pháp luật thuế mới được xây dựng trên nguyên tắc: công bằng, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện chiến tranh Trong

số các loại thuế này thì thuế nông nghiệp giữ vai trò quan trọng

Từ giữa những năm 1980, cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, kinh tế đất nước có xu hướng phát triển, đời sống của bà con nông dân được cải thiện và các khoản đóng góp về thuế đối với người nông dân đã giảm đáng kể bên cạnh đó chỉ còn có một số phí và lệ phí có tính chất như thuế như:

lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, thuế sát sinh Nhưng thuế phí theo danh mục thì giảm mà các khoản biến tướng của thuế phí ở nhiều nơi bắt đầu xuất hiện gây nên nỗi bất bình trong bà con nông dân và thực sự ảnh hưởng đến thu nhập của họ

2.2.2 Những nghiên cứu về các khoản đóng góp của nông dân hiện nay ở một số tỉnh thành

Hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về các khoản đóng góp của nông dân ngoại trừ báo cáo điều tra một số tỉnh của Cục HTX và

Trang 34

phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và PTNT về các khoản đóng góp của nông dân Ngoài ra có các bài báo phản ánh về vấn đề này trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng như:

- Báo cáo của Bộ trưởng - Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát số 1845/BC – BNN – HTX ngày 09/07/2007 về các khoản đóng góp của nông dân và một số chính sách giảm bớt các khoản đóng góp của nông dân

- Báo cáo của Cục Trưởng Cục HTX Bộ NN và PTNT Lã Văn Lý về các

khoản đóng góp của nông dân số 138/HTX – NTM ngày 28/3/2007 về các khoản đóng góp của nông dân

- Bài viết “Cần tháo bỏ ngay "ách lệ phí" cho nông dân” trên trang http: www:thuvienphapluat.com.vn cập nhật thứ năm ngày 09/08/2007, bàn về các khoản đóng góp của nông dân

- Bài viết “không tiền nộp thuế, một thí sinh bị từ chối làm thủ tục nhập trường đại học” của Ngọc Bình trên báo tiền phong số 250 ngày 7/9/2007, bàn

về việc một cậu học sinh xã Quỳnh Hưng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An do gia đình khó khăn không nộp thuế phí nên UBND xã không xã nhận để em làm

hồ sơ nhập học khi trúng tuyển đại học

- Bài viết “Người nông dân chạy trời không khỏi nắng” trên trang west http:www.tuoitre.com.vn bàn về thu nhập của người nông dân trong thời mở cửa và mức thuế, phí, lệ phí người nông dân phải nộp cho chính quyền các cấp

Trang 35

liệu báo cáo của Cục HTX – Bộ Nông nghiệp và PTNT như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân

(Nguồn số liệu báo cáo của cục HTX ngày 09/7/2007)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy giữa các vùng miền khác nhau người nông dân phải nộp các khoản đóng góp với số khoản khác nhau dẫn đến bình quân mức đóng góp cũng khác nhau Trong đó tỉnh có mức đóng góp nhiều nhất là miền núi Bắc bộ và Duyên hải miền trung là 28 khoản và thấp nhất là Tây nguyên cũng lên đến 17 khoản, với con số này chứng tỏ mức đóng góp của người dân

là ở các vùng miền khác nhau phải đóng góp khác nhau và do nhiều tổ chức thu, nhưng những vùng kinh tế kém phát triển lại có mức đóng góp nhiều hơn gây ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống của vùng nghèo hộ nghèo

Các khoản phí và lệ phí: theo quy định của Trung ương và Hội đồng

nhân dân các tỉnh, thành phố với mức thấp nhất là 2.000 đồng, nhiều nhất là

Trang 36

10.000 đồng [15]

Các khoản đóng góp cho xã, các đoàn thể và hợp tác xã: Loại trừ các

khoản phí, lệ phí người dân phải nộp theo quy định của nhà nước khi giải quyết các việc hành chính (chỉ liên quan riêng đến cá nhân) thì trên địa bàn thôn, xã, một hộ bình quân một năm phải thường xuyên đóng góp khoảng 28 khoản với mức từ 250.000 đồng đến 800.000 đồng, cá biệt có địa phương đóng tới 2 triệu đồng/hộ/năm (xã Hưng Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An) [20]

Trong 28 khoản đóng góp nêu trên, có gần 20 khoản đóng góp cho xã và các tổ chức xã hội, với mức từ 300 - 500 ngàn đồng/hộ/năm và khoảng 10 khoản phí chi trả dịch vụ cho hợp tác xã, với mức từ 200 - 300 ngàn đồng/hộ/năm Số liệu của Bảng 2.1 cho thấy số khoản đóng góp và mức đóng góp của các vùng Cụ thể:

- Trung du miền núi phía Bắc: có khoảng 28 khoản đóng góp, với mức bình quân hộ là 396,408 ngàn đồng/hộ/năm (trong đó:18 khoản đóng góp cho

xã, các tổ chức xã hội và khoảng 10 khoản phí chi trả dịch vụ cho hợp tác xã)

- Đồng bằng sông Hồng: có khoảng 26 khoản đóng góp, với mức bình quân 425,866 ngàn đồng/hộ/năm (trong đó: 15 khoản cho xã, các tổ chức xã hội, còn lại các tổ chức xã hội phí dịch vụ cho hợp tác xã)

- Bắc Trung bộ: có khoảng 24 khoản thu, với mức bình quân 955,142 ngàn đồng/hộ/năm (trong đó:14 khoản cho xã, các tổ chức xã hội và khoảng 10 khoản phí dịch vụ cho hợp tác xã)

- Duyên hải Nam Trung bộ: có khoảng 28 khoản thu, với mức bình quân 685,907 ngàn đồng/hộ/năm (trong đó:19 khoản cho xã, các tổ chức xã hội và khoảng 9 khoản phí dịch vụ cho hợp tác xã)

- Tây Nguyên: có khoảng 17 khoản thu, với mức bình quân 472,118 ngàn đồng/hộ/năm (trong đó:10 khoản cho xã, các tổ chức xã hội và khoảng 7 khoản phí dịch vụ cho hợp tác xã)

- Đông Nam bộ: Có khoảng 22 khoản thu, với mức trung bình 918,676

Trang 37

ngàn đồng/hộ/năm (trong đó: 13 khoản cho xã, các tổ chức xã hội và khoảng 9 khoản phí dịch vụ cho hợp tác xã)

- Đồng bằng sông Cửu Long: Có khoảng 25 khoản thu, với mức 1049,166 ngàn đồng/hộ/năm (trong đó:13 khoản cho xã, các tổ chức xã hội và khoảng 12 khoản phí dịch vụ cho hợp tác xã).[20]

Qua số liệu trên chứng tỏ mức thu không đồng nhất giữa các vùng miền trong cả nước và tỷ lệ nghịch với điều kiện phát triển kinh tế xã hội Những vùng kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân thấp thì mức đóng góp có xu hướng cao hơn các vùng thuận lợi: Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên cao hơn đồng bằng sông Hồng Trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên có mức đóng góp thấp hơn các tỉnh khác

Mức đóng góp đó so với thu nhập của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 2,6%, Bắc Trung Bộ chiếm 5,2% (chưa tính các loại phí và lệ phí); so với thu nhập của hộ nông dân thì còn cao Nếu theo mức hiện nay bình quân thu nhập trên đầu người khu vực đồng bằng sông Hồng là 425,866 ngàn đồng/tháng thì chi cho nhu cầu thiết yếu: Ăn, mặc đã chiếm 85 - 90%, chưa kể nhu cầu phương tiện đi lại, xây dựng nhà ở, chữa bệnh, học hành của con cái Riêng đối với những hộ có mức thu nhập dưới mức bình quân trên thì tình hình còn khó khăn hơn

Dưới đây là tổng hợp các khoản phí dịch vụ HTX thu của hộ nông dân thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp các khoản phí dịch vụ HTX thu của hộ nông dân

2 Phí quản lý và điều hành HTX 10,53 78,95 2,63 7,89 16.873

3 Xây dựng cơ sở hạ tầng điện hạ 0,00 0,00 0,00 143

Trang 38

(Nguồn báo cáo của cục HTX - Bộ nông nghiệp&PTNT)

Cơ cấu các khoản đóng góp trên địa bàn thôn, xã

Các khoản phí chi trả dịch vụ cho HTX: chiếm khoảng 20% tổng mức

đóng góp của hộ trong 1 năm trong đó các khoản chiếm tỷ trọng lớn là thuỷ lợi phí 80% tổng mức trả dịch vụ và đóng góp cho HTX 55,82% trong đó chủ yếu nộp lên cơ quan cấp trên

Đáng lưu ý là việc chi trả dịch vụ này thường mang tính bình quân, không theo hợp đồng chi tiết đến hộ mà không phụ thuộc vào chất lượng dịch

vụ, có tính chất như các khoản đóng góp chung

Các khoản đóng góp cho xã: chiếm khoảng 80% tổng mức đóng góp

của hộ trong 1 năm, trong đó khoản đóng góp chiếm tỷ trọng lớn nhất là xây dựng hạ tầng nông thôn 76,83%, các khoản đóng góp khác chiếm tỷ trọng dưới 10% như: Các quỹ phúc lợi chung 7,07%; đóng góp đoàn, hội 2,58%; đóng góp từ thiện 9,98%; các khoản đóng góp khác 3,52%[22]

Theo số liệu thống kê các khoản đóng góp mà các địa phương tỉnh, xã đang tiến hành thu đối với nông dân cho thấy đối với khoản thu quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa và nghĩa vụ lao động công ích có số tỉnh và

xã tiến hành thu là lớn nhất Bên cạnh đó cũng có khoản thu chỉ diễn ra ở một

số tỉnh, một số xã thậm chí một còn diễn ra ở một xã Điều đó chứng tỏ các

khoản thu đối với nông dân diễn ra không đồng đều giữa các địa phương

Trang 39

Trước thực trạng về các khoản đóng góp của nông dân cũng với sự lên tiếng của báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, Quốc hội đã thảo luận bàn về vấn đề xóa bớt phí, lệ phí để giảm gánh nặng cho nông dân Hiện nay Nhà nước đã ban hành một số chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp cho người dân như thuỷ lợi phí đã được miễn giảm một số địa phương một số diện tích

Dưới đây là danh mục các khoản đóng góp của và số tỉnh, xã hiện đang tiến hành thu

Trang 40

Bảng 2.3: Tổng hợp các khoản đóng góp của hộ nông dân

do xã và các tổ chức thu

Số địa phương thu

TT Các khoản thu

Tỉnh Xã Ghi chú

Ngày đăng: 08/08/2013, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ nông nghiệp và PTNT “Báo các về các khoản đóng góp của nông dân”, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ nông nghiệp và PTNT "“Báo các về các khoản đóng góp của nông dân
2. Các Mác – Tư bản. NXB sự thật Hà Nội & NXB tiến bộ Maxcova -1985 3. Cục HTX, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn “Báo cáo tham luận”,năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tham luận”
Nhà XB: NXB sự thật Hà Nội & NXB tiến bộ Maxcova -1985 3. Cục HTX
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại Bảng toàn quốc lần thứ 5 (tập 1), NXB Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại Bảng toàn quốc lần thứ 5
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1992
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành TW khoá 8, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành TW khoá 8
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1998
10. Phòng thống kê huyện Kim Thành, tỉnh Hải dương, 2008, Niên giám thống kê năm 2007 huyện Kim Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng thống kê huyện Kim Thành, tỉnh Hải dương, 2008
4. Cơ sở cho phát triển nông thôn theo vùng ở Việt Nam- Tài liệu cấp quốc gia Khác
7. Đảng bộ xã Kim Đính, 2007, Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội năm 2007 xã Kim Đính Khác
8. Đảng bộ xã Kim Tân, 2007, Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội năm 2007 xã Kim Tân Khác
9. Đảng bộ xã Ngũ Phúc, 2007, Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội năm 2007 xã Ngũ Phúc Khác
12. Thuế và hệ thống thuế Việt Nam, 1993, Phan Tuyết Hằng, Viện khoa học Khác
13. Thuế và cải cách thuế ở Việt Nam, 1994, Phan Thị Tuyết Hằng, Trường đại học kinh tế quốc dân Khác
14. UBND huyện Kim Thành Báo các tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2007 Khác
15. UBND huyện Kim Thành, Báo cáo đánh giá kết quả ngành nông nghiệp huyện Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Danh mục các bảng vi - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
anh mục các bảng vi (Trang 4)
Bảng 2.1: Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân trên đ ịa bàn tỉnh, thành phố - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 2.1 Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân trên đ ịa bàn tỉnh, thành phố (Trang 35)
Bảng 2.1: Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân   trên địa bàn tỉnh, thành phố - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 2.1 Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân trên địa bàn tỉnh, thành phố (Trang 35)
Bảng 2.2: Tổng hợp các khoản phí dịch vụ HTX thu của hộ nông dân Hình thức thu (%)  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 2.2 Tổng hợp các khoản phí dịch vụ HTX thu của hộ nông dân Hình thức thu (%) (Trang 37)
Bảng 2.2: Tổng hợp các khoản phí dịch vụ  HTX thu của hộ nông dân - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 2.2 Tổng hợp các khoản phí dịch vụ HTX thu của hộ nông dân (Trang 37)
Bảng 2.3: Tổng hợp các khoản đóng góp của hộ nông dân do xã và các t ổ chức thu  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 2.3 Tổng hợp các khoản đóng góp của hộ nông dân do xã và các t ổ chức thu (Trang 40)
Bảng 2.3: Tổng hợp các khoản đóng góp của hộ nông dân   do xã và các tổ chức thu - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 2.3 Tổng hợp các khoản đóng góp của hộ nông dân do xã và các tổ chức thu (Trang 40)
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kim Thành (Trang 44)
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kim Thành (Trang 44)
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Thành (Trang 46)
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Thành (Trang 46)
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Kim Thành                                         Đơn vị  tính:%  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Kim Thành Đơn vị tính:% (Trang 48)
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Kim Thành                                          Đơn vị tính:% - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Kim Thành Đơn vị tính:% (Trang 48)
3.1.3.4. Tình hình hạt ầng cơ sở của huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
3.1.3.4. Tình hình hạt ầng cơ sở của huyện Kim Thành (Trang 49)
Bảng 4.1:Tình hình sản xuất lúa và một số cây rau màu huyện Kim Thành So sánh  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất lúa và một số cây rau màu huyện Kim Thành So sánh (Trang 57)
Bảng 4.1:Tình hình sản xuất lúa và một số cây rau màu huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất lúa và một số cây rau màu huyện Kim Thành (Trang 57)
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi một số loại gia súc gia cầm So sánh  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi một số loại gia súc gia cầm So sánh (Trang 58)
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi một số loại gia súc gia cầm - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi một số loại gia súc gia cầm (Trang 58)
Bảng 4.3: Các văn bản quy định mức đóng góp chung do tỉnh quy định - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.3 Các văn bản quy định mức đóng góp chung do tỉnh quy định (Trang 63)
Bảng 4.4: Cơ cấu đóng góp của nông dân huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.4 Cơ cấu đóng góp của nông dân huyện Kim Thành (Trang 64)
Bảng 4.4: Cơ cấu đóng góp của nông dân huyện Kim Thành - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.4 Cơ cấu đóng góp của nông dân huyện Kim Thành (Trang 64)
4.2.3. Tình hình các khoản đóng góp của nông dân nhóm hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
4.2.3. Tình hình các khoản đóng góp của nông dân nhóm hộ điều tra (Trang 65)
Bảng 4.5 cho thấy số liệu điều tra mỗi xã 20 hộ ở 3 nhóm xã khá, trung  bình  và  kém  có  sự  chêch  lệch  nhau  về  điều  kiện  sản  xuất  như  diện  tích  đất  nông nghiệp, số lao động, nhân khẩu dẫn đến thu nhập cũng khác nhau nhóm - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.5 cho thấy số liệu điều tra mỗi xã 20 hộ ở 3 nhóm xã khá, trung bình và kém có sự chêch lệch nhau về điều kiện sản xuất như diện tích đất nông nghiệp, số lao động, nhân khẩu dẫn đến thu nhập cũng khác nhau nhóm (Trang 65)
Bảng 4.5: Tình hình chung hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.5 Tình hình chung hộ điều tra (Trang 65)
Bảng 4.6: Các khoản đóng do tỉnh quy định tại các hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.6 Các khoản đóng do tỉnh quy định tại các hộ điều tra (Trang 69)
Bảng 4.6: Các khoản đóng do tỉnh quy định tại các hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.6 Các khoản đóng do tỉnh quy định tại các hộ điều tra (Trang 69)
Bảng 4.7: Các khoản đóng góp do xã quy định tại các hộ điều tra                                                                                                                                          (ĐVT: đ ồ ng)  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.7 Các khoản đóng góp do xã quy định tại các hộ điều tra (ĐVT: đ ồ ng) (Trang 73)
Bảng 4.7: Các khoản đóng góp do xã quy định tại các hộ điều tra                                                                                                                                          (ĐVT: đồng) - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.7 Các khoản đóng góp do xã quy định tại các hộ điều tra (ĐVT: đồng) (Trang 73)
Bảng 4.8: Các khoản đóng góp do HTX quy định tại các hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.8 Các khoản đóng góp do HTX quy định tại các hộ điều tra (Trang 76)
Bảng  4.8: Các khoản đóng góp do HTX quy định tại các hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
ng 4.8: Các khoản đóng góp do HTX quy định tại các hộ điều tra (Trang 76)
Bảng 4.9: Các khoản đóng góp do thôn, xóm quy định tại các hộ điều tra                                                                                                        (ĐVT: đồng)  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.9 Các khoản đóng góp do thôn, xóm quy định tại các hộ điều tra (ĐVT: đồng) (Trang 79)
Các khoản thu phân theo hình thức thu được tập hợp như sau: - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
c khoản thu phân theo hình thức thu được tập hợp như sau: (Trang 79)
Bảng 4.10: Tổng hợp các khoản đóng góp theo tổ chức thu tại các hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.10 Tổng hợp các khoản đóng góp theo tổ chức thu tại các hộ điều tra (Trang 79)
Bảng 4.9: Các khoản đóng góp do thôn, xóm quy định tại các hộ điều tra                                                                                                         (ĐVT: đồng) - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.9 Các khoản đóng góp do thôn, xóm quy định tại các hộ điều tra (ĐVT: đồng) (Trang 79)
Qua Bảng 4.1 ta thấy các khoản thu xã Kim Tân bình quân là 936565.1 đồng/hộ/năm cao hơn các khoản thu xã Ngũ Phúc 723735.2 đồng/hộ /năm và  xã  Kim  Đính  496395.4  đồng/hộ/năm - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
ua Bảng 4.1 ta thấy các khoản thu xã Kim Tân bình quân là 936565.1 đồng/hộ/năm cao hơn các khoản thu xã Ngũ Phúc 723735.2 đồng/hộ /năm và xã Kim Đính 496395.4 đồng/hộ/năm (Trang 80)
Bảng 4.11: Các khoản đóng góp của nông dân theo hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.11 Các khoản đóng góp của nông dân theo hộ điều tra (Trang 82)
Bảng 4.11: Các khoản đóng góp của nông dân theo hộ điều tra - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.11 Các khoản đóng góp của nông dân theo hộ điều tra (Trang 82)
Bảng 4.12: Các khoản đóng góp của hộ điều tra theo diện tích - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.12 Các khoản đóng góp của hộ điều tra theo diện tích (Trang 83)
Bảng 4.12: Các khoản đóng góp của hộ điều tra theo diện tích - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.12 Các khoản đóng góp của hộ điều tra theo diện tích (Trang 83)
Bảng 4.13: Các khoản đóng góp của nông dân theo lao động - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.13 Các khoản đóng góp của nông dân theo lao động (Trang 84)
Bảng 4.13: Các khoản đóng góp của nông dân theo lao động - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.13 Các khoản đóng góp của nông dân theo lao động (Trang 84)
Bảng 4.14: Các khoản đóng góp của nông dân theo nhân khẩu - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.14 Các khoản đóng góp của nông dân theo nhân khẩu (Trang 85)
Bảng 4.14: Các khoản đóng góp của nông dân theo nhân khẩu - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.14 Các khoản đóng góp của nông dân theo nhân khẩu (Trang 85)
Bảng 4.15: Các khoản đóng góp khác của nông dân - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.15 Các khoản đóng góp khác của nông dân (Trang 86)
Bảng  4.15: Các khoản đóng góp khác của nông dân - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
ng 4.15: Các khoản đóng góp khác của nông dân (Trang 86)
Dưới đây là Bảng tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân phân theo các đối tượng nộp - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
i đây là Bảng tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân phân theo các đối tượng nộp (Trang 87)
Bảng  4.16: Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
ng 4.16: Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân (Trang 87)
Biểu đồ 4.2. Tình hình các khoản đóng góp bình quân của hộ nông dân 4.3. Phân tích ảnh hưởng của các khoản đóng góp của nông dân  - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
i ểu đồ 4.2. Tình hình các khoản đóng góp bình quân của hộ nông dân 4.3. Phân tích ảnh hưởng của các khoản đóng góp của nông dân (Trang 88)
Bảng 4.17: Sản lượng một số cây trồng, vật nuôi - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.17 Sản lượng một số cây trồng, vật nuôi (Trang 89)
Bảng 4.17: Sản lượng một số cây trồng, vật nuôi - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.17 Sản lượng một số cây trồng, vật nuôi (Trang 89)
Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội (Trang 90)
Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội (Trang 90)
Bảng 4.19. Ý kiến đề xuất của người nông dân - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.19. Ý kiến đề xuất của người nông dân (Trang 95)
Bảng 4.19. Ý kiến đề xuất của người nông dân - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.19. Ý kiến đề xuất của người nông dân (Trang 95)
4.3.3. Tình hình sử dụng các khoản đóng góp của nông dân - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
4.3.3. Tình hình sử dụng các khoản đóng góp của nông dân (Trang 96)
Bảng 4.20. Tình hình sử dụng các khoản đóng góp - [Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành   tỉnh hải dương
Bảng 4.20. Tình hình sử dụng các khoản đóng góp (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w