7. Bố cục luận văn
2.1. Quan hệ chính trị, quốc phòn g an ninh
2.1.1. Chính trị - ngoại giao
Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2013 tiếp tục được tăng cường và phát triển bề rộng, chiều sâu và hiệu quả hợp tác.
Ngay sau khi nhậm chức, Chính phủ của Tổng thống Obama đã xúc tiến các hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam. Từ ngày 9 đến ngày 12-2-2009, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách công tác lãnh sự Janice L Jacobs đã có chuyến thăm Việt Nam, hội đàm với một số quan chức chính phủ Việt Nam để thảo luận những vấn đề liên quan việc thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao, chương trình nhận con nuôi và các thủ tục lãnh sự chung khác. Kết quả ấn tượng nhất của chuyến thăm là hai bên đẩy nhanh xúc tiến việc khai trương các lãnh sự quán tại một số bang lớn ở Hoa Kỳ. Theo đó, ngày 22-8-2009, một phái đoàn Việt Nam đã đến Houston, Texas để chuẩn bị cho việc khai trương Lãnh sự quán Việt Nam. Đây là bước phát triển quan trọng trong mở rộng quan hệ giữa hai nước.
Ngày 25-9-2009, trong khuôn khổ phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đoàn đại biểu Việt Nam gồm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và đại diện các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tạp chí Institutional Investor Magazine phối hợp tổ chức tại New York. Diễn đàn đã tạo cơ hội quan trọng cho quá trình mở rộng thương mại và đầu tư giữa hai nước với một loạt các biên bản ghi nhớ được ký kết.
Ngay sau đó, từ ngày 26 đến 27-9-2009, Đoàn quan chức cao cấp liên ngành của Hoa Kỳ do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao James Steinberg dẫn đầu đã đến Hà Nội tham dự đối thoại chiến lược an ninh quốc
phòng thường niên lần thứ hai. Đoàn đã có các cuộc tiếp xúc rất hiệu quả với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và nhiều quan chức khác về các biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ song phương và về một loạt các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu, trong đó có các diễn biến tại khu vực Biển Đông và các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran. Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg đã trả lời phỏng vấn báo chí khi kết thúc chuyến thăm, rằng ông rất lạc quan về tương lai quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ.
Từ ngày 1 đến ngày 2/10/2009, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm có chuyến thăm và làm việc tại Mỹ theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ Hillary R. Clinton. Ông cũng tiếp kiến Bộ trưởng Thương mại Gary Locke, Trưởng Đại diện Thương mại Ron Kirk; Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Howard Berman và năm thượng nghị sĩ cao cấp thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện. Trong chuyến thăm này, những vấn đề vướng mắc trong quan hệ hai nước được bàn thảo một cách thẳng thắn. Vấn đề nâng cấp quan hệ hợp tác và bước đầu thúc đẩy các hoạt động hợp tác an ninh quốc phòng, thái độ của hai nước về vấn đề Biển Đông và các vấn đề quốc tế được hai bên thảo luận.
Đây cũng là cuộc gặp tạo điều kiện cho hai nước có hàng loạt các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh sau đó. Tiêu biểu là chuyến thăm của hai tàu hải quân Mỹ, USS Lassen và USS Blue Ridge đã cập cảng Đà Nẵng vào ngày 7-11-2009; chuyến thăm của Giám đốc Đại học Quốc phòng Mỹ đô đốc Ann Rondeau đến Học viện Quốc phòng Việt Nam và thảo luận về mở rộng quan hệ trong đào tạo sĩ quan quân sự giữa đôi bên. Kết quả là giữa năm 2011, Đại tá Hà Thành Chung - Vụ trưởng tại Học viện Kỹ thuật quân sự Việt Nam đã trở thành sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam đầu tiên tham dự khóa đào tạo tại Cao đẳng chiến tranh Mỹ khóa học (2011-2012).
Tháng 6-2010, Đối thoại chiến lược về chính trị, an ninh - quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ ba đã diễn ra tại Hà Nội, tham dự đối thoại có Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề chính trị - quân sự Andrew J. Shapiro và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (nay là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao). Hai bên đã thảo luận các vấn đề về chống khủng bố, buôn bán ma túy, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, hỗ trợ nhân đạo cứu
trợ thiên tai và các vấn đề quốc phòng khác. Hai bên đã cam kết sẽ làm việc cùng nhau để hướng tới việc xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược” giữa 2 nước.
Trong cuộc Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng Mỹ - Việt thường niên lần thứ tư diễn ra tại Thủ đô Washington ngày 17-6-2011, hai bên đã thảo luận các vấn đề song phương và an ninh khu vực. Đoàn Việt Nam tham gia đối thoại do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu và đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề chính trị -quân sự do Andrew J. Shapiro dẫn đầu. Hai bên đã tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và các cam kết chung nhằm đảm bảo một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng và an toàn. Các quan chức Việt Nam và Mỹ đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như: Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, phòng chống ma túy, tìm kiếm binh lính Mỹ và bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như các lĩnh vực hợp tác quốc phòng và an ninh khác. Về các diễn đàn khu vực, hai bên trao đổi quan điểm về việc thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Mỹ và các vấn đề liên quan đến sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Hai bên đồng thời thảo luận việc nâng tầm quan hệ song phương hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Đây là chủ đề đã được tái khẳng định trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội hồi tháng 10 - 2010. Việt Nam và Mỹ khẳng định rằng hợp tác giữa hai bên trong giải quyết những thách thức an ninh quốc tế và khu vực là sự phát triển tự nhiên của mối quan hệ song phương đầy đủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng kinh tế của hai nước. Các quan chức Việt Nam và Mỹ cũng trao đổi về những diễn biến tại Biển Đông. Hai bên nhất trí rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; mọi tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao và hợp tác, không gây sức ép hay sử dụng vũ lực. Hai bên
cho rằng các tuyên bố lãnh thổ và lãnh hải cần phải phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc và khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử đầy đủ. Phía Mỹ tái khẳng định những sự kiện bất ổn trong những tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, gây quan ngại về an ninh hàng hải, đặc biệt về tự do hàng hải, phát triển kinh tế, thương mại hợp pháp và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Đối thoại diễn ra trong không khí tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước [21].
Tiếp theo đó, hàng loạt các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước đã được tổ chức, tiêu biểu như chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh từ ngày 7 đến ngày 11-2-2012; chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu từ ngày 12 đến ngày 14-3-2012. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Pannetta vào tháng 6/2012; Chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân từ ngày 24 đến ngày 26-6-2012… Tại các chuyến thăm này, nhiều vấn đề chính trị, an ninh quốc phòng, hợp tác thương mại đầu tư, hợp tác giải quyết những vấn đề tồn đọng sau chiến tranh đã được giải quyết.
Tháng 6 - 2012, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro đã đồng chủ trì Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng Việt - Mỹ lần thứ 5. Hai bên đã tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và cùng cam kết đối với hoà bình, ổn định, thịnh vượng và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên khẳng định lợi ích chung trong việc nâng tầm quan hệ đối tác cũng như thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: Chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống khủng bố, hợp tác thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin, an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, cùng các lĩnh vực khác trong hợp tác quốc phòng như đã nêu trong Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký vào tháng 9-2011….
Từ ngày 10 đến ngày 11-7-2012, trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ đang ngày càng phát triển, đồng thời với sự nóng lên của các hành động của Trung
Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Việt Nam. Bà Hillary Clinton đã có một lịch trình làm việc dày đặc và liên tục, bao gồm hội đàm với người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh; Gặp gỡ các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam, nói chuyện với sinh viên Đại học Ngoại thương, tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ.
Trong các buổi tiếp Bà Hillary Clinton tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đánh giá cao vai trò tích cực của cá nhân Bà Bộ trưởng và phu quân (cựu Tổng thống Bill Clinton) trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Đề cập tới quan hệ hợp tác giữa hai nước, trong cuộc tiếp Bà H.Clinton, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hai nước cần tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Ngoại trưởng Clinton đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội. Bà bày tỏ sự vui mừng trước những bước phát triển trong quan hệ hai nước trên các lĩnh vực hợp tác song phương cũng như trên các diễn đàn khu vực và quốc tế; và cho rằng hai bên cần tiếp tục trao đổi về việc nâng tầm quan hệ hướng tới đối tác chiến lược.
Tình hình ở Biển Đông là một trong những chủ đề được Ngoại trưởng H.Clinton quan tâm. Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam - Mỹ đã trao đổi việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, an toàn an ninh hàng hải ở Biển Đông và nhất trí mọi tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển của LHQ năm 1982, đồng thời tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Bà H.Clinton nhấn mạnh: Mỹ mong muốn ASEAN và Trung Quốc sẽ nhanh chóng thúc đẩy tiến trình xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Bà khẳng định: Mỹ đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong việc giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Thời gian của chuyến thăm Việt Nam lần này của bà Clinton không dài, nhưng hai bên cũng đã đạt được những tiến bộ tích cực trong các vấn đề hợp tác song phương, tạo sự hiểu biết hơn nữa trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, với
chuyến thăm này, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước có thêm nhiều cơ hội phát triển, khi trong phái đoàn của Ngoại trưởng H.Clinton tới Việt Nam lần này còn có 20 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ. Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết thúc hội đàm với người đồng nhiệm, Bà Hillary Clinton nói: “Thật tuyệt vời khi được quay lại Việt Nam và tôi rất cảm kích có cơ hội để tái khẳng định quan hệ đối tác đang lớn mạnh và cùng có lợi giữa hai nước”.
Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông tiếp tục nóng lên với những hành động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, nhiều hoạt động ngoại giao giữa hai nước đã được tổ chức. Ngày 21- 5- 2013, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc tiếp trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ tại Hà Nội. Ngày 31-5-2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Chuck Hagel bên lề Đối thoại Shangri-la tại Singapo. Ngày 2/7/2013, bên lề hội nghị ngoại trưởng của Diễn đàn khu vực ARF ở Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm riêng với Ngoại trưởng Mỹ - ông John Kerry về các vấn đề song phương cũng như khu vực và thế giới. Các cuộc đối thoại này tiếp tục tạo điều kiện để quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Một trong những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 24 đến ngày 26-7-2013. Tại cuộc gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 25-7- 2013, hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai nước, phản ánh mong muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Hai nhà lãnh đạo tuyên bố quan hệ đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ đối tác toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ