Nhận xét về những chuyển biến trong quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam từ

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳvà việt nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 81)

7. Bố cục luận văn

3.1. Nhận xét về những chuyển biến trong quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam từ

Nam từ 2009 đến 2013

Sau khi bình thường hóa, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến nhanh và vững chắc. Đến nay, hai nước đã cùng nhau phát triển các quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, đến quốc phòng, an ninh, khoa học - công nghệ, giáo dục, thậm chí hợp tác để giải quyết cả những vấn đề nhạy cảm mà hai nước còn có nhiều bất đồng, cách biệt, như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo... mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới: Xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước xuất phát từ nhiều nhân tố, hình thành trên cơ sở nhận thức chung về chiến lược đối ngoại và lợi ích từ cả hai phía.

Thứ nhất, việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam là một hướng quan trọng trong chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương vì Hoa Kỳ cho rằng khu vực này đem lại nhiều lợi ích cho Hoa Kỳ. Khu vực này được đặt ngang hàng với Châu Âu do hơn 60% sự phát triển thế giới là từ châu Á, khu vực chiếm ½ dân số thế giới với khoảng 13.400 tỷ USD, châu Á – Thái Bình Dương chiếm 54% GDP toàn cầu. Hơn nữa, khu vực này có mặt và ảnh hưởng hầu hết các nước lớn khác như Nga, Nhật, Trung Quốc. Trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ có được đối tác tin cậy để thực hiện thành công mục tiêu hòa bình ổn định, an ninh hàng hải trong khu vực đem lại thịnh vượng chung cho thế giới.

Trong chiến lược đó, vị trí của Biển Đông hết sức quan trọng. Lưu lượng vận tải qua eo biển Malacca và qua Biển Đông gấp 6 lần so với kênh đào Suez và hơn 16 lần so với Panama. Vận tải qua Biển Đông chiếm gần hai phần ba nguồn năng lượng cung cấp cho Hàn Quốc, khoảng 60% cho Nhật

Bản và Đài Loan. Một dòng chảy vận tải thương mại khổng lồ đến miền Tây nước Mỹ và vùng Viễn Đông của Nga chạy qua đây. Vùng nước này (thông số của năm 2006), mỗi ngày có 200 lượt tàu vận tải thương mại qua lại, một năm có khoảng 60 nghìn lượt tàu thương mại. Rõ ràng Việt Nam có thể là thành trì đảm bảo an ninh hàng hải mang lại lợi ích sống còn cho thế giới về tự do hàng hải trên biển Đông. Với dân số, tiềm năng và lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, châu Á - Thái Bình Dương trở thành thị trường kinh tế hấp dẫn cao và khu vực có khả năng chi phối vấn đề hòa bình, an ninh toàn cầu.

Ngoài ra Trung Quốc được nhắc đến như là một nhân tố trọng tâm thúc đẩy chính sách xoay trục của Hoa Kỳ. Còn cần phải kiểm chứng nhưng dư luận thế giới và một số học giả cho rằng: tham vọng của Trung Quốc là nhân tố chủ đạo thúc đẩy Hoa Kỳ trở lại châu Á - Thái Bình Dương và đẩy các nước vừa và nhỏ châu Á - Thái Bình Dương tìm kiếm quan hệ đồng minh và nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã thu được nhiều lợi ích cả về quân sự và kinh tế cũng như vị thế chính trị khi tình hình trên Biển Đông căng thẳng và có nguy cơ trở thành lò lửa xung đột vũ trang. Cũng nhờ

sự căng thẳng trên Biển Đông 2 mà vị thế của Hoa Kỳ được phục hồi một cách

ngoài mong đợi sau hơn hai thập kỷ phát triển cầm chừng các mối quan hệ truyền thống ở châu Á.

Nhận thức ở góc độ này dễ gây cảm giác Hoa Kỳ bị động trong chính sách đối phó với Trung Quốc, nhưng không thể phủ nhận những thách thức của nhân tố Trung Quốc đối với vị thế Mỹ trong khu vực.

Trong bối cảnh các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines luôn đứng trước trạng thái căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, Hoa Kỳ buộc phải chứng tỏ vai trò đồng minh với các nước này nhằm đảm bảo vị thế và lợi ích của mình. Tham vọng của Trung Quốc và sự không thống nhất của ASEAN trong vấn đề Biển Đông – phần nhiều là do tác động của Bắc Kinh đối với đồng minh Cămpuchia của họ - tạo nên những lo ngại lớn cho vị thế cường quốc của Mỹ trong khu vực phát triển năng động này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những động thái của cường quốc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế Mỹ trên bàn cờ chiến lược châu Á và thế giới. Chính sách xoay trục

2 Không chỉ ở trên Biển Đông mà còn ở biển Hoa Đông và những nơi khác ở khu vực. Sự trỗi dậy và cách hành xử hung hăng của TQ trên Biển Đông, biển Hoa Đông và trong cách xử lý vấn đề Triều Tiên (như vụ Cheonan năm 2010) là nguyên nhân lớn nhất khiến Mỹ triển khai chiến lược tái cân bằng.

tái cân bằng lực lượng ở châu Á nhằm kiềm chế Trung Quốc - đối thủ đe dọa vị trí siêu cường đứng đầu thế giới của Mỹ trong thế kỷ XXI - là mục tiêu sống còn thách thức các nhà lãnh đạo Mỹ.

Mặt khác, vấn đề tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia châu Á làm ảnh hưởng đến an ninh hàng hải nơi có 45% lượng hàng hóa thế giới đi qua khu vực Biển Đông. Theo tuyên bố của Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ động thái của nước nào dùng vũ lực để chiếm giữ các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông. Mặc dù không nêu tên nước nào cụ thể, Đô đốc Samuel Locklear trong chuyến công du tới Malaysia khẳng định các nước tuyên bố có chủ quyền tại khu vực này có thể cần phải thỏa hiệp để giải

quyết tranh chấp."Chúng tôi sẽ phản đối việc bất kỳ ai dùng vũ lực để thay

đổi trạng thái nguyên trạng (status quo) hiện nay…Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế cho tới khi chúng ta có được bộ qui tắc ứng xử hoặc một giải pháp mà các quốc gia liên quan chấp nhận một cách hòa bình".

Chính sách quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương không chỉ phụ thuộc

vào ý chí và những động thái của riêng Mỹ mà còn phải tính đến cả những

đối tượng tiếp nhận sự trở lại đó và các yếu tố tác động ở khu vực. Ngoài một Trung Quốc với sự hung hăng chưa từng thấy trong các vấn đề lãnh hải còn phải chú ý tới một Ấn Độ với chính sách “hướng Đông” đang dần có một vị trí xứng tầm ở châu Á, một nước Nga đang bắt đầu triển khai kế hoạch quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương một cách “nhẹ nhàng”, “thận trọng”, một Nhật Bản đồng minh Mỹ nhưng không kém phần tham vọng… Đây chính là sự cạnh tranh chiến lược của các cường quốc mà người đến sau/chậm chân trở nên kém phần may mắn. Rõ ràng việc Hoa Kỳ đã hiện thực hóa việc củng cố quan hệ ngoại giao, chính trị và quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện có mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực hay không thì câu trả lời còn là thì tương lai nhưng việc “tái cân bằng” quyền lực sẽ là một biến số cho bất kỳ bên nào trong mối quan hệ chính trị - ngoại giao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đối với châu Á - Thái Bình Dương nói chung và với riêng khu vực ASEAN, Mỹ đã và sẽ luôn luôn dành sự có mặt của mình ở những trọng điểm địa chính trị nhạy cảm và chiến lược, mà từ đó họ có thể chủ động và kiểm

soát được những vấn đề cốt lõi nhất. Với tiềm lực của mình, Mỹ luôn biết cách tạo ra cho mình những đồng mình thân cận, trở thành bàn đạp vững chắc để kiểm soát những điểm nóng ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ. Sự kéo dài vô thời hạn Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung Mỹ - Nhật ký vào năm 1960, mối quan hệ khăng khít của liên minh Mỹ - Hàn hay trường hợp của Thái Lan đối với cuộc chiến tranh Việt Nam là những bằng chứng không cần phải bàn cãi thêm cho chính sách của Mỹ. Vẫn tiến hành theo phương thức truyền thống và để đảm bảo cho thành công của chính sách "Xoay trục" hay “Tái cân bằng” tại châu Á - Thái Bình Dương, một mặt Mỹ đang đẩy mạnh các hoạt động thắt chặt quan hệ với các đồng minh truyền thống, mặt khác tích cực phát triển quan hệ đối tác với các quốc gia đang nổi lên, trong đó có “hiện tượng” Myanmar, đất nước đang đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc, khi quyết định thực hiện công cuộc chuyển đổi mạnh mẽ với các cải cách dân chủ về mọi mặt, trước hết là chính trị, kinh tế, đối ngoại.

Không thể bỏ qua ASEAN trong hành trình tái cân bằng chiến lược và tìm kiếm lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tiến xa hơn những tuyên bố và các “động tác” ngoại giao, Mỹ bắt đầu triển khai kế hoạch “quay trở lại” Đông Nam Á, chọn cách thức “tiếp xúc sâu sắc”, như triển khai giao lưu và hợp tác bằng các hình thức làm chủ đạo, muốn can dự sâu vào các công việc của Đông Nam Á bằng phương thức “mềm mỏng”, “linh hoạt”, “khéo léo”. Sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao, bà Hillary Clinton chọn nơi đầu tiên đến thăm là Indonesia – “nước đầu tàu” của khu vực ASEAN, và hứa sẽ “tiếp xúc sâu sắc” với ASEAN, thổi vang tiếng kèn “quay trở lại” Đông Nam Á. Để thực hiện mục đích quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ tham gia ngày càng sâu và các hoạt động của ASEAN. Ngoài ra, bằng chính sách “thực lực khéo léo” Mỹ dần khẳng định vai trò của mình ở khu vực, thể hiện sự có mặt của mình ở những khu vực nóng nhất. Xong, nhìn vào thực tế, việc Mỹ quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương là con đường không hề đơn giản, mặc dù đã có những tuyên bố và các chuyến thăm cấp cao của cả Ngoại trưởng và Tổng thống Mỹ đến khu vực, nhưng các nước ASEAN vẫn còn trông chờ nhiều hơn những hành động mạnh mẽ và thực tế của Mỹ, đặc biệt là sự kết nối tương đương giữa các chính sách thương mại với lĩnh vực chính trị, an ninh của trục xoay mà Mỹ đang tiến hành. Đến nay,

Mỹ vẫn chưa cho các nước ASEAN câu trả lời thỏa đáng về các vấn đề căn bản nhất, như làm thế nào Mỹ có thể “can thiệp” vào các vấn đề an ninh của

khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược “xoay trục”, khi nào thì

can thiệp, can thiệp ở đâu và can thiệp sâu đến mức nào?.

Với tư cách là bộ phận cấu thành chiến lược châu Á - Thái Bình Dương,

mục đích căn bản của kế hoạch “quay trở lại” Đông Nam Á của Mỹ là tăng cường toàn diện sức ảnh hưởng và sự tồn tại ở Đông Nam Á. Các nước ASEAN đang tìm cách khéo léo lợi dụng sự mâu thuẫn của các nước lớn trong cục diện ở khu vực Đông Nam Á, thực hiện chủ nghĩa khu vực mở cửa, thực thi chính sách ngoại giao “bình đẳng giữa các nước lớn”, theo đuổi tối đa hóa lợi ích an ninh và kinh tế. Một mặt, các nước ASEAN rất muốn nhưng không thể tin tưởng vô điều kiện vào chiến lược “quay trở lại” của Mỹ, mặt khác các nước trong khu vực có ý thức tự chủ rất mạnh và nhiều dân tộc còn giữ trạng thái tâm lý mâu thuẫn với sự “quay trở lại” của Mỹ. Đông Nam Á có 200 triệu dân, số Islam giáo chiếm 1/5 dân số Islam giáo trên toàn thế giới, phần đông dân số Islam giáo đều có tinh thần “căm thù Mỹ”, “chống Mỹ” mạnh mẽ, đặc biệt là sau sự kiện 11-9-2001. Do đó, Mỹ và ASEAN rất khó quay trở lại mối quan hệ liên minh như thời Chiến tranh lạnh.

Sau khi gia nhập Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN (TAC)3, Mỹ

phải đối mặt với những ràng buộc của các nguyên tắc trong hiệp ước như “thừa nhận và tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình”. Trên thực tế, ASEAN là một cộng đồng chung nhưng hết sức phức tạp và có nhiều điểm khác biệt giữa các thành viên trong khối, hơn nữa sự thiếu đồng thuận trong khối và thái độ của từng thành viên ASEAN với Trung Quốc xoay quanh các vấn đề biển đảo là một trong những trở ngại rất lớn cho chính sách “Trục xoay” của Mỹ.

Như vậy, trên bình diện chung, sự xoay trục quay trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã, đang và sẽ chịu tác động/hệ quả của nhiều nhân tố khác nhau, nhưng lợi ích cốt lõi của của một nước lớn là mục

3 Tháng 7-2009, Mỹ là nước thứ 16 ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC), điều đó thể hiện cam kết chính trị cao nhất của Mỹ với ASEAN và đóng góp vào hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á. Sự kiện này được đánh giá là đỉnh cao trong quan hệ giữa hai bên. Đây cũng là bước đi quan trọng để đến tháng 7-2010 Mỹ xác định vấn đề tự do hàng hải tại Biển Đông nằm trong “lợi ích quốc gia” của mình

tiêu lớn hơn cả định hướng mọi chính sách của nước này trên bàn cờ châu Á và thế giới.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam hiện đang là một quốc gia nằm ở vị trí năng động nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là quốc gia có đường lối đối ngoại độc lập, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên nhiều phương diện, tiềm năng trở thành một đối tác mang lại nhiều lợi ích cho Hoa Kỳ. Mặt khác, Việt Nam đang đứng trước những thách thức về chủ quyền biển đảo và có sự tương đồng nhất định về quan điểm giải quyết vấn đề biển đảo đối với chiến lược của Hoa Kỳ. Ở góc độ đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đóng vai trò cốt yếu trong chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.

Thứ hai, quan hệ hợp tác an ninh chính trị - quân sự Hoa Kỳ - Việt Nam từ 2008 đến 2012 ngày càng phát triển do có những nhận thức chung về mục tiêu và lợi ích quốc gia của hai nước.

Trước hết là sự gần nhau về phương thức và quan điểm trong vấn đề

Biển Đông. Đây là tuyến đường giao thông vận tải chiến lược quan trọng nhất thế giới, đồng thời cũng được xem là vùng biển giàu tiềm năng về trữ lượng dầu mỏ. Do đó, tuyên bố chủ quyền chồng lấn của Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực đã làm cho căng thẳng trên Biển Đông trở thành điểm bất ổn lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Từ năm 2007, hàng loạt sự kiện đã đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam về vấn đề Biển Đông ngày càng căng thẳng. Tháng 5- 2009, Trung Quốc bên cạnh từ chối tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã đệ trình bản đồ lên Liên Hiệp Quốc phác thảo chủ quyền theo "đường chín đoạn" từ năm 1947, trước khi thành lập Trung Quốc. Từ tháng 1-2009 đến tháng 5- 2010, Trung Quốc liên tục có nhiều động thái bành trướng để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế: bắt giữ ít nhất 36 tàu thuyền đánh cá Việt Nam, gây sức ép với các công ty dầu mỏ nước ngoài phải chấm dứt hoạt động thăm dò ở Biển Đông; tuyên bố thành lập chính quyền cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳvà việt nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w