7. Bố cục luận văn
3.3. Triển vọng của quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam
Từ năm 2009 đến nay, hai nước đang tích cực củng cố và tăng cường quan hệ theo khuôn khổ đối tác hữu nghị, hợp tác xây dựng, nhiều mặt trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Sau khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang công bố Quan hệ Đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt
Nam, một thỏa thuận bao quát nhằm thúc đẩy quan hệ song phương đã được kỹ kết trên 9 lĩnh vực. Mối quan hệ đối tác mới này thúc đẩy các sáng kiến tăng cường quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam và nhấn mạnh cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với chính sách tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Triển vọng của quan hệ hai nước được thể hiện khá rõ nét trên cả hai phương diện ngắn hạn và dài hạn.
Trong tương lai gần, quan hệ chính trị ngoại giao sẽ tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh ba cơ chế đàm phán thường niên đã được hình thành và phát triển, hai bên đang xúc tiến xây dựng cơ chế đàm phán cấp bộ trưởng và liên bộ trưởng thường niên. Các chuyến thăm cấp cao sẽ tiếp tục được tổ chức nhằm thắt chặt quan hệ hai nước. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7 - 2013), Tổng thống Mỹ Obama đã nhận lời mời sang thăm Việt Nam, hiện hai bên đang xúc tiến để chuyến thăm được thực hiện vào tháng 12/2014. Cũng từ tháng 7 – 2013 đến nay, hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao song phương và đa phương nhắp thúc đẩy quan hệ theo định hướng của chín lĩnh vực trong hợp tác toàn diện.
Quan hệ an ninh - quốc phòng đang từng bước phát triển. Hai bên duy trì đối thoại về chính trị, an ninh, quốc phòng cấp thứ trưởng, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM+)…; bắt đầu từ năm 2010 đến nay, tiến hành hàng năm đối thoại về chính sách giữa bộ quốc phòng hai nước cấp thứ trưởng. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, trao đổi đoàn, đồng thời mở ra các lĩnh vực nhân đạo khác như cứu trợ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đào tạo. Hai bên bắt đầu thiết lập cơ chế đàm phán cấp bộ trưởng quốc phòng vào đầu năm 2014. Điểm đặc biệt nhất là Đạo luật cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đã được hai bên đàm phán và tháo gỡ, Hoa Kỳ đã tuyên bố bán hạn chế vũ khí phục vụ bảo vệ chủ quyền hàng hải cho Việt Nam vào tháng 9/2014. Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 16 - 12 - 2013, Ngoại trưởng John Kerry công bố
cam kết xây dựng năng lực hàng hải: Hoa Kỳ sẽ viện trợ ban đầu trị giá 32,5
triệu đôla cho khu vực và song phương mới để phát triển năng lực hàng hải tại Đông Nam Á. Công bố của Ngoại trưởng dựa trên cam kết lâu dài của Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á nhằm tăng cường an ninh và thịnh vượng trong khu vực, bao gồm cả lĩnh vực hàng hải. Đối với Việt Nam,
Hoa Kỳ dự kiến dành 18 triệu đôla từ dự án mới này để hỗ trợ tăng cường năng lực cho các đội tuần tra biển triển để nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đối phó với thảm họa và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc huấn luyện và cấp năm tàu tuần tra cao tốc cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam [25]. Tương lai hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ còn rộng mở bởi nhu cầu và lợi ích từ cả hai phía.
Về kinh tế, hai bên tiếp tục thúc đẩy mở rộng khuôn khổ quan hệ thương mại thông qua Hiệp định đầu tư song phương (BIT), củng cố hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận khung về thương mại và đầu tư (TIFA), đàm phán lập khu vực mậu dịch tự do thông qua Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đặc biệt việc Việt Nam, Mỹ cùng 9 quốc gia khác tham gia đàm phán TPP được coi là động lực lớn, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như thúc đẩy trao đổi thương mại đầu tư không chỉ giữa Việt Nam với Mỹ, mà cả với 10 nước tham gia TPP khi thuế suất nhiều mặt hàng xuất khẩu trong các nước thành viên sẽ bằng 0. Tham gia TPP, tương tự như gia nhập WTO, sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn từ Mỹ và các quốc gia khác. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tập trung nhiều hơn vào các ngành dịch vụ, sản xuất và những ngành có thể đem đến cơ hội xuất khẩu nói chung. Dòng vốn FDI thực chảy vào nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào khả năng thực hiện những cam kết TPP của Việt Nam.
Trong bảng xếp hạng được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 42 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương 322 tỷ USD, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore). Theo WB, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định, dự trữ ngoại hối được cải thiện. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 5,3% (2013) và tăng lên 5,4% [5; tr.13].
Trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry từ ngày 14 đến ngày 16 - 12 – 2013, Ngoại trưởng đã gặp gỡ với các lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh để thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại. Ngoại trưởng chúc mừng công ty General Electric (GE) và công ty Công Lý về hợp đồng giữa hai bên; qua đó GE sẽ
cung cấp bổ sung các tua-bin gió trị giá 94 triệu đôla cho dự án năng lượng điện gió tại tỉnh Bạc Liêu. Đây là thỏa thuận đầu tiên ở khối tư nhân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện về năng lượng giữa Hoa Kỳ ới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là dự án năng lượng tái tạo đầu tiên được cấp vốn, đặc biệt, theo biên bản ghi nhớ trị giá 500 triệu đôla giữa Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thỏa thuận thương mại này nhấn mạnh sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu của Hoa Kỳ và hỗ trợ tạo việc làm ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Vào tháng 10, GE Aviation ký kết một thỏa thuận trị giá 1,7 tỉ đôla cung cấp động cơ và dịch vụ cho máy bay Boeing 787 của Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Các thỏa thuận thương mại này được ký kết dựa trên mối quan hệ thương mại song phương mạnh mẽ đã tăng gấp hơn 50 lần trong vòng 20 năm qua, đạt 25 tỉ đôla vào năm 2012. Tại Hà Nội, Ngoại trưởng và các lãnh đạo Việt Nam cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ thương mại thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Ngoại trưởng công bố một khoản hỗ trợ trị giá 4.2 triệu đôla cho chương trình Quản trị vì Tăng trưởng Trọn vẹn (Governance for Inclusive Growth) của USAID. Chương trình được thiết kế để tạo thuận lợi cho tăng trưởng trên diện rộng và bền vững [25].
Hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác thực chất về khoa học – kỹ thuật, giáo dục, nhân đạo, trong đó tập trung vào vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu, giáo dục – đào tạo, hạt nhân dân sự. Ngoại trưởng Kerry thăm Đồng bằng sông Cửu Long ngày 15/12/2013 để nêu bật sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề cốt yếu về biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển để duy trì sông Mê Kông là nguồn sinh kế và phương tiện sinh sống của gần 70 triệu người trong khu vực. Ngoại trưởng tuyên bố cam kết viện trợ 17 triệu đôla cho Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam của USAID, hiện đang được thực hiện tại bốn tỉnh, trong đó có Long An ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoại trưởng cũng nêu bật Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Kông và Chương trình Cơ sở Hạ tầng Thông minh cho sông Mê Kông, trang bị các công trình khoa học tốt nhất có sẵn để các quốc gia đưa ra các quyết định về cơ sở hạ tầng. Phía Mỹ dành ngân sách viện trợ gần 100
triệu USD trong năm 2010 cho chương trình phòng chống HIV/AIDS (đến nay là trên 300 triệu USD), bước đầu giúp tẩy độc môi trường và hỗ trợ nạn nhân chất độc màu dan cam, tẩy độc sân bay Đà Nẵng, tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó gần đây nhất Mỹ hỗ trợ kỹ thuật tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích [25].
Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch... Việt Nam hiện có hơn 13.000 sinh viên, thực tập sinh đang theo học tại Hoa Kỳ, tăng gấp 6 lần trong thập kỷ qua, đứng thứ 9 trong số các nước có nhiều sinh viên theo học nhất tại Hoa Kỳ và dẫn đầu trong ASEAN. Ngoại trưởng Kerry đã gặp gỡ các cựu sinh viên và cán bộ giảng dạy của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright do Bộ Ngoại giao tài trợ ngày 15/12/2013. Chương trình này cấp bằng Thạc sĩ tại cơ sở đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoại trưởng đã bày tỏ sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các kế hoạch chuyển chương trình này thành một trường đại học kiểu Mỹ.
Nhấn mạnh vai trò then chốt của vấn đề nhân quyền trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội, cũng như trong mối quan hệ song phương, Ngoại trưởng Kerry đã trao đổi với các lãnh đạo xã hội dân sự, hoanh nghênh việc Chính phủ Việt Nam ký Công ước chống tra tấn và mời báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc thăm Việt Nam trong năm 2014 và yêu cầu Chính phủ Việt Nam có thêm nhiều tiến bộ về nhân quyền, bao gồm quyền tự do lập hội và quyền tự do bày tỏ quan điểm [25].
Ngoài ra, kể từ tháng 7/2013 khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang tuyên bố quan hệ đối tác toàn diện, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký tắt hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự, ký hợp đồng đánh giá môi trường về nhiễm điôxin tại Căn cứ Không quân Biên Hòa và ký Bản ghi nhớ về tiếp tục hợp tác giải quyết vật liệu nổ còn sót lại. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã tăng cường đối thoại song phương và các chuyến thăm cấp cao (bao gồm chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Tài chính Lew, Đại diện thương mại Hoa Kỳ Froman, Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Locklear và Tư lệnh Lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ Papp) nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các vấn đề quan trọng của toàn cầu và khu vực.
Về dài hạn, mong muốn trong thời gian tới của hai nước là nâng cấp
quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam lên mức Đối tác chiến lược như Bà Bộ trưởng
Hillary Clinton đã nhắc đến trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10/2010. Cho đến nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt lên một tầm cao mới là đối tác toàn diện đáp ứng mong đợi của nhân dân hai nước vì mục tiêu hòa bình ổn định thịnh vượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh quốc tế mới, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chịu sự tương tác và thúc đẩy của hai yếu tố chủ chốt là chiến lược về chính trị - đối ngoại và lợi ích kinh tế của hai bên. Việt Nam và Hoa Kỳ cùng có lợi khi nâng quan hệ ngoại giao lên tầm cao mới. Vấn đề đặt ra cho hai bên cần thiết khai thác tốt mối quan hệ “đối tác toàn diện” Việt Nam - Hoa Kỳ, đồng thời hướng tới mục tiêu lâu dài xây dựng mối quan hệ chín muồi đối tác chiến lược. Mối quan hệ đối tác chiến lược chỉ được hình thành khi hai bên có được lòng tin chính trị đầy đủ mà nguyên nhân sâu xa là chưa thực sự hiểu biết lẫn nhau còn tư duy cũ trong thực tiễn mới. Các nhà chính trị Hoa Kỳ cần nhìn về lịch sử và có nhận thức đúng đắn về những đổi mới ở Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa và vai trò tích cực của Việt Nam ở khu vực và quốc tế.
Những vấn đề đặt ra cho hai bên là cần thiết phải hướng mối quan hệ “đối tác toàn diện” đi vào thực chất. Trước mắt cần thúc đẩy việc gia nhập Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tăng cường mối quan hệ về kinh tế tạo ra thịnh vượng và thúc đẩy sự hiểu biết trong quan hệ chính trị - ngoại giao. Trong phạm vi mối quan hệ đối tác toàn diện cần thiết đẩy mạnh hợp tác giữa các bộ ngành giữa bên, Việt Nam cần thiết tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, giáo dục từ phía bạn vì Hoa Kỳ luôn là cường quốc về khoa học công nghệ, giáo dục trong thời gian qua.
KẾT LUẬN
Gần 200 năm đã trôi qua kể từ Chính phủ Hoa Kỳ đã cử đặc sứ Edmuad Roberts mang bức thư sang trình Vua Minh Mạng năm 1832 để hai nước có thể thông thương đến nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trải qua nhiều cung bậc thăng trầm, bất chấp nỗ lực từ cả hai phía. Sau khi bình thường hóa quan hệ tháng 7-1995, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam chứng kiến sự phát triển liên tục nhằm thu hẹp khoảng cách, giải quyết di sản của hai mươi năm đối đầu khốc liệt (1954 - 1975), 20 năm bao vây cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam (1975 - 1995). Sau gần 15 năm bình thường hóa quan hệ, từ năm 2009 đến năm 2013, quan hệ hai nước đã có nhiều bước đột phá với đỉnh cao là
việc xác lập quan hệ Đối tác toàn diện trong chuyến thăm của Chủ tịch
Trương Tấn Sang tháng 7 - 2013, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Tìm hiểu quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013, có thể bước đầu rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, sự phát triển của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam (2009 - 2013), dựa trên cơ sở của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Tác động của toàn cầu hóa, khủng hoảng nợ công và bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực với sự nổi lên của hàng loạt các thách thức về chủ quyền an ninh … trở thành nhân tố khách quan quan trọng tác động đến quan hệ hai nước. Sự phát triển năng động bậc nhất thế giới của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tạo nên sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn đã tác động không nhỏ đến Việt Nam - quốc gia được xem là trung gian, và cũng tạo nên sự chuyển hướng chiến lược, xoay trục của Hoa Kỳ. Trong mối quan hệ này,
nhân tố Trung Quốc vừa là thách thức đối với cả hai nước, vừa là nhân tố thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng.
Thứ hai, quan hệ chính trị - quân sự trong giai đoạn 2009 đến 2013 đạt được những thành tựu lớn, mở đường cho sự phát triển toàn diện của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển của quan hệ hai nước biểu hiện bằng các cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên của lãnh đạo hai nước, tiêu biểu là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hallary Clinton tháng 7/2010 với
cam kết tạo cơ sở xây dựng quan hệ đối tác toàn diện hướng tới đối tác chiến
với đỉnh cao là việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam.