7. Bố cục luận văn
2.1.2. Quốc phòng –an ninh
Hoa Kỳ và Việt Nam trong giai đoạn (2009 - 2013), đã bắt đầu nâng cấp đáng kể mối quan hệ quân sự bởi những lo ngại gia tăng của Việt Nam về Trung Quốc mở đầu bằng các chương trình xây dựng lòng tin. Sau khi bình thường hóa, quân đội hai nước đã tổ chức các cuộc đối thoại hàng năm. Liên quan đến quốc phòng có 3 cơ chế: Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng do Bộ Ngoại giao hai nước tổ chức, Đối thoại quốc phòng song phương do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ chủ trì bắt đầu từ năm 2005 và Đối thoại chiến lược quốc phòng do Bộ Quốc phòng hai bên chủ trì bắt đầu từ năm 2010. Theo chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam Carl Thayer, hai cuộc đối thoại chuyên về quốc phòng hàng năm đều nằm trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ chính thức năm 2011 và Tuyên bố chung Việt - Mỹ ngày 25-7-2013 đưa ra trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Từ ngày 7 đến10-11-2009, mối quan hệ quân sự Việt – Mỹ được tăng cường khi hai tàu hải quân Mỹ, USS Lassen và USS Blue Ridge đã cập cảng Đà Nẵng bắt đầu chuyến thăm thiện chí. Đây là lần đầu tiên có hai tàu hải quân Mỹ cùng lúc ghé thăm Đà Nẵng kể từ sau năm 1975. Hạm trưởng tàu USS Lassen, Lê Bá Hùng sinh ra ở thành phố Huế, nhưng lớn lên ở miền Bắc Virginia, và trở thành công dân Mỹ vào năm 1985. Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên chỉ huy một tàu hải quân của Mỹ.
Từ ngày 10 đến ngày 15-12-2009, BTQP Phùng Quang Thanh thăm Hoa Kỳ. Đây là lần thứ hai một nhà lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Việt Nam sang thăm Mỹ, sau 14 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nếu chuyến thăm của Bộ trưởng Phạm Văn Trà là chuyến thăm khai thông bế tắc thì chuyến thăm của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh là chuyến thăm siết chặt thêm quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Trong chuyến viếng thăm này, các nhà lãnh đạo quân sự Việt - Mỹ đã thoả thuận việc tăng cường quan hệ quân sự, khả năng Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam và tham dự Hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) + 1 mà Việt Nam sẽ chủ trì năm 2010 [35; tr. 10].
Một trong những vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước còn tồn đọng là việc giải quyết các nội dung liên quan đến hạt nhân sau chiến tranh lạnh. Ngày 30-3-2010, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký Biên bản nghi nhớ ở Hà
Nội, phía Mỹ cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam, điều này làm cho các cuộc đàm phán giữa hai nước về việc chia sẻ nhiên liệu và công nghệ hạt nhân bước vào giai đoạn hậu kỳ. Việc Mỹ và Việt Nam hợp tác hạt nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp của Mỹ như Genneral Electric và Bechtel bán cho Việt Nam các bộ phận và lò phản ứng hạt nhân, điều này sẽ mở ra cánh cửa lớn để các công ty của Mỹ cung cấp công nghệ và thiết bị hạt nhân dân sự cho Việt Nam. Ngày 22-4-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Washington D.C đã cam kết sẽ chuyển đổi lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt cũng như tham gia sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân. Tháng 12-2010, Hoa Kỳ - Việt Nam thiết lập một khuôn khổ pháp lý hợp tác chuyển đổi đầy đủ các lò phản ứng nghiên cứu. Theo đó, Việt Nam sẽ chuyển đổi lò phản ứng nghiên cứu ở Đà Lạt từ uranium làm giàu cao (HEU) sang nhiên liệu uranium làm giàu thấp và trả lại nhiên liệu HEU sang Nga. Tháng 3-2012, Việt Nam và Nga đã ký một thỏa thuận về việc trả lại cho Nga uranium làm giàu cao (HEU), hoàn thành vào cuối năm 2013. Đây là một bước chuyển căn bản về vấn đề hạt nhân trong mối quan hệ giữa ba nước Nga - Việt Nam và Hoa Kỳ đã được thỏa thuận trước đó.
Ngày 10-8-2010, Tàu khu trục của Mỹ do John McCain chỉ huy đã dừng chân ở Đà Nẵng. Sau đó, hai nước đã tổ chức diễn tập hải quân chung lần đầu tiên ở vùng biển phụ cận Đà Nẵng, chủ yếu triển khai các hạng mục như: Tìm kiếm cứu nạn trên biển, cứu nạn ở khu vực và gìn giữ hoà bình. Điều này đánh dấu mốc quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tới một tầm cao mới.
Năm 2011, hợp tác quốc phòng giữa hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu. Trong năm tài chính 2011, Chính quyền Tổng thống Obama cũng đã yêu cầu Quốc hội Mỹ phê duyệt khoản ngân sách trị giá 1,1 triệu USD tài trợ quân sự cho Việt Nam trong năm tài chính 2011.
Tháng 4-2011, Giám đốc Đại học Quốc phòng Mỹ đô đốc Ann Rondeau đã có chuyến thăm đến Học viện Quốc phòng Việt Nam. Ông đã đến thăm xã giao Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, hội đàm cùng với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về mở rộng quan hệ trong đào tạo sĩ quan quân sự giữa đôi bên. Giữa năm 2011, Đại tá Hà Thành Chung, Vụ trưởng tại Học viện Kỹ thuật quân sự Việt Nam đã trở thành sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam đầu tiên tham dự khóa đào tạo tại Cao
đẳng chiến tranh Mỹ khóa học (2011 – 2012). Đây cũng là một bước chuyển mới trong hợp tác đào tạo quốc phòng giữa hai nước kể từ sau năm 1975.
Tháng 8-2011, phái đoàn bác sĩ phẫu thuật chung Hải quân Mỹ do Phó đô đốc Adam M. Robinson cùng với Cục trưởng Cục quân y, thuộc Tổng Cục Hậu cần Thiếu tướng Vũ Quốc Bình đã ký thỏa thuận hợp tác quân y tại Hà Nội, khởi đầu quá trình hợp tác trong lĩnh vực quân y.
Ngày 19-9-2011, Đối thoại chính sách Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ hai đã diễn ra tại thủ đô Washington với sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher nhất trí rằng cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ một cách thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước đồng thời để góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Trong dịp này, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương. Hai bên thống nhất việc hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng trước tiên tập trung vào năm lĩnh vực là thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam; An ninh biển; Tìm kiếm cứu nạn; Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa. Bản ghi nhớ nói trên có tính chất định hướng cho sự phát triển quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ. Chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ của Việt Nam, theo tinh thần "chủ động hội nhập quốc tế" mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, và sự công khai, minh bạch, rõ ràng trong chính sách quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong văn kiện này.
Tháng 10-2011, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam đã đọc bài phát biểu với sinh viên tại Đại học Quốc phòng Mỹ. Cũng trong năm này, lần đầu tiên Việt Nam cử tới trường Đại học Chiến tranh Quốc gia và Đại học Tham mưu Hải quân Mỹ mỗi trường một học viên.
Năm 2012 là năm quan hệ quốc phòng hai nước có nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác nhộn nhịp giữa quân đội hai nước. Tháng 4-2012, Việt Nam tổ chức giao lưu hải quân Việt - Mỹ lần thứ ba tại cảng Đà Nẵng với các hoạt
động liên quan đến cứu hộ, huấn luyện cứu trợ thiên tai. Tháng 6-2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Pannetta thăm chính thức Việt Nam. Ông Panetta đã ghé thăm USNS Richard E. Byrd, tàu vận tải đang được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh. Ông Panetta hy vọng chuyến thăm Việt Nam của ông góp phần thúc đẩy những nỗ lực tìm kiếm và nhận dạng di hài của binh sĩ Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Phát ngôn viên quốc phòng Mỹ nói trước chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta tới Việt Nam: “Mỹ cam kết lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng song phương với Việt Nam, dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chuyến thăm sẽ giúp chúng tôi có cơ hội được tiếp tục hợp tác dựa trên mối quan hệ trọng yếu này”. Tháng 7- 2012, Mỹ đã tiếp Ban chỉ đạo 501, cơ quan phụ trách xử lý vật liệu nổ tại Việt Nam. Từ tháng 6 đến tháng 8-2012, Việt Nam cử quan sát viên đầu tiên của mình tham dự cuộc Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Tháng 10-2012, Tàu sân bay USS George Washington đón phái đoàn quan chức Việt Nam ra thăm trên vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển phía Đông Việt Nam.
Ngày 11-1-2013, Việt Nam đăng cai tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ ba ở Hà Nội và giao lưu hải quân phi tác chiến lần thứ tư tại Đà Nẵng vào tháng 4-2011. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn chủ nhà họp với Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Vikram Singh. Hai bên đã thảo luận về ba chủ đề chính: quan hệ quốc phòng song phương, chính sách “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á và an ninh trên Biển Đông.
Tiếp đó, hàng loạt các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo quân độ hai nước được tổ chức. Ngày 21-5-2013, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc tiếp trợ lý Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ tại Hà Nội.
Ngày 18-6-2013, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cùng một số lãnh đạo quân sự cấp cao của Việt Nam đã thăm quan các cơ sở vật chất của trụ sở Lewis - McChord (JBLM) nhằm tăng cường hiểu biết về quá trình tái cân bằng trên Thái Bình Dương cũng như việc huấn luyện cho các lữ đoàn tiến công.
Trong buổi tiếp đón Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Trung tướng Brown nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn hướng tới Đông Nam Á. Đây là nơi mà chúng tôi chưa thường xuyên hiện diện do còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác trên thế giới. Đây có thể là một phần trong kế hoạch tái cân bằng của quân đội Mỹ, đó là có thêm nhiều lực lượng tại khu vực Đông Nam Á để cùng hợp tác với những đối tác tốt như Việt Nam”. Tư lệnh Quân đoàn 1 của Mỹ cũng phân
tích cho các nhà lãnh đạo quân đội Việt Nam về một bản đồ có 7 ngôi sao, mỗi ngôi sao tương ứng với một hoạt động tập trận chung lớn trong năm 2013. Các cuộc tập trận chung hiện được tiến hành tại Trung tâm Huấn luyện Yakima, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Hawaii. “Chúng tôi rất vui nếu có thêm một ngôi sao ở ngay tại Việt Nam”, ông Brown nói. Ông cũng cho hay vấn đề cốt lõi trong tương lai có thể là các hoạt động huấn luyện cùng nhau như đưa binh lính Việt Nam sang Mỹ hay ngược lại. Trung tướng Brown cũng khẳng định với Thiếu tướng Đỗ Bá Tỵ rằng mục đích của việc tái cân bằng này không nhằm can thiệp hay gây ảnh hưởng với các vấn đề nội địa trong khu vực, mà mục đích chính là triển khai quân sự hướng tới mục tiêu tăng cường thiết chặt các mối quan hệ nhằm ngăn chặn xung đột. “Sẽ không có hiệu quả nếu các quốc gia không hợp tác với nhau”, ông Brown nhấn mạnh khi đề cập đến các mối đe dọa tiềm tàng như cướp biển, khủng bố và thảm họa thiên nhiên.
Mặc dù một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Việt Nam chưa diễn ra trong tương lai gần nhưng cuộc gặp mặt giữa hai lãnh đạo quân sự cấp cao hai nước đã mở ra khả năng tăng cường các cuộc huấn luyện chung như gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo. Sau chuyến thăm tới căn cứ liên quân Lewis- McChord, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã tới Lầu Năm Góc trong chuyến viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo quốc phòng Việt Nam tới đây. Tổng tham mưu trưởng Quân lực Mỹ Martin Dempsey đã tiếp đón Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tại phòng họp của Lầu Năm Góc, được biết đến với tên gọi “xe tăng” để bàn về các vấn đề liên quan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong chuyến thăm này, hai bên đã cam kết tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương lên một bước mới, phù hợp với mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, đang ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai bên đã ký kết bản ghi nhớ cam kết sẽ tiếp tục duy trì trao đổi đoàn các cấp, các cơ chế tham vấn, đối thoại và hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, tẩy rửa chất độc dioxin, duy trì các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, quân y và các hoạt động nhân đạo với mục đích tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác một cách có hiệu quả, phù hợp với lợi ích của hai bên. Đồng thời cùng nhau
hợp tác để tiếp tục có những đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhất là trong cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), nhằm đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác vì sự phát triển của khu vực trong tình hình mới. Phía Hoa Kỳ cũng bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong các lĩnh vực như cảnh sát biển và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Từ ngày 24 đến ngày 26-7-2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng. Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí “mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ song phương” bằng việc đưa quan hệ giữa hai nước lên “ đối tác toàn diện”.
Về quốc phòng, hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ hài lòng với việc thực hiện MOU năm 2011 và nhất trí tiếp tục tổ chức các cuộc Đối thoại chính trị, an ninh và quốc phòng và Đối thoại Chính sách Quốc phòng giữa hai nước. Trong quan hệ tương lai, hai bên quyết định mở rộng hợp tác nâng cao năng lực tìm kiếm - cứu hộ, ứng phó thảm họa thiên tai cho Việt Nam và tăng cường hợp tác về an ninh phi truyền thống. Tuyên bố chung giữa hai nước cũng bao quát nhiều vấn đề, từ chống khủng bố, thực thi luật pháp hàng hải đến an ninh mạng. Tổng thống Obama ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam lần đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Trong Đối thoại chính sách Quốc phòng lần thứ 4, Việt Nam và Mỹ đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác hải quân và hợp tác giữa các nhà trường, học viện quốc phòng hai nước. Biên bản ghi nhớ giữa Lực lượng bảo về bờ biển Mỹ và Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã được ký kết. Việt Nam đã đưa ra sáng kiến xây dựng lòng tin chiến lược với Mỹ.
Cuối tháng 8-2013, Bên lề Hội nghị ADMM + tại Brunei, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòngPhùng Quang Thanhđã mời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck
Hagel sang thăm Việt Nam vào năm 2014 và ông Hagel đã nhận lời. Theo