Quan hệ hợp tác về văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳvà việt nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 63)

7. Bố cục luận văn

2.3. Quan hệ hợp tác về văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác

2.3.1. Văn hóa, giáo dục

Trong thời gian qua việc giao lưu và hợp tác văn hoá với Hoa Kỳ đã có những bước phát triển mới. Cả hai nước đã có những chương trình hợp tác

trao đổi thường xuyên hơn trước, hai bên cũng đang đẩy mạnh hợp tác văn

hóa và giao lưu với việc cử các đoàn đại biểu và sinh viên để giao lưu, trao đổi nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ.

Nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước, nhiều cuộc triển lãm, biểu diễn nghệ thuật đã được tổ chức giữa hai quốc gia. Từ ngày 15 đến ngày 17-10-2009, trong khuôn khổ chuyến chuyến lưu diễn châu Á mang tên Asian Horizons Tour (Các chân trời châu Á), Nhạc trưởng Alan Gilbert và dàn nhạc

giao hưởng New York Philharmonic đã lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội. Các buổi hòa nhạc được tổ chức tại Nhà Hát Lớn lịch sử của Hà Nội vào các đêm 16 và 17/10, và được tường thuật trên sóng truyền hình toàn quốc. Dàn nhạc Philharmonic cũng tổ chức các buổi hướng dẫn cho sinh viên cao học tại Nhạc Viện Hà Nội và tham gia một số sự kiện khác. Giữa tháng 11-2009, triển lãm quốc tế “Gặp gỡ Việt Nam 2009” đã diễn ra tại San Francisco, bang California do Bộ Ngoại giao Việt Nam và chính quyền San Francisco phối hợp tổ chức. Chương trình này có mục tiêu là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước

Trong năm 2010, các hoạt động văn hóa tiếp tục được tổ chức. Hội thảo Văn học Việt - Mỹ với hàng chục tham luận, nhà thơ và học giả hai nước đã ôn lại những ký ức chiến tranh, bày tỏ hy vọng về một tương lai cảm thông, chia sẻ hơn giữa hai dân tộc đã diễn ra từ ngày 28-5 đến 3-6- 2010. Ngày 6-6-2010, Hòa nhạc đặc biệt tại Hà Nội kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. Từ ngày 28-5 đến 3-6-2010, Hội thảo Văn học Việt - Mỹ. Với hàng chục tham luận, nhà thơ và học giả hai nước đã ôn lại những ký ức chiến tranh, bày tỏ hy vọng về một tương lai cảm thông, chia sẻ hơn giữa hai dân tộc.

Giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng được mở rộng. Với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, ngay cả những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam như các ông Douglas Pete Peterson, Hagel, Kerry... đã vượt qua trở ngại của sự thù địch trong quá khứ, không còn nhìn nhận Việt Nam như một cuộc chiến, mà là một quốc gia, muốn "bắc cầu qua dòng sông đau khổ" ngăn cách hai nước trước đây để góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác, hữu nghị tốt đẹp cho hiện tại và tương lai. Không chỉ các cá nhân, nhiều tổ chức phi chính phủ của hai nước đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên nhiều mặt, từ nhân đạo đến xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, v.v. Đối với người dân thông thường, các quan hệ giao lưu, du lịch cũng ngày càng được phát triển. Trong năm 2012, lượng khách Hoa Kỳ đến Việt Nam đạt gần 400.000 lượt người, xếp thứ 4 trong số các nước có nhiều du khách vào thăm Việt Nam. Sau chuyến công tác tiền trạm tới Việt Nam của nhóm chuyên gia nghệ thuật Hoa Kỳ thuộc chương trình Center Stage hồi tháng 3/ 2013, hai nhóm nghệ thuật Việt Nam đã được chọn tham gia chương trình

biểu diễn danh tiếng này tại Hoa Kỳ. Đó là Vũ đoàn Arabesque từ Thành phố Hồ Chí Minh và Nhóm Tứ tấu Trí Minh từ thủ đô Hà Nội Vũ đoàn Arabesque sẽ ra mắt buổi biểu diễn mang tên Sương sớm (The Mist), một chương trình múa đương đại đặc biệt miêu tả về cuộc sống ở vùng nông thôn Việt Nam. Nhóm Tứ tấu Trí Minh sẽ trình diễn những tiết mục âm nhạc tinh tế mang tính thử nghiệm, gắn kết các nhạc cụ acoustic với các nhạc cụ điện tử, hòa quyện các nhạc tố và cấu trúc nhạc Việt Nam. Chuyến lưu diễn của hai nhóm nghệ thuật sẽ bao gồm những chương trình công diễn, những buổi hội thảo, những chương trình trao đổi văn hóa và những sự kiện gặp mặt cộng đồng.

Đặc biệt, ngày 26-7-2013, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama

và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về

quan hệ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership). Theo đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau.

Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận những thành công của người Mỹ gốc Việt và khuyến khích cộng đồng tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của quan hệ song phương. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước. Cho dù đó là thông qua âm nhạc, mỹ thuật, văn học hoặc các chương trình khác, cả Mỹ và Việt Nam đều có cơ hội chia sẻ các giá trị văn hóa và làm sâu sắc thêm các kết nối của mình theo những cách đáng trân trọng.

Hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực Giáo dục ngày càng được phát triển, điều này được thể hiện rõ thông qua các tuyên bố chung giữa hai nước. Trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (6-2008), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống G. W. Bush đã “hoan nghênh chương trình Fulbright tiếp tục thành công tại Việt Nam và số lượng sinh viên Việt Nam đến học tại Hoa Kỳ ngày càng tăng” [2, tr. 4].

Trong những năm gần đây, nền giáo dục Hoa Kỳ ngày càng thu hút nhiều du học sinh tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê không chính thức từ tạp chí Open Doors, trong năm học (2008-2009), có hơn 13.000 lưu học sinh tại Việt Nam học tập tại Mỹ, con số này đã tăng 50% so với năm học 2007-

2008, khiến Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia có số lượng học sinh và sinh viên học tập tại Mỹ lớn nhất thế giới [53; tr. 73].

Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đang chủ trương nâng cấp các trường đại học Việt Nam cả về tổ chức lẫn chất lượng. Việt Nam đã hợp tác hết sức chặt chẽ với Mỹ trong lĩnh vực này và Mỹ cũng sẵn sàng hỗ trợ để xây dựng các trường đại học của Mỹ ở Việt Nam hoặc các trường đại học Việt - Mỹ trên đất Việt Nam.

Ngày 30-9-2009, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận và Đại sứ Hoa Kỳ Micheal W. Michalak ký bản Báo cáo của nhóm chuyên trách về hợp tác giáo dục Hoa Kỳ - Việt Nam. Báo cáo này đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện hệ thống giáo dục của Việt Nam, tăng số sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, đề ra lộ trình thành lập một trường đại học theo mô hình của Mỹ tại Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác giáo dục giữa các trường đại học của Mỹ và Việt Nam, giữa các công ty của Mỹ và các trường đại học của Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam.

Cuối tháng 10-2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton của Hoa Kỳ trong chuyến thăm Hà Nội đã bầy tỏ sự lạc quan về tầm phát triển của mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Bà Clinton phát biểu: “Cả hai chính phủ đều tin tưởng giáo dục là một trong những lĩnh vực mà chúng ta đã chứng kiến một sự phát triển tích cực. Trong ba năm qua, hai nước đã tạo ra nhiều cơ hội để các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo chính phủ, các nhà lãnh đạo tư nhân, các doanh nghiệp cùng ngồi lại thảo luận với nhau nhằm tìm ra những cách thức tăng cường cho sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục” [40; tr. 31].

Ngày 8-4-2011, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Thứ trưởng Phụ trách Thương mại quốc tế Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Francisco Sanchez đang thăm làm việc tại Việt Nam. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh Thứ trưởng Francisco Sanchez lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam và mong rằng chuyến thăm và làm việc của đoàn sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Trao đổi về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết 23 trường đại học của Việt Nam đã liên kết đào tạo hiệu quả với nhiều trường đại học, cao đẳng của

Hoa Kỳ; nhiều chuyên gia kinh tế của Hoa Kỳ đã sang làm việc và giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh - đây là nền tảng vững chắc để hai nước tăng cường hợp tác về giáo dục trong thời gian tới. Phó Thủ tướng đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm và tạo điều kiện để các giáo sư của Hoa Kỳ sang giảng dạy, trao đổi nghiệp vụ tại các trường đại học của Việt Nam. Đánh giá cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu danh tiếng của Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng mong rằng, Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện để tiếp nhận nhiều hơn nữa du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam.

Để hiện thực hóa các chương trình hợp tác hai nước trong lĩnh vực giáo dục, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm thúc đẩy tiến trình xây dựng trường đại học theo mô hình tiên tiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm phát triển năng lượng hạt nhân, giới thiệu các thiết bị an toàn. Thứ trưởng Francisco Sanchez cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp đoàn và cho biết đây là lần đầu tiên ông dẫn đầu phái đoàn gồm đại diện 56 trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo Anh ngữ của Hoa Kỳ đến Việt Nam. Thứ trưởng Francisco Sanchez hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam về việc xây dựng thêm các bệnh viện hiện đại, sử dụng thiết bị, công nghệ cao và khẳng định Hoa Kỳ sẽ có những hỗ trợ tích cực.Thứ trưởng Francisco Sanchez mong rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông của Hoa Kỳ đầu tư tại thị trường Việt Nam. Thứ trưởng Francisco Sanchez bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm của phái đoàn giáo dục Hoa Kỳ tới Việt Nam sẽ mở ra nhiều quan hệ hợp tác giữa các trường đại học của hai nước.

Trong vài năm trở lại đây, số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Theo Open Doors 2011 - Bản báo cáo thường niên về biến động trong giáo dục quốc tế ở Hoa Kỳ do Viện Giáo dục quốc tế xuất bản: “số lượng sinh viên Việt Nam đang

theo học tại các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ năm (2010-2011), đã tăng

14%: từ 13.112 lên 14.888 sinh viên”[49; tr. 230].

Chương trình Fulbright mà Hoa Kỳ thực hiện ở Việt Nam là một trong những chương trình lớn nhất trên thế giới với mục đích gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Mỗi năm chương trình Fulbright đưa 25 – 30 sinh

viên Việt Nam sang học lấy bằng Thạc sỹ trong 2 năm và 10 học giả Việt Nam đi nghiên cứu trong 1 năm ở các trường đại học Hoa Kỳ. Hàng năm, chương trình cũng đưa 10 sinh viên, 10 học giả Hoa Kỳ, 15 trợ giảng tiếng Anh và 5 – 10 chuyên gia cao cấp sang đào tạo giáo viên, xây dựng các dự án cải thiện chất lượng giảng dạy và hệ thống quản lý tại các trường đại học Việt Nam. Chi phí hàng năm của chương trình Fulbright là 2,4 triệu USD [48].

Trong dịp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ (7- 2013), Hai nhà lãnh đạo của Việt Nam và Hoa Kỳ đã ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ XXI. Trong Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ (7-2013), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama ghi nhận: “sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương, đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập Trường Đại học Fulbright ở Việt Nam”. Việc tăng cường hợp tác giữa hai nước tiếp tục được Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khẳng định trong Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 25-7-2013: “Hai nhà lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hoá và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Viêt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước” [24]. Đây là thành tựu lớn tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển trong giai đoạn sau.

2.3.2. Khoa học công nghệ

Hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt đầu từ năm 2000 với việc hai nước ký Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ, là một trong những văn bản sớm nhất thiết lập sự hợp tác nói chung giữa hai quốc gia. Cho đến nay, hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước

đã được phát triển trong hầu hết mọi lĩnh vực, liên quan đến rất nhiều đầu mối của các Bộ, ngành, các tổ chức khoa học và công nghệ của hai nước.

Ngày 21-3-2010, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký bản nghi nhớ về hợp tác trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (phát triển giảm thải thấp). Văn bản do Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam ký với Bộ Phát triển kinh tế, năng lượng và Môi trường Hoa Kỳ nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới hợp tác về môi trường của Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ được thực hiện thông qua chương trình toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ nhằm giảm dần lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hướng đến phát triển bền vững. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật, chuyên viên, đào tạo cho phía Việt Nam.

Ngày 7-7-2010, Thượng nghị sĩ Thomas Harkin dẫn đầu đoàn nghị sĩ Mỹ sang thăm Việt Nam. Ông gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo khác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội và chính phủ Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam khắc phục ảnh hưởng do dioxin để lại, đặc biệt là tẩy rửa những vùng đất bị nhiễm chất độc da cam (Sân bay Đà Nẵng).

Tháng 9-2013, tại Wasington DC đã diễn ra Khóa họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 8 (JCM 8) với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý về khoa học, giáo dục, các trường đại học, tổ chức nghiên cứu của hai nước.

Về phía Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối chính triển khai Hiệp định, với sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳvà việt nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w