BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Thu Thảo PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÁCH KHAI THÁC NGỮ LIỆU DẠY ĐỌC TRONG SGK TIẾNG ANH LỚP 2 CỦA HOA KÌ Chuyên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đinh Thị Thu Thảo
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÁCH KHAI THÁC NGỮ LIỆU DẠY ĐỌC TRONG SGK TIẾNG ANH
LỚP 2 CỦA HOA KÌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đinh Thị Thu Thảo
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÁCH KHAI THÁC NGỮ LIỆU DẠY ĐỌC TRONG SGK TIẾNG ANH
LỚP 2 CỦA HOA KÌ
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HOÀNG THỊ TUYẾT
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Phân tích cấu trúc và cách khai thác ngữ liệu dạy đọc trong Sách giáo khoa tiếng anh lớp 2 của Hoa Kì” là một công trình nghiên cứu độc lập, không có sự sao chép của người khác Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường Trong quá trình viết, bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Thị Tuyết Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề
gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018
Tác giả
Đinh Thị Thu Thảo
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy
Cô, cũng như sự động viên và ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô PGS.TS Hoàng Thị Tuyết, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Mặc dù công việc của cô rất bận rộn nhưng cô vẫn dành thời gian chỉ dẫn, định hướng đi cho tôi, để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp
và những người bạn đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018
Tác giả
Đinh Thị Thu Thảo
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2 Ở HOA KÌ 10
1.1 Quan điểm biên soạn sách giáo khoa 10
1.1.1 Quan điểm dạy học tích hợp 10
1.1.2 Dạy học phân hóa 15
1.1.3 Dạy học phát triển tư duy sáng tạo 18
1.1.4 Dạy học phát triển tư duy phản biện 23
1.2 Phát triển kĩ năng đọc 27
1.2.1 Tầm quan trọng của kĩ năng 27
1.2.2 Kĩ năng đọc 28
1.2.3 Một số hoạt động khai thác ngữ liệu dạy đọc 29
1.3 Văn bản và một số vấn đề thụ đắc ngôn ngữ trong SGK 31
1.3.1 Văn bản 31
1.3.2 Lựa chọn ngữ liệu đọc 32
1.3.3 Các phương diện thụ đắc ngôn ngữ trong ngữ liệu dạy đọc 33
1.4 Mục tiêu dạy học trong sách giáo khoa 34
1.4.1 Mục tiêu dạy học là gì? 34
1.4.2 Yêu cầu của mục tiêu dạy học 35
1.4.3 Phân loại mục tiêu 35
Tiểu kết chương 1 37
Trang 6Chương 2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGỮ LIỆU DẠY ĐỌC TRONG
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2 Ở HOA KÌ 39
2.1 Ngữ liệu đọc trong sách dạy lớp 2 của nhà xuất bản Cambrige 39
2.1.1 Ngữ liệu đọc 39
2.1.2 Số lượng ngữ liệu đọc 44
2.1.3 Vị trí ngữ liệu đọc 45
2.1.4 Chủ đề 45
2.1.5 Thể loại 47
2.1.6 Đặc điểm về mặt ngôn ngữ 58
2.1.7 Tính liên kết trong văn bản đọc 60
2.1.8 Bố cục trình bày của văn bản đọc 62
2.2 Một số điểm khác biệt giữa ngữ liệu đọc lớp 2 trong sách giáo khoa Tiếng Anh 2 của nhà xuất bản Cambridge và ngữ liệu dạy đọc lớp 2 trong SGK ở Việt Nam 68
2.2.1 Ngữ liệu đọc 68
2.2.2 Vị trí ngữ liệu đọc 68
2.1.3 Chủ đề 69
2.1.4 Bố cục 70
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3 CÁCH KHAI THÁC NGỮ LIỆU DẠY ĐỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2 Ở HOA KÌ 74
3.1 Cách thức trình bày mục tiêu trong sách dạy lớp 2 của nhà xuất bản Cambrige 74
3.1.1 Mục đích và mục tiêu của đơn vị bài học 74
3.1.2 Mục tiêu phát triển kĩ năng của đơn vị bài học 77
3.1.3 Khả năng tiên quyết, kinh nghiệm giúp người học đạt mục tiêu bài học 79
3.1.4 Mục tiêu cụ thể của từng hoạt động trong mỗi đơn vị bài học 81
Trang 73.2 Các hoạt động dạy 83
3.2.1 Hoạt động dẫn dắt, khơi gợi kinh nghiệm trước khi đọc 84
3.2.2 Hoạt động khai thác ngữ liệu đọc trong khi đọc 85
3.2.3 Hoạt động khai thác ngữ liệu đọc sau khi đọc 88
Tiểu kết chương 3 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng ngữ liệu dạy đọc theo thể loại trong sách giáo khoa
Cambridge 2 44Bảng 2.2 Tần số số lượng từ của văn bản thuộc thể loại truyện 52Bảng 2.3 Tần số số lượng từ của văn bản thuộc thể loại thơ 54Bảng 2.4 Tần số số lượng từ của văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin 57Bảng 3.1 Mục tiêu về kĩ năng đọc trong một số đơn vị học tập 76Bảng 3.2 Mục tiêu về kĩ năng nghe trong một số đơn vị bài học 79Bảng 3.3 Mục tiêu về kĩ năng nói trong một số đơn vị bài học 79Bảng 3.4 Kinh nghiệm người học cần đạt về kĩ năng nói trong một số đơn
vị bài học 80Bảng 3.5 Những kinh nghiệm cơ bản người học cần đạt trong các đơn vị
bài học 81Bảng 3.6 Mục tiêu và kết quả hoạt động của hoạt động 2 trong bài
“Stories about things we know” 82
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cách phân loại mục tiêu học tập của nhóm Benjamin Bloom 36
Hình 2.1 Ngữ liệu đọc dẫn dắt bài “Stories about things we know” là hồ sơ nhân vật 40
Hình 2.2 Ngữ liệu đọc dẫn dắt bài “Things under the sea” là hệ thống câu hỏi dẫn nhập 40
Hình 2.3 Hình ảnh đọc bài “Bộ phận cơ thể của cá” 41
Hình 2.4 Hình ảnh minh họa bài đọc về các loài vật ăn cá chụp từ thực tế 41
Hình 2.5 Kênh chữ trong bài thơ “Dòng sông” 42
Hình 2.6 Bảng biểu trong bài “Things under the sea” 43
Hình 2.7 Ngữ liệu đọc bài “Bunny Money” của Rosemary Wells 52
Hình 2.8 Ngữ liệu đọc “Cái lưng đau” 64
Hình 2.9 Ngữ liệu đọc bài “Cuộc đua trượt tuyết” 65
Hình 2.10 Ngữ liệu đọc bài “Làm thế nào để thổi bong bóng” 66
Hình 2.11 Ngữ liệu đọc trong đơn vị bài “Things under the sea” chụp lại hình ảnh website làm ngữ liệu đọc 66
Hình 2.12 Ngữ liệu đọc về những sinh vật ở rạn san hô được trình bày dưới dạng những cụm từ ngắn gọn, súc tích 67
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cần thiết của đề tài
1 Sách giáo khoa không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công của quá trình dạy và học nhưng nó luôn chiếm vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, bởi sách giáo khoa đóng vai trò định hướng trong quá trình dạy và học Một kết luận quan trọng của các nhà nghiên cứu là sự sẵn có của sách giáo khoa trong các trường học ở các nước đang phát triển có liên quan đến thành tích của học sinh: Học sinh làm bài thi tốt hơn khi có sách giáo khoa trong lớp học (Heyneman et al,1978; Fuller và Clarke, 1993) Bên cạnh đó, một chương trình học của lớp học bao giờ cũng được xây dựng trên nền tảng của ít nhất một bộ sách hay bộ giáo trình nào đó Sách giáo khoa phải được xây dựng trên căn cứ khoa học cụ thể; quan điểm dạy học hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, khả năng nhận thức, phát triển của học sinh Một bộ sách giáo khoa hay bộ giáo trình được biên soạn tốt cần cung cấp nội dung giảng dạy chuẩn mực, khoa học, đa dạng, phong phú Vì vậy, tầm quan trọng ngữ liệu dạy đọc được đưa vào sách giáo khoa sẽ giúp thực hiện các mục tiêu học tập của chương trình Ngữ liệu dạy đọc tốt thì mới tạo nền tảng giúp người dạy xác định được hình thức, phương pháp tổ chức dạy học; giúp người học bước đầu hình thành động cơ học tập và dựa trên đó có cơ sở để học tập chủ động Ngoài ra, việc nghiên cứu ngữ liệu dạy đọc trong sách giáo khoa quốc tế sẽ góp thêm vào hệ thống ngân hàng nguồn ngữ liệu dạy đọc, hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy
2 Để đáp ứng nhu cầu đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực người học ở trường Tiểu học, điều cần xem xét đến đầu tiên chính là tính sẵn sàng của ngữ liệu dạy đọc Theo Phạm Phương Anh (2015), ngữ liệu dạy đọc là một phương
tiện không thể thiếu trong việc dạy đọc Trước hết, nó là một đối tượng ngôn ngữ đơn thuần để học sinh và giáo viên thao tác trong quá trình học ngôn ngữ
Trang 11Thứ hai, ngữ liệu dạy đọc là một phương tiện cho việc truyền tải thông tin
đến người đọc thông qua khả năng đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, dự đoán
thông tin của người học Cuối cùng, ngữ liệu dạy đọc được xem như là đối tượng làm bàn đạp cho sự phát triển tư duy phản biện và suy nghĩ độc lập ở
học sinh Với tầm quan trọng như trên thì việc lựa chọn ngữ liệu dạy đọc là không hề đơn giản Nó đòi hỏi giáo viên chủ động và phải biết cách chọn ngữ liệu dạy đọc phù hợp với kinh nghiệm, kiến thức, trình độ, năng lực, nhu cầu
và quan tâm của học sinh
Ngữ liệu học ngôn ngữ phải là nguồn tài liệu mở, các văn bản học phải đa dạng, đa thể loại, đa thể thức, đa phương tiện với nhiều phương pháp tiến hành hoạt động, phát huy tính tích cực của người học Theo Hoàng Thị Tuyết (2015) ngữ liệu dạy đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt hiện nay chỉ đa số thiên về thể loại văn chương
Ngữ liệu đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy và học bởi nó là cơ sở dạy trẻ đọc – hiểu Mục đích cuối cùng của dạy đọc – hiểu là dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để học sinh có thể đọc – hiểu bất
cứ văn bản nào cùng loại Từ đọc – hiểu mà người học nhận ra các giá trị văn bản, trực tiếp trải nghiệm các tư tưởng và cảm xúc, ý nghĩa, nội dung được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình ảnh minh họa, hình thành cách đọc riêng theo cá tính mỗi cá nhân
Vì có rất nhiều thể loại văn bản khác nhau, với những phong cách khác nhau dẫn đến có nhiều cách đọc hiểu khác nhau nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có thể tiếp xúc với một hệ thống tín hiệu, giải mã tín hiệu ấy
để chỉ ra được nội dung và ý nghĩa của văn bản một cách chính xác, lí giải khoa học và có sức thuyết phục Đồng thời, ngữ liệu dạy đọc phải đa dạng, phong phú, cho phép người dạy có thể triển khai nhiều hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực của người học
Trang 123 Sách giáo khoa quốc tế có nhiều kĩ năng trong việc khai thác ngữ liệu đọc theo hướng tích hợp Các hoạt động đa dạng phương pháp tổ chức, chú trọng việc rèn và phát triển kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng đọc – hiểu Trong quá trình dạy và học, luôn có sự linh động giữa các hoạt động, ngoài các hoạt động
cá nhân, chương trình chú trọng hoạt động nhóm Hướng khai thác ngữ liệu dạy đọc mang tính tích hợp cao, phát triển đồng thời bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
Các ngữ liệu sử dụng dạy đọc trong sách giáo khoa Cambridge lớp 2 đều thống nhất với chủ điểm của đơn vị dạy học, chú trọng cách tiếp cận năng lực của người học Mục tiêu cho từng đơn vị bài học và mục tiêu từng hoạt động
cụ thể, rõ ràng
4 Trong xu thế toàn cầu hóa, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều quan tâm đến việc đổi mới và cải cách giáo dục sao cho đáp ứng nhu cầu của xã hội Theo Phạm Đỗ Nhật Tiến, Phạm Lan Hương (2014) cho rằng “Việt Nam là một đất nước nhỏ và nghèo, chúng ta không thể đứng ngoài thế giới Xu thế toàn cầu hóa đặt ra những tiêu chuẩn quốc tế cho người có trình độ năng lực cao” Do đó đòi hỏi giáo dục cần phải hướng đến mục tiêu chung là giúp cho người học được trang bị những kĩ năng cần thiết Ở nước ta, từ sau năm 2015, phương pháp dạy học theo xu hướng tiếp cận năng lực người học là một trong những phương hướng hữu hiệu đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục Điều đó yêu cầu giáo viên cần tích cực, chủ động cải tiến phương pháp, cách thức giảng dạy và đầu tư cho việc tìm kiếm, khai thác nguồn tư liệu dạy học
5 Cùng với quá trình đổi mới đất nước nói chung, đổi mới nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục bậc Tiểu học – bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Văn kiện Đại hội
XI của Đảng đã khẳng định cần “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
Trang 13quốc tế” Ngày 4 – 11 – 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, trong đó nêu có quan điểm chỉ đạo là: Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước
6 Đối với một đất nước phát triển có nền giáo dục tiên tiến và văn hóa đa bản sắc như Hoa Kì có rất nhiều bộ sách giáo khoa và người dạy có quyền lựa chọn nguồn tài liệu hay bất kì bộ sách giáo khoa nào phù hợp với đặc điểm riêng của lớp học Và để lựa chọn bộ sách giáo khoa mang tính khách quan cho
đề tài này, tôi đã chọn nhà xuất bản uy tín trên thế giới, đó là nhà xuất bản Cambridge và theo thông tin ghi chú thì bộ sách này cũng đã được lưu hành ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Anh, Úc, Ấn Độ
Như vậy, trong bối cảnh giáo dục hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa cải cách giáo dục lớn, thay đổi toàn bộ nội dung và chương trình sách giáo khoa hiện hành, việc nghiên cứu và phân tích ngữ liệu dạy đọc ở nước ngoài, nhất là những ngữ liệu dạy đọc có giá trị và đã được lưu hành ở nhiều nước là cần thiết, để hỗ trợ xây dựng tài liệu học nước ta theo kịp
xu hướng giáo dục của thế giới
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Quan điểm về vai trò sách giáo khoa
Sách giáo khoa là một trong những nguồn ngữ liệu quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh Một cuốn sách giáo khoa tốt bao hàm nhiều tính chất như tính chất cơ bản, hiện đại, khoa học, hệ thống, vừa sức, tính thẩm mỹ, tính đa dạng… và nhất là cần bảo đảm tính đặc trưng cơ bản phù hợp với đối tượng người học và mục đích dạy học
Đối tượng mà bộ sách giáo khoa hướng tới chính là học sinh vì vậy nó cần được xây dựng trên căn cứ khoa học cụ thể, rõ ràng và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, khả năng nhận thức, phát triển của học sinh
Trang 14Sách giáo khoa là một loại hình sách dành cho học sinh nghiên cứu và học tập với sự chỉ đạo của giáo viên Nó xác định khối lượng, hệ thống
và mức độ kiến thức, kĩ năng và các hình thức và thao tác tư duy cơ bản mà mỗi học sinh cần nắm vững Nó phải thấu suốt mục tiêu đào tạo, các nguyên lí giáo dục và nhiệm vụ của từng môn học Nó là tài liệu trung tâm trong tổ hợp sách và tài liệu dùng trong trường phổ thông
(Nguyễn Sĩ Tỳ, 1979)
Ở Việt Nam, sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục là một trong những nguồn ngữ liệu chính thống trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh Ngoài ra, có thể xem sách giáo khoa như người thầy thứ hai với vai trò là “người chỉ dẫn”, giúp học sinh định hướng nội dung tự học,
tự rèn luyện Đối với người dạy, sách giáo khoa đưa ra những hướng dẫn mang tính định hướng, cũng như cung cấp ý tưởng về cách giảng dạy bài học
Theo O'Neill (1982) cho rằng sách giáo khoa đại diện cho một chương trình giáo dục và là cơ sở ban đầu cho những người học ngôn ngữ khi bắt đầu đến lớp Richards (2001) chỉ ra rằng thông qua các bài học trong sách giáo khoa sẽ cung cấp tình huống học tập, tạo cơ hội cho học sinh tham gia thực hành giao tiếp ngôn ngữ
Ngoài tác dụng là một công cụ giảng dạy, sách giáo khoa còn có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới Theo quan điểm của Hutchinson and Torres (1994) thì sách giáo khoa có tầm quan trọng to lớn trong các giai đoạn đổi mới giáo dục Sách giáo khoa đóng vai trò trung gian trong quá trình đổi mới giáo dục do ba lý do: đầu tiên, sách giáo khoa được xem như một phương tiện dạy và học của giáo viên và học sinh; thứ hai, sách giáo khoa cung cấp bức tranh toàn cảnh của sự thay đổi giáo dục và thứ ba, sách giáo khoa như
Trang 15một điểm tựa hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy giáo viên Sách giáo khoa là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập tích cực
2.2 Các phương diện của ngữ liệu đọc
Cấu trúc của ngữ liệu đọc như thể loại, ngôn ngữ, thậm chí là nét nghĩa riêng, nét nghĩa mới của từ ngữ được dùng trong tác phẩm sẽ làm cho mỗi ngữ liệu đọc trở thành duy nhất Nội dung của ngữ liệu đọc với ý nghĩa dễ nhận ra hay khó nhận ra và thậm chí cả các loại phông chữ và kích thước chữ, đều là những yếu tố của một ngữ liệu đọc, mà có thể ảnh hưởng đến sự tương tác với người đọc Tracey & Morrow (2002) đã chỉ ra rằng chất lượng bề mặt của ngữ liệu đọc là yếu tố quan trọng để người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của văn bản
Ở nước ngoài, trong một nghiên cứu vào năm 2006, Healy đã nhấn mạnh
về mối liên hệ giữa văn bản, giáo viên và học sinh Trong đó đề cập đến vấn đề văn bản ngày càng đa dạng, đa thể loại, đa thức được học sinh tiếp cận ngày càng dễ dàng qua các phương tiện kĩ thuật, truyền thông Giáo viên là người hướng dẫn, trang bị những kĩ năng cần thiết để học sinh giải quyết vấn đề và tự đưa ra quyết định Học sinh đọc nhiều thể loại văn bản khác nhau bằng nhiều cách thức khác nhau; từ những kinh nghiệm có sẵn kết hợp với văn bản đọc xây dựng cái mới, xem xét đối tượng một cách có mục đích
2.3 Quan điểm tổ chức hoạt động với ngữ liệu
Khi giáo viên nắm được cách làm thế nào để hướng dẫn học sinh kết hợp các hình thức đọc cùng với ngữ liệu đọc và tình huống tương tác tạo lập được ý nghĩa ngữ liệu đọc thì việc giảng dạy của giáo viên mới thực sự mang lại hiệu quả cho người học Theo Butcher & Kintsch (2003) cũng như Schallert & Martin (2003), kinh nghiệm của người học kết hợp với văn bản đọc có thể thiết lập nên ý nghĩa của văn bản đọc Narvaez (2002) cho rằng mỗi học sinh là một
cá thể khác nhau về kỹ năng, kiến thức, sự phát triển nhận thức, trình độ văn hóa và nhu cầu, mong muốn Kỹ năng bao gồm những yếu tố như khả năng về
Trang 16ngôn ngữ, kỹ năng phân tích và cao hơn cả là kỹ năng tư duy Vì thế, mỗi ngữ liệu đọc với những phương diện khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến người đọc, cụ thể chính là học sinh
Ở trong nước, tác giả Nguyễn Minh Thuyết (1992) đã chỉ ra sách giáo khoa Tiếng Việt mang tính chất lắp ghép cơ giới thể hiện trong mối quan hệ tích hợp và phân giải nội dung học tập Về mặt hình thức, so với chương trình trước cải cách giáo dục, sách đã quy tụ 3 bộ sách khác nhau là: tập đọc, ngữ pháp và tập làm văn thành một cuốn sách duy nhất là sách Tiếng Việt Tuy nhiên, các tuyến phân môn dường như phát triển theo riêng lẽ Có thể thấy là vật liệu ngôn ngữ ở các bài đọc chưa được tận dụng một cách triệt để
Tóm lại, việc phân tích cấu trúc và cách khai thác ngữ liệu dạy đọc là điều cần thiết trong quá trình dạy học Ngữ liệu dạy đọc cũng như cách khai thác ngữ liệu đọc được xem như chìa khóa phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích cấu trúc và cách khai thác ngữ liệu dạy đọc trong sách tiếng Anh lớp 2 của nhà xuất bản Đại học Cambridge; cập nhật những kiến thức mới về phát triển ngữ liệu dạy đọc theo hướng hội nhập quốc tế; rút ra bài học kinh nghiệm cho việc viết sách giáo khoa ở Việt Nam Để đạt được mục đích đã đề ra, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những quan điểm xây dựng sách dạy tiếng Anh lớp 2 ở Hoa
Kì để làm cơ sở lí luận cho đề tài
- Nghiên cứu các phần cấu thành ngữ liệu dạy đọc: lượng bài, vị trí, chủ
đề, thể loại văn bản, bố cục trình bày của văn bản đọc trong sách dạy tiếng Anh lớp 2 ở Hoa Kì cũng như xem xét các hoạt động dạy học hướng đến phát triển năng lực nào cho người học nhằm làm cơ sở thực tiễn cho đề tài
- Phân tích cách khai thác ngữ liệu dạy đọc trong sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 2 ở Hoa Kì, nghĩa là mục tiêu và cách thức tổ chức hoạt động dạy
Trang 17học ngữ liệu dạy đọc
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 2 của nhà
xuất bản Cambrige
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc và cách khai thác ngữ liệu dạy đọc
trong sách tiếng Anh lớp 2 của nhà xuất bản Cambrige
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1 Giới hạn nghiên cứu
Với điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu ngữ liệu dạy đọc trong sách tiếng Anh lớp 2 của nhà xuất bản Cambrige Sách được đặt mua tại trang Amazon.com - trang web thuộc công ty Amazon.com Inc dành riêng cho thị trường ở Hoa Kì
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài thực hiện trong phạm vi chủ yếu là các ngữ liệu dạy đọc trong 3 chủ điểm (Stories about things we know, Things under the sea, Poems by famous poets) của sách tiếng Anh lớp 2 của nhà xuất bản Cambrige
6 Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho những mục đích khoa học mà đề tài hướng đến, chúng tôi
đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm tìm hiểu các tài liệu liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như cơ sở lí luận, các bài viết có chủ đề tương cận, các bài báo, tạp chí khoa học… nhằm làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn của đề tài cần nghiên cứu thông qua đọc, dịch, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu
Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để hệ thống lại những thông
tin, tài liệu đã được phân tích dưới dạng các bảng biểu để giúp cho nghiên cứu mang tính khoa học
Trang 18Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Người viết vận dụng phương pháp này
để phân tích cấu trúc và cách khai thác ngữ liệu dạy đọc trong sách dạy theo ngôn ngữ thứ nhất ở Hoa Kì Trên cơ sở đó, rút ra những kết luận và đề xuất Chúng tôi hi vọng và mong muốn rằng, với những phương pháp và thao tác nghiên cứu được vận dụng, luận văn sẽ nghiên cứu đúng bản chất vấn đề và thực hiện một cách có hiệu quả mục đích khoa học mà luận văn đã đặt ra
7 Dự kiến đóng góp của đề tài
7.1 Về phương diện lí luận
Đề tài phân tích đặc điểm của sách dạy ngôn ngữ thứ nhất lớp 2 ở Hoa Kì, qua đó giúp người đọc có thêm hiểu biết về cơ sở lý thuyết về quan điểm biên soạn sách dạy học tiếng theo ngôn ngữ thứ nhất ở Hoa Kì
7.2 Về phương diện thực tiễn
Luận văn sẽ cung cấp cho người đọc về một số ngữ liệu dạy đọc, khung chương trình dạy đọc, cũng như mục tiêu của các đơn vị bài học trong sách dạy ngôn ngữ thứ nhất ở Hoa Kì Luận văn mong muốn kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ góp phần đưa thêm ví dụ về cách phát triển ngữ liệu dạy đọc theo hướng tích hợp, phát triển năng lực của người học ở Hoa Kì, một quốc gia có nền giáo dục phát triển trình dộ cao
Trang 19Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG SÁCH GIÁO KHOA
LỚP 2 Ở HOA KÌ 1.1 Quan điểm biên soạn sách giáo khoa
Sách giáo khoa Cambridge 2 là một chương trình linh hoạt, giúp người học phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm Việc biên soạn sách giáo khoa Cambridge dựa vào nhiều quan điểm dạy học, trong đó nổi bật là quan điểm dạy học tích hợp, dạy học phân hóa tạo cơ hội cho người học phát triển tư duy sáng tạo, dạy học phát triển tư duy phản biện theo định hướng tiếp cận năng lực của người học Đây
là những quan điểm xây dựng sách giáo khoa được đưa ra bởi chính tác giả quyển sách là Gill Budgell và Kate Ruttle
1.1.1 Quan điểm dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm phát triển, xu thế chung trong chương trình giáo dục phổ thông ở trên thế giới Bởi vì, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có mối liên hệ với nhau hoặc những điểm tương đồng nhất định Để nhận biết các sự vật, hiện tượng ấy và giải quyết tình huống, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”, vì thế xu hướng dạy học tích hợp trong giáo dục thực
sự cần thiết, mang lại những hiệu quả thiết thực cho cả người dạy và người học
Khái niệm tích hợp
“Tích hợp (intergration) là sự kết hợp các thành phần đơn lẻ thành một hệ thống thuần nhất nhằm giảm thiểu những hoạt động phân tán hoặc chồng chéo
và tăng hiệu quả tổng thể Thuật ngữ này trong giáo dục chỉ sự kết hợp nhiều mảng kiến thức và kĩ năng có liên quan với nhau trong một chương trình, thậm
Trang 20chí một tiết học, một bài tập nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập” (Trần Thị Hiền Lương)
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ.”
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”
Tích hợp là một hoạt động kết hợp các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực, để lĩnh hội kiến thức; hay giải quyết, làm sáng tỏ một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau Có thể hiểu ngắn gọn, tích hợp là dựa trên cơ sở những bộ phận riêng lẽ, tạo thành một tổng thể, toàn thể chung mang tính thống nhất
Hai tính chất cơ bản của tích hợp là tính tiên kết và tính toàn vẹn với mối liên hệ mật thiết, quy ước lẫn nhau Tính liên kết tạo ra một thực thể toàn vẹn, dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết
Tích hợp đã trở thành một trong những xu thế giáo dục trên thế giới nhằm phát triển năng lực của người học, giúp người học có đầy đủ phẩm chất, kĩ năng để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại Tích hợp cũng là một trong những quan niệm dạy học tích cực, đem lại hiệu quả nhất định
Dạy học tích hợp
Theo từ điển giáo dục, dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học mà người học cần huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết để giải quyết vấn đề trong học
Trang 21tập và trong thực tiễn cuộc sống Điều đó giúp mỗi người học biết cách vận dụng kiến thức thu nhận được trong nhà trường vào những tình huống mới, khó khăn, bất ngờ, từ đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực
Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, như vậy việc học tập của người học mới trở nên có ý nghĩa Vì thế, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học
Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy và phát triển năng lực của mỗi cá nhân học sinh
2) Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn, giúp người học có thể liên kết, thực hành ứng dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
3) Giảm số lượng môn học, tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau, tiết kiệm thời gian
Dạy học tích hợp cũng là cách để giảm số lượng những môn học với lượng kiến thức chưa đủ hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường tiểu học nhưng lượng kiến thức ấy rất cần trong cuộc sống như an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, … Đồng thời, tích hợp cũng tránh được
sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học nhằm giảm tải cho học sinh.Dạy học theo hướng tích hợp là một giải pháp giải quyết mâu thuẫn
Trang 22giữa khối lượng tri thức ngày càng lớn được đưa vào chương trình với thời gian học tập có hạn
Cụ thể, tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở tiểu học
sẽ mang lại những lợi ích:
+ Cung cấp cho người học những thuật ngữ và khái niệm khoa học cơ bản; kiến thức sơ giản về tiếng, hiểu biết đơn giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Từ đó, giúp các em hiểu bản thân và hiểu về thế giới xung quanh
+ Cung cấp cho người học cơ hội để nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng và thái độ, phát triển năng lực, góp phần hình thành ở các em phẩm chất,
kĩ năng của nhân cách mới ứng với cuộc sống hiện đại
+ Bước đầu giúp người học hiểu biết thêm về cộng đồng, xã hội, có kĩ năng tham gia các hoạt động xã hội
Các phương thức tích hợp hiện nay
Các nhà giáo dục đưa ra ba loại cơ bản về hoạt động tích hợp theo ba kiểu tiếp cận tích hợp khác nhau:
- Tích hợp “đa môn” (The Multidisciplinary Integration): khi học tập, nghiên cứu một chủ đề nào đó, người học đồng thời tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số nội dung
- Tích hợp “liên môn” (Interdisciplinary Integration): Các môn học được liên hợp với nhau và nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi chủ đề/ vấn đề chung đòi hỏi phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của những môn học khác nhau để giải quyết tình huống Tích hợp liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học Kiến thức, kĩ năng liên môn được nhấn mạnh, chứ không phải trong từng môn riêng biệt
- Tích hợp “xuyên môn” (Transdisciplinary Integration): Cách tiếp cận xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context) của người học, phù
Trang 23hợp và có ý nghĩa thực sự với người học mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ năng, năng lực cơ bản giúp người học giải quyết những tình huống khác nhau trong tất cả các môn học Từ đó, chương trình học tập được xây dựng thành hệ thống một môn học riêng biệt
Các hình thức tích hợp
Các nhà giáo dục đưa ra hai loại cơ bản về hình thức tích hợp, đó là:
• Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp những kiến thức và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới nhưng cao hơn và sâu hơn
• Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp giữa kiến thức ngôn ngữ học với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội
(Sách giáo viên tiếng Việt 2, NXB Giáo dục)
Ngoài ra, tích hợp theo chiều ngang có thể hiểu sâu hơn nữa là tích hợp giữa kiến thức với kĩ năng và thái độ; giữa các kĩ năng là đọc, viết, nghe, nói xung quanh trục chủ điểm và các văn bản đọc
Mỗi đơn vị trong sách giáo khoa với cấu trúc và cách khai thác ngữ liệu đọc tương ứng mỗi chủ điểm, thực hiện mục tiêu trang bị kiến thức, rèn luyện
kĩ năng toàn diện cho người học Qua các ngữ liệu đọc, sách giáo khoa cung cấp kiến thức về các lĩnh vực; mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ theo từng chủ điểm Các nhiệm vụ học tập và các kĩ năng trong mỗi đơn vị học cũng được liên kết theo nguyên tắc tích hợp đều phục vụ một chủ điểm
Các hình thức khác nhau của giảng dạy tích hợp đã xuất hiện ở cuối thế
kỷ 19 Tuy nhiên, điều mà tất cả đều có điểm chung là sự nhấn mạnh về vai trò tích cực của người học trong việc xây dựng các kiến thức cá nhân, phát triển kĩ năng mà sẽ được kết nối với thực tế cuộc sống Người đầu tiên giới thiệu các
Trang 24dự án phương pháp vào giảng dạy thực hành như là một hình thức của các giảng dạy tích hợp trên các cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa thực dụng sư phạm là
E Collings (1926) và J Dewey W H Kilpatrick (1928)
Dưới đây là mô hình học tập chủ động thể hiện qua tháp học tập được đề xuất bởi Edgar Dale (1969) và dịch bởi Phạm Công Bằng (2014)
Bảng 1.1 Bảng minh họa mối quan hệ giữa mục tiêu môn học và chuẩn
Theo đó, giáo viên phải thiết kế các hoạt động giảng dạy gắn liền với kĩ năng và xây dựng dựa trên kinh nghiệm cuộc sống thực để học sinh có cách tiếp cận sâu trong quá trình học tập
1.1.2 Dạy học phân hóa
TheoTomlinson (2001), ở mức độ đơn giản, có thể hiểudạy học phân hóa
là tạo nhiều cơ hội, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau giúp người học nắm nội dung bài học và có nhiều lựa chọn đa dạng để thể hiện những thông tin, trình bày ý tưởng mà người học đã tiếp nhận được trong quá trình học tập
Dạy học phân hóa là gì?
Theo Tomlinson (2001), quan điểm dạy học khác biệt có tính định tính hơn định lượng Nghĩa là người dạy cần giao lượng bài tập khác nhau tùy thuộc vào mức độ học tập học sinh chứ không phụ thuộc vào số lượng nhiều ít
Trang 25Dạy học phân hóa phải được xây dựng dựa trên nền tảng những hiểu biết vốn có và kinh nghiệm trong quá khứ của học sinh Mỗi học sinh có năng lực khác nhau về khả năng tiếp thu, khả năng suy nghĩ trừu tượng hoặc hiểu những
ý tưởng phức tạp Vì thế, dạy học theo định hướng phân hóa là cung cấp trải nghiệm học tập đầy thử thách, phù hợp cho tất cả học sinh và luôn quan tâm đến nhu cầu của học sinh, thì mới phát huy được động cơ bên trong – bản chất bền vững của việc học tập
Dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên phải chủ động, linh hoạt chuẩn bị nhiều phương pháp, nhiều hoạt động và chiến lược giảng dạy để giúp học sinh đạt được mục tiêu giảng dạy.Mục đích của việc lên kế hoạch giảng dạy là để làm cho chương trình phù hợp với những đặc điểm riêng biệt của học sinh Khi
đã thấu suốt kế hoạch giảng dạy sẽ giúp giáo viên thoải mái, sẵn sàng cho bài giảng Điều này cũng mang lại cho giáo viên ý thức chủ động, có thể điều chỉnh hướng dẫn dạy học tương ứng với những nhu cầu học tập khác nhau của học sinh trong thực tế, mang lại cơ hội trải nghiệm phù hợp cho những học sinh khác nhau Người dạy giỏi, dày dặn kinh nghiệm lên kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kế hoạch cơ bản, tạo ra sự khác biệt hiệu quả
Dạy học phân hóa đòi hỏi môi trường lớp học “mở” nhằm tạo cơ hội cho học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, hoặc toàn lớp với những hoạt động chuyên biệt Một trong những đặc trưng của dạy học phân hóa là dạy học theo nhóm, nhóm đôi, nhóm nhỏ hoặc là những nhóm lớn Giáo viên lưu ý phân chia nhóm nên bao gồm học sinh có thế mạnh trong lĩnh vực này và yếu thế hơn ở lĩnh vực khác, hoặc là, trong một số trường hợp giáo viên có thể gợi
ý học sinh tự tạo lập các nhóm làm việc Ngoài ra, giáo viên cần nhận ra một
số học sinh thích làm việc độc lập để lựa chọn biến thể sư phạm thích hợp Việc phân chia mỗi học sinh vào nhiều nhóm khác nhau rất quan trọng và phải ứng với những hiểu biết và kỹ năng của mỗi cá nhân học sinh trong từng
Trang 26trường hợp cụ thể, để xây dựng được ý thức cộng đồng trong nhóm
Trong một lớp học phân hóa, dạy - học để cùng nhau tiến bộ Học sinh và giáo viên là những người học cùng nhau Dạy học khác biệt còn yêu cầu sự năng động, điều chỉnh liên tục Giáo viên theo dõi sự tranh luận giữa các học sinh và có thể can thiệp đúng lúc, hướng dẫn, gợi ý học sinh lựa chọn chiến lược giải quyết vấn đề phù hợp và thống nhất Giáo viên dạy trong lớp học phân hóa cần tìm hiểu, kết hợp những sự khác biệt ở học sinh theo nhiều cách thức bằng việc vận dụng bản năng và kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của
cá thân Từ đó, làm cho môi trường học tập tốt hơn và phù hợp với người học, giúp ích cho quá trình tiếp cận, phát huy, phát triển năng lực của mỗi người học
Quá trình dạy học phân hóa giúp học sinh tự định hướng, có động cơ học tập, phân tích và đánh giá được hoạt động cũng như sử dụng đa dạng các phương pháp học tập để đạt mục tiêu học tập luôn là vấn đề thách thức với giáo viên, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của người dạy để đạt được mục tiêu học tập
Những quan niệm chưa chính xác
Mặc dù dạy học phân hóa đòi hỏi cung cấp cách thức học tập khác nhau, nhưng nó không đòi hỏi cấp độ riêng biệt cho mỗi người học Dạy học phân hóa tập trung vào học tập có ý nghĩa hoặc gợi ra nhiều ý tưởng cho tất cả học sinh
Việc thiết lập trạng thái cân bằng trong quá trình dạy học phân hóa là điều cần thiết và để lớp học trở thành một môi trường học tập tích cực thì cần duy trì trật tự và mỗi cá nhân phải chấp hành kỷ luật Giáo viên cần đảm bảo hành động nói chuyện, trao đổi của học sinh tuân theo mục đích học tập
Dạy học phân hóa không phải là sử dụng các câu hỏi phức tạp và câu hỏi nâng cao cho một nhóm học sinh và cho phép một số học sinh gặp khó khăn lựa chọn thực hiện những bài tập dễ dàng, phù hợp khả của bản thân Việc
Trang 27nâng tầm hay thu hẹp một vấn đề sẽ mang lại hiệu quả thấp hơn khi mà làm cho vấn đề trở nên phù hợp ở thời điểm nhất định
1.1.3 Dạy học phát triển tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là sự khác biệt, ưu thế tuyệt đối của loài người so với các sinh vật khác Bất kỳ ai cũng có khả năng tư duy sáng tạo, tất nhiên ở một số người, sự sáng tạo sẽ vượt trội hơn hẳn, nhưng nếu không duy trì thì khả năng
đó sẽ mất dần theo thời gian Vì vậy, cần khuyến khích và tạo cơ hội để học sinh vận động trí óc của mình và vận dụng kiến thức, kinh nghiệm một cách hiệu quả hơn để phát huy tư duy sáng tạo của bản thân
Theo các nhà tâm lý học thì tư duy sáng tạo được xem là dạng hoạt động trí não cao nhất của con người Năng lực sáng tạo là cốt lõi của tư duy sáng tạo
và được hình thành từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý, bao gồm nhiều quá trình gắn kết như: quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra những phương án khả thi, rồi rút ra được phương án tối ưu dựa trên các phương án đã nêu ra Tóm lại, tư duy sáng tạo là khả năng mỗi cá nhân sử dụng một cách tiếp cận mới, phương pháp mới để giải quyết vấn đề nhất định, hay đơn giản là luôn tìm tòi, sáng tạo những cái mới trên nền cái cũ Phát huy tư duy sáng tạo
sẽ giúp chúng ta tìm ra phương cách đối phó với thách thức, hơn thế nữa còn tạo ra những cơ hội mới từ chính những thách thức đó Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự
nỗ lực cao độ của hoạt động trí óc
Tầm quan trọng của sự sáng tạo
Việc quan tâm đến sự sáng tạo đã được đề cập từ thời Plato (Cropley, 2004) và ngoài ra còn được tìm thấy trong triết lí của Hy Lạp, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo (Craft, 2001) Tuy nhiên, mối quan tâm này chỉ thật sự được bắt đầu vào cuối những năm 90 (Jeffrey, 2005) và từ đó phát triển trên
Trang 28toàn thế giới, bao gồm các nước như Mỹ và Anh (Shallcross, 1981; Feldman et
al, 2006) Các nhà giáo dục dần thay đổi quan điểm và xem xét sự sáng tạo như một khía cạnh cốt lõi của giáo dục" (Craft, 2005)
Trước đây trong hệ thống giáo dục, mục đích giảng dạy chủ yếu tập trung vào việc giúp học sinh “thu nhận tri thức” Nhưng ngày nay, khi chúng ta đang sống trong “thế giới phẳng” về thông tin, “kiến thức” là một trong những kết quả của giáo dục đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu xã hội (Guilford, 1975; Scoffham, 2003) bởi vì rất khó để biết những loại và lượng kiến thức nào cần thiết trong tương lai (Parnes, 1970) Nếu các quốc gia phải đáp ứng với “nhu cầu kinh tế” (Craft, 2005), họ cần phải tạo ra “lực lượng lao động có học vấn” Chắc chắn, điều này đòi hỏi sự gia tăng mức độ thành tựu giáo dục (Jeffrey, 2006) Nhưng những gì đang được coi là tiêu chí của thành tựu giáo dục đang dần thay đổi và được tái tạo để bao gồm sự sáng tạo Yêu cầu đó đặt ra cho thế
hệ trẻ cần thiết phải phát triển tư duy sáng tạo, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, tìm tòi
Sáng tạo là một trong những trọng tâm của "chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm" (Wilson, 2005) Các trường học được xem là môi trường thuận lợi cho việc khuyến khích sự sáng tạo, bởi vì giáo viên có thể tạo
ra nhiều cơ hội để đào tạo, phát triển không chỉ là một hoặc hai cá nhân nổi trội
mà là khối lượng lớn học sinh Trên thực tế, người ta nói rằng sự sáng tạo cần phải được “hệ thống giáo dục nuôi dưỡng” từ những năm đầu trở đi (Craft, 1999) Giáo dục tiểu học đang được xem là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ Nó định hình cuộc sống ban đầu cho học sinh, cũng như cung cấp cho học sinh những công cụ cần thiết cho việc học sau này
Đặc điểm của tư duy sáng tạo
Sáng tạo đã trở thành một trọng tâm trong chương trình giảng dạy và hiển nhiên được đưa vào chương trình giảng dạy giai đoạn nền tảng và chương trình giảng dạy quốc gia trong các trường học ở Anh (Craft, 2003; Talboys, 2004)
Trang 29Tương lai của chúng ta là: Sáng tạo Văn hóa và giáo dục, Ủy ban tư vấn quốc gia Vương quốc Anh báo cáo (DfEE,1999) đưa quan điểm tính sáng tạo:
• Thứ nhất, đặc điểm sáng tạo luôn gắn liền với tưởng tượng, sử dụng trí tưởng tượng để phá bỏ lối tư duy thông thường
• Thứ hai, tổng thể hoạt động tưởng tượng, sáng tạo phải có mục đích, phải được định hướng để đạt được một mục tiêu nhất định
• Thứ ba, quá trình này phải tạo ra một điểm xuất phát ban đầu cho một điều gì mới Thứ tư, kết quả có giá trị phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu
Còn theo Boulden (2006), sáng tạo đồng nghĩa với việc xem xét các ý tưởng hoặc sự vật trong một bối cảnh khác nhau, bằng cách giả định rằng luôn
có thể sử dụng chúng theo một cách khác, hoặc thông qua việc gắn kết những ý
tưởng riêng lẻ thành một ý tưởng hoàn toàn mới và độc đáo
Tác dụng của tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp kích hoạt khả năng sáng tạo và tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung để tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế
Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo cho phép học sinh có thể hình thành và mở rộng ý tưởng, đề xuất giả thuyết, áp dụng trí tưởng tượng để tìm kiếm kết quả mới thay thế cho những kết quả trước đó Đây được coi là một trong những kỹ năng “phổ quát” và cần thiết trong tất cả các môn học để học tập hiệu quả
Trang 30Các biểu hiện của học tập sáng tạo
Những học sinh sáng tạo trong môi trường lớp học có thể có những biểu hiện như:
• Đặt câu hỏi và thách thức Học sinh sáng tạo luôn tò mò, thắc mắc, tạo
ra những thách thức và không tuân theo các quy tắc được định sẵn
• Kết nối và tạo ra các mối quan hệ Học sinh sáng tạo suy nghĩ theo chiều ngang và kết hợp những ý tưởng rời rạc thành một ý tưởng mới
• Hình dung điều mong muốn có thể thực hiện Học sinh sáng tạo tưởng tượng, xem xét các khả năng, luôn tự đặt câu hỏi “như thế nào?”, tìm kiếm hình ảnh thay thế và nhìn vào mọi thứ từ các quan điểm khác nhau
• Khám phá các ý tưởng và tin vào sự thay đổi Học sinh sáng tạo hình thành ý tưởng, tìm kiếm các khả năng thay thế và phương pháp tiếp cận mới, giữ tâm trí thoải mái và sửa đổi ý tưởng để đạt được kết quả sáng tạo
• Trình bày về ý tưởng một cách nghiêm túc, sẵn sàng hành động và xác định rõ kết quả mong muốn Học sinh sáng tạo xem xét tiến độ, khảo sát và phản hồi, nhìn nhận khách quan cách xây dựng và thực hiện quan sát kĩ lưỡng, sẵn sàng đối mặt với bất kì khó khăn nào phát sinh
Cách phát huy tư duy sáng tạo
Để khuyến khích những điều trên đòi hỏi một sự thay đổi trong cách thức giảng dạy và phương pháp học tập “Cách mạnh mẽ nhất để phát triển sự sáng tạo của học sinh là giáo viên phải trở thành một gương mẫu Theo Sternberg và Williams (1996), trẻ em phát triển sự sáng tạo không phải khi giáo viên nói mà
là khi giáo viên chứng minh cho học sinh thấy Vai trò của người cố vấn trong việc bồi dưỡng sự sáng tạo cũng đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều tài liệu (Craft,2000; Fryer, 1996; Hubbard, 1996; Torrance, 1984)
Edwards và Springate (1995) đưa ra những gợi ý sau trong để giúp trẻ nhỏ khuyến khích sự sáng tạo và đạt được tiềm năng sáng tạo:
Trang 31• Cho học sinh mở rộng, không giới hạn thời gian để khám phá và làm hết sức mình Không can thiệp khi học sinh hoạt động hiệu quả và có động cơ để hoàn thành các nhiệm vụ
• Tạo môi trường lớp học hấp dẫn và thú vị Cung cấp không gian để học sinh tạm gác công việc chưa hoàn thành, cho phép hoàn thành về sau và không gian yên tĩnh để chiêm nghiệm
• Cung cấp nguồn nguyên liệu, tài nguyên thú vị và hữu ích dồi dào
• Tạo ra môi trường lớp học nơi học sinh cảm thấy sai lầm là chấp nhận được
và sự rủi ro cũng được khuyến khích Không phải lúc nào mọi ý tưởng mới đều được đón nhận tích cực ngay từ đầu và những điều chưa biết đều tiềm ẩn rủi ro Tiếng ồn, sự hỗn độn và sự tự chủ được chấp nhận trong khoảng cho phép
Bên cạnh đó, để vận dụng tốt cách tiếp cận sáng tạo, người dạy cần khuyến khích học sinh:
• Lựa chọn phương pháp tiếp cận Không phải mọi lúc, mọi hoàn cảnh đều cần đến tư duy sáng tạo mà quyết định vận dụng tư duy sáng tạo phụ thuộc bản chất vấn đề cần xử lí Chỉ nên sử dụng tư duy sáng tạo cho những vấn đề
“mở”, như vậy cách tiếp cận sẽ trở nên hữu ích và không quá nặng nề cho học sinh khi liên tục bị đòi hỏi sự sáng tạo
• Vận dụng khả năng sáng tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế
• Thực hiện ý tưởng Tư duy sáng tạo chỉ có ý nghĩa khi được chuyển thành hành động bởi vì ý tưởng không áp dụng được trong thực tế sẽ không có giá trị Xây dựng, lập kế hoạch, giám sát hoạt động và đánh giá kết quả là điều cần thiết
Trang 32Khi gặp những vấn đề xa lạ, không phải ai cũng có được những ý tưởng sáng tạo vì vậy, giáo viên có trách nhiệm trong việc khơi dậy các ý tưởng ở trẻ bằng cách:
• Động viên học sinh đưa ra nhiều giải pháp
• Nêu gương cho học sinh, thể hiện sự năng động, tích cực
• Luôn đặt câu hỏi để thách thức những ý kiến đã được chấp nhận, khéo léo để tránh làm học sinh cảm thấy như thể đang bị chất vấn
• Đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội để phát biểu
Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển, chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước tiến dài trong lịch sử Những con người sáng tạo luôn có cuộc sống phong phú hơn và có những đóng góp giá trị
về lâu dài
Quá trình giáo dục chủ yếu cần đặt ra mục tiêu về tư duy và sáng tạo, mới làm cho giáo dục có ảnh hưởng thực sự đối với xã hội Nhu cầu về đổi mới giáo dục là cần thiết để giải quyết các vấn đề đang xảy ra trong hiện tại cũng như trong tương lai
1.1.4 Dạy học phát triển tư duy phản biện
Xuyên qua rất nhiều nội dung giáo dục của các nước trên thế giới ở nhiều môn học như Khoa học, Toán, Tiếng Anh, các nhà biên soạn sách ngày càng xem trọng việc phát triển tư duy phản biện Sách giáo khoa Cambridge 2 cũng
đã thể hiện đậm nét sự phát triển tư duy phản biện
Tư duy phản biện là gì?
Theo Paul và Elder (2006), tư duy phản biện (Critical Thinking) là quá trình phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải thiện nó Tư duy phản biện là tư duy tự định hướng, tự giác, tự giám sát và tự hiệu chỉnh.Còn theo Giáo dục thể chất và sức khỏe trong chương trình giảng dạy New Zealand
Trang 33(1999) định nghĩa tư duy phản biện là "kiểm tra, đặt câu hỏi, đánh giá và thách thức các giả định được đưa ra về một vấn đề nào đó và thực hành kiểm chứng"
và hành động phản tư là "hành động dựa trên tư duy phản biện"
Tư duy phản biện là tập hợp các kỹ năng trí tuệ, bởi nếu muốn phản biện tốt cần đảm bảo những lập luận phải có mục đích, lập luận phải dựa trên giả định được đưa ra từ một góc nhìn khác, dựa trên những thông tin, bằng chứng
rõ ràng để đưa ra kết luận phù hợp; đa số các lập luận cần chứa đựng các suy luận mang tính nhất quán, hợp lí và mang lại ý nghĩa cho các dữ kiện
Các biểu hiện của tư duy phản biện
Tư duy phản biện liên quan đến sự tò mò, tính linh hoạt và giữ tâm trí cởi
mở (Quitadamo et al, 2008) Theo DeHaan (2009) cũng lập luận rằng giải quyết vấn đề sáng tạo phụ thuộc vào kỹ năng tư duy phản biện Những đứa trẻ được đào tạo tư duy phản biện cũng giải quyết công việc tốt hơn trong các vấn
đề hàng ngày (Zohar et al, 1994)
Trong học tập, người có tư duy phản biện luôn tích cực tìm kiếm ý nghĩa, kiểm soát nội dung ngữ liệu đọc, phân định rạch ròi tư duy của bản thân và tư duy của tác giả Người có tư duy phản biện điều chỉnh việc đọc của mình theo những mục tiêu rõ ràng
Phản biện khác với ngụy biện Hai tác giả Paul và Elder (2006) đưa ra các yếu tố cần thiết của một nhà tư duy phản biện:
• Nêu ra những câu hỏi và những vấn đề thiết thực, sống còn, phát biểu chúng một cách rõ ràng và chính xác
• Tập hợp và đánh giá những thông tin có liên quan, sử dụng những ý niệm trừu tượng để lý giải chúng một cách hiệu quả
• Đi đến những kết luận và giải pháp có lý lẽ, kiểm nghiệm chúng bằng những tiêu chí và chuẩn mực thích hợp
Trang 34• Tư duy một cách cởi mở bên trong những hệ thống tư tưởng khác nhau, nhìn nhận và đánh giá (nếu cần) những giả định, hàm ý và những hệ luận thực hành của chúng
• Truyền thông một cách hiệu quả cho người khác nhằm đưa ra những giải pháp cho những vấn đề phức hợp
Phản biện là kĩ năng tư duy đầy phức tạp, đòi hỏi người có óc phản biện biết tích hợp, liên kết các ý tưởng trong ngữ liệu đọc với kinh nghiệm của cá nhân; đánh giá ngữ liệu đọc bằng sự rõ ràng, sự đúng đắn, sự chính xác, tính liên hệ, tính logic, chiều rộng, chiều sâu và sự công bằng; cởi mở với những tư duy mới; kiểm tra những thao tác đã thực hiện Từ đó, người có tư duy phản biện cải thiện được năng lực đọc của mình qua việc tư duy phản biện về cách đọc
Pascarella and Terenzini (1991) nhận định tư duy phản biện được xác định và đo lường bằng một trong những cách thức sau: xác định được vấn đề cốt lõi và đưa ra những giả định, nhận ra mối quan hệ quan trọng, suy luận từ
dữ liệu, đưa ra kết luận trên cơ sở những dữ liệu được cung cấp, kiểm nghiệm
và đánh giá thông tin bằng những tiêu chí, minh chứng cụ thể, có giá trị
Hiệu quả tư duy phản biện
Khả năng tư duy phản biện là một kết quả các nhà giáo dục mong muốn đạt được, đặc biệt trong nền giáo dục hiện đại, đòi hỏi ngày càng cao (D’Angelo 1971; Frederickson & Meyer, 1977; McMillan 1987)
Phản biện khuyến khích người đọc tích cực phân tích văn bản và khám phá những thông điệp ẩn chứa dưới văn bản Do đó, việc hiểu được cảm xúc của nhân vật hay tác giả yêu cầu người đọc tham dự vào cuộc thảo luận, trao đổi có tính phản ánh, phê phán với người khác hay với chính mình nhằm đưa
ra các kết luận cuối cùng từ việc tiếp xúc với một văn bản là điều cần thiết
Trang 35Phản biện trong quá trình học tập biểu lộ sự tương tác giữa người học và người dạy
Phản biện giúp học sinh suy nghĩ một cách độc lập; thể hiện quan điểm của bản thân cũng như những gì các em tiếp nhận sẽ hình thành cảm xúc, hành động của riêng các em Kinh nghiệm cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kĩ năng này ở trẻ
Một học sinh có khả năng phản biện tốt là người làm chủ cách đọc của
mình khi đọc, kiểm soát và đánh giá tư duy của chính mình trong quá trình xử
lí, giải mã tư duy của tác giả Hay nói cách khác, học sinh có óc phản biện tốt tương tác với tư duy tác giả chủ động và thận trọng tái cấu trúc tư duy trong quá trình tham gia vào văn bản
Tư duy phản biện sẽ giúp học sinh học tập một cách chủ động và tích cực hơn Thay vì đọc – chép kiểu thụ động thông thường, các em sẽ được thôi thúc tìm tòi, khám phá những kiến thức bổ ích và cần thiết Việc học trở nên thú vị
và hấp dẫn hơn hẳn Bên cạnh đó, do bản thân luôn luôn phải đào sâu suy nghĩ, các kỹ năng sáng tạo, lập luận, phân tích… cũng trở nên nhạy bén và xuất sắc hơn Lượng kiến thức tiếp thu tuy nhiều, sâu nhưng lại không hề vất vả, căng thẳng
Cách hiệu quả nhất để nuôi dưỡng tư duy phản biện là dạy các kỹ năng tư duy một cách rõ ràng (Abrami et al, 2008).Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy hướng dẫn rõ ràng trong tư duy phản biện có thể làm cho trẻ thông minh hơn, độc lập hơn và sáng tạo hơn
Tóm lại, quan điểm dạy học phát triển tư duy phản biện cho trẻ là một điều hết sức cần thiết và phải được chú trọng.Vai trò của các nhà giáo dục vô cùng quan trọng trong việc phát triển tư duy phản biện khác với vai trò thông thường trong quá trình giảng dạy Để thu hút người học phát triển tư duy phản biện, nhà giáo dục đóng vai trò như một người hỗ trợ, cho phép người học thảo luận thoải mái và khuyến khích một quá trình suy nghĩ tự do, cũng như làm
Trang 36cho người học hiểu rằng suy nghĩ theo logic không phải lúc nào cũng kết thúc bằng câu trả lời đúng thay vì các câu hỏi khác hoặc cách đánh giá khác về chủ
đề này (Halx & Reybold, 2005)
1.2 Phát triển kĩ năng đọc
1.2.1 Tầm quan trọng của kĩ năng
Trước đây trong hệ thống giáo dục, mục đích giảng dạy chủ yếu tập trung vào việc giúp học sinh “thu nhận tri thức” Nhưng ngày nay, khi chúng ta đang sống trong “thế giới phẳng”, cho phép mọi người đều có thể tiếp cận thông tin,
dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi; thì kết quả của giáo dục chỉ đơn thuần là “kiến thức” đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu xã hội Giáo dục sẽ mãi mãi tụt hậu nếu chỉ chú trọng nhồi nhét lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại vào đầu học sinh mà quên đi sứ mạng quan trọng là giáo dục nhân cách, năng lực học tập (chẳng hạn năng lực tự học) và phát triển kĩ năng cần thiết cho cuộc sống Như vậy, để tiếp nhận kiến thức, cũng như thu thập thông tin không phải là quá khó khăn trong thời đại ngày nay mà quan trọng là biến kiến thức
đó thành kĩ năng, nói như M.A Đanhilop: “Kĩ năng chính là kiến thức trong hành động” Thế kỉ XXI được Ngân hàng thế giới gọi là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kĩ năng (Skills Based Economy) Trong một bối cảnh nhất định, kiến thức, kĩ năng và thái độ trở thành ba yếu tố để đánh giá năng lực của con người
Theo Chickering (1987), học sinh không thể học được nhiều nếu chỉ lắng nghe thầy cô giảng, nhớ những bài tập hay ví dụ mẫu và đưa ra phương thức giải cho những bài tập tương tự Như vậy, kiến thức đi phải đôi với kĩ năng, học đi đôi với hành và phải dựa vào cơ sở kiến thức, kĩ năng đã có trong quá khứ; để vận dụng, phản ứng với tình huống thực tế trong cuộc sống Kĩ năng phải nhất quán với các mục tiêu đào tạo và được thiết kế sao cho mỗi kết quả
kì vọng của kĩ năng đặt ra, đều cho phép người học có thể đạt được “Theo phương pháp tiếp cận CDIO, các kĩ năng cần được tích hợp toàn diện vào
Trang 37trong các môn học chứ không phải dạy các kĩ năng bằng môn học riêng.” Dựa theo chủ điểm, khối lượng kiến thức được tích hợp những kĩ năng phù hợp quy trình và hệ thống những hoạt động trong quá trình học tập, từ đó kiến tạo ra sản phẩm
Nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năng không thể thiếu trong việc học bất kì một ngôn ngữ nào Tùy vào mục đích học tập của người học, lượng kiến thức
đã lĩnh hội được mà loại kĩ năng nào sẽ được chú trọng và nhấn mạnh hơn Tuy nhiên, mục đích chung của đa số người học hướng tới là việc sử dụng thành thạo cả bốn loại kĩ năng này
1.2.2 Kĩ năng đọc
Đọc là một hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển đổi qua lại giữa dạng thức chữ viết sang hình thức có âm thanh (ứng với đọc thành tiếng) hay đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) và thông hiểu, nhận thức được
nó Đọc là một trong đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với người đi học Trước tiên, trẻ học để đọc, sau đó, trẻ đọc để học Đọc là công cụ để học tập các môn học khác, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học
Khung chương trình tiếng Anh tiểu học Cambridge 0844, sử dụng từ năm
2015 đã đưa ra năm yêu cầu liên quan kĩ năng đọc là: Phát triển kĩ năng đọc lướt; đọc hiểu nghĩa tường minh của văn bản; đọc hiểu nghĩa hàm ẩn của văn bản; giải thích, bình luận và phân tích phong cách và chức năng ngôn ngữ và cấu trúc văn bản được tác giả sử dụng; nhận thức các quy ước và đánh giá quan điểm, mục đích, chủ đề và ý tưởng trong văn bản Quan tâm đến phát triển năng lực đọc cho người học là phát triển đồng thời nhiều kĩ năng như: Ghi chú chi tiết; dự đoán; suy luận; liên tưởng; giao tiếp; sắp xếp chuỗi vấn đề, tiến trình; tóm tắt và xác định ý chính; nhận ra nguyên nhân và hệ quả; đưa ra kết luận
Các yêu cầu trên được đưa vào triển khai trong các đơn vị bài học trong sách giáo khoa đã tính toán đến các yếu tố:
Trang 38Về đối tượng: phù hợp đối tượng xác định như lứa tuổi, trình độ của đa số người học (trong mục tiêu cụ thể của mỗi bài học có yêu cầu kinh nghiệm đã học trước đó mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương 3), thời lượng học tập, khả năng ứng dụng, khả năng tự học, tự tham khảo của người học, …
Về ngữ liệu dạy đọc: đảm bảo tính chân thực của ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, chính xác, trong sáng, phù hợp phong cách văn bản), tính tăng tiến (tăng dần độ khó của ngữ liệu đọc về lượng từ, cấu trúc ngữ pháp, độ phức tạp của chủ đề), tính cân đối (âm vị học, chính tả, từ vựng, ngữ pháp; kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, hoạt động cá nhân – hoạt động nhóm), tính mở (khả năng tự học, tự mở rộng nội dung học), tính bao quát về thời gian và không gian (được lưu hành ở nhiều quốc gia như Anh, Úc, Ấn Độ, …), tính đa dạng (đa dạng bài tập, đa dạng ngữ liệu đọc, đa dạng tác giả ngữ liệu đọc), tính tập trung (phát triển vốn từ, ngữ liệu đọc, các nhiệm vụ học tập đều xoay quanh một chủ đề), tính chính xác (lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp), tính tương tác (người dạy – người học, người học – người học), tính hấp dẫn, lôi cuốn (kết hợp hình ảnh, âm thanh trong quá trình khai thác ngữ liệu đọc, bố cục trình bày, màu sắc, …)
Trong Giai đoạn 2, mỗi đơn vị bài học trong sách giáo khoa bao gồm một loạt các hoạt động nhằm giúp người học có được kiến thức và kỹ năng cụ thể qua nhiều thể loại bản khác nhau Tham gia vào các hoạt động học tập cung cấp cơ hội cho người học học tập phân hóa, phát triển tư duy sáng tạo và tư duy phản biện.Mỗi đơn vị bài học cung cấp một cơ hội để phát triển kỹ năng ở người học thông qua việc nói và nghe bao gồm phát triển vốn từ và thói quen đọc sách, nói chuyện để viết và viết để trải nghiệm hành trình tri thức, với sự chuyển đổi từ học để biết đọc, nâng dần sang hướng đọc để học hỏi
1.2.3 Một số hoạt động khai thác ngữ liệu dạy đọc
1.2.3.1 Dạy từ vựng trong kĩ năng đọc
Mở rộng vốn từ là việc làm cần thiết và quan trọng trong học ngoại ngữ
Trang 39bởi vì người học biết nhiều vốn từ có thể diễn đạt được suy nghĩ của bản thân
và hiểu được những gì mình nghe trong quá trình giao tiếp và hiểu được nghĩa của văn bản trong những ngữ cảnh khác nhau Thêm vào đó, các ngữ liệu đọc thường được triển khai theo hướng ngôn ngữ học, không đi theo hướng nghiên cứu chuyên sâu, vì thế nội dung quan trọng nhất phải là cung cấp từ vựng, thuật ngữ, khái niệm cơ bản của ngôn ngữ và văn học như ngôn ngữ, lời nói,
âm thanh, âm vị, từ, từ loại, nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp, các mẫu câu và lối diễn đạt, tín hiệu, … thông qua những văn bản giản dị dễ hiểu
Ngữ liệu đọc chỉ nên sử dụng bảng chú giải để giải thích những từ vựng khó, quan trọng, ảnh hưởng đến ý nghĩa toàn bộ của bài đọc và những thuật ngữ khoa học đòi hỏi sự chính xác hóa cao Điều quan trọng không phải là đưa
ra nghĩa của tất cả các từ trong bài, mà cần tạo cơ hội cho người học tự đoán nghĩa từ dựa vào tình huống, ngữ cảnh mà từ đó xuất hiện trong văn bản đọc cũng như mối quan hệ cùa từ ngữ đó với các từ ngữ khác
1.2.3.2 Một số hoạt động thực hiện trước khi đọc
Đây là một trong những bước đệm quan trọng trong chiến lược học tập để gây hứng thú cho người học Những hoạt động ở giai đoạn này được gọi là những hoạt động tiền đọc (pe – reading) Cách làm đơn giản nhưng gây hiệu quả lớn là đặt một vài câu hỏi liên quan đến chủ đề văn bản đọc; hoặc đọc thông tin xoay quanh nội dung bài như tác giả, tính cách nhân vật, hay thảo luận về những gì học sinh đã biết vấn đề gì về chủ đề này
1.2.3.3 Một số bài tập sau quá trình đọc
Sau khi người học nghe – đọc hoặc đọc ngữ liệu, người dạy cần khuyến khích học sinh trả lời hoặc đặt ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài để kiểm tra nhận thức cũng như khả năng tiếp thu của học sinh
Tùy theo chủ đề, tính chất và trình độ của người học, giáo viên có thể đưa
ra các bài tập củng cố, bài tập mở rộng cho phép học sinh có thể hiểu rộng và sâu hơn ngữ liệu đọc cũng như ghi nhớ từ và ngữ pháp đã được học trong ngữ
Trang 40và có một loại đơn vị riêng (nhưng mang thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những loại hình liên kết khác nhau (từ vựng, ngữ pháp, logic, nghệ thuật)
và có một hướng đích nhất định, một mục tiêu, chủ đề rõ ràng
Từ những bình diện sẽ làm nên đặc trưng của văn bản Theo Diệp Quang Ban (2009), đặc trưng của văn bản có thể xem xét ở một số những bình diện sau:
+ Mục đích sử dụng văn bản: bình diện này có liên quan với chủ đề và việc sử dụng văn bản trong các lĩnh vực xã hội, với phương thức truyền tải (nói hay viết) Từ đó, nó chi phối cách cấu tạo văn bản
+ Yếu tố nội dung: yếu tố giúp nhận diện loại văn bản
+ Yếu tố cấu trúc: cấu trúc bao gồm cả hình thức và nội dung phải phù hợp với hoạt động, nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ ứng với phương tiện truyền tải + Mạch lạc và liên kết: là hai yếu tố nội tại của văn bản, quy định lẫn nhau Mạch lạc là yếu tố tạo thành văn bản thể hiện rõ nhất ở việc tạo thành tính thống nhất của đề tài văn bản Còn liên kết là mối liên hệ về nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ trong câu