MỤC LỤC
Cùng với tư cách thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam (cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu) đã được hưởng đầy đủ những ưu đãi về thuế trên thị trường Mỹ.[16]. _ Tính giá hải quan: Mỹ chấp nhận dùng hiệp định thương mại của WTO về tính giá hải quan làm cơ sở cho Luật tính giá hải quan của Mỹ, quy trình xác. định giá trị của hàng nhập khẩu để áp dụng thuế tỷ lệ trên giá trị. Luật hiện tại của Mỹ coi “giá trị giao dịch” là cơ sở để xác định giá trị hàng nhập khẩu. Nếu quy định tính giá hải quan này không được sử dụng, luật quy định phương pháp thứ hai sẽ được sử dụng. Theo thứ tự như sau: 1) giá trị giao dịch của hàng hoá giống hoặc tương tự, 2) giá trị suy diễn, 3) giá trị tính toán. Với hiệp định này, thuế suất đánh vào hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam trong biểu thuế của Hoa Kỳ đã chuyển từ cột 2 (không ưu đãi MFN). Bởi vậy, BTA đã tạo ra sự khởi sắc trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam. Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải từ ngày 19- 25/06/2005, Việt Nam đẫ có nhiều thành công trong hoạt động thương mại với Hoa Kỳ. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa vì người đứng đầu Chính Phủ Việt Nam sau 30 năm kể từ ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, khi nó diễn ra vào đúng dịp lễ kỷ niệm 10 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký một số hiệp định quan trọng và đã thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Trong XTTM nói chung và XTXK nói riêng, Chính Phủ Việt Nam đã tạo dựng được một môi trường kinh doanh thông thoáng. Nhờ vậy, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường. Chính nhờ điều này mà hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua đã tăng đáng kể. Tháng 6 năm 2007, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng vừa mới ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư. Những liên kết kinh tế giữa hai nước đang phát triển rộng hơn và sâu hơn. Mối quan hệ hợp tác này là kết quả thành công về kinh tế của cả hai nước. Đó là một nền tảng vững chắc và là “động lực tăng trưởng” cho quan hệ hai nước. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu và là người đầu tư quan trọng của Việt Nam. Còn Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á. Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Chính Phủ cũng. các chuyến đi thăm và làm việc của Chính Phủ Việt Nam tại Hoa Kỳ). Đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài- là các tổ chức xúc tiến thương mại cấp Chính phủ còn có các Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài- đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Xúc tiến Thương mại; các Trung tâm hoặc Phòng xúc tiến thương mại tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương; Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam.v.v….
Các doanh nghiệp Việt Nam hàng năm đã tham gia các Hội chợ triển lãm về đồ gỗ như: Hội chợ quốc tế về đồ gia dụng trong nhà (The International Home Furnishings Market); Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và các loại đồ đạc ngoài trời (The International Casual Furniture & Accessories Market); Hội chợ đồ nội thất và trang trí trong nhà tại Las Vegas; Hội chợ đồ nội thất tại San Francisco; Hội chợ máy chế biến gỗ và cung cấp đồ gia dụng Mỹ (The International Woodworking Machinery & Furniture Supply Fair USA) tại Thành phố Atlanta. Ở những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, hiệp hội ngành hàng đã thu hút sự tham gia của số lượng hội viên lớn như: Hiệp hội dệt may Việt Nam có trên 450 hội viên, Hiệp hội chè Việt Nam có 200 hội viên, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản có khoảng 300 hội viên… Đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản nói riêng và các hiệp hội nói chung đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có đầy đủ các thông tin thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy mô sản xuất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu biết đến như: Trường Thành, Đại Thành, Khải Vy… Đại diện công ty gỗ Trường Thành- doanh nghiệp có tới 6 nhà máy và 5.000 lao động, đứng top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam cho rằng, sức cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam đã được cải thiện nhiều, nay có thể cạnh tranh với các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines…, chịu thua Trung Quốc – quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế.
Theo Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đặt ra những yêu cầu cụ thể cho hoạt động xúc tiến thương mại “ tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. + Một số cơ quan xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và điều hành xúc tiến thương mại nói chung và các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nói riêng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, xoá bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và những chương trình xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước còn khá phổ biến như hiện nay. + Nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện thương mại của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ, làm cầu nối giúp doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường Hoa Kỳ; đẩy mạnh việc hình thành các trung tâm thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ nhằm xúc tiến bán hàng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
+ Kiện toàn tổ chức của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam: cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất; là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt là Cục xúc tiến xuất khẩu cần thường xuyên chủ trì hoặc phối hợp với hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các trung tâm xúc tiến xuất khẩu, các chi nhánh Phòng thương mại và công nghiệp, các viện nghiên cứu để tổ chức các diễn đàn đối thoại giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ với các cơ quan của Chính phủ nhằm giúp Chính phủ có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp, tạo thuận lợi và thông thoáng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và tiến hành các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. + Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần tính đến việc ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ những nước đang nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đó là Hoa Kỳ, dưới dạng mua bán, gia công, nhập nguyên liệu bán thành phẩm… để đối phó với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.