SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn học âm nhạc ở trường tiểu học

28 10.2K 78
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn học âm nhạc ở trường tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giảng dạy Âm nhạc trong trường phổ thông chính là dành cho trẻ quyền được “Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, thể chất, tâm hồn và tinh thần” (Điều 29 – công ước Quốc tế). Dạy học âm nhạc cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích rèn luyện hoạt động âm nhạc.Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học đã khẳng định vị trí và vai trò của âm nhạc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với việc nâng cao nhận thức, phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Âm nhạc trong trường Tiểu học là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ được ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt.Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc.

PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI LỰU A BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học hát ở Trường Tiểu học Hải Lựu A” - MÔN/NHÓM MÔN: ÂM NHẠC - TỔ BỘ MÔN: TỔ 1+2+3 - MÃ: 13 - NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN THẾ - ĐIỆN THOẠI: 0986219985 - EMAIL: Duythehailuua@gmail.com Hải Lựu, năm 2014 MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu. 1 III Bản chất của việc nghiên cứu. 2 IV Đối tượng nghiên cứu. 2 V Phương pháp nghiên cứu. 2 VI Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu 2 VII Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 Chương I: Vấn đề dạy học Âm nhạc cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 3 I Vị trí, vai trò của môn Âm nhạc trong trường Tiểu học. 3 II Nhiệm vụ của việc giảng dạy môn Âm nhạc. 3 Chương II: Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh học hát ở nhà trường hiện nay. 4 I Thực trạng chung. 4 II Thực trạng ở trường Tiểu học Hải Lựu A. 4 Chương III: Những giải pháp đổi mới trong việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy. 6 I Cơ sở để xác lập biện pháp. 6 II Biện pháp đổi mới 6 III Kết quả thực hiện 16 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 I Kết luận. 17 II Những kiến nghị, đề xuất 18 PHỤ LỤC 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nội dung thực hiện Ghi chú 1 NXB Nhà xuất bản 2 SGK Sách giáo khoa 3 SGV Sách giáo viên 4 PPDH Phương pháp dạy học 5 THCS Trung học cơ sở 6 TĐN Tập đọc nhạc A – PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ với bao điều kỳ diệu đang chờ đón con người phát hiện và khám phá. Để tạo được nhiều thành tựu rực rỡ cho thế kỷ này chúng ta cần phải có thật nhiều tài năng trẻ tạo thành những mũi xung kích nắm bắt và phát triển các thành tựu khoa học kỹ thuật. Muốn vậy sản phẩm của giáo dục là thế hệ trẻ có đủ đức, tài, năng động sáng tạo, phải phát triển hài hòa cả về “Đức – Trí – Thể - Mĩ”. Hiện nay Việt Nam là một đất nước đang phát triển đi lên về mọi mặt. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường đòi hỏi làm nảy sinh nhiều loại hình, phương thức giáo dục mới trong môi trường phát triển mới. Giảng dạy Âm nhạc trong trường phổ thông chính là dành cho trẻ quyền được “Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, thể chất, tâm hồn và tinh thần” (Điều 29 – công ước Quốc tế). Dạy học âm nhạc cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích rèn luyện hoạt động âm nhạc. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học đã khẳng định vị trí và vai trò của âm nhạc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với việc nâng cao nhận thức, phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Âm nhạc trong trường Tiểu học là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ được ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần vào các môn học khác để giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường phổ thông mà đặc biệt là trong nhà trường Tiểu học có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em. Qua đây phát hiện và bồi dưỡng những mầm non tương lai của nghệ thuật. Hiểu được vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, trong những năm qua tôi không khỏi suy nghĩ làm sao để có phương pháp dạy tốt và đạt hiệu quả cao để cung cấp cho các em những vốn hiểu biết về âm nhạc góp phần phát triển năng lực và nhân cách học sinh. Đó chính là lí do đưa tôi đến với sáng kiến kinh nghiệm : “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học hát ở Trường Tiểu học Hải Lựu A” II. Mục đích nghiên cứu: - Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy. - Tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra các phương pháp, cách giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh, giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động, sáng tạo trong bất kì bài hát nào. - Phân tích các ưu – nhược điểm trong các tiết dạy. 4 - Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường Tiểu học . III. Bản chất của việc nghiên cứu. - Tìm ra những giải pháp, những phương pháp sử dụng thiết bị dạy học cũng như các hình thức giảng dạy trong bộ môn Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong nhà trường Tiểu học Hải Lựu A – xã Hải Lựu - huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. - Qua quá trình nghiên cứu, giúp ta thấy được những ưu – nhược điểm còn tồn tại qua đó có biện pháp đổi mới kịp thời hợp lí, làm cho học sinh thấy hứng thú, say mê với môn học đặc biệt là khi được học một bài hát mới. IV. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh tất cả các khối lớp trong trường. - Nội dung chương trình, tài liệu SGK, giáo trình Âm nhạc các khối lớp. V. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp liên ngành. - Nhóm phương háp lý luận: Tôi đã đọc và hiểu các tài liệu, văn kiện đại hội Đảng, Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, nhiệm vụ năm học. - Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tế: + Phương pháp trình bày tác phẩm. + Phương pháp thực hành, luyện tập. + Phương pháp dùng lời ( còn gọi là thuyết trình, diễn giảng). + Phương pháp trực quan (Là việc sử dụng các phương tiện dạy học như nhạc cụ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh….trong giờ lên lớp khiến cho những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng cụ thể + Phương pháp kiểm tra - đánh giá. Trong các PPDH, không có PPDH nào là vạn năng, do đó giáo viên phải khéo léo phối kết hợp các PPDH trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Việc phối hợp các phương pháp trong giờ dạy để đạt hiệu quả, giáo viên cần lưu ý một số điều sau: + Phương pháp phải tương ứng với nội dung. + Phải nắm vững nội dung của bài (Nếu cần có thể bổ sung vào SGK những tư liệu cần thiết nhằm làm phong phú cho bài học – tránh lan man, quá tải, thiếu trọng tâm). - Giáo viên phải biết luôn tự đặt ra câu hỏi và trả lời (Bài dùng phương pháp nào, trực quan nên dùng cái gì, dùng chỗ nào, dùng trong bao lâu?… ) VI. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu. Trường Tiểu học Hải Lựu A, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. VII. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Thông quá quá trình thực tiễn giảng dạy từ khi về nhận công tác ở trường, cũng như nắm bắt được thực tế giảng dạy của các trường bạn khác và nhận thấy rằng kết quả thu được chưa cao. Tôi đã lên kế hoạch xây dựng đề tài nghiên cứu về việc dạy phân môn “Học hát” của bộ môn Âm nhạc của trường tôi trong năm học 2013 – 2014. Cụ thể là bắt đầu từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2014. B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương I : Vấn đề dạy học Âm nhạc cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay : I. Vị trí, vai trò của môn Âm nhạc trong trường Tiểu học. Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh. Hoạt động âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc được tham gia vào các hoạt động phong phú hơn như : Nghe nhạc, đọc nhạc, chép nhạc, gõ đệm, trò chơi âm nhạc vì vậy hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổ chức và hoạt động của thầy. II. Nhiệm vụ của việc giảng dạy môn Âm nhạc. Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ thơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc hiểu biết nghệ thuật, đó chính là những mắt xích đầu tiên quan trọng nhất, để khơi dạy ở trẻ những cảm xúc với âm nhạc và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời, song quá trình giáo dục âm nhạc là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng với quá trình đào tạo con người xuất phát từ nhân cách phát triển toàn diện của trẻ, căn cứ vào đặc điểm của môn nghệ thuật âm nhạc và trên cơ sở lứa tuổi của trẻ mà nhiệm vụ giáo dục âm nhạc của trẻ bao gồm: - Cung cấp những kiến thức Âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát, phát triển khả năng Âm nhạc, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan, mạnh dạn và sự tự tin cho học sinh. - Giáo dục âm nhạc bằng phát triển năng lực cảm thụ tai nghe thông qua tập hát, tập đọc nhạc, tập ghi chép nhạc, tập gõ đệm để trẻ cảm nhận sâu sắc, hiểu được về nội dung tác phẩm. - Mở rộng âm nhạc gây ấn tượng cho trẻ để trẻ làm quen với những tác phẩm đa dạng, sự lựa chọn nhận xét mỗi tác phẩm theo cảm xúc của mình. Để thực hiện được nhiệm vụ và nội dung chương trình giảng dạy môn âm nhạc phải đảm bảo những yêu cầu: - Cung cấp kiến thức cơ sở âm nhạc cần thiết, những kĩ năng hoạt động âm nhạc cho giáo viên dạy chuyên nhạc. - Trang bị phương pháp giảng dạy kết hợp các phân môn, trong chương trình bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu nghệ thuật, khả năng tổ chức các hoạt động âm nhạc trong nhà trường, phương pháp dạy âm nhạc phải tuân theo những nhuyên tắc chung của phương pháp dạy học, phương pháp dạy hát và dạy nhạc cho trẻ phải dạy đại trà cho tất cả mọi học sinh không chỉ bồi dưỡng và dạy cho các em có năng khiếu, có những năng lực đặc biệt về âm nhạc. Chương II: Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh học hát ở nhà trường hiện nay. I. Thực trạng chung . 6 Thời gian qua, theo chủ chương của Bộ giáo dục, phương pháp dạy học đang được ngày một cải tiến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với bộ môn âm nhạc là một môn nghệ thuật, giáo viên chuyên nhạc chưa nhiều và ít có cơ hội giao lưu học tập chuyên môn nghiệp vụ do đó sự đồng đều và thống nhất chưa cao. Tâm lí nhiều người vẫn coi giảng dạy Âm nhạc là một môn học phụ nên họ chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho môn học này. Hơn nữa đối với bất cứ môn học nào cũng vậy nếu phương pháp dạy học của người giáo viên không tốt sẽ không thể nào gây được hứng thú cho học sinh như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ không cao. Ngược lại, nếu người giáo viên âm nhạc đã trang bị cho mình phương pháp dạy học tốt mà lại bỏ qua việc giáo dục học sinh thông qua bài hát thì giáo viên đã bỏ qua “một công cụ” giáo dục học sinh nhẹ nhàng mà hết sức hiệu quả. (Vì mỗi bài hát trong chương trình âm nhạc Tiểu học đều có một ý nghĩa nhất định) Các em chưa thực sự quan tâm tới môn Âm nhạc coi đó là môn học phụ - các em tập trung chủ yếu vào môn học như Toán, Tiếng Việt v…v… II. Thực trạng ở trường Tiểu học Hải Lựu A. Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của bộ giáo dục và đào về bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học, bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng và rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy…Từ đó chọn lọc ra các cách dạy hay, cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương mình. Đầu năm học 2013– 2014 tôi đã khảo sát chất lượng học hát ở tất cả các khối lớp, kết quả như sau: Lớp Sĩ số A + % A % B % 1a 15 4 26,7 8 53,3 3 20 1b 15 4 26,7 7 46,6 4 26,7 2a 16 4 25 9 56,25 3 18,75 2b 16 3 18,75 10 62,5 3 18,75 3a 17 5 29,4 10 58,8 2 11,8 3b 17 4 23,53 9 52,94 4 23,53 4a 19 6 31,6 10 52,6 3 15,8 4b 18 4 22,2 10 55,6 4 22,2 5a 17 6 35,3 8 47,1 3 17,6 5b 18 5 27,8 9 50 4 22,2 Tôi nhận thấy kết quả như vậy chưa được cao đối với bộ môn Âm nhạc. Với nhu cầu xã hội ngày một phát triển đòi hỏi mỗi con người cũng cần phải 7 phát triển toàn diện. Âm nhạc là bộ môn vô cùng bổ ích nó giúp cho học sinh nhận ra cái chân – thiện – mỹ qua các bài hát. 1. Nguyên nhân của thực trạng. - Với đặc thù của từng vùng miền, Hải Lựu là một huyện thuộc huyện miền núi, số dân đông, địa bàn rộng. Các em học sinh chưa có điều kiện tham gia các câu lạc bộ âm nhạc ở nhà thiếu nhi và chưa có điều kiện để tham gia các chương trình văn nghệ lớn. Cho nên đại trà là thiếu sự tự tin, mạnh dạn. Chính nguyên nhân này ít dẫn đến việc các giờ học âm nhạc thiếu đi nét tự nhiên, nhẹ nhàng và sôi nổi. - Cơ sở vật chất: Trong các năm học cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Chưa có phòng học bộ môn, đồ dùng thiết bị dạy học bộ môn còn hạn chế. Vậy tất cả những nguyên nhân trên cho ta thấy rằng việc sử dụng đồ dùng dạy học và việc trang bị phòng học bộ môn âm nhạc là rất quan trọng. Nó góp phần quyết định chất lượng hiệu quả của một giờ học hát hay một giờ tập đọc nhạc. Hiện nay, về cơ sở vật chất dành riêng cho bộ môn âm nhạc đã phần nào được đảm bảo. Xong điều đó lại đòi hỏi người giáo viên cần phải làm gì để có thể sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả, đồ dùng nên đưa vào lúc nào, nên sử dụng như thế nào. Và tránh tình trạng quá lạm dụng vào đồ dùng. Đồ dùng trực quan là yếu tố giúp học sinh cảm nhận được cái chất của âm nhạc, chứ không phải một giờ giảng tranh hay một giờ xem sử dụng dụng cụ âm nhạc. 2. N hận thức quan điểm . Đối với việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường còn bị xem nhẹ và được coi là bộ môn phụ. Sự biến đổi trong văn hoá thẩm mĩ tình cảm của thế hệ trẻ trong thời buổi kinh tế thị trường, hội nhập đang diễn ra hết sức phức tạp, nhiều điều bất cập khiến dư luận xã hội lo ngại. Hiện nay cùng với quá trình phổ cập xã hội hoá các hoạt động văn hoá trong đời sống cộng đồng, các trường học cũng đã giành nhiều sự chăm lo tổ chức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ cho học sinh. Xong việc dạy học và giáo dục thẩm mĩ nghệ thuật cho học sinh thì vẫn chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt là việc đào tạo bồi dưỡng, quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc đang còn nhiều lúng túng. Chịu sự ràng buộc bởi tổ chức và cơ chế dân sự theo số lượng biên chế tại các cơ sở. Nhiều đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc chủ đạo trong nhà trường Tiểu học, THCS còn không có chỗ đứng hoặc đi làm việc khác. Có trường thì sử dụng giáo viên thừa vào để dạy âm nhạc. Tiểu kết: Vậy qua phần thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chúng ta nhận thấy việc giảng dạy âm nhạc nói chung và sử dụng âm nhạc nói riêng là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên cần phải có bề dày kinh nghiệm, kiến thức nhằm đảm bảo các giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục phát triển một cách toàn diện. Chương III. Những giải pháp đổi mới trong việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy. I. Cơ sở để xác lập biện pháp. 8 Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy môn âm nhạc, mà đặc biệt ở đây là : + phải hình thành cho HS những kĩ năng cần thiết về ca hát để thể hiện bài hát với sự truyền cảm. + Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện kĩ năng ca hát ở mức độ phổ thông qua từng kiểu bài, loại bài hát. + Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của giọng. + Giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày bài hát một cách chủ động, sáng tạo. II. Biện pháp đổi mới. Âm nhạc là một bộ môn dinh dưỡng tinh thần cho con người nhiệm vụ của người giáo viên khi giảng dạy bộ môn này phải nghiên cứu giúp cho học sinh nhận ra cái đẹp và bài học bổ ích thông qua âm nhạc. Theo tôi để đạt được điều đó thì đồ dùng trực quan được sử dụng trong bộ môn âm nhạc có vai trò quyết định đến hiệu quả của một giờ học nhạc. Qua kinh nghiệm giảng dạy, sự nghiên cứu và tìm tòi tính năng, tác dụng của các thiết bị đồ dùng dạy học cho bộ môn âm nhạc. Tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp sử dụng đồ dùng trong một tiết học nhằm đạt kết quả triệt để khi sử dụng đồ dùng. 1. Trang bị cho học sinh một số kĩ năng cơ bản. - Tư thế hát: Người thẳng, đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo thân thoải mái, toàn bộ thân thể tựa đều vào hai chân (khi đứng). Hoặc khi ngồi thì hai tay đặt lên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ qua chân kia. - Hơi thở: Giáo viên cần biết cách điều khiển, chỉ huy để học sinh biết lấy hơi vào đầu câu hát, không lấy hơi giữa các tiếng trong một câu hát. Tốt nhất là hơi thở luôn được củng cố ngay trong lúc hát. 2. Sử dụng đồ dung, phương tiện dạy học. 2.1.Về tranh ảnh . Khi dùng đến tranh ảnh việc trước tiên là đã giúp học sinh phát huy tính năng quan sát và đòi hỏi trong trí óc của các em dần gợi lên nội dung của bài hát thông qua bức tranh đó (với bài học mới). Và cũng có một hiệu quả rất hay khi thông qua bức tranh để các em liên tưởng đến nội dung bài hát đã học. Ví dụ: Học bài hát “Hoa lá mùa xuân” của Nhạc sỹ Hoàng Hà. 9 Khi giới thiệu bài này ta nên giới thiệu bằng cách treo tranh. Với một bức tranh đầy màu sắc về cỏ cây hoa lá. Trước tiên hình ảnh đó đã làm cho các em liên tưởng đến một mùa xuân tràn đầy sức sống, bước đầu đã mở ra cho các em một cảm giác cuốn hút nhẹ nhàng. Và về mặt cơ bản các em đã hiểu được nội dung của bài hát là nói lên mùa xuân tươi đẹp cây xanh đâm trồi nảy lộc. Vậy qua ví dụ trên ta nhận thấy việc sử dụng tranh ảnh trong giờ học nhạc là rất quan trọng và nó giúp các em hứng thú say mê học tập. 2.2. Sử dụng đàn Organ. Đàn Organ là một thiết bị không thể thiếu trong giờ học nhạc. Nó góp phần quan trọng trong việc phát triển tai nghe của học sinh. Đối với giờ học hát nó giúp học sinh hát chuẩn, hát đúng giai điệu, hát nhanh thuộc. Tạo cảm giác tự tin khi biểu diễn. Đàn được sử dụng trong giờ học phải được đưa vào một cách hợp lý, xen kẽ vào các hoạt động tuỳ từng bài dạy cụ thể. Tránh tình trạng quá lạm dụng vào đàn khiến học sinh cảm nhận như đó là một giờ học đàn chứ không phải là giờ học hát hay TĐN. Ví dụ: Học hát: Bài “Cùng múa hát dưới trăng” của Nhạc sỹ Hoàng Lân. 10 [...]... đạt được là một yêu cầu và yếu tố tất yếu trong đổi mới phương pháp dạy học Ngay tại trường Tiểu học Hải Lựu A điều mà tôi nhận thấy rất rõ rệt nhất sau khi áp dụng các phương pháp đổi mới là: + Học sinh rất say mê bộ môn âm nhạc 19 + Học sinh rất tự tin và dần hình thành những nhân cách đạo đức đáng quý thông qua các bài học hát + Phát triển tai nghe âm nhạc một cách toàn diện + Giúp các em học hiểu... theo nhạc IV Củng cố - Dặn dò: - Cả lớp hát lại bài Chúc mừng kết hợp gõ - Thực hiện đệm theo nhịp - Nhậ xét giờ - Về ôn bài TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tập bài hát lớp 1,2,3 – NXB Giáo dục  SGV Nghệ thuật 1,2,3 – NXB Giáo dục 27  SKG Âm nhạc 4, 5 – NXB Giáo dục  SGV Âm nhạc 4, 5 – NXB Giáo dục  Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc ở Tiểu học - NXB Giáo dục 2006  Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc. .. sát ở phần thực trạng đầu năm học, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã có bước chuyển biến rõ rệt Mức độ học tập và khả năng nhận biết về âm nhạc của học sinh đã có sự phát triển lớn Qua khảo sát và đánh giá kết quả học sinh theo định kỳ, số lượng học sinh đạt yêu cầu cao, không có học sinh ở mức không hoàn thành Đây là một kết quả rất đáng mừng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục phát triển một. .. kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học hát ở Trường Tiểu học Hải Lựu A” 1 Cấp học: Tiểu học 2 Mã lĩnh vực theo cấp học: 13 3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2014 4 Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học Hải Lựu A - Sông Lô - Vĩnh Phúc Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tất cả các khối lớp Ngày tháng năm 20 Ngày 20 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ... giảng dạy bộ môn âm nhạc Bộ môn nghệ thuật giáo dục thẩm mỹ trong sự hình thành nhân cách học sinh, với những giá trị nhân văn, dân tộc truyền thống và hiện đại II Những kiến nghị, đề xuất Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc nói chung và phương pháp Học hát nói riêng trong trường Tiểu học tôi xin có ý kiến đề xuất như sau: - Bổ sung thêm những đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn như... cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp khác nhau Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh Với những... viên âm nhạc phải mang đến cho học sinh nghệ thuật âm nhạc đích thực, từ đó bồi dưỡng và phát triển trong các em lòng say mê âm nhạc làm cho thẩm mỹ trong các em ngày càng nâng cao Qua thực tế giảng dạy theo chương trình SGK mới, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để thiết bị đồ dùng trong giảng dạy âm nhạc các khối lớp, tôi thấy đây là phương pháp rất tốt, rất thuận lợi cho người dạy và học. .. của học sinh thì còn tạo cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập bạn có năng khiếu giúp đỡ những bạn không có năng khiếu tập luyện – tạo không khí hứng thú hơn trong giờ học 3.4 Làm mới không gian phòng học và thay đổi không gian học tập Thay đổi không gian phòng học cũng là một biện pháp hữu hiệu để tiết học đạt hiệu quả hơn Như đối với trường tôi đang dạy hiện nay do cơ sở vật... cách tuyệt đối, giờ học sẽ không ồn ào và lộn xộn Sau khi đã thuộc cả bài giáo viên sử dụng đàn cho học sinh hát theo nhạc cả bài Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi âm nhạc sau khi đã học xong bài hát Trò chơi có tên “Nghe nhạc hiệu đoán câu hát” giáo viên có thể đàn một số giai điệu của vài câu hát mà học sinh đã được học Ví dụ : câu hát …“Thỏ mẹ và thỏ con, Nắm tay cùng vui múa”… Học sinh sẽ phải nghe và... Phát huy tính sáng tạo của học sinh trong giờ hát Đối với bất kì môn học nào, việc phát huy được tính sáng tạo của học sinh là một việc hết sức cần thiết Với phân môn Học hát , việc phát huy tính sáng tạo của học sinh cũng có thể thực hiện Trong quá trình hướng dẫn học sinh tập biểu diễn bài hát, giáo viên cần cho học sinh thấy được rằng một bài hát, 1 câu hát có thể biểu diễn với nhiều cách, nhiều động . của học sinh trong giờ hát. Đối với bất kì môn học nào, việc phát huy được tính sáng tạo của học sinh là một việc hết sức cần thiết. Với phân môn Học hát , việc phát huy tính sáng tạo của học sinh. góp phần phát triển năng lực và nhân cách học sinh. Đó chính là lí do đưa tôi đến với sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học hát ở Trường Tiểu học Hải. LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI LỰU A BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học hát ở Trường Tiểu

Ngày đăng: 23/10/2014, 15:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Kết luận.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan