MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiNuôi cá tra là một trong những nghề chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Cá tra được nuôi tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Do vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài khoảng 220 km, kết hợp với kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó nên nuôi cá tra phát triển khá mạnh. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2,792 ha, phát triển đến cuối năm 2012 lên khoảng 5.400 ha.Cá tra đông lạnh là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của sản phẩm thủy sản được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng. Hiện nay, cá tra xuất khẩu trên 163 nước và chiếm khoảng 95% thị phần cá da trơn fillet trên thế giới, sản lượng khoảng 1.5 triệu tấn mỗi năm.Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực ven biển đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, diện tích đất có khả năng phát triển nuôi cá trên 3.000 ha dọc theo 2 tuyến sông Tiền và sông Hậu. Cùng với ngành nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản vùng nước lợ. Các giải pháp mà tỉnh đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôi cá tra trong tỉnh. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi cá tra giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá tra còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi cá tra tại các địa phương còn chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm..v.v. Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo kịp thời, trình độ kỹ thuật của người nuôi còn thấp…Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp thạc sỹ cho mình là: “Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh”2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ được cơ sở lý luận về phát triển nuôi cá tra Đánh giá được thực trạng phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh Hình thành được các giải pháp phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh3. Câu hỏi nghiên cứuLàm thế nào để phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh trong những năm tới ?4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng: Phát triển nuôi cá tra cho tỉnh Trà Vinh. Phạm vi: Chỉ tập trung trên đối tượng nuôi cá tra và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian từ năm 2007 20125. Phương pháp nghiên cứu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ TÚ MẪN
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Bùi Quang Bình
Trà Vinh – Năm 2013
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi cá tra là một trong những nghề chủ lực của thủy sản Việt Nam, gópphần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đấtnước nói chung Cá tra được nuôi tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) Do vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thốngsông ngòi chằng chịt với hai dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiềudài khoảng 220 km, kết hợp với kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó nên nuôi
cá tra phát triển khá mạnh Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là2,792 ha, phát triển đến cuối năm 2012 lên khoảng 5.400 ha
Cá tra đông lạnh là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của sảnphẩm thủy sản được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng Thị trường xuấtkhẩu không ngừng được mở rộng Hiện nay, cá tra xuất khẩu trên 163 nước
và chiếm khoảng 95% thị phần cá da trơn fillet trên thế giới, sản lượngkhoảng 1.5 triệu tấn mỗi năm
Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực ven biển đựơc thiên nhiên ưu đãi vềtiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, diện tích đất có khả năng phát triển nuôi
cá trên 3.000 ha dọc theo 2 tuyến sông Tiền và sông Hậu Cùng với ngànhnông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thànhngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản vùng nước lợ
Các giải pháp mà tỉnh đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triểnnuôi cá tra trong tỉnh Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi cá tra giải quyếtđược vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sựphát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăngtrưởng kinh tế của toàn tỉnh Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo,triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá tra còn chậm
Trang 3và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi
cá tra tại các địa phương còn chậm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan vàkhách quan Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích pháttriển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triểnkhai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm v.v.Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách pháttriển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầuphát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo kịp thời,trình độ kỹ thuật của người nuôi còn thấp…Chính vì những lý do trên nên tôi
đã chọn đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp thạc sỹ cho mình là: “Phát triển
nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được cơ sở lý luận về phát triển nuôi cá tra
- Đánh giá được thực trạng phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh
- Hình thành được các giải pháp phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh
3 Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh trong những
năm tới ?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Phát triển nuôi cá tra cho tỉnh Trà Vinh
Phạm vi: Chỉ tập trung trên đối tượng nuôi cá tra và trên địa bàn tỉnhTrà Vinh trong thời gian từ năm 2007 - 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:Phương pháp mô tả phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổnghợp, khái quát, chuyên gia…theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau
Trang 4Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh cácnghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển nuôi cá tra
Các phương pháp trên còn được dùng trong đánh giá tình hình phát triểnNTTS cũng như thực thi chính sách phát triển và chỉ ra các vấn đề tồn tạicùng với các nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp phát triển nuôi cá tracủa địa phương
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trongnghiên cứu:
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó;
- Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các SởBan, Ngành trong tỉnh và huyện
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,Internet
- Kết hợp các phương pháp thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu vàphân tích đầy đủ
Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính:
- Thứ cấp: Chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê tỉnh TràVinh từ 2007, tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 và năm 2010,các văn bản của UBND tỉnh Trà Vinh, báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Chi cục Phát triển nguồn lợi thủy sản, Trung tâmKhuyến ngư Trà Vinh, Hiệp hội thủy sản tỉnh Trà Vinh
- Sơ cấp: Ý kiến của chuyên gia và phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi
- Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng Excel
6 Nội dung đề tài
- Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển nuôi cá tra
- Chương 2 Thực trạng phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh
- Chương 3 Các giải pháp phát triển nuôi trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh
Trang 57 Tổng quan tài liệu các nghiên cứu
- Tài liệu nước ngoài:
Ngay thế kỷ 18 David Ricacdo đã cho rằng do các nguồn tài nguyên đấtđai có giới hạn trong khi dân số tăng nhanh do vậy việc phát triển các ngànhtrong nông nghiệp dựa vào khai thác loại tư liệu sản xuất từ nguồn tài nguyênchủ yếu này cần phải đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên quan điểm
sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên gắn với đất
là mặt nước Còn Roy Hadod Evsey Domar (1940) lập luận rằng nhấn mạnhđến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nuôi trồng thủy sản.Cùng quan điểm tương tự, Robert Solow (1956) đã cho rằng việc tăng khốilượng vốn sản xuất qua đầu tư chỉ giúp tăng trưởng sản xuất trong ngắn hạnnhưng không hiệu quả trong dài hạn Lewis (1954) đưa ra quan điểm gắn pháttriển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng với phát triển công nghiệp.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế này làm tăng hiệu quả sử dụng lao động (dichuyển lao động dư thừa trong nông nghiệp sang lĩnh vực khác), từ đó gópphần nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế nói chung và trong nôngnghiệp nói riêng Ông cũng cho rằng cần đẩy mạnh cơ khí hóa trong nôngnghiệp và tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiêntiến vào sản xuất Đó cũng là lý do ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng đượcchú trọng và phát triển nhanh Sung Sang Park (1992) phác họa 3 giai đoạntrong nuôi trồng thủy sản: sơ khai, đang phát triển và phát triển cùng với cácyếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng trong từng giai đoạn Trong giai đoạn sơkhai, các yếu tố từ tự nhiên và lao động đón vai trò chủ yếu Giai đoạn thứ haiđược bổ sung thêm các yếu tố đầu vào vốn được tạo ra từ khu vực côngnghiệp, chẳng hạn như thức ăn công nghiệp, hóa chất, v.v… Trong giai đoạnthứ ba, giai đoạn phát triển, năng suất thủy sản tăng lên chủ yếu nhờ vào các
Trang 6thành tựu của khoa học và kỹ thuật mà cụ thể là máy móc, thiết bị hiện đại và
công nghệ
Hội thảo quốc tế về “Kế hoạch hành động cho phát triển bền vững và mởrộng mô hình hợp tác xã thủy sản” (“International Seminar on Action Plan forSustainable Development and Expansion of Aquaculture Cooperatives”) diễn
ra vào ngày 26-27/6/2009 tại Hà Nội, Việt Nam đã trình bày các kết quảnghiên cứu cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển và mởrộng mô hình hợp tác xã NTTS (kinh nghiệm của Tây Ban Nha, kinh nghiệmmột số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển môhình hợp tác xã NTTS, kinh nghiệm của chính phủ Việt Nam liên quan đếnviệc mở rộng mô hình hợp tác xã NTTS) Tuy nhiên các báo cáo khoa họctrong hội nghị này chưa đề cập một cách toàn diện đến việc xây dựng, hoạtđộng, củng cố, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
- Nghiên cứu trong nước
Phạm Vân Định - Đỗ Kim Chung trong giáo trình Kinh tế nông nghiệp, (NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997) và Nguyễn Thế Nhã, giáo trình Kinh tế
nông nghiệp, (NXB Thống kê, 2002) đã trình bày tổng quan bức tranh phát
triển nông nghiệp Những nội dung trong hai giáo trình này sẽ giúp xây dựngnên khung lý luận làm cơ sở để nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản
PGS.TS Đặng Phi Hổ trong Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp (NXB
Thống kê, 2003) đã nhấn mạnh tới nội dung khai thác các nguồn lực để pháttriển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, trong đó lưu ý về việc vậndụng các chính sách khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện cụ thể củatừng ngành
“Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ngành Thủy sản Việt Namđến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được chính phủ phê duyệt sẽ làtài liệu quan trọng đã định hướng và định hình phân bố không gian phát triển
Trang 7ngành thủy sản Việt Nam Trong bức tranh quy hoạch chung này, Trà Vinhchỉ là một địa phương và một bộ phận trong quy hoạch nhưng trên cơ sở quyhoạch chung này sẽ tự định hướng các chiến lược phát triển ngành thủy sảncho phù hợp với địa phương mình cũng như có các chính sách trong sự liênkết với các địa phương khác trong vùng và trên cả nước
Các đề án như “Đề án rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triểntổng thể ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015, định hướng đến 2020,Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2006” cơ sở và căn cứ thông qua các tiêuchí, tiêu chuẩn để phân tích thực trạng phát triển và đưa ra giải pháp phát triểncho ngành nuôi cá tra này của Trà Vinh
Có thể sử dụng “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020” do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đang chủ trì xây dựng đểđánh giá tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản hiện tại và định hướng pháttriển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong những năm tới từ những nội dung của
đề án liên quan đến nuôi trồng thủy sản cho vùng ĐBSCL
Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững thủy sản: Vấn đề và Cách tiếpcận” tổ chức ngày 11-13/5/2006, tại Hải Phòng, do Bộ NN & PTNT phối hợpvới Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tổ chức Hội thảo này đã thuhút sự chú ý và tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhàhoạch định chính sách trong nước và quốc tế như Trung tâm phát triển thủysản Đông Nam Á (SEAFDEC), Cơ quan Phát triển quốc tế của Ðan Mạch(DANIDA), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ bảo vệ thiênnhiên hoang dã (WWF), Liên minh sinh vật biển quốc tế (IMA), Trung tâmthủy sản thế giới (WFC).v.v Các tác giả báo cáo đã trình bày các kết quảnghiên cứu, đánh giá, phân tích và đề xuất định hướng chiến lược phát triểnbền vững ngành Thủy sản Việt Nam, trong đó nhận định ngành Thủy sảnđang phải đối mặt với những thách thức, rủi ro do sự suy kiệt nguồn lợi thủy
Trang 8sản ở một số khu vực, mất đa dạng sinh học trong các thủy vực, ô nhiễm vàsuy thoái môi trường nuôi, giảm nguồn giống tự nhiên, cộng đồng dân cư cònnghèo và nhận thức về phát triển bền vững còn hạn chế Hội thảo cũng đã đềxuất một bộ chỉ số xác định bền vững của ngành Thủy sản Việt Nam bao gồm
bộ chỉ số đánh giá chung cho toàn ngành, bộ chỉ số đánh giá ngành khai thácthủy sản và bộ chỉ số đánh giá ngành NTTS
Nhìn chung, các tài liệu học thuật, dự án, đề án nêu trên có ý nghĩa lýluận và thực tiễn rất lớn, đã đưa ra cơ sở lý luận cũng như nghiên cứu thựctiễn để phân tích toàn diện bức tranh ngành thủy sản Việt Nam cũng như đềxuất các định hướng phát triển, các quy hoạch về phân bổ lực lượng sản xuấtthủy sản, và nhiều giải pháp thực hiện Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâuhướng đến giải quyết mục tiêu duy trì, ổn định và phát triển lâu dài nuôi cá trasao cho mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho từng địa phương, tạo ra sảnphẩm vật chất, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm góp phần xóa đói giảmnghèo là một vấn đề chưa được tập trung nghiên cứu đầy đủ và cần tiếp tụcđược nghiên cứu
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NUÔI CÁ TRA
1.1.1 Khái niệm nuôi cá tra
Nuôi cá tra là một bộ phận của ngành nuôi trồng thuỷ sản Nuôi cá tra rađời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác cátra tự nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt Nước ta có một tiềm năng to lớn
để phát triển hoạt động nuôi cá tra Nuôi cá tra là một bộ phận sản xuất cótính nông nhiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷsản Nuôi cá tra nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư
và cung cấp nguyên liệu cho hoạt đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu
1.1.2 Vai trò của nuôi nuôi cá tra
a Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếucho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm
có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người Nếu không có sảnphẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được Nuôi trồng thuỷsản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như
cá, tôm, cua, ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho conngười giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội Xã hội ngàycàng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu củacon người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm cógiá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thuỷ sản là một trong những sản phẩmnhư thế
Trang 10b Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng tưởngchung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung Đối tượng củanuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạothành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng và giá trị kinh tế cao Việc tiêuthụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúpcho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởngcủa toàn ngành kinh tế nói chung Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hộimới cho nền kinh tế của đất nước
c Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hoà nhịp vào nền kinh tế quốc
tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy, tăngtrưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8,5% Ngay trong bản thân ngànhnông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên, tỷtrọng ngành trồng trọt giảm Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng một vai tròquan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đóng góp vào
sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung Xu hướng chuyển đổi diện tíchtrồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triểnnuôi trồng thuỷ sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh đó phát triển nuôitrồng thuỷ sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhưdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệmhữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn,thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng kéotheo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sảnxuất thức ăn, các công ty chế biến thuỷ sản
Trang 11d Giải quyết việc làm và tăng thu nhập
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việclàm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sảnxuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước Nuôi trồngthuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ tạothêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình Gia đình là tế bào của xãhội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được Dovậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọingười đều được bình đẳng như nhau Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng gópphần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị Ngày nay khi nềnkinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của người dân ngày càngđược nâng cao hơn Điều đó được thể hiện ở chỗ người ta chuyển từ nhu cầuhàng hóa cấp cao như thịt, trứng, sữa, thủy sản…Và các sản phẩm thủy sảncũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩmbình dân như cá tôm đến những mặt hàng xa xỉ như ghẹ, cua biển , tômhùm… Nó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư
e Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản
Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân
cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyênliệu cho công nghiệp chế biến Có một đặc điểm dễ nhận thấy là thông quahoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thủy sản được nâng tầm giátrị Việc chế biến các sản phẩm thủy sản dùng công nghệ bao gói chủ yếunhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới Để các sản phẩm này thực
sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phảiđược đặt lên hàng đầu Do đó, vấn đề đặc ra là phải đảm bảo chất lượng thủysản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch
Trang 121.1.3 Đặc điểm của hoạt động nuôi cá tra
a Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế
Đối tượng của nuôi cá tra là gắn với môi trường nước, nếu tách chúng rakhỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại được Từ đặc điểm này cho tathấy được nuôi cá tra là một nghề tương đối phức tạp so với các nghề khác
Do vậy nuôi cá tra có khả năng phát triển ở một số nơi phù hợp Đặc tính củaloài cá tra là đối tượng thích hợp nước ngọt và lợ dưới 6%o
Thủy vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi nó khác với tư liệu sản xuấtkhác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thủy vực không bị haomòn, chất lượng không giảm đi trong quá trình sử dụng mà còn tốt hơn
b Đối tượng hoạt động nuôi cá tra là sinh vật thủy sinh
Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi cá tra là các
cở thể sống Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trưởng,phát triển và diệt vong) Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với điều kiện ngoạicảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởngđến bản thân của vật nuôi này Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như:gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, độ mặn, nhiệt độ, môi trường ô nhiểm… đềuảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng
c Nuôi cá tra mang tính thời vụ
Dựa trên qui luật sinh trưởng và phát triển của cá tra mà con người tácđộng đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sảnphẩm phục vụ mục đích cuộc sống Tuy nhiên, nuôi cá tra cũng phụ thuộc rấtnhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động và thời gian nuôikhông trùng khớp với nhau dẫn đến tính thời vụ trong nuôi cá tra
Tính thời vụ trong nuôi cá tra đã dẫn đến tình trạng người nuôi có lúc rấtbận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi cá tramột mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng
Trang 13cách: đối với nuôi cá tra phải cần tập trung nghiên cứu cá tra giống có thờigian sinh trưởng ngắn để có thể nuôi đúng vụ trong năm.
d Nuôi cá tra mang tính vùng rõ rệt
Nuôi cá tra được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc vào điềukiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt Đặc điểm này cho thấy ở đâu cóthủy vực phù hợp và lao động thì ở đó có khả năng nuôi cá tra Tuy nhiên ởmỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiếtkhí hậu khác nhau nên đặc điểm nuôi cá tra cũng không giống nhau nên đặcđiểm nuôi trồng thủy sản cũng không giống nhau Từ đặc điểm này đòi hỏicác vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện nuôi cá tra trên địa bàn đểphát triển nuôi cá hợp lý đem lại hiệu quả cao
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
1.2.1 Gia tăng sản lượng và bảo đảm cơ cấu nuôi trồng hợp lý
Sự phát triển nuôi cá tra đầu tiên là sự gia tăng sản lượng Sản lượng cátra tăng lên là kết quả của quá trình phân bổ nguồn lực vào sản xuất thủy sảntheo cách nào, có hợp lý và hiệu quả không Sự gia tăng sản lượng liên tụctheo thời gian là sự phát triển cả lượng và chất của nuôi cá tra Theo các môhình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng thì quátrình gia tăng sản lượng này sẽ theo xu hướng từ đa canh tới chuyên canh trên
cơ sở chuyên môn hóa cao, từ sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ sang theo môhình trang trại chuyên canh quy mô lớn, từ một khâu sản xuất đơn thuần sangtham gia sâu vào chuỗi giá trị hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước Nhìnchung sự phát triển này sẽ chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang pháttriển sản xuất theo chiều sâu
Sự gia tăng sản lượng không chỉ nhờ chuyển dịch cơ cấu nuôi cá trahợp lý mà còn phụ thuộc vào khả năng huy động các nguồn lực đế phát
Trang 14triển theo theo chiều rộng và chiều sâu Đồng thời quá trình này gắn liềnvới việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nuôi cá tra cũngnhư tổ chức tốt sản xuất theo mô hình tiên tiến Đồng thời bảo đảm cungcấp các dịch vụ sản xuất thủy sản có chất lượng và các giải pháp về thịtrường cho sản phẩm cá tra
Tiêu chí phản ánh:
- Mức sản lượng và mức gia tăng sản lượng cá tra theo thời gian;
- Mức giá trị sản lượng và mức gia tăng giá trị sản lượng cá tratheo thời gian;
- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng cá tra;
- Tỷ lệ cá tra theo quy mô sản xuất và hình thức nuôi;
- Mức thay đổi tỷ lệ cây hay con nuôi theo quy mô sản xuất và
hình thức nuôi
1.2.2 Gia tăng nguồn lực cho nuôi cá tra
Các mô hình phát triển kinh tế đều chỉ ra tầm quan trọng của các nguồnlực đối với phát triển sản xuất Tùy theo điều kiện, đặc điểm của sản xuất màcác nguồn lực đóng vai trò quan trọng khác nhau Các nguồn lực bao gồm tàinguyên đất đai, nguồn nước, vốn, lao động, kỹ thuật và công nghệ nuôi trồngthủy sản… Khả năng huy động nguồn lực để nuôi cá tra phản ánh năng lực vàkhối lượng các nguồn lực được đưa vào sản xuất nuôi cá tra trong một thời kỳnhất định Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khản năng của người sảnxuất, tình hình thị trường sản phẩm hay cơ chế chính sách của chính phủ…Hãy bắt đầu từ nguồn đất đai và mặt nước nuôi trồng thỷ sản
Do đối tượng sản xuất của nuôi cá tra là sinh vật cho nên sự phát triểncủa cá tra phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như độ PH, các muối hoà tan (độcứng, độ kiềm, độ mặn), các chất khí hoà tan (O2, CO2, N2), độ trong của aonuôi và đáy ao Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường
Trang 15nuôi cá tra ổn định, nhằm không gây ra những cú sốc đối với cá tra, góp phầnhạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, nhằm tăng hiệu quảkinh tế trong nuôi cá tra
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản(không tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trìnhnuôi để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình nuôi cá Ngày nay, vốn đầu tư vàvốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình nuôi cá
Trình độ người nuôi cá tra là nhân tố ảnh hưởng hàng đầu đến quá trìnhphát triển nuôi cá tra nhất là đối với phương thức nuôi bán thâm canh và thâmcanh vốn đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về nghề và phải có đủ trình độ để
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào từng khâu trong quá trình nuôi Mặc khác,sản lượng của ngành nuôi cá tra chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên,khí hậu, nguồn nước, đất đai, thổ nhưỡng; do đó nguồn nhân lực chất lượngcao sẽ đóng góp vai trò quan trọng quyết định năng suất nuôi Do đó, công tácđào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động lành nghề, có kiến thức đápứng được nhu cầu về lĩnh vực nuôi cá tra là vấn đề đặc ra cho các cấp quản lýđịa phương muốn duy trì và phát triển bền vững ngành nuôi trồng cá tra
1.2.3 Trình độ kỹ thuật và công nghệ nuôi cá tra
Nuôi cá tra đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao Đây là nhân tố quyếtđịnh tới sản lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm cá tra nuôi Trình độ kỹthuật và công nghệ cao sẽ hạn chế những tác hại của tự nhiên tránh được dịchbệnh bảo đảm được năng suất chất lượng sản phẩm và cuối cùng là sản lượng.Nếu duy trì được sản lượng bảo đảm cho quá trình sản sản xuất không ngừngtái sản xuất theo chiều rộng nhờ không ngừng được tích lũy Trình độ kỹ thuật
và công nghệ nuôi cá tra thể hiện qua các khâu như:
Trang 16- Trình độ kỹ thuật và công nghệ bảo đảm về con giống;
- Trình độ kỹ thuật trong khâu chuẩn bị nuôi cá;
- Trình độ kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh;
- Trình độ kỹ thuật sản xuất và bảo quản thức ăn;
- Thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Trình độ kỹ thuật và công nghệ nuôi cá tra phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhau như sự hiểu biết và trình độ của người nuôi, khả năng và mức độđầu tư của người nuôi, những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường và chínhsách hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng của các cơ quan chính phủ…Tiêu chí phản ánh:
- Tổng diện tích và mức tăng diện tích nuôi cá tra;
- Tổng lượng vốn và mức tăng vốn cho nuôi cá tra;
- Tổng lượng lao động và mức tăng lao động trong nuôi cá tra;
- Tỷ lệ nuôi cá tra bằng giống mới hay cải tiến;
- Tỷ lệ diện tích nuôi có hệ thống thủy lợi đủ tiêu chuẩn;
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất đảm bảo kỹ thuật và quy trình nuôi
1.2.4 Hoàn thiện tổ chức tốt sản xuất
Tổ chức sản xuất theo mô hình nào quyết định mức sản lượng đầu ra hayquy mô sản xuất nông nghiệp Các mô hình phát triển nông nghiệp đặc biệt là
mô hình của Todaro (1990) đã chỉ ra rằng quá trình này gắn với quá trình thayđổi tổ chức sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc của hộ gia đìnhchuyển dần tới mô hình trang trại chuyên môn hóa cao Các trang trại pháttriển sẽ xuất hiện nhu cầu hợp tác với nhau và mô hình HTX sẽ được áp dụng.Phát triển nông nghiệp cũng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu Việt Nam, cácnghiên cứu này cũng cho rằng phát triển nông nghiệp thể hiện nhiều khía cạnhkhác nhau Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập tới, ở Việt Namnhững đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp đã trở thành cú hích phát
Trang 17triển Nguyễn Sinh Cúc, Trần Đức (1998) và Đặng Kim Sơn (2008), Bùi Quang Bình (2006) khẳng định nên sử dụng mô hình kinh tế trang trại và thực
hiện dồn điền đổi thửa mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sảnxuất cây hồ tiêu trên quy mô lớn chuyên môn hóa cao Ngoài ra thu nhập củacác hộ nông dân cũng được quan tâm nghiên cứu
Tiêu chí phản ánh:
- Số lượng hộ và tỷ lệ hộ sản xuất theo mô hình gia đình
- Số lượng và tỷ lệ hộ sản xuất liên kết sản xuất;
- Số lượng và tỷ lệ trạng trại nuôi cá tra
1.2.5 Mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi cá tra
Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới nuôi cá tra Nuôi cátra càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và côngnghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và
có hiệu quả kinh tế Phát triển nuôi cá tra phải dựa vào tiến bộ khoa họccông nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài cá tra, kỹ thuật
và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹthuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cá tra nuôi Vì vậy việc ứng dụng vàchuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi cá tra luôn lànhững yêu cầu bức thiết
Tiêu chí phản ánh:
- Số lượng và mức tăng các dịch vụ đầu vào cho nuôi cá tra;
- Số lượng và mức tăng các dịch vụ đầu ra cho cá tra;
- Số lượng và mức tăng các dịch vụ kỹ thuật và phòng chống dịchbệnh cho nuôi cá tra;
- Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ của các cơ sở nuôi cá tra
Trang 181.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA 1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiên đề cơ bản để phát triển và phân bố cá tra Cátra chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhấtđịnh Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu.Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi cá tra trên từng lãnh thổ, khả năng ápdụng các qui trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sảnlượng nuôi cá tra Bao gồm: Diện tích mặt nước, khí hậu, nguồn nước, chiềusâu,…
a Diện tích mặt nước
Thủy vực được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thếđược trong hoạt động nuôi trồng thủy sản Thủy vực là ao, hồ, sông đầm mặtnước ruộng trũng… nói chung là các loại hình mặt nước được sử dụng vàomục đích nuôi trồng thủy sản
Thủy vực là nơi cư ngụ của các loại động thực vật thủy sản và thủy vực
bị giới hạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, chất lượng không đồngđều Do đó diện tích thủy vực ( mặt nước) tác động mạnh đến hiệu quả vàviệc phát triển nuôi trồng thủy sản
b Khí hậu, nguồn nước
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là sinh vật sống chịutác động của điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, nguồn nước địa hình nơi sảnxuất Mỗi đối tượng nuôi trồng lại yêu cầu những điều kiện về khí hậu vànguồn nước khác nhau Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý đến cácyêu tố của điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đốitượng nuôi
Trang 19Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôitrồng thủy sản, nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịchbệnh cho vật nuôi.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vìvậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồngthủy sản Những tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôitrồng thủy sản như: khả năng nuôi thủy sản có thể được tiến hành quanh năm;các giống loài động vật thủy sinh rất phong phú, đa dạng và có nhiều loài cógiá trị kinh tế cao
Những tai biến thiên nhiên lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêmtrọng cho nuôi trồng thủy sản Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản có tínhbấp bênh không ổn định
Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồngthủy sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, làmtăng bất lợi cho việc nuôi tôm cua, cá… do bờ đê bị phá vỡ
Đối với nuôi trồng thủy sản, có nhiều nhân tố như: gió, nhiệt độ, khôngkhí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn… đã ảnh hưởng đến điều kiệnsống, khả năng sinh sản và di trú của đàn cá
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vậtnói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng Mỗi loài có khoảng nhiệt
độ thích ứng riêng Khả năng chóng chịu của chúng nằm trong khoảng giớihạn nhất định Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trongcác ao hồ Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loại dịchbễnh xảy ra cho các loài nuôi Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của cácloài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài độngvật gây hại
Trang 20Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi.Nếu thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chấthữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy ao,gây ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng vàphát triển thủy sản.
Đối với nghề nuôi thủy sản thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đếnsinh trưởng và phát triển của loài nuôi Khi độ mặn tăng đột ngột vượt khỏikhả năng chịu đựng làm cho cá bị sốc và chậm lớn
- Nguồn nước: Có thể nói nguồn nước là một yếu tố quyết định đến
thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản
Tính chất mặt nước còn quyết định tới yếu tố giống loài thủy sản đượcnuôi trồng Bởi vì mỗi một giống loài thủy sản đều có những đặc điểm sinh
lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng mà không phải môi trườngnước nào cũng tồn tại được Môi trường nước được phân thành 3 loại: nướcngọt, nước mặn, nước lợ Đối với mỗi loài mặt nước có một đối tượng nuôitrồng phù hợp
Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản yêu cầu về chất lượng khánghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxy tan trongnước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độctrong nước thấp hoặc không có (thuốc bảo vệ thực vật, H2S…) để sử dụngnguồn nước mặt cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bềnvững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng…làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chấtlượng môi trường nước
Trang 211.3.2 Tình hình KT-XH của địa phương
Các yếu tố xã hội như các yếu tố dân cư, lao động, chính sách về quyhoạch, chính vốn đầu, các chính sách khuyến nông khuyên ngư của địaphương cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi cá tra
Nuôi cá tra mang đặc điểm vùng rõ rệt Mỗi vùng có những đặc điểm về
xã hội khác nhau vì vậy nó chi phối hoạt động nuôi cá tra từng vùng
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nuôi cá tra ở hai mặtvừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản Bất kể mộtngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục vụnhu cầu tiêu dung Và nghề nuôi cá tra cũng thế, muốn tạo ra các sản phẩm cátra thì phải có lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất trong nuôi cá tra ở đây
là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôi cá tra Họ vừa là lựclượng sản xuất vừa là tiêu thụ sản phẩm cá tra
Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi cá tra.Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi thôngqua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng Nếu lao động có trình độ kỹ thuật cao thì
sẽ thúc đẩy nuôi cá tra phát triển
Dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tếtrong đó có nuôi cá tra Đồng thời dân số cũng là lực lượng tiêu thụ sản phẩm
cá tra
1.3.3 Khả năng về vốn
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi cá tra (không tínhđến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi để tạo ratổng số đầu ra của quá trình sản xuất Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuấtđược coi là yếu tố quan trọng của quá trình nuôi Nuôi cá tra là nghề sản xuấtyêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn, vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực
Trang 22sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, gópphần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khichủ hộ mở rộng quy mô nuôi Năng suất, chất lượng sản phẩm cá tra nuôitrồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức quản lý sảnxuất nuôi trồng theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật
1.3.4 Trình độ người nuôi cá tra
Chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình pháttriển nuôi cá tra Lao động trong nuôi cá tra đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuậtnuôi trồng, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi cá theo nhữnghình thức và quy mô nhất định Do đặc điểm của nuôi cá tra chủ yếu là đơn vịkinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân và tập thể nên lao động trong nuôitrồng thuỷ sản rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn Vì vậycông tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động cho nuôi cá tra là vấn
đề đặc biệt cần quan tâm
1.3.5 Sự phát triển của hệ thống dịch vụ
Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới nuôi cá tra Nuôi cátra càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệtiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệuquả kinh tế Phát triển nuôi cá tra phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệsinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thuỷ sản, kỹ thuật và côngnghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi
và phòng trừ dịch bệnh cho cá tra nuôi Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giaocác tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi cá tra luôn là những yêu cầu bứcthiết
Nuôi cá tra hiện nay chủ yếu là nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh,
có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của khoa học công nghệ vào nuôi cá Vì vậyviệc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính kỹ thuật của từng loại thuỷ sản là một trong
Trang 23những yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷsản.
1.3.6 Thị trường sản phẩm
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào cho sản xuất và thịtrường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tuy nhiên đối với nuôi cá tra thị trường tiêuthụ đóng vai trò quyết định Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô,
cơ cấu nuôi cá tra Người nuôi cá tra luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thịtrường để điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh nuôi cá tra cho phù hợp,nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường Vì vậy, việc nghiên cứutìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho sản phẩm cá tra luôn
là đòi hỏi mà những nhà kinh doanh nuôi cá tra phải quan tâm
Ngoài ra yếu tố chính sách cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến quy
mô cũng như chất lượng của nghề nuôi cá tra Các chính sách luôn là đòn bẩycho sự phát triển Phát triển nuôi cá tra phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sáchtrong đó chính sách đất đai là quan trọng nhất Đồng thời phải hình thànhđồng bộ chính sách tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm và nhiều chính sáchkhác Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là vấn đề mà người nuôi
cá tra đòi hỏi đối với các cấp, các ngành và các địa phương
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩyhoặc kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi cá tra
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH TRÀ VINH
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH TRÀ VINH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
SỰ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Trà Vinh là tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long,
bao gồm 08 đơn vị hành chính cấp huyện (Tp Trà Vinh và 7 huyện, diện tích
tự nhiên 2.292,82 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người, chiếm 5,8% diện tích
và 6,1% dân số ĐBSCL, có 65 km bờ biển, nằm giữa 2 sông lớn là sông Hậu
và Cổ Chiên, 2 tuyến sông này ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi đắp phù sacòn là tuyến giao thông thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh với trungtâm các tỉnh ở ĐBSCL, kết hợp với mở mang hệ thống giao thông đường bộ,tạo lợi thế cho mở rộng giao lưu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế với thế mạnh
về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ
- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với
sự chi phối về vị trí địa lý về vị trí địa lý và địa hình, khí hậu ở Trà Vinh rấtthuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vậtnuôi, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định
- Mưa: Tình hình mưa có liên quan đến gió mùa Tây Nam, sự hình thành
và hoạt động của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và bão biển Đông Vì vậy, lượngmưa hàng năm (lượng mưa lớn nhất so với năm nhỏ nhất) ở khu vực này biếnđộng khá lớn, tại Trà Vinh 634 mm, sự biến động lượng mưa ảnh hưởng lớncho sản xuất
Trang 25Số ngày mưa trung bình năm khá cao, đạt từ 103-127 ngày, tại Trà Vinhđạt 103 ngày Theo tài liệu đo mưa của trạm Trà Vinh lưu vực nằm trongvùng có lượng mưa trung bình của tỉnh Trà Vinh (từ 1500-1800mm) Lượngmưa giảm dần từ phía biển vào, tổng lượng mưa khoảng 1600mm, mưa tậptrung vào các tháng (5-11) chiếm 90% lượng mưa cả năm, tháng 1, 2 hầu nhưkhông mưa, tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (228mm), ngày có lượng mưa lớnnhất đạt 114,5mm.
Đặc điểm mùa mưa: Tại vùng nuôi có chế độ gió mùa, một mùa mưa vàmột mùa nắng tương phản sâu sắc trong năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11,trùng với hoạt động gió mùa Tây Nam, mùa khô tháng 12 đến tháng 5 nămsau, trùng với gió mùa Đông-Bắc, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 90%lượng mưa cả năm
Đặc điểm mưa tháng: Tình hình mưa tháng không những liên quan đếnchế độ gió mùa, mà còn có liên quan với áp thấp nhiệt đới và bão hình thành
ở biển Đông, lượng mưa tăng dần từ tháng 5 (150mm và trung bình 12-13ngày có mưa), đạt đỉnh nhất vào tháng 6 (lượng mưa từ 190-250mm, với sốngày mưa từ 13-16 ngày), sau đó giảm chút ít vào tháng 7, tháng 8, tiếp theolượng mưa tăng nhanh và đạt giá trị cao nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10, trùngvới thời kỳ hoạt động của áp thấp nhiệt đới và bảo biển Đông, lượng mưatrung bình max 253mm, số ngày mưa trung bình 16-21 ngày, sang tháng 11lượng mưa giảm nhiều còn khoảng nửa lượng mưa của tháng 10 (trên dưới100mm) với số ngày mưa 8-11 ngày
Đặc điểm các nhóm ngày mưa lớn: Các tháng trong mùa mưa đặc điểm
có những nhóm ngày mưa lớn, thường xảy ra đầu tháng 5, giữa mùa mưatháng 7-8, và cuối mùa mưa tháng 10, kết hợp với áp thấp nhiệt đới và bảobiển Đông làm tan độ ngập lụt vào thời kỳ lũ lớn (tháng 9-10) Sự biến độngbất thường của áp thấp và bảo biển Đông không những xảy ra đầu mùa mưa,
Trang 26giữa mùa mưa, cuối mùa mưa làm tăng lớp nước đệm đầu mùa mưa và tăng
độ sâu ngập lụt vào thời kỳ lũ lớn (9-10), góp phần làm tăng mực nước vùngcửa sông Cổ Chiên (tại Trà Vinh 1,97m) cao hơn mực nước cao nhất nhiềunăm cùng thời kỳ khoảng 21 cm
Mưa lớn không những xảy ra đồng thời trong vùng còn xảy ra liên tụctrong một số ngày, mưa 5 ngày nhiều nhất
Mưa với tình hình hạn hán: Với mùa khô kéo dài 5 tháng (tháng 12-4)với tổng lượng mưa chiếm 10% lượng mưa cả năm, các tháng mùa khô đềunhỏ hơn lượng bốc hơi trung bình nhiều thời kỳ, đồng ruộng trở nên khô hạn.Mặt khác do sự biến động của mưa nên ngay cả các tháng trong mùamưa cũng có hoặc nhiều thời kỳ không mưa hoặc lượng mưa rất ít kéo dài,xảy ra trên diện rộng sinh ra hạn Bà Chằn là trở ngại lớn nhất cho sản xuấtnông nghiệp của tỉnh
- Độ ẩm không khí: Chế độ độ ẩm có liên quan mật thiết đến chế độ mưa
và gió mùa quyết định Độ ẩm bình quân năm chiếm 84-85%, trong tháng 9-10 độ ẩm đạt cao nhất, độ ẩm trung bình đạt cao nhất 89-90%, tháng 3-4-5
8-độ ẩm trung bình đạt thấp nhất 78-79%
- Nhiệt độ không khí: Khu vực nằm ở vị trí vĩ độ thấp, chịu ảnh hưởngcủa khí hậu nhiệt đới gió mùa, hơn nữa giáp với biển Đông, nên nhiệt độkhông khí cao, ít thay đổi trong năm
Nhiệt độ bình quân năm 26,6ºC-28,7ºC
Nhiệt độ bình quân tháng thay đổi từ 25,4ºC-28,4ºC
Tháng 4 là tháng nóng nhất, nhiệt độ bình quân từ 28,2-28,4ºC, tháng 1
là tháng lạnh nhất nhiệt độ bình quân từ 25-25,5ºC
- Đặc điểm nắng: Vùng nuôi nằm trong khu vực có số giờ nắng trungbình khá cao, bình quân cả năm từ 7,5-7,7 giờ/ngày Số giờ nắng trung bìnhnhiều nhất ở các tháng 2-3 (9-10 giờ/ngày) Số giờ nắng ít nhất vào tháng 8
Trang 27(7-8 giờ/ngày), số giờ nắng trong ngày nhiều là đặc điểm thuận lợi cho câytrồng sinh trưởng và phát triển.
Lượng bức xạ trung bình tương đối lớn từ 385-448 cal/km2/ngày tậptrung chủ yếu từ 8 giờ-16 giờ trong ngày
- Gió: Khu vực chịu ảnh chế độ gió mùa, trong năm có 2 mùa gió: giómùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 5đến tháng 10)
Gió mùa Đông Bắc với thành phần chính là gió hướng Đông chiếm 70% số lần xuất hiện trong tháng Tốc độ gió trong tháng lớn nhất thay đổi từ1,8-2,3 m/s, tốc độ gió tức thời lớn nhất 21,00 m/s
50-Gió mùa Tây Nam với thành phần chính là gió hướng Tây chiếm 50% số lần xuất hiện trong tháng Tốc độ gió trong tháng lớn nhất thay đổi từ1,8 m/s, tốc độ gió tức thời lớn nhất từ 24-30 m/s
40-2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trà Vinh thời kỳ 2006-2012 tăng tươngđối nhanh trung bình khoảng 12% năm và quy mô không ngừng mở rộng.Nhưng ngành nông nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhất khoảng3% năm và thấp hơn mức chung và chịu ảnh hưởng dài bởi những cú sốc củakinh tế suy thoái, còn 02 ngành còn lại có mức tăng trưởng trên mức chung vàquyết định tăng trưởng Có thể khẳng định rằng tăng trưởng nhanh ngànhcông nghiệp và ổn định trong dài hạn mới bảo đảm và thúc đẩy cho sự tăngtrưởng ổn định và bền vững của các ngành khác
Xu hướng dài hạn của tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đường xuhướng thay đổi của tỷ lệ tăng GDP và GDP/ng của nền kinh tế Xu hướng đilên thời kỳ 2006-2012 của thu nhập trên đầu người (GDP/ng) cũng khá rõ.GDP/ng vẫn gia tăng từ mức 4,98 triệu năm 2006 lên 9,33 triệu đồng năm
Trang 282012 Đây chính là sự gia tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ Mức thu nhậpnày thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam.
Sự phát triển kinh tế của Trà Vinh thời kỳ qua chủ yếu dựa vào khai tháccác yếu tố theo chiều rộng, các nhân tố này chiếm tỷ trọng hơn 90% đóng gópvào tăng trưởng, tăng trưởng chưa khai thác các yếu tố theo chiều sâu Nếutiếp tục duy trì khai thác các yếu tố này, không chú trọng khai thác các yếu tốtheo chiều sâu thì tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ gặp rất khó khăn, nền kinh tế
sẽ ngày càng bị tụt hậu so với các tỉnh Vì vậy, cần coi trọng khai thác các yếu
tố tổng hợp này để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Mức độ cải thiện điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân: tỷ
lệ giường bệnh trên vạn dân tăng dần lên từ 13,37 năm 2006 lên 16,20 năm
2012 (+2,83 giường), thông qua việc tỉnh đã mở rộng và đưa một số trung tâm
y tế mới vào hoạt động Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào sốlượng, chất lượng và phân bố đội ngũ thầy thuốc Số bác sỹ trên vạn dân đãtăng liên tục từ 3,77 bác sỹ/vạn dân năm 2006 lên 5 bác sỹ/vạn dân năm 2012.Đây là mức còn thấp đứng thứ 5/13 so với các tỉnh đồng bằng sông CửuLong Nhờ đó tỷ lệ số xã có bác sỹ đã tăng nhanh chóng, đến nay có tới 100%
xã có bác sỹ và 100% xã có nữ hộ sinh Chất lượng dân số đã tăng lên khi tỷ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 25,5% còn 16,5%, tỷ lệ trẻ emdưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ liều đạt mức 100%
Quy mô giáo dục đào tạo được mở rộng khi số lượng học sinh và họcviên sinh viên tăng liên tục thời kỳ 2006-2011 Chất lượng giáo dục đào tạocũng nâng cao trong thời gian đó Dù là một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
nhưng tỷ lệ học sinh vào lớp 1 là 99,9% là nỗ lực lớn mà ngay các tỉnh đồng
bằng cũng khó đạt được Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo là gần68,4% là điểm đáng chú ý, vì trẻ em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng
Trang 29dân tộc Khmer nghèo gia đình không có điều kiện và ít được quan tâm để đưacác cháu đến lớp.
2.1.3 Các chính sách phát triển nuôi cá tra
a Về qui hoạch nuôi cá tra tại Trà Vinh
Tỉnh Trà Vinh đã quan tâm tới công tác quy hoạch nuôi cá tra xuất phát
từ những lợi thế tự nhiên và kinh tế xã hội trong phát triển ngành này Quyhoạch nuôi cá tra từ nay đến 2015 đã xác định vùng chăn nuôi tập trung ở 5huyện của tỉnh là Càng Long, Châu Thành, Tp Trà Vinh, Tiển Cần và Cầu Kè
và một số vùng phụ cận có điều kiện Trong đó tập trung lớn nhất là HuyệnCàng Long khoảng 40,22 % và Tp Trà Vinh gần 20% diện tích và sản lượng Với quy hoạch như vậy tỉnh đã chủ trương bố trí về diện tích đất cùngvới các chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong khu vực này như chínhsách vốn, phát triển công nghiệp chế biến, hệ thống khuyến ngư và đào tạonuôi trồng
Tuy nhiên công tác này trong thực tế cũng phát sinh nhiều vấn đề nhưviệc quản lý quy hoạch gặp không ít khó khăn khi thị trường biến động lớn,
sự phát triển khá chậm của hệ thống chế biến sản phẩm Đặc biệt là chi phí và
hệ thống cung cấp đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường do các công tynước ngoài chi phối mà thường có những biến động khiến cho việc phát triểnkhó khăn Ngoài ra việc phát triển nuôi trồng mang tính tự phát trong nhiềumặt đã phá vỡ quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển Phân bổ nguồn lựccho sản xuất không hợp lý do thiếu định hướng chung nên nhiều hướng pháttriển thiếu nguồn lực đã không phát triển được như phát triển thiếu hạ tầnggiao thông, chăn nuôi thiếu vốn…
Từ tình hình thực tế sản xuất cá tra tại vùng nuôi, quy hoạch tổng thểphát triển KT-XH tỉnh Trà Vình, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh,
Sở NN và PTNT tỉnh đã quy hoạch phát triển vùng nuôi cá tra cho tới năm
Trang 302015 và 2020 Với quy hoạch này diện tích tăng bình quân 10,7% năm tronggiai đoạn 2011-2015 và 7% giai đoạn 2016-2020 Tương tự sản lượng sẽ tăngdần 10% và 3% trong hai giai đoạn tương ứng
b Chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Giai đoạn 2010- 2020, tỉnh đã định hướng tập trung phát triển ngànhnuôi trồng thủy sản để khai thác thế mạnh của tỉnh
Kết quả phân tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương
đã chỉ ra xu hướng và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nôngnghiệp là chậm và không rõ xu hướng cũng như kém hiệu quả
Việc định hướng chuyển dịch cơ cấu trong chính sách của địa phương dovậy đã bộc lộ những vấn đề cần phải xem xét và có sự điều chỉnh như sau:
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang nặng tư tưởng tựcấp tự túc trong điều kiện kinh tế thị trường là không phù hợp;
- Chưa dựa vào tiềm năng thế mạnh của địa phương để định hướngchuyển dịch;
- Chưa dựa vào kết quả phân tích tình hình thực tế phát triển của mỗingành để định hướng chuyển dịch;
- Không căn cứ vào nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu và không đủnguồn lực để thực hiện
- Những diễn biến của thị trường để hoạch định
c Cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chăn nuôi cá tra
Bộ máy hành chính của tỉnh và ngành nông nghiệp trong những năm quahoạt động như một cơ quan hành chính đơn thuần chứ chưa phải là một tổchức cung cấp dịch vụ công cho khách hàng Các thủ tục hành chính có thờihạn hoàn thành rất dài gây tốn kém về chi phí và thời gian
Trang 31Ví dụ hoàn thành cấp chủ quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân với đấtnông nghiệp và khoảng 2 tới 3 tháng Điều này khiến nhiều tổ chức và hộ giađình nản lòng khi kinh doanh nuôi cá tra
Việc triển khai các quyết định hành chính cũng như hoạt động của bộmáy hành chính công rất chậm và trì trệ Mỗi chủ trương quyết định từ tỉnhtới các địa phương tốn nhiều thơi gian để triển khai, hay không thể triển khai
do vậy mà hiệu lực và hiệu quả của các quyết định quản lý nhà nước rất kém Nguyên nhân của tình trạng này có mấy lý do:
- Việc cải cách này chưa được thực hiện dựa trên một quy trình đượchoạch định chặt chẽ bảo đảm các nguồn lực và tổ chức thực hiện
- Nhận thức về dịch vụ hành chính công tầm quan trọng phải cải cáchhành chính chưa đúng từ lãnh đạo tới các cơ quan chức năng trong đó ngành
NN và PTNT cũng như phòng Tài nguyên môi trường;
- Hiệu quả hoạt động cải cách hành chính chưa cao, thủ tục rườm rà vàphương thức hoạt động kém hiệu quả, việc triển khai cải cách hành chính theotinh thần của chính phủ rất chậm; đặc biệt là hoạt động của ngành NN vàPTNT, hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp ởhuyện
- Tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức chưa cao, trình độ chuyênmôn hạn chế nhất là khả năng tin học, việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ côngchức viên chức thiếu nguồn lực và chưa được quan tâm đúng mức
- Thu nhập của đội ngũ này khá thấp và họ phải sống dựa vào các hoạtđộng kinh tế phụ của gia đình;
Tuy nhiên, để cải cách hành chính thực hiện thành công góp phần cùngvới các chính sách và biện pháp khác thúc đẩy nông nghiệp phát triển Điều
đó cũng có nghĩa là cải cách hành chính phải đồng bộ với các chính sách vàgiải pháp khác như chính sách tài chính, chính sách đầu tư …
Trang 322.1.4 Tình hình thị trường sản phẩm cá tra
Trong những năm gần đây, khác với thị trường nhiều loại hàng hóa thựcphẩm khác, thị trường thủy sản thế giới có xu hướng tăng trưởng mạnh, đadạng và phong phú về chủng loại sản phẩm Thủy sản trong đó có Cá Tra đãtrở thành mặt hàng chủ lực được nhập khẩu vào nhiều thị trường lớn như: Mỹ,
EU, Trung Đông, Singapore
- Hệ thống thu mua cá tra ở tỉnh vẫn theo phương thức truyền thống chưaliên kết được với người nuôi để cân đối lượng nuôi cá và khả năng chế biếnxuất khẩu của nhà máy, đây thực sự là thách thức lớn với sự phát triển
- Trước đây, phương thức mua bán giữa nhà máy, người thu mua cá giaocho nhà máy và người nuôi cá diễn ra như việc đi chợ mua hàng, thường diễn
ra việc có cá nguyên liệu nhiều thì người mua ép giá, ngược lại khi khan hiếm
cá nguyên liệu thì người nuôi đòi giá cao, việc này diễn ra thường xuyên.Cách mua bán như trên dẫn đến nhiều nhược điểm như sản xuất không có kếhoạch, chất lượng cá không đạt về màu sắc và kích cỡ do thu hoạch khôngđúng thời gian, chất lượng sản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng thấp
- Từ 2008 đến nay, tỉnh Trà Vinh có 2 công ty thu mua cá tra chế biếnxuất khẩu là Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh (48.000 tấn cá nguyênliệu/năm), Công ty sài Gòn – Mê Kông Trà Vinh (24.000 tấn cá nguyênliệu/năm) và các công ty lân cận tỉnh Trà Vinh Các công ty này đã mua hết cánuôi trong tỉnh đạt 20.263 tấn trong năm 2012 Đặc biệt, Công ty Nông sảnthực phẩm Trà Vinh tổ chức đầu tư thức ăn liên kết với hộ nuôi, hỗ trợ kỹthuật nuôi cá tra đạt chất lượng xuất khẩu để thu mua hết cá thương phẩm vềchế biến các mặt hàng xuất khẩu, hàng năm trên 8.000 tấn cá
- Hình thức liên kết nhằm có lợi cho hai bên: hộ nuôi cá phải có đượcđiều kiện ao, cá giống đang thả nuôi khõe mạnh; bên nhà máy đầu tư thức ăn
và chuyển giao kỹ thuật nuôi, tổ chức thu hoạch cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Trang 33và kế hoạch Phương thức này tạo được việc chủ động theo kế hoạch sản xuấtcủa nhà máy, đảm bảo yêu cầu chất lượng cá xuất khẩu, người dân được đầu
tư vốn và bán cá không bị ép giá Đây là những ưu điểm của việc liên kết nuôi
cá trong thời gian gần đây
- Năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng cá tra trong bốicảnh kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi bất ổn của kinh tế thếgiới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, suy thoáitrong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thấtnghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này đang tiếp diễn Hoạt động sảnxuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biếnphức tạp
- Trong nước, chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kềm chế lạmphát làm cho cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn; lãi suất tín dụng tăngcao doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất gặp khó khăn Ngoài ra, thiên tai,dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường
- Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đếnhoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong nước Thị trườngtiêu thụ sản phẩm thủy sản bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, giá cả giảmsâu Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thủysản phải thu hẹp sản xuất
2.1.5 Tình hình cơ sở hạ tầng nuôi cá tra ở Trà Vinh
Điều kiện tự nhiên tại Trà Vinh là gần biển, nằm giữa 2 sông lớn là sôngHậu và sông Tiền, ngày đêm có nước dâng cao và hạ thấp xuống (nước ròng
và nước lớn), phù sa nhiều … phù hợp nuôi cá trong ao đất, không đủ dòngchảy mạnh về một hướng để nuôi cá lồng bè … Hệ thống sông chằn chịt nênthuận lợi cho việc nuôi cá ao đất ven sông Hậu và sông Tiền, thuận lợi đường
Trang 34sông cho việc vận chuyển đánh bắt cá tra, vốn là loại cá phải chuyển bằng gheđụt chở nước để cho cá sống được đến nhà máy chế biến.
Hiện nay, Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh đi đầu trong việc đầu
tư xây dựng các vùng nuôi cá tra chuyên canh đạt chuẩn quốc tế tại các vùngđất cồn Thủy Tiên, cồn Long Trị, cồn Cò trên sông Cổ Chiên cạnh TP TràVinh, tổng diện tích khi khai thác hết trên 200 ha, nuôi cá kết hợp mô hình dulịch sinh thái … doanh nghiệp đã chủ động đầu tư từ cơ sở hạ tầng, điện khichưa có chính sách ưu đãi của tỉnh
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở TRÀ VINH
2.2.1 Tình hình gia tăng sản lượng và bảo đảm cơ cấu nuôi trồng hợp lý cá tra
Hãy xem xét tình hình phát triển của ngành thủy sản nói chung thôngquan các mặt sau đây Trước hết là tình hình phát triển sản xuất chung và vịthế so với giá trị sản xuất chung như hình dưới
Hình 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp và ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Cục thống kê Trà Vinh)
Trang 35Như vậy sản xuất thủy sản nói chung tuy có tăng về quy mô giá trịnhưng dường như chậm hơn các ngành sản xuất khác nên tỷ trọng không thayđổi nhiều Điều này cũng cho thấy tỉnh đã không khai thác được thế mạnh củamình về điều kiện tự nhiên để phát triển thủy sản
Hình 2.2: Sản lượng thủy sản và sản lượng các ngành chính trong thủy
sản tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Cục thống kê Trà Vinh )
Trong sản xuất thủy sản dường như khai thác và nuôi trồng có tỷ tronggần như nhau tuy nuôi trồng có nhỉnh hơn một chút nhưng do tăng trưởngchậm nhưng năm gần đây nên sản lượng nuôi trồng có sản lượng không thayđổi nhiều Điều này cũng đúng như nhận định đã đưa ra ở trên
Trong ngành nuôi trồng, nuôi cá chiếm một sản lượng khá lớn trongkhoảng 54-55 ngàn tấn năm Rõ ràng tăng trưởng nuôi cá không tăng đã ảnh
Trang 36hưởng lớn tới sự phát triển của nuôi trồng thủy sản Hay nói cách khác ngànhnuôi trồng cá có vai trò to lớn tới sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sảnnói riêng và ngành thủy sản nói chung
Tình hình gia tăng sản lượng cá tra
Hình 2.3: Tình hình quy mô nuôi cá tra và cơ cấu ngành nuôi cá tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Cục thống kê Trà Vinh )
Hình 2.3 cho thấy sản lượng cá tra tăng dần tuy không đều trong nhữngnăm qua nhưng tỷ trọng của sản lượng cá tra đã tăng nhanh trong những nămqua từ 19,7% năm 2007 đã tăng lên 53% năm 2011 và giảm xuống còn hơn37,3% năm 2012
Để đánh giá chính xác hơn chúng ta sẽ xem xét tình hình tăng trưởngnuôi cá tra của tỉnh thông qua các chỉ tiêu cơ bản như sản lượng diện tích và
số nhà sản xuất
Hình 2.4 cho thấy sản lượng cá tra tăng từ 9,4 ngàn tấn năm 2006 đãtăng dần lên 28,6 ngàn tấn năm 2011 sau đó giảm dần còn hơn 20 ngàn tấnnăm 2012 Do đó tỷ lệ tăng trưởng sản lượng cũng biến thiên rất lớn, nămthấp nhất 2012 chỉ tăng – 29% và năm 2011 cao nhất là 77%
Trang 37Nhìn vào tăng trưởng diện tích cho thấy chi tiêu này tăng đều hơn, năm
2006 tổng diện tích mới chỉ có 53 ha thì năm 2012 đã là 135 ha Với tốc độtăng trưởng khá nhanh trung bình là 16% nhưng xu hướng cũng không ổnđịnh như trên
Hình 2.4 Tăng trưởng nuôi cá tra của tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Cục thống kê Trà Vinh ) Hình 2.5 Tình hình số hộ nuôi cá tra và sản lượng bình quân ở tỉnh Trà Vinh
Trang 38(Nguồn: Cục thống kê Trà Vinh )
Hình 2.5 cho thấy số hộ tham gia nuôi cá tra giảm dần và ổn định ở trên
100 hộ Và dường như nuôi cá tra đang quá trình tăng dần quy mô sản xuấtcủa từng hộ vì diện tích nuôi đang tăng nhưng số hộ nuôi giảm và ổn định.Đây là điều đáng mừng vì đang diễn ra quá trình tích tụ sản xuất để đưa nuôitrồng với quy mô lớn dần, chỉ có như vậy mới có thể chuyên môn hóa sảnxuất và nâng cao kỹ thuật
Hình 2.6 Tình hình phân bố nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2012
(Nguồn: Cục thống kê Trà Vinh )
Hình 2.6 cho thấy phân bố nuôi cá tra chủ yếu tập trung ở 5 địa phươngchứ không phải toàn tỉnh Về số hộ nuôi cá tra thị huyện Tiểu Cần có số hộ
Trang 39nhiều nhất nhưng quy mô diện tích nuôi thì cơ sở nuôi tại huyện Châu Thành
và Thành phố Trà Vinh lớn nhất Tình hình này cho thấy việc phát triển nuôitrồng tập trung ở các địa phương này nhưng sẽ rất khó khăn vì sự phân tán số
hộ sản xuất và quy mô sản xuất Từ đó đòi hỏi tỉnh phải có công tác quyhoạch phát triển tốt hơn
Hình 2.7 Năng suất nuôi cá tra ở Trà Vinh
(Nguồn: Cục thống kê Trà Vinh)
Hình 2.7 cho thấy năng suất nuôi cá tra của tỉnh Trà Vinh thấp nhất là
150 tấn/ha năm 2012 và cao nhất là 234 tấn/ha năm 2011 Nghĩa là năng suấtbiến động khá lớn Ngoài ra năng suất này khá thấp so với năng suất nuôithâm canh cá tra hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long là 300 tấn/ha Nghĩa
là tiềm năng năng suất còn cao
Ngoài ra năng suất của các hộ nuôi cá tra khá thấp, điều này là do quy mô sản xuất khá nhỏ của các hộ nên chưa tận dụng được tính kinh tế về quy mô
2.2.2 Tình hình gia tăng nguồn lực cho nuôi cá tra ở Trà Vinh
- Về vốn cho nuôi cá tra
Bảng 2.1: Tình hình nhu cầu vốn nuôi cá tra từ năm 2007-2012
STT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2010 2011 2012
Trang 401 Diện tích mặt nước Ha 53 83 122 135
2 Sản lượng Tấn 9.483 16.148 28.623 20.263
3 Vốn đầu tư 171.538 405.810 633.460 523.418
3.1 Vốn XDCB Tr.đ 53.000 82.850 61.000 67.500 3.2 Vốn lưu động Tr.đ
118.53 8
322.96 0
572.46 0
455.91 8
4 Nguồn vốn 171.538 405.810 633.460 523.418
4.1 Vốn tự có Tr.đ 68.615
121.74 3
190.03 8
157.02 5 4.2 Vốn vay Ngân hàng Tr.đ 85.769
121.74 3
126.69
2 52.342 4.3 Vốn từ nguồn khác Tr.đ 17.154
162.32 4
316.73 0
314.05 1
5 Nhu cầu vốn thực tế 171.538 405.810 633.460 523.418
5.1 Vốn tự có Tr.đ 68.615
121.74 3
190.03 8
157.02 5 5.2
Khả năng cung cấp
vốn của NH Tr.đ 85.769
121.74 3
126.69
2 52.342 5.3 Thiếu vốn Tr.đ 17.154
162.32 4
316.73 0
314.05 1 (Nguồn: Hiệp hội thủy sản Trà Vinh)
- Hiện nay, việc tiếp cận nguồn vốn vay nuôi cá từ các ngân hàng thì rấtkhó vì các ngân hàng đánh giá ngành nuôi tiềm ẩn nhiều rũi ro, tài sản chính
là cá sống trong ao nuôi, các tài sản cố định thế chấp không đủ cho chi phíthức ăn và thuốc thủy sản nên nguồn vốn nuôi chủ yếu là vốn tự có, liên kếtvới nguồn cung cấp thức ăn Các doanh nghiệp dùng vốn vay sản xuất thức ăn
để phục vụ cho nuôi cá, lãi suất bằng mặt bằng chung nên có lợi thế trongviệc nuôi cá với sản lượng lớn
- Về lao động nuôi cá tra
Bảng 2.2 Tình hình lao động nuôi cá tra tại Trà Vinh từ năm 2007 – 2012
STT Nội dung ĐVT 2007 2010 2011 2012I