Tình hình thị trường sản phẩm cá tra

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 32 - 33)

7. Tổng quan tài liệu các nghiên cứu

2.1.4.Tình hình thị trường sản phẩm cá tra

Trong những năm gần đây, khác với thị trường nhiều loại hàng hóa thực phẩm khác, thị trường thủy sản thế giới có xu hướng tăng trưởng mạnh, đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm. Thủy sản trong đó có Cá Tra đã trở thành mặt hàng chủ lực được nhập khẩu vào nhiều thị trường lớn như: Mỹ, EU, Trung Đông, Singapore ...

- Hệ thống thu mua cá tra ở tỉnh vẫn theo phương thức truyền thống chưa liên kết được với người nuôi để cân đối lượng nuôi cá và khả năng chế biến xuất khẩu của nhà máy, đây thực sự là thách thức lớn với sự phát triển.

- Trước đây, phương thức mua bán giữa nhà máy, người thu mua cá giao cho nhà máy và người nuôi cá diễn ra như việc đi chợ mua hàng, thường diễn ra việc có cá nguyên liệu nhiều thì người mua ép giá, ngược lại khi khan hiếm cá nguyên liệu thì người nuôi đòi giá cao, việc này diễn ra thường xuyên. Cách mua bán như trên dẫn đến nhiều nhược điểm như sản xuất không có kế hoạch, chất lượng cá không đạt về màu sắc và kích cỡ do thu hoạch không đúng thời gian, chất lượng sản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng thấp.

- Từ 2008 đến nay, tỉnh Trà Vinh có 2 công ty thu mua cá tra chế biến xuất khẩu là Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh (48.000 tấn cá nguyên liệu/năm), Công ty sài Gòn – Mê Kông Trà Vinh (24.000 tấn cá nguyên liệu/năm) và các công ty lân cận tỉnh Trà Vinh. Các công ty này đã mua hết cá nuôi trong tỉnh đạt 20.263 tấn trong năm 2012. Đặc biệt, Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh tổ chức đầu tư thức ăn liên kết với hộ nuôi, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá tra đạt chất lượng xuất khẩu để thu mua hết cá thương phẩm về chế biến các mặt hàng xuất khẩu, hàng năm trên 8.000 tấn cá.

- Hình thức liên kết nhằm có lợi cho hai bên: hộ nuôi cá phải có được điều kiện ao, cá giống đang thả nuôi khõe mạnh; bên nhà máy đầu tư thức ăn và chuyển giao kỹ thuật nuôi, tổ chức thu hoạch cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

và kế hoạch. Phương thức này tạo được việc chủ động theo kế hoạch sản xuất của nhà máy, đảm bảo yêu cầu chất lượng cá xuất khẩu, người dân được đầu tư vốn và bán cá không bị ép giá. Đây là những ưu điểm của việc liên kết nuôi cá trong thời gian gần đây.

- Năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng cá tra trong bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp.

- Trong nước, chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kềm chế lạm phát làm cho cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn; lãi suất tín dụng tăng cao doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất gặp khó khăn. Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 32 - 33)