Giải pháp nâng cao trình độ của người nuôi cá

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 88 - 90)

- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên

3.2.7. Giải pháp nâng cao trình độ của người nuôi cá

Hiện nay công tác nâng cao trình độ của người nuôi cá tra chưa được tỉnh quan tâm đúng mức, người nuôi dựa vào kinh nghiệm là chính. Từ đó, việc tiếp cận kỹ thuật nuôi tiên tiến như phát triển nuôi cá sạch bệnh, đối phó được những diễn biến khí hậu, nuôi cá thân thiện với môi trường, truy xuất nguồn gốc nuôi, thực hiện kiểm soát nuôi đạt các tiêu chuẩn hệ thống quản lí chất lượng quốc tế … Trình độ của người nuôi cá ở các doanh nghiệp được đào tạo đáp ứng yêu cầu. Phần còn lại là người dân không bắt kịp yêu cầu phát triển, từ đó không nắm bắt được kiến thức mới, không đối phó được

những diễn biến khí hậu phức tạp như hiện nay. Vì vậy, những giải pháp nâng cao trình độ cho người nuôi cá tra trong thời gian tới phải tập trung để khắc phục những tồn tại trong thời gian qua.

- Đối với lực lượng làm công tác dịch vụ hỗ trợ sản xuất: hoàn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực nuôi trồng đến xã, hợp tác xã. Cần qui hoạch mở rộng hệ thống đào tạo từ các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, các trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học trong toàn ngành

- Mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi, khuyến ngư và phát triển nông thôn.

- Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất: Tăng cường hơn nữa những chương trình khuyến ngư tầm cao, ngoài hiểu biết về kỹ thuật cần phải tổ chức rộng rãi và sâu sát các lớp học về pháp luật và đào tạo hướng nghiệp cho ngư dân, tạo mọi điều kiện cho người dân vừa tham gia vừa khai thác tốt tiềm năng nguồn lợi thủy sản vừa bảo vệ phát triển môi trường, nguồn lợi thủy sản. Trung tâm khuyến ngư và các trường đào tạo của tỉnh cần phải tăng cường mở thêm những lớp huấn luyện ngắn hạn và trung hạn cho người nuôi.

- Công nhân kỹ thuật và lực lượng sản xuất chính cần phải được đào tạo cơ bản vừa thường xuyên, do các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ NTTS thường diễn ra rất nhanh. Vì vậy cần mở lớp đào tạo mới hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày trên cơ sở kết hợp với trung tâm khuyến ngư của tỉnh.

- Đối với lao động trong khâu chế biến tiêu thụ: Tổ chức đào tạo định kỳ thường xuyên kiểm tra tay nghề cho công nhân viên trong các công ty. Khuyến khích hỗ trợ kinh phí và có chế độ khen thưởng thích đáng đối với các đề tài ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến cải tiến mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh

- Hội Thủy sản Trà Vinh phối hợp cùng với các đơn vị Liên minh Hợp tác xã, Hội nông dân, Chi cục phát triển nông thôn, chi cục nuôi trồng thủy sản xúc tiến tổ chức hình thành các mô hình nuôi gắn với quản lý cộng đồng, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản, đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động. Tích cực tham gia các chương trình dự án, hình thành vùng nuôi đối tượng cá tra, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, kiểm soát tốt ô nhiễm môi trường và đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.

- Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, thực hiện chuyển giao kỹ thuật nuôi theo quy trình các tiêu chuẩn Global GAP, ASC; tuyên truyền, vận động người nuôi thực hiện nghiêm túc các qui định của Tỉnh, qui định về tiêu chuẩn ngành, đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng thức ăn, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản an toàn, đảm bảo chất lượng nguyên liệu ngày càng cao.

- Hội Thủy sản Trà Vinh phối hợp cùng Trung tâm giống Trà Vinh, các địa phương cùng các chi hội sản xuất giống cá tra để chuyển giao cho người nuôi kỹ thuật và con giống chất lượng cao, đẩy mạnh công tác xã hội hóa sản xuất giống cá tra tại địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 88 - 90)