- Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến
2.2.5. Tình hình mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi cá tra
Nghề nuôi cá tra tại Trà Vinh phát triển tự phát từ năm 2003 từ một số hộ ven sông Hậu, cá thu hoạch chủ yếu bán cho thương lái, mang tính nuôi nhỏ lẽ nên dịch vụ con giống, vận chuyển và đánh bắt chưa có phải mua dịch vụ của các vùng lân cận ngoài tỉnh. Đến những năm 2006, tỉnh chủ trương kêu gọi đầu tư ngành nuôi cá thì có 2 doanh nghiệp đủ năng lực về vốn và thị trường xuất khẩu tham gia phát triển chủ yếu nuôi trên nhánh sông Tiền tại TP Trà Vinh, hình thức nuôi chuyên canh, tiếp cận và xây dựng đạt các tiêu chuẩn nuôi cá tra xuất khẩu như Global GAP, ASC...
Tuy nhiên, đến nay việc cung cấp dịch vụ nuôi trồng thủy chưa được tỉnh quan tâm đầu tư đúng mức, người nuôi phải tìm kiếm thông tin hướng dẫn kỹ thuật qua các nhà cung cấp dịch vụ thuốc thú y, hội thảo chuyên đề ở các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp phải thường xuyên tiếp cận kỹ thuật thông qua việc mời chuyên gia từ các Viện trường về tư vấn, mở hội thảo để trao đổi kỹ thuật với khách hàng
Tình hình cung cấp con giống: hiện nay tại Trà Vinh đang thiếu con giống chất lượng cao, nguồn cung cấp chủ yếu từ tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp,... không chủ động nguồn giống nên tỷ lệ hao hụt cao, khả năng tự đề kháng và tăng trưởng kém.
Hiện nay Trung tâm giống Trà Vinh tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất giống từ các Viện, Trường và đã thành công trong việc sinh sản cá tra bột nhân tạo, năm 2012 đã sản trên 200 triệu cá bột cung cấp cho các đơn vị ương giống trong tỉnh. Ngoài ra các doanh nghiệp nuôi phải tự ương nhằm đáp ứng nhu cầu con giống của mình, nên khâu giống chưa chuyên nghiệp.
Nhà máy thức ăn thủy sản Vàm Trà Vinh của Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh đạt chuẩn CFM, công suất 30.000 tấn /năm đủ cung cấp thức ăn chất lượng cao trong tỉnh.
Trà Vinh có 44 đại lý vệ tinh cung cấp thú y thủy sản của các nhà sản xuất rãi khắp các huyện thị. Dịch vụ tư vấn thuốc thú y còn yếu.
Hiện trạng sản xuất và cung ứng thức ăn cá tra và thú y thủy sản, được kiểm soát chất lượng từ Chi cục thú y thuộc Sở NN và PTNT Trà Vinh và giá cả thức ăn được công bố trên mạng của Ngành NN PTNT nhằm kiểm soát chất lượng và giá cả khi nhản hiệu thức ăn được bán trên thị trường
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA TẠI TRÀ VINH
2.3.1. Kết quả đạt được
Tỉnh Trà Vinh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông Tiền, ven sông Hậu, trên cồn (dễ dàng trong hoạt động lấy nước và xả nước thải) cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát triển mạnh. Vị trí địa lý và môi trường thuận lợi là điểm nổi bật nhất trong việc nuôi cá, mà vượt trội hơn cả là nghề nuôi cá tra thâm canh. Nhiệm vụ của Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 là tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường công tác quản lý nhà nước và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, xử lý môi trường nuôi,… để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống thống kê, dự báo thị trường và nâng cao năng lực cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định và chất lượng, tỉnh Trà Vinh đã triển khai tập huấn nuôi cá tra-basa an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế (Global GAP, ASC, ..) cho hàng trăm hộ nuôi cá tra.
- Về diện tích nuôi: Từ năm 2007 đến nay, diện tích nuôi cá tra ở Trà Vinh tăng dần từ 53 ha lên đến năm 2012 là 135 ha
- Sản lượng thu hoạch: Diện tích nuôi tăng thì sản lượng thu hoạch phải tăng theo qua các năm, từ sản lượng 9.483 tấn ở năm 2007 thì đến năm 2012 đã tăng lên 20.263 tấn.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế:
- Tiến độ triển khai lập mới và rà soát điều chỉnh, bổ sung một số quy hoạch chi tiết lĩnh vực nuôi cá tra còn chậm nên việc xây dựng và triển khai các kế hoạch, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và phát triển nuôi cá tra cụ thể gặp khó khăn, lúng túng.
- Việc tổ chức nuôi cá tra từng lúc, từng nơi còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch, thiếu bền vững, chất lượng cá nuôi đồng đều nên hiệu quả mang lại không cao, thậm chí có nơi bị thiệt hại ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của người dân.
- Một số nơi hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chưa được đảm bảo nhưng chậm được đầu tư xây dựng, nhất là ở các vùng nuôi cá tập trung theo hình thức công nghiệp.
- Công tác xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá tra chưa nhiều và thiếu kịp thời nên chưa có sự kích thích đáng kể đối với nông dân.
- Công tác sản xuất, cung ứng cá giống cá trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, manh múng, công tác quản lý giống chưa thật sự chặt chẽ.
- DN thường giải quyết nguyên liệu của họ trước, nếu thiếu thì mới mua của hộ nuôi. Hơn nữa, dân bán cá phải bán rẻ hơn thì DN mới mua, còn cao hơn thì công ty bắt cá ao nhà. Nếu duy trì tình trạng này, khi cầu tăng lên thì khả năng nguồn cung lại thiếu hụt, lúc đó, giá cá có thể bị đẩy lên.
- Việc nuôi cá tra phải có điều kiện, mua bán phải có hợp đồng chặt chẽ, được kiểm soát chất lượng. Cùng đó, phải xây dựng giá sàn nguyên liệu, giá sàn xuất khẩu để người nuôi có lãi, DN chế biến từ đó biết phần của mình làm gì để nâng cao giá trị gia tăng tạo điều kiện phát triển nuôi cá tra tại Trà Vinh.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH TRÀ VINH
3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở TỈNH TRÀ VINH
3.1.1. Quan điểm phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh.
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 với những nội dung định hướng phát triển ngành thủy sản chủ yếu sau:
- Tập trung phát triển ngành thủy sản cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Từng bước hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ; tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là các loại hình dịch vụ trên biển để giảm chi phí sản xuất. Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi nghề đối với các tàu có công suất nhỏ hoạt động ở tuyến ven bờ.
- Mở rộng quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản ở những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh, tăng nhanh diện tích vùng nuôi trồng kết hợp. Phấn đấu mở rộng trên 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa vật nuôi như: tôm, cá, cua, nghêu, sò huyết … phát triển nhanh và bền vững diện tích nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp; tiếp tục phát triển nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa ở các vùng nước lợ thuộc lưu vực Láng Thé và Cái Hóp; nuôi cá da trơn ở lưu vực sông Cần Chông và Cầu Kè.
Trong xu thế đất nước hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế và nền kinh tế Việt Nam cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt trong ngành Nông nghiệp thì ngành thủy sản ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn. Ngành thủy sản ngày càng đóng vai trò một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nước ta. Tuy nhiên, có một vấn đề càng được quan tâm hơn nữa là phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng như thế nào để xứng đáng với tiềm năng hiện có.
Trà Vinh là một tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản rất lớn, tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa phát huy được tối đa những tiềm năng đó. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản còn ào ạt, thiếu đồng bộ…Do vậy phát triển nhanh và bền vững đây là một nhiệm vụ không đơn giản.
- Phát triển nuôi cá tra gắn với bảo vệ môi trường sinh thái chung, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, phòng chóng dịch bệnh, đảm bảo phát triển bền vững, khai thác hợp lý nguồn lợi, tiềm năng mặt nước.
- Phát triển nuôi cá tra gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích; tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển NTTS, trong đó coi trọng phát triển kinh tế hộ gia đình để tận dụng nguồn lực địa phương.
- Phát triển nuôi cá tra gắn liền với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, không ngừng nâng cao giá trị hàng hóa thủy sản bằng việc tăng tỷ trọng nuôi các đối tượng có giá trị, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và chế biến.
Phát triển bền vững và hiệu quả không chỉ là hướng đi riêng của ngành thủy sản mà là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các ngành nghề. Một khi làm được điều này nó sẽ giúp cho toàn ngành thủy sản phát triển ổn định, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân, góp
phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế trong nước bắt kịp với sự phát triển thế giới. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi toàn ngành thủy sản phải nổ lực vượt bậc, đặc biệt chú ý đến yếu tố con người trong mục tiêu phát triển của ngành quản lý, có như vậy nhận thức mới ngày càng được nâng cao và đảm bảo cho ngành thủy sản phát triển có hiệu quả và bền vững trong quá trình hội nhập.
Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng trên địa bàn Trà Vinh để phát triển nuôi cá tra bền vững phù hợp với Quy hoạch phát triển nghề nuôi cá đến 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Coi cá tra là đối tượng nuôi chủ lực, chế biến tiêu thụ cá tra là một hoạt động kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu của đất nước.
Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra theo định hướng thị trường, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng hiện đại hóa tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra phải gắn liền với việc thực hiện bảo đảm các tiêu chuẩn quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức nuôi cá, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước.
Lấy phát triển nuôi cá tra công nghiệp làm trọng tâm, huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi cá tra tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nuôi tốt (GAP) tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.1.2. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Tỉnh Trà Vinh.
- Tận dụng tối đa những lợi thế, tiềm năng về đất đai có thể đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Bám sát tận dụng tối đa các chương trình của chính phủ, sở NNPTNT có liên quan đến phát triển NTTS.
- Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ sinh học bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để sản xuất ổn định.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh, cũng như các ngành kinh tế khác để tránh xung đột tác động tiêu cực qua lại giữa các qui hoạch.
- Tăng cường công tác hướng dẫn quản lý chỉ đạo, đối với các hoạt động sản xuất cung ứng giống nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển nuôi cá tra trong vùng được qui hoạch, những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, thuận tiện giao thông thủy bộ, ưu tiên phát triển nuôi thâm canh tuyến sông lớn. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi tiến bộ như: Global GAP, ASC,…để nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu bảo vệ môi trường sinh thái.