- Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến
2.2.4. Tình hình hoàn thiện tổ chức tốt sản xuất
Các hộ dân nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát triển tự phát từ năm 2003, lúc đầu mỗi huyện chỉ có 2-3 hộ nuôi thử nghiệm. Đến năm 2006 thì phát triển thành những nhóm hộ nuôi ở huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè, nuôi theo hình thức bán thâm canh, ao nhỏ 1.000 – 3.000 m2 ở gần nhà, không
đủ vốn, chưa tiếp cận được kỹ thuật nuôi, tình hình nuôi không đạt chất lượng cá xuất khẩu, nghề nuôi cá tra lúc bấy giờ chưa ổn định.
Hiện nay các hộ dân đã được tiếp cận nhiều kiến thức nuôi cá xuất khẩu từ việc chương trình hội thảo của ngành, dự án phát triển chuổi nuôi cá tra bềnh vững từ năm 2010 đến nay của dự án GIZ (Tổ chức hợp tác quốc tế Đức) tại Trà Vinh. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá vẫn còn mang tính sản xuất nhỏ lẽ, manh múng, thiếu vốn, kỹ thuật chưa chuyên nghiệp.
- Đến nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chỉ có 2 doanh nghiệp chuyên nuôi cá xuất khẩu, còn lại đều là hộ nuôi nhỏ lẽ.
- Các doanh nghiệp và hộ nuôi đủ năng lực về tài chính vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi, tập trung chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu và khai thác các vùng đất cồn, bãi bồi. Đến năm 2012, diện tích nuôi cá tra trên toàn tỉnh là 135 ha, sản lượng 20.263 tấn. Dự kiến đến năm 2013, diện tích nuôi cá tra trên toàn tỉnh là 150 ha, sản lượng 25.059 tấn.
- Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh là đơn vị có đủ điều kiện năng lực liên kết đầu tư thức ăn cho hộ dân nuôi nhiều năm nay, sau đó mua lại cá thu hoạch về chế biến xuất khẩu. Hàng năm, đầu tư cho trên 40 hộ nuôi, sản lượng thu hoạch khoảng 4.000 tấn, góp phần duy trì nghề nuôi cá tra trong điều kiện thị trường khó như hiện nay.
Hiện nay có 30 nông hộ liên kết trong sản xuất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra để tạo nên tính ổn định về thị trường. Vận động các doanh nghiệp nuôi, các hộ nuôi vào hiệp hội thủy sản của tỉnh. Từ đó họ có điều kiện tiếp cận kịp thời chủ trương chính sách của nhà nước, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm,… đồng thời giúp họ tạo được mối liên kết hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển nuôi cá tra.
Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi cá tra thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng lớn. Nuôi thâm canh được coi như là quá trình bao gồm một lượng lớn vật liệu được đưa vào sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch, phần còn lại được coi như là chất thải thải ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là giàu đạm, photpho là nguồn tác động mạnh đến môi trường. Các nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn cho vào ao nuôi; như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 200 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 320 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường là 120 tấn!.
Như vậy, theo sản lượng năm 2012 sản lượng cá tra nuôi trồng tại Trà Vinh là 20.263 tấn thì lượng chất thải tương ứng là 12.158 tấn chất hữu cơ, trong đó có. Con số trên là một thách thức lớn đối với các vùng nuôi tập trung, với lượng thải trên nếu không có giải pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với môi trường nước vùng ĐBSCL nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng nuôi cá tra
Từ thực trạng môi trường nuôi như trên, để tránh những tác động từ môi trường đến nuôi cá như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng thì việc đầu tiên là phải sản xuất tốt hơn, khi xây dựng ao nuôi phải nằm trong khu qui hoạch, xây dựng đủ các hệ thống xử lý nước, không sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong nuôi cá … tiến tới phát triển nuôi cá được kiểm soát chất lượng từ nuôi đến bàn ăn, đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thị trường xuất khẩu, đảm bảo lợi ích của cộng đồng xung quanh, phát triển nuôi cá bềnh vững tại Trà Vinh.