Giải pháp tăng cường nguồn lực cho nuôi cá tra

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 68 - 72)

- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên

3.2.2.Giải pháp tăng cường nguồn lực cho nuôi cá tra

- Nguồn vốn bao gồm giá trị của tài sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (không tính đến tài nguyên thiên nhiên). Hiện nay, vốn đầu tư và vốn nuôi cá được coi là yếu tố quan trọng của quá trình nuôi cá. Chuẩn bị đủ vốn sẽ tổ chức nuôi đúng mùa vụ, đạt năng suất và giá thành kế hoạch, nhất là không bị động khi mùa vụ thu hoạch đồng loạt, hạn chế việc bán cá ồ ạt khi thiếu vốn nuôi.

Bảng 3.2. Nhu cầu vốn phát triển nuôi cá tra năm 2015-2020 STT Chỉ tiêu ĐVT 2.015 2.020 1 Diện tích đất Ha 2710 3871 2 Sản lượng Tấn 100.000 150.000 3 Vốn đầu tư 3.114.711 5.257.500 3.1 Vốn XDCB Triệu đ 864.711 1.882.500 3.2 Vốn lưu động Triệu đ 2.250.000 3.375.000 4 Nguồn vốn 3.114.711 5.257.500 4.1 Vốn tự có Triệu đ 934.413 1.577.250 4.2 Vốn vay Ngân hàng Triệu đ 1.557.356 2.628.750 4.3 Vốn từ nguồn khác Triệu đ 622.942 1.051.500

5 Nhu cầu vốn thực tế 3.114.711 5.257.500

5.1 Vốn tự có Triệu đ 934.413 1.577.250 5.2 Khả năng cung cấp vốn của NH Triệu đ 1.557.356 2.628.750 5.3 Thiếu vốn Triệu đ 622.942 1.051.500

(Nguồn: Hiệp hội thủy sản Trà Vinh)

- Nhu cầu vốn nuôi cá tra lớn, tập trung theo thời vụ. Nhưng hiện nay khả năng tích lũy vốn trong người nuôi không cao khoảng 30% nhu cầu, vì vậy để phát triển nuôi cá tra theo kế hoạch phát triển đến năm 2015 tại tỉnh Trà Vinh thì phải có chính sách đầu tư từ Chính phủ với những gói lãi suất ưu đãi, ngân hàng nên cho vay tương xứng với đàn cá trong ao và xem xét phương án cho vay nuôi đủ vụ là 8 tháng. Bên cạnh đó, người nuôi phải chủ động phân phối vốn tự có đủ trong 3 tháng sau khi xuống giống tránh mất cân đối trong giai đoạn nuôi từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 thu hoạch, chiếm khoảng 70 % tổng vốn nuôi trong một vụ.

- Trong nghề nuôi cá tra, nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm: cán bộ khoa học làm việc trong lĩnh vực NTTS và những nông dân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này. Muốn phát triển nuôi cá có hiệu quả đòi hỏi phải có nguồn nhân lực gồm cán bộ khoa học có trình độ cao và đội ngũ kỹ thuật viên thực hành giỏi làm nồng cốt hướng dẫn cách thức NTTS tới các hộ nông dân.

Bảng 3.3. Nhu cầu lao động kỹ thuật phát triển nuôi cá tra năm 2015-2020

STT Nội dung ĐVT 2012 2015 2020 I Tình hình lao động nuôi cá tra

1 Số lao động nuôi cá tra người 495 570 660

- Hộ cá nhân Hộ 101 110 120

người 303 330 360

- Doanh nghiệp người 192 240 300

2 Lao động qua đào tạo 253 438 516 3 Lao động chưa đào tạo 242 132 144 4 Cơ cấu lao động 100 100 100 - Lao động qua đào tạo 51,03 76,84 78,18 - Lao động chưa đào tạo 48,97 23,16 21,82

II L.động chia theo hình thức nuôi cá tra

1 Số lao động nuôi cá tra người 495 570 660

2 Chuyên canh 192 240 300

3 Bán thâm canh 303 330 360

(Nguồn: Hiệp hội thủy sản Trà Vinh)

Hiện nay, số lao động được đào tạo đang tăng dần thông qua các chương trình hội thảo chuyên nghề của Hiệp hội thủy sản tỉnh Trà Vinh phối hợp với các trường và viện, đào tạo của Trường đại học Trà Vinh và Trường dạy nghề Trà Vinh, tay nghề qua thực tiển nuôi cá nhiều năm, … nhân lực nuôi cá tra tại Trà Vinh đã tiến bộ và đáp ứng đủ con người phục vụ nuôi theo yêu cầu phát triển trong thời gian tới theo kế hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2015 và năm 2020. Tuy nhiên, lực lượng nghiên cứu khoa học chuyên sâu đến nay quá yếu, ứng dụng các kết quả công trình nghiên cứu khoa học từ tỉnh ngoài thường không phù hợp với vùng thổ nhưỡng đặc trưng của Trà Vinh nên người nuôi chưa vận dụng phát huy hết các lợi thế tiềm năng để phát triển nuôi cá tra tại vùng nước lợ.

Như vậy, giải pháp tăng cường nguồn lực cho nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phải có sự đầu tư và hỗ trợ từ Ngân sách trung ương đến người nuôi như sau:

- Ngân sách trung ương:

Đầu tư cho các dự án mới về phát triển cơ sở hạ tầng các vùng NTTS nước ngọt tập trung cho các hạng mục chính.

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, chuyển giao công nghệ mới và sản xuất giống năng suất cao, sạch bệnh, công nghệ nuôi tiên tiến, xử lý môi trường…

- Ngân sách tỉnh

Ngân sách tỉnh cùng với ngân sách trung ương: đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ NTTS cho các vùng nuôi tập trung, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở NTTS tập trung áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt và các chứng chỉ áp dụng các qui trình nuôi tiên tiến, kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản và khuyến ngư. Bố trí vốn để thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch NTTS nước ngọt trên địa bàn tỉnh; qui hoạch chi tiết các vùng nuôi; hỗ trợ 1 phần vốn ngân sách cho cải tao nâng cấp các trại sản xuất giống do nhà nước quản lý.

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tao nguồn lực và đầu tư cho hoạt động khuyến ngư.

- Vốn của các thành phần kinh tế:

Các doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho vùng nuôi, cơ sở sản xuất giống, xây dựng mới hoặc năng cấp cơ sở chế biến theo hướng công nghiệp, hiện đại…

Cá nhân, hộ gia đình: đầu tư xây dựng các ao nuôi, hệ thống cấp, thải nước từ kinh mương cấp, thoát nước, mua giống, thức ăn, thuốc hóa chất phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường ao nuôi.

Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có cở sở NTTS tập trung chủ động dành kinh phí đầu tư đảm bảo các điều kiện cho việc áp dụng các qui trình nuôi tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 68 - 72)