Giải pháp áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nuôi cá tra

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 72 - 79)

- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên

3.2.3Giải pháp áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nuôi cá tra

- Việc đầu tư xây dựng ao nuôi mới đều phải được xây dựng trong vùng nuôi đã được quy hoạch ven sông lớn, phải đảm bảo thông qua đề án bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường khi đi vào hoạt động.

Hiện nay, các ao nuôi cũ của dân trong và ngoài vùng qui hoạch đã đáp ứng các tiêu chí sau: Gần sông rạch lớn, thuận lợi cho việc giao thông thủy, nguồn nước cung cấp cho ao nuôi không bị ô nhiễm vượt mức quy định, đảm bảo đủ nguồn nước cấp, thoát đồng thời bảo vệ được cá nuôi trong mùa mưa lũ, kết cấu và chất lượng đất phù hợp với xây dựng và cải tạo ao nuôi. Cộng đồng xung quanh đủ nguồn nhân lực, vật lực phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các ao nuôi trong dân còn phải cải tạo thêm phần xây dựng là ao nuôi không quá nhỏ dưới 1.000m2, độ sâu nước >2m, quan trọng là phải bổ sung ao chứa bùn và xử lý nước thải trước khi thải từ ao nuôi cá ra môi trường .

So với yêu cầu kỹ thuật thì các ao nuôi cũ của 30 hộ dân có diện tích mặt nước 30.000 m2 của huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đang được đầu tư cải tạo các hạng mục từ dự án GIZ hoàn thiện dần trong năm 2013.

- Việc chuẩn bị ao: Sên vét và hút bùn đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dầy 0,2- 0,3m. Dùng vôi bột CaO rải khắp đáy ao và bờ ao (7-10kg/100m2) để điều chỉnh pH thích hợp, đồng thời diệt hết các mầm bệnh còn tồn lưu trong đáy ao, phơi đáy ao 2-3 ngày. Đây là yêu cầu được người nuôi thực hiện đúng nhằm loại bỏ những nguy cơ tồn lưu trong ao ảnh hưởng đến vụ nuôi cá về địch hại còn xót lại trong vụ trước, dư lượng kháng sinh và mầm bệnh.

- Mùa vụ thả nuôi: Con giống đã chủ động đủ thả suốt trong năm, không còn phụ thuộc tự nhiên như trước đây nữa. Hiện nay chúng ta đã chủ động con giống sinh sản nhân tạo nên mùa vụ thả giống có thể thả nuôi quanh năm. Tuy nhiên, việc chọn con giống đạt chất lượng và đủ số lượng là không dễ vì nhu cầu con giống tăng quá nhanh trong 3 năm gần đây.

- Chọn giống: Chọn và thả giống là một trong những khâu quan trọng của nguyên tắc thực hành quản lý nuôi tốt, mang tính quyết định đến năng suất, chất lượng an toàn của sản phẩm nuôi. Vì vậy khi chọn và thả giống cần thực hiện các vấn đề sau:

+ Sử dụng giống sản xuất nhân tạo, có nguồn gốc rõ ràng. Cá giống cần được chọn lựa và kiểm tra cẩn thận đảm bảo phẩm chất giống để cá tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi.

+ Đảm bảo không có kháng sinh cấm trong cá giống.

- Chất lượng cá giống: Cá Tra giống để nuôi thương phẩm phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 170 : 2001 (Cá nước ngọt – Cá giống các loại : Tai tượng, Tra và Ba sa – Yêu cầu kỹ thuật).

+ Ngoại hình: cân đối, không xay xát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng. Cỡ cá đồng đều; tỷ lệ dị hình nhỏ hơn 1%.

+ Trạng thái hoạt động: bơi nhanh nhẹn theo đàn, thường ngoi lên đớp khí.

+ Tình trạng sức khỏe tốt, không có bệnh.

- Thả giống: Mật độ và kích cỡ giống thả đáp ứng các yêu cầu của Qui chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra (Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2008/QĐ-BNN ngày 5 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT):

+ Nuôi cá tra siêu thâm canh: mật độ thả: > = 30 con cá giống lớn/m2; Kích cỡ: 2,5 – 3 cm (10 – 12 con/kg). Hoặc >= 40 con cá giống nhỏ/m2; kích cỡ 1,5 - 2cm (60 - 70 con/kg).

+ Nuôi cá tra thâm canh: mật độ thả từ 15 – 20 con cá giống lớn/m2 hoặc 20-30 con cá giống nhỏ/m2.

Cá thả nuôi phải có quy cỡ đồng đều, không thả lẫn lộn cá quá lớn với cá quá nhỏ dẫn đến tình trạng cá lớn tranh mồi ăn với cá nhỏ làm cho chênh lệch đàn cá nuôi khi thu hoạch.

- Phương pháp thả: Trước khi thả cá xuống ao, phải tắm nước muối 2- 3%o trong 5-6 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ được ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Nên thả cá giống vào ban ngày lúc trời mát. Khi thả cá vào ao, cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Nên ngâm bao chứa cá giống trong nước ao 15-20 phút mới thả cá ra. Nếu vận chuyển bằng thuyền thông thủy (ghe đục) thì dùng lưới mắt nhỏ để kéo cá, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá xây xát.

- Chăm sóc và quản lý:

+ Quản lý thức ăn và cho ăn: Việc chọn thức ăn phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của cá, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của trại nuôi. Chủ trại nuôi cần xây dựng cho mình danh

sách nhà cung cấp thức ăn có uy tín trên thị trường, sản phẩm thức ăn phải được công bố chất lượng và có các tiêu chuẩn phù hợp thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và Basa.Thức ăn nhập về phải hóa đơn đồng thời phải kiểm tra thời gian sử dụng, nhãn và bao bì thức ăn còn nguyên vẹn. Bảo quản thức ăn trong môi trường khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm mốc. Không cho thức ăn trong môi trường khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm mốc.

Tùy theo giai đoạn phát triển của cá, chọn kích cỡ viên thức ăn và thành phân đạm phù hợp. quản lý lượng thức ăn phù hợp, số lần cho ăn trong ngày hợp lý: Trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 30 -36%, các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm còn 26-28%, hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 22-24%.

Mỗi ngày nên cho cá ăn 2 lần, sáng từ 6-10 giờ, chiều từ 16-18 giờ. Khẩu phần thức ăn từ 2-2,5% trọng lượng thân. Quan sát hoạt động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn và kiểm tra tăng trọng cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, không để cá ăn nhiều hoặc dư thừa thức ăn.

+ Quản lý môi trường nước ao nuôi và chất thải: Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường nuôi, nhưng do nuôi thâm canh mật độ cao, thức ăn cho các nhiều và chất thải ra cũng lớn làm cho môi trường ao nuôi bị nhiễm bẩn rất nhanh. Do đó cần phải thay nước mới hàng ngày, mỗi ngày 20-30% lượng nước trong ao, để môi trường luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Kiểm tra biến động môi trường ao nuôi (nhiệt độ, hàm lượng oxy, pH, NH3) khi cần thiết bằng các dụng cụ đo môi trường hoặc các dung dịch Test đo môi trường nước ao nuôi. Nước thải ra từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra sông đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải theo qui định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6774 : 2000 và Tiêu

chuẩn Việt Nam 5942 – 1995 để tránh làm ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Chất thải rắn phải thu gom, xử lý theo qui định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y, khuyến khích và tái sử dụng chất thải rắn trong nuôi cá tra để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các chất thải của sinh hoạt và quá trình sản xuất như bọc nilông, tro nấu thuốc, hóa chất... phải được bỏ vào thùng chứa rác, không được thải ra ao ở khu vực nuôi cá để không gây hại đến môi trường ao nuôi.

+ Quản lý thuốc và hóa chất: Thuốc và hóa chất sử dụng cho nuôi cá Tra phải được mua từ các nhà cung cấp có uy tín (trong danh sách nhà cung cấp đã được phê duyệt). Các sản phẩm thuốc và hóa chất mua về phải kiểm tra thời hạn sử dụng, nhãn mác và bao bì phải còn nguyên vẹn. Thuốc và hóa chất được bảo quản riêng biệt. Không sử dụng thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng.

Không được sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ Thủy sản (theo Quyết định số 07/2008/QĐ-BTS ngày 24/02/2008 và Quyết định số 26/2000/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ Trưởng Bộ Thủy sản). Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc của nhà sản xuất. Đáp ứng yêu cầu lấy mẫu kiểm soát dư lượng kháng sinh của cơ quan chức năng. Ghi chép hồ sơ quá trình sử dụng thuốc, hóa chất.

- Quản lý dịch bệnh: Khi có hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường hoặc quan sát thấy tôm tép nổi quanh bồ, nhanh chóng xác định nguyên nhân hoặc liên hệ với cơ quan chuyên môn để xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời, hợp lý, người nuôi không được tự ý sử dụng thuốc. Để phòng bệnh cho

cá, dùng vôi bột hòa với nước tạt điều khắp ao nuôi với liều lượng 1,5-2 kg/100m2 nước ao. Có thể dùng các loại chế phẩm vi sinh hoặc formol để xử lý và khử trùng nước ao nuôi. Áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Thu gom, tiêu hủy xác cá chết để hạn chế lây lan bệnh và ô nhiễm môi trường.

- Theo dõi tăng trọng cá: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá ít nhất 1 lần. Khi kiểm tra, bắt ngẫu nhiên khoảng 25-30 cá thể để xác định khối lượng, đánh giá sự tăng trưởng của cá và phát hiện tình trạng bệnh của cá trong ao nuôi để có biện pháp xử lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý hồ sơ: Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất phải ghi vào nhật ký nuôi cá như: nhật giống; thức ăn, thuốc, hóa chất khác; cho ăn; quản lý chăm sóc; phòng trị bệnh; thu hoạch và phân phối... chủ cơ sở nuôi phải ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu và lưu giữ cẩn thận (ít nhất là 3 năm).

Những chi tiết về các hoạt động đào tạo huấn luyện, nơi phân tích và kiểm soát chất lượng nước, bệnh hoặc những kết quả khác gắn liền với quá trình nuôi phải được ghi chép đầy đủ.

- Quản lý kiểm soát phương tiện vệ sinh, dụng cụ - trang thiết bị phục vụ sản xuất: Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động, định kỳ khám sức khỏe (1 lần/ năm). Xây dựng nhà tắm và nhà vệ sinh tự hoại bán kiên cố, cách xa vị trí ao nuôi khoảng 10m. Các dụng cụ: thùng chứa cá, cuốc, xẻn,..., phục vụ cho sản xuất thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

- Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi đạt kích cỡ và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng (dư lượng kháng sinh, trọng lượng, màu thịt...). Một tuần trước khi thu hoạch phải kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh. Cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ đánh bắt cá, thùng chứa cá và các dụng cụ dùng để thu hoạch và vận chuyển. Ngừng cho ăn trước khi thu hoạch 2 ngày, phải

giảm lượng thức ăn và ngưng hẳn vào ngày trước thu hoạch. Khi thu cá, dùng lưới kéo bắt từ từ cho đến hết, nên thu trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát. Vận chuyển đến nhà máy chế biến bằng ghe đục.

Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất giống sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt… Nghiên cứu hoàn thiện mô hình nuôi an toàn sạch bệnh, loại bỏ kháng sinh hóa chất cấm sử dụng trong thủy sản, từ dó xây dựng công nghệ tiên tiến cho việc nuôi cá mang tính sản xuất hàng hóa.

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm kiểm soát và phòng trừ bệnh trong nuôi, phát triẻn và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử bệnh kịp thời.

Công tác khuyến ngư được coi là cầu nối khoa học kỹ thuật, chính sách, thị trường với những người tham nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh đầu tư cho công tác khuyến ngư được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Một số giải pháp là:

Tăng cường hình thức khuyến ngư thông qua xây dựng các mô hình trình diễn về công nghệ nuôi sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các mô hình về quản lý cộng đồng, các mô hình sản xuất và nuôi giống mới. Mô hình về tổ chức, quản lý sản xuất, chính sách thị trường, mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tăng cường phối hợp với địa phương tổng kết đánh giá, kết quả mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm có hiệu quả nhằm phổ biến và nhân rộng.

Quan hệ khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động khuyến ngư rộng khắp, thông tin nhanh kịp thời những kiến thức khoa học kỹ năng sản xuất đến từng đơn vị sản xuất nuôi trồng.

Xã hội hóa công tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới công tác viên cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thị trường đến người sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 72 - 79)