Giải pháp thị trường sản phẩm cá tra

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 86 - 88)

- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên

3.2.6 Giải pháp thị trường sản phẩm cá tra

Ổn định sản lượng nguyên liệu đảm bảo cung cầu. Trong bối cảnh thiếu hụt cá tra một cách nghiêm trọng, các nhà máy chế biến hoạt động thừa công suất, nhu cầu cá tra thị trường xuất khẩu lớn nên các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với khả năng tài chính và xuất khẩu thông qua các hình thức tự nuôi, nuôi gia công, hợp đồng liên kết với người nuôi.

Cần tăng cường công tác quản lý, gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành để nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp – người nuôi – nhà cung cấp thức ăn – Nhà quản lý; trong đó doanh nghiệp sẽ là trung tâm của mô hình để hướng dẫn người nuôi cá theo đơn đặt hàng và thu mua lại toàn bộ sản phẩm.

Giải pháp củng cố và chiếm lĩnh thị trường:

Phân khúc thị trường: Dựa vào thị hiếu thị trường hiện tại và xu hướng tiêu dùng của từng thị trường để chủ động liên kết sản xuất nguyên liệu phù hợp:

- Cá tra thịt trắng, cở từ 700 – 950 g/con: EU, Mỹ, Nhật,

- Cá tra thịt vàng, cở từ 700 – 1200 g/con: Đông Âu, Trung đông, cá nước Châu Á khác, Châu Phi, Nam Mỹ.

- Đối tượng tiêu dùng: người có thu nhập trung bình và thấp. - Nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ người có thu nhập cao.

Phát huy những lợi thế so sánh để chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn đầu:

- Lợi thế so sánh của cá tra là do điều kiện tự nhiên thuận lợi dẫn đến giá thành sản xuất thấp, kết hợp tăng cường công tác tiếp thị chủ động để mở rộng thị trường.

Cũng cố và giữ vững thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia:

- Để giữ vững thị trường ngoài yếu tố giá, cần tiếp tục nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm phù hợp với sự thay đổi thị hiếu theo thị trường.

Chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh quốc gia: Chúng ta đã hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã được gỡ bỏ dần. Như vậy, sức mạnh của nền kinh tế hay ngành hàng được thể hiện ở lợi thế cạnh tranh. Để phát huy lợi thế cạnh tranh, cần có sự phối hợp liên ngành và vai trò của Nhà nước là tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy cạnh tranh.

- Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần; - Cải tiến qui trình chế biến mang lại hiệu quả cao;

- Nâng cao năng lực tự đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

Những thách thức trong quá trình phát triển:

- Để bảo hộ sản xuất trong nước trong khi hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ thì rào cản kỹ thuật sẽ được các nước tăng cường áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là thách thức lớn đối với không chỉ lĩnh vực chế biến xuất khẩu mà còn đối với sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch.

- Sản lượng cá tra của chúng ta tuy lớn nhưng nhìn chung qui mô sản xuất nhỏ, manh mún, tự phát nên khó khăn trong việc áp dụng phương thức quản lý theo hệ thống, truy xuất nguồn gốc, giải quyết các tranh chấp và đầu tư cho việc phát triển thị trường, còn nhiều thói quen và tập quán của sản xuất nhỏ.

- Cạnh tranh không lành mạnh, các nước lớn như Mỹ, Nhật, EU thông thường họ dùng quyền lực để đàn áp những nước yếu hơn trong quan hệ thương mại mặc dù có thể trái với luật pháp quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w