- Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến
2.2.3. Tình hình về trình độ kỹ thuật và công nghệ trong nuôi cá tra
Trình độ kỹ thuật và công nghệ trong nuôi cá tra là nhân tố quyết định tới sản lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm cá tra nuôi, hạn chế những tác hại của dịch bệnh.
Để đạt được năng suất nuôi, các doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu không ngừng nâng cao kỹ thuật và công nghệ trong nuôi cá tra, tuân thủ Qui trình thực hành nuôi tốt đối với cá tra của các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như Global GAP, ASC, … Trình độ kỹ thuật và công nghệ nuôi cá tra thể hiện qua các khâu như:
Mô tả qui trình nuôi cá tra thương phẩm:
S T T Công đoạn Thông số kỹ thuật chính Mô tả
1 ao
cm
- Bón vôi : CaO 5- 30 kg/100m2
- Mực nước: 3-4m
bờ ao. Bón vôi và dùng dụng cụ đo pH trong đất.
- Lấy nước, diệt khuẩn đúng kỹ thuật - Kiểm tra môi trường trước khi thả giống.
0 2 Chọn giống và thả giống - Nguồn gốc: rõ ràng - Kích cở: 1-3 cm (10-60 con/kg) - Ký sinh trùng và bệnh: không có - Mật độ nuôi: 20- 40 con/m2 - Cỡ giống thích hợp từ 30 - 60 con/kg. - Chọn giống không bị nhiễm bệnh và các hoá chất và kháng sinh cấm.
- Thao tác vận chuyển và thả giống phải cẩn thận và nhanh chóng, thời gian thả cá tốt nhất là lúc trời mát, không mưa.
- Mật độ thả nuôi: 20-40 con/m2 mặt nước - Loại bỏ cá giống kém chất lượng.
0 3 Quản lý môi trường ao nuôi PH nước: 7-8.5 Nhiệt độ: 26-32 oC Độ mặn: <5 %o Độ trong: 20-45cm
- Đo các chỉ tiêu môi trường trong nước ao nuôi hàng ngày.
- Thường xuyên kiểm tra 2 cống cấp thoát, thay nước hàng ngày
- Định kỳ xử lý nước bằng vôi, muối. 0 4 Quản lý thức ăn Lượng thức ăn phù hợp Khẩu phần từ 1,5 – 4,5 %/ trọng lượng thân hàng ngày. Tốc độ cho ăn điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp từng ngày. 0
5
Quản lý mầm bệnh
- Diệt khuẩn định kỳ, kiểm tra ký sinh trùng 1- 3 ngày/lần.
a. Tình hình kỹ thuật và công nghệ nuôi cá tra của các doanh nghiệp
- Hiện nay 2 doanh nghiệp nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã thực hiện áp dụng nuôi cá theo tiêu chuẩn tiên tiến Global GAP, ASC… trên 80 ha mặt nước nuôi cá.
- Hình thức nuôi: Các doanh nghiệp đang tổ chức nuôi theo hình thức thâm canh, áp dụng khoa học và đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng cho nuôi cá, chất lượng và năng suất tăng dần qua các năm, mật độ từ 40-50 con/m2, năng suất bình quân 250-350 tấn/ha. Các ao nuôi được thiết kế đúng chuẩn diện tích từ 6.000 - 10.000 m2/ao, chiều sâu cột nước từ 3,0 – 4,5m, hệ thống cống cấp thoát đảm bảo lưu lượng nước, hệ thống ao nước cấp đủ 1/3 diện tích mặt nước nuôi, ao xử lý nước thải đảm bảo chứa đủ từ 1/3 khối lượng nước trong ao nuôi nhằm đủ sức chứa nước thải để xử lý 1-2 ngày, xử lý nước thảy đạt yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường.
Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện yêu cầu kỹ thuật nuôi cá tra trong ao đảm bảo chất lượng cá xuất khẩu.
Giai đoạn chuẩn bị: - Xây dựng ao nuôi:
+ Chọn vị trí ao nuôi: Việc chọn vị trí ao nuôi là rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của trại nuôi. Khu nuôi phải đủ lớn trên 5 ha, ao nuôi cá tra thương phẩm được xây dựng nằm trong vùng nuôi đã được quy hoạch tại TP Trà Vinh, huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Châu Thành. Vị trí ao nuôi cặp sông Hậu, sông Tiền theo hướng nước đỗ ra cửa biển, thích hợp sẽ thuận lợi trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm đồng thời đảm bảo được nguồn nước cung cấp cho ao nuôi không bị ô nhiễm vượt mức qui định về các chỉ tiêu: dư lượng kháng sinh, hóa chất, thuốc trừ sâu,... và không nhiễm mầm bệnh về các loại vi khuẩn, virus...
+ Thiết kế và xây dựng ao nuôi:
Mỗi ao nuôi cá tra có diện tích từ 4.000 m2 trở lên. Độ sâu nước >3m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mức nước cao nhất trong năm. Có thiết kế cống ở 2 đầu để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Khu nuôi phải đủ hệ thống
trữ và cấp nước, ao chứa bùn, ao xử lý nước thoát … nhằm bảo vệ môi trường và tuân thủ các chỉ tiêu được kiểm soát trong các hệ thống quản lý chất lượng Global GAP, ASC…
- Chuẩn bị ao: Tháo cạn nước, diệt địch hại, lấp các hang hốc là nơi cư trú của các sinh vật có thể mang mầm bệnh vào ao nuôi. Đồng thời gia cố lại bờ ao tránh sạt lở, sên vét và hút bùn đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dầy 0,2-0,3m. Dùng với bột CaO rải khắp đáy ao và bờ ao (7-10kg/100m2) để điều chỉnh pH thích hợp, đồng thời diệt hết các mầm bệnh còn tồn lưu trong đáy ao. Phơi đáy ao 2-3 ngày.
Chọn và thả giống:
- Mùa vụ thả nuôi: Trước đây do nguồn giống phụ thuộc tự nhiên nên ngư dân thường nuôi 2 mùa chính, vụ 1 từ tháng 4-6, vụ 2 từ tháng 11-12, thu hoạch cá thịt vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó. Hiện nay chúng ta đã chủ động con giống sinh sản nhân tạo nên mùa vụ thả giống có thể thả nuôi quanh năm.
- Chọn giống: Chọn và thả giống là một trong những khâu quan trọng của nguyên tắc thực hành quản lý nuôi tốt, mang tính quyết định đến năng suất, chất lượng an toàn của sản phẩm nuôi. Vì vậy khi chọn và thả giống cần thực hiện các vấn đề sau:
+ Sử dụng giống sản xuất nhân tạo, có nguồn gốc rõ ràng, các con cá bố mẹ được thuần dưỡng tại các trung tâm giống, trại giống đạt chứng nhận Global GAP, ASC, … nhằm truy xuất đạt về nguồn gốc. Cá giống cần được chọn lựa và kiểm tra cẩn thận đảm bảo phẩm chất giống để cá tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi.
+ Đảm bảo không có kháng sinh cấm trong cá giống - Chất lượng cá giống:
+ Ngoại hình: cân đối, không xay xát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng. Cỡ cá đồng đều; tỷ lệ dị hình nhỏ hơn 1%.
+ Trạng thái hoạt động: bơi nhanh nhẹn theo đàn, thường ngoi lên đớp khí.
+ Tình trạng sức khỏe tốt, không có bệnh. - Thả giống:
+ Nuôi cá tra siêu thâm canh: mật độ thả: > = 30 con cá giống lớn/m2; Kích cỡ: 2,5 – 3 cm (10 – 12 con/kg). Hoặc >=40 con cá giống nhỏ/m2; kích cỡ 1,5-2cm (60-70 con/kg).
+ Nuôi cá tra thâm canh: mật độ thả từ 15–20 con cá giống lớn/m2 hoặc 20-30 con cá giống nhỏ/m2.
Cá thả nuôi phải có quy cỡ đồng đều, không thả lẫn lộn cá quá lớn với cá quá nhỏ dẫn đến tình trạng cá lớn tranh mồi ăn với cá nhỏ làm cho chênh lệch đàn cá nuôi khi thu hoạch.
- Phương pháp thả:
Trước khi thả cá xuống ao, phải tắm nước suối 2-3% trong 5-6 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ được ký sinh trùng bám trên cơ thể cá.
Nên thả cá giống vào ban ngày lúc trời mát.
Khi thả cá vào ao, cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. nên ngâm bao chứa cá giống trong nước ao 15-20 phút mới thả cá ra.
Nếu vận chuyển bằng thuyền thông thủy (ghe đục) thì dùng lưới mắt nhỏ để kéo cá, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá xay xát.
Chăm sóc và quản lý:
- Quản lý thức ăn và cho ăn
Việc chọn thức ăn phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của cá, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của trại
nuôi. Chủ trại nuôi cần xây dựng cho mình danh sách nhà cung cấp thức ăn có uy tín trên thị trường, sản phẩm thức ăn phải được công bố chất lượng và có các tiêu chuẩn phù hợp theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188:2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và Basa.
Thức ăn nhập về phải hóa đơn đồng thời phải kiểm tra thời gian sử dụng, nhãn và bao bì thức ăn còn nguyên vẹn.
Bảo quản thức ăn trong môi trường khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm mốc. Không cho thức ăn trong môi trường khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm mốc. Tùy theo giai đoạn phát triển của cá, chọn kích cỡ viên thức ăn và thành phân đạm phù hợp. quản lý lượng thức ăn phù hợp, số lần cho ăn trong ngày hợp lý.
+ Trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 30-36%.
+ Các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm còn 26-28%.
+ Hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 22-24%.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, sáng từ 6-10 giờ, chiều từ 16-18 giờ. Khẩu phần thức ăn từ 2-2,5% trọng lượng thân. Tránh cho cá ăn vào những lúc mưa bảo, nhiệt độ nước quá cao lúc >320.
Quan sát hoạt động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn và kiểm tra tăng trọng cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, không để cá ăn nhiều hoặc dư thừa thức ăn.
- Quản lý môi trường nước ao nuôi và chất thải
Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường nuôi, nhưng do nuôi thâm canh mật độ cao, thức ăn cho các nhiều và chất thải ra cũng lớn làm cho môi trường ao nuôi bị nhiễm bẩn rất nhanh. Do đó cần phải thay nước mới hàng ngày, mỗi ngày 20-30% lượng nước trong ao, để môi trường luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh.
Kiểm tra biến động môi trường ao nuôi (nhiệt độ, hàm lượng oxy, pH, NH3) khi cần thiết bằng các dụng cụ đo môi trường hoặc các dung dịch Test đo môi trường nước ao nuôi.
Nước thải ra từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra sông đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải theo qui định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6774 : 2000 và Tiêu chuẩn Việt Nam 5942 – 1995 để tránh làm ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Chất thải rắn phải thu gom, xử lý theo qui định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. khuyến khích và tái sử dụng chất thải rắn trong nuôi cá tra để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Các chất thải của sinh hoạt và quá trình sản xuất như bọc nilông, tro nấu thuốc, hóa chất... phải được bỏ vào thùng chứa rác, không được thải ra ao ở khu vực nuôi cá để không gây hại đến môi trường ao nuôi.
- Quản lý thuốc và hóa chất
Thuốc và hóa chất sử dụng cho nuôi cá Tra phải được mua từ các nhà cung cấp có uy tín (trong danh sách nhà cung cấp đã được phê duyệt). Các sản phẩm thuốc và hóa chất mua về phải kiểm tra thời hạn sử dụng, nhãn mác và bao bì phải còn nguyên vẹn. Thuốc và hóa chất được bảo quản riêng biệt. Không sử dụng thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng. Không được sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong danh mục cấm hiện hành của Bộ Thủy sản.
Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc của nhà sản xuất. Đáp ứng yêu cầu lấy mẫu kiểm soát dư lượng kháng sinh của cơ quan chức năng.
Ghi chép hồ sơ quá trình sử dụng thuốc, hóa chất. - Quản lý dịch bệnh:
Khi có hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường hoặc quan sát thấy tôm tép nổi quanh hồ, nhanh chóng xác định nguyên nhân hoặc liên hệ với cơ quan chuyên môn để xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời, hợp lý, kỹ thuật phải ra toa sử dụng thuốc.
Để phòng bệnh cho cá, dùng vôi bột hòa với nước tạt điều khắp ao nuôi với liều lượng 1,5-2kg/100m2 nước ao. Có thể dùng các loại chế phẩm vi sinh để xử lý và khử trùng nước ao nuôi. Áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Thu gom, tiêu hủy xác cá chết để hạn chế lây lan bệnh và ô nhiễm môi trường.
- Theo dõi tăng trọng cá: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá ít nhất 1 lần. Khi kiểm tra, bắt ngẫu nhiên khoảng 25-30 cá thể để xác định khối lượng, đánh giá sự tăng trưởng của cá và phát hiện tình trạng bệnh của cá trong ao nuôi để có biện pháp xử lý.
- Quản lý hồ sơ:
Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất phải ghi vào nhật ký nuôi cá như: nhập giống; thức ăn, thuốc, hóa chất khác; cho ăn; quản lý chăm sóc; phòng trị bệnh; thu hoạch và phân phối... cơ sở nuôi phải ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu và lưu giữ cẩn thận (ít nhất là 3 năm).
Những chi tiết về các hoạt động đào tạo huấn luyện, nơi phân tích và kiểm soát chất lượng nước, bệnh hoặc những kết quả khác gắn liền với quá trình nuôi phải được ghi chép đầy đủ.
- Quản lý kiểm soát phương tiện vệ sinh, dụng cụ:
+ Trang thiết bị phục vụ sản xuất: Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động, định kỳ khám sức khỏe (1 lần/năm). Xây dựng nhà tắm và nhà vệ sinh tự hoại bán kiên cố, cách xa vị trí ao nuôi khoảng 10m. Các dụng cụ: thùng chứa cá, cuốc, xẻn,..., phục vụ cho sản xuất thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Thu hoạch:
- Công tác chuẩn bị: Thu mẫu kiểm tra chất cấm, dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng 1 tuần trước khi thu hoạch, ký kết hợp đồng.
- Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi đạt kích cỡ và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng (dư lượng kháng sinh, trọng lượng, màu thịt...), một tuần trước khi thu hoạch phải kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh, cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ đánh bắt cá, thùng chứa cá và các dụng cụ dùng để thu hoạch và vận chuyển. ngừng cho ăn trước khi thu hoạch 2 ngày, phải giảm lượng thức ăn và ngưng hẳn vào ngày trước thu hoạch. Khi thu cá, dùng lưới kéo bắt từ từ cho đến hết, nên thu trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát. Vận chuyển đến nhà máy chế biến bằng ghe đục. Trong trường hợp phải bảo quản cá tươi (vận chuyển bằng xe lạnh) không được dùng các loại hóa chất hoặc thuốc đã bị cấm sử dụng, không đổ cá thành lớp quá cao làm lớp cá bên dưới bị đè bẹp và nhanh bị hư thối, biến chất.
Hiện nay, Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh hiện nay là doanh nghiệp đi đầu trong việc khép kín chuổi giá trị cá tra tại Trà Vinh, gồm có:
- Nhà máy thức ăn thủy sản Vàm Trà Vinh của Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh đạt chuẩn ISO 9001-2008, CFM (sản xuất thức ăn cá đạt chuẩn Global GAP), công suất 30.000 tấn /năm đủ cung cấp thức ăn chất lượng cao trong và ngoài tỉnh.
- Các vùng nuôi ven sông Tiền 200 ha đất của công ty có trên 50 ha mặt nước nuôi, sản lượng khoảng 20.000 tấn/năm, đạt tiêu chuẩn Global GAP, ASC, …
- Nhà máy Chế biến thủy sản Cầu Quan: công suất 10.500 tấn thành phẩm/năm, thu hút trên 800 lao động, đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu HACCP, GMP, PRC, CFS, HALLAI, …
- Hiện nay, công ty đang triển khai khai thác các vùng ương giống trên 30 ha đạt tiêu chuẩn Global GAP, ASC, … nhằm chủ động con giống chất lượng cao.
b. Tình hình nuôi của các hộ dân