Giải pháp mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi cá tra

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 81 - 86)

- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên

3.2.5. Giải pháp mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi cá tra

- Sản xuất giống: xây dựng thêm những trại ương có đủ trang thiết bị kỹ thuật kiểm định, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư phát triển trại sản xuất cá giống. Nên đầu tư chiều sâu có hệ thống vào hệ thống trại giống hiện có, nâng cao về trình độ kỹ thuật lai tạo, sinh sản nhân tạo, chủ động linh hoạt trong khâu sản xuất giống mang lại hiệu quả kinh tế. Các ngành chức năng quản lý nuôi trồng cần quản lý chặt chẽ con giống nên nhập con giống mới nhưng phải được kiểm dịch rất kỹ càng, đảm bảo sạch bệnh, chất lượng cao.

Hiện nay, chất lượng con giống cá tra được xem là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi, giống quyết định năng suất và thời gian sinh trưởng của cá tra. Để có con giống thích nghi với môi trường nuôi đặc thù có xâm nhập nước lợ tại Trà Vinh, Trung tâm giống tỉnh Trà Vinh và các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư 40 ha chuyên ương giống cá tra, giá trị đầu tư cơ bản 160 tỷ đồng, sản lượng 1.400 triệu con giống hàng năm,. Chất lượng đàn cá bố mẹ có nguồn gốc thuần từ Viện 2 cá nước ngọt phía nam, vận hành và kiểm soát qui trình ương tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng Global GAP, tiến tới áp dụng thêm các tiêu chuẩn tiên tiến theo yêu cầu thị trường xuất khẩu. Con giống cá tra tại tỉnh Trà Vinh đang tiến tới đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng từ nay về sau.

Bảng 3.4: Nhu cầu con giống phát triển nuôi cá tra năm 2015-2020

STT Nội dung ĐVT 2.015 2.020 1 Số đơn vị, hộ nuôi Hộ 110 120 2 Diện tích mặt nước Ha 2.710,00 3.871,00 3 Số lượng giống thả nuôi Triệu con 1.206,65 1.723,60

(Nguồn: Trung tâm giống Trà Vinh)

Hoàn thiện qui trình sản giống và ương nuôi cá tra, qui trình chọn lọc cá bố mẹ có chất lượng tốt để tăng cường chất lượng đàn cá giống, tiếp nhận các công nghệ sản xuất giống, đông thời nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và cải tại môi trường dùng trong nuôi cá tra.

Bảng 3.5. Tình hình ương con giống cá tra tại Trà Vinh

STT Tên trại giống

Diện tích (ha) Sản lượng cá giống (triệu con) Vốn đầu tư (triệu đ) 1 Trại giống Tân Hòa/ Trung tâm

Giống Trà Vinh

13,0 400 30.000

2 Trại giống Ngãi Hiệp/ Trung tâm Giống Trà Vinh

5,8 40 14.000

3 Trại giống Láng Thé/ Cty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh

12,4 400 12.000

4 Trại giống Long Trị/ Cty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh

17,6 600 16.000

5 Trại giống Càng Long/ Cty Saigon Mekong

2,0 18 8.000

6 Cơ sở sản xuất giống Mỹ Kiều 3,0 2 3.000

7 Cơ sở ương giống còn lại trong tỉnh 12,0 300

Cộng 65,8 1.760

(Nguồn: Trung tâm giống Trà Vinh)

Hiện nay, tính về sản lượng thì đủ cung cấp giống cho nuôi. Tuy nhiên, xét về chất lượng cao thì chưa đủ nhu cầu trong năm 2012 và phát triển những năm tới. Chất lượng con giống chưa đồng đều, nguồn gốc cá bố mẹ chưa thuần hết, qui trình xử lý ương cá chưa đồng nhất, dẫn đến 6 trại giống thực hiện theo qui trình Global GAP thì con giống được kiểm soát đạt yêu cầu, còn các hộ dân tự ương cá giống thì việc kiểm soát qui trình ương chưa tốt.

Tình hình chất lượng con giống đang được Sở Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh tập trung đầu tư và kiểm soát thông qua hoạt động của Trung tâm giống

Trà Vinh, tiến tới năm 2015 sẽ đạt trên 1,2 triệu con giống đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho kế hoạch phát triển nuôi cá tra của tỉnh Trà Vinh.

- Thuốc thú y thủy sản và thức ăn: Quản lý kiểm tra tốt dịch vụ thuốc thú y thủy sản và thức ăn nhập cho nuôi cá. Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao có vai trò then chốt trong việc tăng cường chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và dịch bệnh, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Cần nghiên cứu phát triển các loại thức ăn nhân tạo chất lượng cao, ổn định, dễ hấp thu và giá thành hợp lý.

- Mô hình nuôi gia công cho các nhà máy: Trong lúc ngành chức năng còn đang lúng túng, một số hộ nuôi cá tra quy mô lớn đã tự “giải thoát” bằng mô hình nuôi gia công cho các nhà máy. Đây là cách làm mới, đảm bảo lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và người nuôi.

Đầu tiên, người nuôi chứng minh cho doanh nghiệp thấy mình có đất đai nằm ở vị trí thuận lợi, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi cá; nhưng do giá thức ăn tăng cao và các đại lý không bán thiếu, bán gối đầu như trước đây nên người nuôi không đủ vốn để nuôi. Phía doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có vốn, có thị trường, nhưng thiếu nguồn cá nguyên liệu chất lượng cao. Vì vậy, 2 bên hợp tác trên tinh thần cùng có lợi.

Theo đó, doanh nghiệp đầu tư 1,55kg thức ăn và 4.600 đồng, người nuôi gia công sẽ giao lại 1kg cá tra nguyên liệu đạt chất lượng. Toàn bộ quy trình chăm sóc, con giống… người nuôi gia công tự lo, miễn tới kỳ thu hoạch giao đúng sản lượng cá tra thành phẩm theo hợp đồng đã ký. Điểm lợi của mô hình nuôi cá tra gia công là người nuôi được doanh nghiệp đầu tư vốn và đảm bảo đầu ra, bất kể giá cá tăng hay giảm. Vấn đề là nuôi đạt yêu cầu, ít hao hụt, sẽ có lời 500 - 1.000 đồng/kg, mức lời không quá cao nhưng ổn định.

- Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụnhằm chia sẻ lợi nhuận:

Ngành công nghiệp cá tra thời gian qua có nhiều thay đổi, nếu như lúc đầu, người dân tự đào ao nuôi cá và cung ứng gần như 100% nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề trục trặc nảy sinh bởi mối quan hệ giữa người nuôi và doanh nghiệp là khi thiếu cá - giá tăng, người nuôi ẹo; ngược lại lúc thừa cá - giá giảm, doanh nghiệp ép người nuôi.

Để chủ động nguồn nguyên liệu cho nhà máy, giảm bớt lệ thuộc vào người nuôi bên ngoài, những năm qua nhiều doanh nghiệp ở Trà Vinh đã đầu tư xây dựng vùng nuôi cá tra nguyên liệu, có nhà máy chủ động từ 50% - 70% nguồn cá nguyên liệu. Thoạt đầu, cứ ngỡ doanh nghiệp có vùng nguyên liệu “sẽ thắng”, nhưng thực tế hiện nay không như mong muốn. Lúc này, doanh nghiệp nào có vùng nuôi cá nguyên liệu càng nhiều, càng khó, bởi giá cá sụt dưới giá thành. Trong khi các doanh nghiệp ít đầu tư vùng nuôi lại sống khỏe hơn. Đây là điều bất hợp lý”.

Song, nhiều doanh nghiệp “ôm” vùng nuôi đang khốn khổ bởi họ lấy vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn là không phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nuôi diện tích quá nhiều nên không kiểm soát được vùng nuôi, tỷ lệ hao hụt cao, thất thoát trong quản lý, công nhân thiếu trông coi … dẫn đến hiệu quả không cao. Đây cũng là bài học cần rút kinh nghiệm do một số doanh nghiệp muốn thâu tóm toàn bộ từ nghề nuôi đến chế biến, xuất khẩu cá tra.

Hiện nay cá tra Việt Nam “một mình một chợ” trên thế giới, không ai cạnh tranh nhưng cứ mãi lận đận cũng bởi tình trạng mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết. Để vực dậy ngành công nghiệp cá tra, vấn đề liên kết trên tinh thần đồng thuận cùng chia sẻ lợi nhuận giữa các bên tham gia như người nuôi, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cung ứng thức ăn, ngân hàng… là rất

cần thiết. Và mô hình nuôi gia công là hướng đi phù hợp, hiệu quả cao; đảm bảo cho doanh nghiệp - người nuôi - nhà cung ứng thức ăn có lời, và ngân hàng cho vay vốn cũng đúng địa chỉ. Ngành chức năng cũng thuận lợi trong quản lý vùng nuôi, diện tích, sản lượng, thời vụ thu hoạch…

Ngành công nghiệp cá tra đã đến lúc phải mạnh dạn làm mới để theo kịp tình hình mới. Trong đó, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ là vấn đề sống còn. Để nhân rộng mô hình liên kết, không thể hô hào khẩu hiệu một chiều, mà ngành chức năng và chính quyền địa phương cần chủ động chuyển đổi phương thức sản xuất mới để thu hút doanh nghiệp, người nuôi… cùng tham gia. Đề xuất cần làm ngay và làm quyết liệt, mô hình liên kết mới thành công. Ở đó, nhà nước phải đóng vai trò điều hành trong quy hoạch, định hướng, điều hành, cân phân quyền lợi hài hòa giữa các bên để cùng phát triển…

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w