Các chính sách phát triển nuôi cá tra

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 29 - 32)

7. Tổng quan tài liệu các nghiên cứu

2.1.3. Các chính sách phát triển nuôi cá tra

a. Về qui hoạch nuôi cá tra tại Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh đã quan tâm tới công tác quy hoạch nuôi cá tra xuất phát từ những lợi thế tự nhiên và kinh tế xã hội trong phát triển ngành này. Quy hoạch nuôi cá tra từ nay đến 2015 đã xác định vùng chăn nuôi tập trung ở 5 huyện của tỉnh là Càng Long, Châu Thành, Tp Trà Vinh, Tiển Cần và Cầu Kè và một số vùng phụ cận có điều kiện. Trong đó tập trung lớn nhất là Huyện Càng Long khoảng 40,22 % và Tp Trà Vinh gần 20% diện tích và sản lượng.

Với quy hoạch như vậy tỉnh đã chủ trương bố trí về diện tích đất cùng với các chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong khu vực này như chính sách vốn, phát triển công nghiệp chế biến, hệ thống khuyến ngư và đào tạo nuôi trồng.

Tuy nhiên công tác này trong thực tế cũng phát sinh nhiều vấn đề như việc quản lý quy hoạch gặp không ít khó khăn khi thị trường biến động lớn, sự phát triển khá chậm của hệ thống chế biến sản phẩm. Đặc biệt là chi phí và hệ thống cung cấp đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường do các công ty nước ngoài chi phối mà thường có những biến động khiến cho việc phát triển khó khăn. Ngoài ra việc phát triển nuôi trồng mang tính tự phát trong nhiều mặt đã phá vỡ quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất không hợp lý do thiếu định hướng chung nên nhiều hướng phát triển thiếu nguồn lực đã không phát triển được như phát triển thiếu hạ tầng giao thông, chăn nuôi thiếu vốn…

Từ tình hình thực tế sản xuất cá tra tại vùng nuôi, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Trà Vình, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh, Sở NN và PTNT tỉnh đã quy hoạch phát triển vùng nuôi cá tra cho tới năm

2015 và 2020. Với quy hoạch này diện tích tăng bình quân 10,7% năm trong giai đoạn 2011-2015 và 7% giai đoạn 2016-2020. Tương tự sản lượng sẽ tăng dần 10% và 3% trong hai giai đoạn tương ứng.

b. Chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Giai đoạn 2010- 2020, tỉnh đã định hướng tập trung phát triển ngành nuôi trồng thủy sản để khai thác thế mạnh của tỉnh.

Kết quả phân tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương đã chỉ ra xu hướng và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp là chậm và không rõ xu hướng cũng như kém hiệu quả.

Việc định hướng chuyển dịch cơ cấu trong chính sách của địa phương do vậy đã bộc lộ những vấn đề cần phải xem xét và có sự điều chỉnh như sau:

- Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang nặng tư tưởng tự cấp tự túc trong điều kiện kinh tế thị trường là không phù hợp;

- Chưa dựa vào tiềm năng thế mạnh của địa phương để định hướng chuyển dịch;

- Chưa dựa vào kết quả phân tích tình hình thực tế phát triển của mỗi ngành để định hướng chuyển dịch;

- Không căn cứ vào nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu và không đủ nguồn lực để thực hiện.

- Những diễn biến của thị trường để hoạch định.

c. Cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chăn nuôi cá tra

Bộ máy hành chính của tỉnh và ngành nông nghiệp trong những năm qua hoạt động như một cơ quan hành chính đơn thuần chứ chưa phải là một tổ chức cung cấp dịch vụ công cho khách hàng. Các thủ tục hành chính có thời hạn hoàn thành rất dài gây tốn kém về chi phí và thời gian.

Ví dụ hoàn thành cấp chủ quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân với đất nông nghiệp và khoảng 2 tới 3 tháng. Điều này khiến nhiều tổ chức và hộ gia đình nản lòng khi kinh doanh nuôi cá tra.

Việc triển khai các quyết định hành chính cũng như hoạt động của bộ máy hành chính công rất chậm và trì trệ. Mỗi chủ trương quyết định từ tỉnh tới các địa phương tốn nhiều thơi gian để triển khai, hay không thể triển khai do vậy mà hiệu lực và hiệu quả của các quyết định quản lý nhà nước rất kém.

Nguyên nhân của tình trạng này có mấy lý do:

- Việc cải cách này chưa được thực hiện dựa trên một quy trình được hoạch định chặt chẽ bảo đảm các nguồn lực và tổ chức thực hiện.

- Nhận thức về dịch vụ hành chính công tầm quan trọng phải cải cách hành chính chưa đúng từ lãnh đạo tới các cơ quan chức năng trong đó ngành NN và PTNT cũng như phòng Tài nguyên môi trường;

- Hiệu quả hoạt động cải cách hành chính chưa cao, thủ tục rườm rà và phương thức hoạt động kém hiệu quả, việc triển khai cải cách hành chính theo tinh thần của chính phủ rất chậm; đặc biệt là hoạt động của ngành NN và PTNT, hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp ở huyện.

- Tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức chưa cao, trình độ chuyên môn hạn chế nhất là khả năng tin học, việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức viên chức thiếu nguồn lực và chưa được quan tâm đúng mức.

- Thu nhập của đội ngũ này khá thấp và họ phải sống dựa vào các hoạt động kinh tế phụ của gia đình;

Tuy nhiên, để cải cách hành chính thực hiện thành công góp phần cùng với các chính sách và biện pháp khác thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là cải cách hành chính phải đồng bộ với các chính sách và giải pháp khác như chính sách tài chính, chính sách đầu tư …

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w