- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên
3.2.8. Giải pháp xử lý môi trường khi phát triển nuôi cá tra
Thực tế cho thấy, nuôi cá tra theo hình thức thâm canh đã có tác động rất lớn đến môi trường do thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat,... các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao. Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng
bị suy thoái, từ đó làm cho các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu Oxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hoá.
Giải pháp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi là thay nước. Như vậy, chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm được cho ra khỏi ao và được thay thế bằng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời, không thể loại bỏ được hiểm họa của chính nó. Với việc loại bỏ những chất thải không được kiểm soát và quản lý trong điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nuôi cá tra phát triển kém, thoát nước không đảm bảo thì chất thải từ khu nuôi này sẽ theo nguồn nước cấp đi vào khu nuôi khác. Vì vậy, để môi trường nước phục vụ hoạt động nuôi cá tra được đảm bảo bền vững thì biện pháp duy nhất là phải xử lý chất thải trước khi thảy ra môi trường.
Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi cá tra thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng lớn. Nuôi thâm canh được coi như là quá trình bao gồm một lượng lớn vật liệu được đưa vào sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch, phần còn lại được coi như là chất thải thải ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là giàu đạm, photpho là nguồn tác động mạnh đến môi trường.
Các nghiên cứu cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 27 -30% nitrogen (N), 16 - 30% photpho (P) và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 200 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 320 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường trên 200 tấn.
Như vậy, với lượng chất thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao, chất thải từ ao nuôi cá tra đã và đang tác động rất lớn đến môi trường nước, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến nghề nuôi mà còn tác động đến hoạt động sinh hoạt của người dân.
Các giải pháp xử lý nước thải trong nuôi cá tra
Các chất thải từ hoạt động nuôi cá tra rất lớn, chủ yếu ở dạng dễ phân hủy sinh học trong điều kiện các khu vực nuôi cá đều nằm trong vùng nông thôn, gần các khu sản xuất nông nghiệp nên giải pháp áp dụng để xử lý nước thải từ hoạt động nuôi cá thiết nghĩ nên hướng về sử dụng công nghệ sinh học tự nhiên và đơn giản.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý nước thải trong nuôi cá tra cho hiệu quả. Thử nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ sử dụng cách lọc nước thải qua đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo cho hiệu quả xử lý khá cao. Hiệu quả xử lý trong hệ thống này là khá khả quan: BOD5 đạt 84%.
Các thử nghiệm của người dân là một trong những hướng có triển vọng để giải bài toán xử lý lượng nước thải khổng lồ từ hoạt động nuôi cá tra thâm canh, việc sử dụng nước thải từ hầm nuôi cá tra để tưới cho lúa với tỷ lệ 3 ha nuôi cá tưới cho 51 ha lúa cho hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những mô hình thử nghiệm, cần phải có những nghiên cứu khoa học cụ thể để khuyến cáo người dân sử dụng đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường.
Những giải pháp có thể áp dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường
Từ những phân tích thực trạng do nghề nuôi gây ra cũng như kinh nghiệm xử lý môi trường trong lĩnh vực này trong và ngoài nước, nhất là kinh
nghiệm bước đầu của một số bà con ở An Giang, Cần Thơ thì thiết nghĩ các khu vực nuôi cá tra của nước ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:
- Giải pháp quy hoạch: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của tỉnh, các địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết tùy theo tình hình cụ thể của địa phương mình dựa trên những cơ sở về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng. Các khu vực nuôi cần phải quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt.
- Giải pháp về khoa học - kỹ thuật:
Khuyến khích người dân nuôi cá tra thâm canh theo tiêu chuẩn GAP/ASC/CoC hay các tiêu chuẩn quốc tế khác thân thiện với môi trường.
Đầu tư nghiên cứu làm rõ về thành phần chất thải theo thời gian nuôi cá, xác định rõ tải lượng các chất ô nhiễm từ các ao nuôi để trên cơ sở đó tính toán diện tích và cách thức xử lý cho phù hợp.
Với đặc tính lượng chất thải lớn, thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy sinh học, các khu nuôi nằm gần các vùng sản xuất nông nghiệp nên giải pháp thủy lợi cho vấn đề này là dẫn nước thải từ khu nuôi sử dụng cho các khu sản xuất nông nghiệp sẽ có tính khả thi và phù hợp với điều kiện về đất đai, cơ sở hạn hạ tầng và trình độ quản lý của các địa phương.
Đầu tư nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm mô hình xử lý chất thải phát sinh từ nuôi cá tra. Chú trọng đến giải pháp hồ sinh học kết hợp với cánh đồng tưới nông nghiệp, trong đó phải làm rõ vấn đề điều kiện áp dụng, cách thức, tỷ lệ diện tích, thời gian lưu, các vấn đề nước thải phú dưỡng, cân bằng dinh dưỡng trong nước thải khi sử dụng cánh đồng tưới nông nghiệp.
Tóm lại, nuôi cá tra tại Trà Vinh có nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, nếu phát triển như hiện nay chỉ chú trọng phát triển về diện tích và năng suất nuôi để thu lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề ô nhiễm môi trường thì với tình trạng này, suy thoái môi trường do nuôi cá sẽ tác động mạnh đến nghề nuôi và là cản trở lớn nhất cho việc phát triển nghề nuôi trong thời gian tới. Vì vậy, để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, chất thải, cũng như việc sản xuất đầu vào cho việc nuôi cá, mà còn là vấn đề kinh tế, chẳng hạn hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước; khía cạnh xã hội như từ ý nghĩa tạo công ăn việc làm người lao động, đóng góp cho địa phương cộng đồng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngay bây giờ song song với quy hoạch phát triển nghề nuôi cá trong đó đặc biệt quan trọng là phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao để xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình nuôi cá tra.
KẾT LUẬN
Tỉnh Trà Vinh có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản rất lớn, tuy nhiên hoạt động nuôi cá tra chưa phát huy được tối đa những tiềm năng đó. Việc phát triển nuôi cá tra còn thiếu đồng bộ…Do vậy phát triển nuôi cá tra bền vững đây là một nhiệm vụ không đơn giản chút nào. Phát triển nuôi cá tra gắn với bảo vệ môi trường sinh thái chung, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, phòng chóng dịch bệnh, đảm bảo phát triển bền vững, khai thác hợp lý nguồn lợi, tiềm năng mặt nước. Phát triển nuôi cá tra gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích; tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia phát triển nuôi cá tra, trong đó coi trọng phát triển kinh tế hộ gia đình để tận dụng nguồn lực địa phương.
Phát triển nuôi cá tra gắn liền với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, không ngừng nâng cao giá trị cá tra bằng việc tăng tỷ trọng nuôi các đối tượng có giá trị, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và chế biến. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi toàn ngành thủy sản phải nổ lực vượt bậc, đặc biệt chú ý đến yếu tố con người trong mục tiêu phát triển của ngành quản lý, có như vậy nhận thức mới ngày càng được nâng cao và đảm bảo cho nuôi cá tra phát triển có hiệu quả và bền vững.
Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên trên địa bàn Trà Vinh để phát triển nuôi cá tra bền vững phù hợp với Quy hoạch phát triển nghề nuôi cá đến 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Coi cá tra là đối tượng nuôi chủ lực, chế biến tiêu thụ cá tra là một hoạt động kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu của đất nước.
Phát triển nuôi cá tra, chế biến, tiêu thụ cá tra theo nhu cầu thị trường, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng chất lượng để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra phải gắn liền với việc thực hiện bảo đảm các tiêu chuẩn quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức nuôi cá, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...2
1. Tính cấp thiết của đề tài...2
2. Mục tiêu nghiên cứu...3
3. Câu hỏi nghiên cứu...3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3
5. Phương pháp nghiên cứu...3
6. Nội dung đề tài ...4
7. Tổng quan tài liệu các nghiên cứu...5
CHƯƠNG 1...9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA...9
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NUÔI CÁ TRA...9
1.1.1. Khái niệm nuôi cá tra...9
1.1.2. Vai trò của nuôi nuôi cá tra...9
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi cá tra...12
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA...13
1.2.1. Gia tăng sản lượng và bảo đảm cơ cấu nuôi trồng hợp lý...13
1.2.2. Gia tăng nguồn lực cho nuôi cá tra...14
1.2.3. Trình độ kỹ thuật và công nghệ nuôi cá tra...15
1.2.4. Hoàn thiện tổ chức tốt sản xuất...16
1.2.5. Mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi cá tra...17
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA...18
1.3.1. Điều kiện tự nhiên...18
1.3.2. Tình hình KT-XH của địa phương ...21
1.3.3. Khả năng về vốn ...21
1.3.4. Trình độ người nuôi cá tra...22
1.3.5. Sự phát triển của hệ thống dịch vụ ...22
1.3.6. Thị trường sản phẩm ...23
CHƯƠNG 2...24
TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH TRÀ VINH...24
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH TRÀ VINH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA...24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...24
2.1.3. Các chính sách phát triển nuôi cá tra...29
2.1.4. Tình hình thị trường sản phẩm cá tra...32
- Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, giá cả giảm sâu. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thủy sản phải thu hẹp sản xuất...33
2.1.5. Tình hình cơ sở hạ tầng nuôi cá tra ở Trà Vinh...33
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở TRÀ VINH ...34
2.2.1. Tình hình gia tăng sản lượng và bảo đảm cơ cấu nuôi trồng hợp lý cá tra ...34
Ngoài ra năng suất của các hộ nuôi cá tra khá thấp, điều này là do quy mô sản xuất khá nhỏ của các hộ nên chưa tận dụng được tính kinh tế về quy mô...39
2.2.2. Tình hình gia tăng nguồn lực cho nuôi cá tra ở Trà Vinh...39
2.2.3. Tình hình về trình độ kỹ thuật và công nghệ trong nuôi cá tra...42
2.2.4. Tình hình hoàn thiện tổ chức tốt sản xuất...52
2.2.5. Tình hình mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi cá tra...55
Nghề nuôi cá tra tại Trà Vinh phát triển tự phát từ năm 2003 từ một số hộ ven sông Hậu, cá thu hoạch chủ yếu bán cho thương lái, mang tính nuôi nhỏ lẽ nên dịch vụ con giống, vận chuyển và đánh bắt chưa có phải mua dịch vụ của các vùng lân cận ngoài tỉnh. Đến những năm 2006, tỉnh chủ trương kêu gọi đầu tư ngành nuôi cá thì có 2 doanh nghiệp đủ năng lực về vốn và thị trường xuất khẩu tham gia phát triển chủ yếu nuôi trên nhánh sông Tiền tại TP Trà Vinh, hình thức nuôi chuyên canh, tiếp cận
và xây dựng đạt các tiêu chuẩn nuôi cá tra xuất khẩu như Global GAP, ASC...55
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA TẠI TRÀ VINH ...56 2.3.1. Kết quả đạt được ...56 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế:...57 3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở TỈNH TRÀ VINH ...59 3.1.1. Quan điểm phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh...59 3.1.2. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Tỉnh Trà Vinh...62
- Tận dụng tối đa những lợi thế, tiềm năng về đất đai có thể đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế...62 - Huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Bám sát tận dụng tối đa các chương trình của chính phủ, sở NNPTNT có liên quan đến phát triển NTTS...62 - Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ sinh học bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để sản xuất ổn định...62 - Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh, cũng như các ngành kinh tế khác để tránh xung đột tác động tiêu cực qua lại giữa các qui hoạch...62 - Tăng cường công tác hướng dẫn quản lý chỉ đạo, đối với các hoạt động sản xuất cung ứng giống nuôi trồng thủy sản...62 - Phát triển nuôi cá tra trong vùng được qui hoạch, những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, thuận tiện giao thông thủy bộ, ưu tiên phát triển nuôi thâm canh tuyến sông lớn. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi tiến bộ như: Global GAP, ASC,…để nâng cao chất lượng
sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu bảo vệ môi trường
sinh thái...62
- Tiến tới cấp giấy chứng nhận cho vùng nuôi, hộ nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh đạt tiêu chuẩn theo qui định...62
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy chế biến, sản xuất thức ăn thủy sản. ...62
Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến ngư và phát triển nguồn lực...62
3.1.3. Mục tiêu phát triển nuôi trồng cá tra ở tỉnh Trà Vinh...63
Nhằm đưa lĩnh vực nuôi cá Tra thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao, góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành thủy sản. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh hiện có của tỉnh, chúng ta cần tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu sau:...63
Mục tiêu tổng quát: Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tiềm năng nuôi cá tra khu vực ĐBSCL. Bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và