Giải pháp tổ chức tốt nuôi cá

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 79 - 81)

- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên

3.2.4 Giải pháp tổ chức tốt nuôi cá

Tổ chức lại nuôi cá tra theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ người nuôi, với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông ngư dân.

Mở rộng việc áp dụng thực hiện các qui định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi trong vùng qui hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng NTTS tại địa phương, nhằm tạo các sản phẩm có thương hiệu uy tính trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trong chế biến sẽ tăng cường kiểm soát theo các chương trình HACCP, ISO 9001, PRC, CFS, HALLAI, … ; xúc tiến mạnh cổ phần hóa, kiên quyết di dời các xí nghiệp vào khu vực chế biến quy định ở các khu công nghiệp của từng địa phương.

Để ổn định nghề nuôi cá, cần liên kết giữa “người nuôi - doanh nghiệp sản xuất thức ăn - doanh nghiệp xuất khẩu cá tra - ngân hàng”. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đứng ra làm điều phối liên kết với người hộ

nuôi hình thành vùng nuôi lớn; doanh nghiệp sản xuất thức ăn cung cấp thức ăn cho người nuôi thông qua hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu; và ngân hàng cung ứng vốn qua hợp đồng giữa doanh nghiệp xuất khẩu cá tra với doanh nghiệp thức ăn và người nuôi. Khi tới kỳ thu hoạch thì người nuôi phải bán toàn bộ sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu. Cái lợi của mô hình này là người dân chỉ cần nuôi gia công nhưng đảm bảo đầu ra và lời khoảng 2.000 đồng/kg; doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng và giá đầu vào biết trước, nhằm dễ dàng trong việc đàm phán hợp đồng với nước ngoài; doanh nghiệp thức ăn bán được nhiều sản phẩm, trong khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn đúng địa chỉ và có tài sản thế chấp rõ ràng… Nếu có cơ quan chức năng đứng ra làm đầu mối để gắn kết 4 bên lại với nhau thì những khó khăn của cá tra hiện nay sẽ được tháo gỡ ổn thỏa.

Mô hình liên kết là nhu cầu phát triển tất yếu, đồng thời là hướng đi bền vững cho ngành công nghiệp cá tra. Song, thực tế việc liên kết hiện nay còn rất ì ạch, các ngành chức năng đã bàn nhiều về mô hình liên kết nhưng kết quả nhân rộng chưa như mong muốn. Nhìn sang mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đã chứng minh hiệu quả khi giảm được chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận cho nông dân… Song việc mở rộng cũng còn trở ngại. Điều này cho thấy sản xuất theo mô hình liên kết không thể đạt được qua 1 hoặc 2 vụ, mà phải mất nhiều năm, trải qua nhiều bước đi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để từng bước nâng dần chất lượng các hình thức kinh tế hợp tác. Đây là giai đoạn chuyển đổi phương thức sản xuất, từ mô hình kinh tế hộ sang kinh tế hợp tác. Bài toán liên kết sản xuất - tiêu thụ là giai đoạn đầu để hướng đến quan hệ sản xuất mới.

Để phát triển mô hình liên kết, chúng ta không thể hô hào hoặc ngồi chờ doanh nghiệp và người nuôi tự làm, mà cả hệ thống chính trị cũng phải tham

gia. Trách nhiệm tổ chức lại sản xuất, vực dậy nghề cá là nhiệm vụ của chính quyền Trà Vinh và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Chính quyền phải đồng hành cùng doanh nghiệp và người nuôi để hai bên gặp nhau, thông hiểu nhau và đi đến thống nhất. Một khi chính quyền năng động, bám sát thực tế, tạo được niềm tin cho doanh nghiệp và người nuôi, phong trào liên kết sản xuất sẽ tiến triển tích cực.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w