Số lượng con giống cá Tra đạt: 495 triệu con

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 63 - 102)

- Sản lượng ương giống đạt: 320 triệu con

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở TỈNH TRÀ VINH VINH

Từ tình hình thực tiễn, để nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu phát triển và tăng trưởng bền vững trong tương lai thì chúng ta phải giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

- Tỉnh Trà Vinh phải quy hoạch vùng nuôi cá tra cân đối theo nhu cầu thị trường, tránh trường hợp phát triển tự phát dẫn đến mất cân bằng cung cầu.

- Các địa phương được quy hoạch vùng nuôi cá tra tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi, khuyến khích người nuôi áp dụng các quy trình nuôi theo hướng bền vững, đặc biệt phải khẩn trương thực hiện đánh số vùng nuôi nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng hệ thống thống kê sản xuất, thông tin thị trường hiệu quả hơn, duy trì xuất khẩu cá tra vào các thị trường EU, Mỹ...trước mắt và lâu dài.

- Ngân hàng Nhà nước xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra vay vốn theo chương trình kích cầu của Chính phủ.

- Các nước nhập khẩu thủy sản luôn đưa ra những hàng rào kỹ thuật, quy định mới về dư lượng chất kháng sinh. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên thường xuyên cập nhật và kiểm tra danh sách các chất kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cũng như các chất bị cấm, tránh tình trạng người nuôi hay các nhà máy chế biến đổ lỗi cho nhau khi sản phẩm bị nhiễm kháng sinh.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu vào từng thị trường riêng biệt nên ngồi lại với nhau, có sự thống nhất về giá bán, xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam, tránh trường hợp bán phá giá, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung.

- Chính phủ thực hiện hiệu quả chủ trương bình ổn giá đối với các mặt hàng thức ăn chăn nuôi; buộc các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch về giá.

- Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra và người nuôi phải có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau về giá cả và nguồn nguyên liệu. Tránh trường hợp mỗi bên vì lợi ích riêng mà phá vỡ hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết,

đặc biệt các doanh nghiệp cần phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đầu vụ theo kế hoạch sản xuất để người nuôi yên tâm sản xuất và thuận lợi hơn trong vấn đề vay vốn đầu tư.

- Việc thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên kết các hoạt động phát triển công nghiệp chế biến thủy sản giữa các địa kết các hoạt động phát triển công nghiệp chế biến thủy sản giữa các địa phương sẽ phát huy sức mạnh nội lực. Từ đó tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp chế biến với người nuôi cá tra, tạo điều kiện cho ngành chế biến cá tra tăng tốc trong thời gian tới.

3.2.1. Giải pháp quy hoạch gia tăng sản lượng và bảo đảm cơ cấu nuôi trồng trồng

a. Quy hoạch

- Quy hoạch đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch tổng quan nuôi thủy sản nước ngọt được UBND tỉnh phê duyệt nhưng thực hiện theo qui hoạch còn chậm; mặt khác, quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt đến nay đã không còn phù hợp nữa, do vậy, cần rà soát điều chỉnh và bổ sung qui hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời cần tập trung quy hoạch theo từng vùng cụ thể cho cá tra và các vùng sản xuất giống tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả loại hình đất, diện tích mặt nước NTTS nước ngọt của tỉnh.

- Theo quy hoạch vùng nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 thì diện tích vùng quy hoạch tăng lên trên 3.800 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp và hộ nuôi dễ dàng chọn lựa những vị trí phù hợp mới để chọn xây dựng ao trong vùng qui hoạch.

- Các địa danh được qui hoạch phát triển nuôi cá tra đều nằm ven tuyến sông Hậu, sông Tiền và đất cồn trên 200 ha tại thành phố Trà Vinh, vùng nuôi đảm bảo nuôi chuyên canh, phát triển lâu dài.

- Qui hoạch vùng nuôi cá tra

Bảng 3.1: Qui hoạch vùng nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh

STT Địa danh ĐVT 2015 2020 1 H. Châu Thành - Diện tích Ha 460 594 - Sản lượng Tấn 27.600 37.621 2 TP Trà Vinh - Diện tích Ha 250 300 - Sản lượng Tấn 15.000 19.000 3 H. Tiểu Cần - Diện tích Ha 500 800 - Sản lượng Tấn 23.700 42.800 4 H. Cầu kè - Diện tích Ha 410 615 - Sản lượng Tấn 28.800 49.680 5 H. Càng Long - Diện tích Ha 1.090 1.562 - Sản lượng Tấn 4.900 899 Cộng Ha 2.710 3.871 Tấn 100.000 150.000

(Nguồn: Sở NN&PTNN Tỉnh Trà Vinh) - Với sản lượng đã qui hoạch đến năm 2015, tại tỉnh Trà Vinh sẽ đạt sản lượng 100.000 tấn cá nguyên liệu/năm thì lượng cá tra nuôi này sẽ được 2 nhà máy tại địa bàn có nhu cầu nguyên liệu 72.000 tấn/năm, phần còn lại 28.000 tấn/năm sẽ được mua bán với các nhà máy chế biến nằm lân cận ngoài tỉnh. Tuy nhiên, để tiêu thụ hết sản lượng nuôi quy hoạch đến 2020 là 150.000 tấn/năm cá thì đòi hỏi năng lực chế biến phải tăng gấp đôi, các nhà máy phải nâng công suất hoặc các ngành chức năng của tỉnh phải kêu gọi đầu tư thêm nhà máy nhằm cân đối đủ năng lực chế biến cho qui hoạch gia tăng sản lượng đã đề ra đến năm 2020.

b. Quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi.

- Trên cơ sở qui hoạch chi tiết, địa phương ưu tiên xây dựng một số hạng mục công trình giao thông thủy lợi mang tính thiết yếu vào khu nuôi tập trung để đảm bảo những nhu cầu cấp thiết về nguồn nước phục vụ cho nuôi cá.

- Tận dụng và phát huy tối đa các dự án thủy lợi, giao thông điện đã xây dựng và tiếp tục đầu tư đồng bộ đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển.

- Vùng qui hoạch Cồn Thủy Tiên và Cồn Long Trị (TP Trà Vinh), Cồn Cò (Châu Thành), Cần Chông (huyện Tiểu Cần), Ninh Thới (huyện Cầu Kè), Đức Mỹ (huyện Càng Long),… phần đầu tư của ngân sách nhà nước về các kênh cấp nước và lưu thông, đê bao chống lũ, đường bộ phải qui hoạch đầu tư chi tiết đúng mức nhằm khai thác hiệu quả vùng nuôi cá tra.

c. Cơ chế chính sách

- Triển khai chính sách về bảo hiểm nông nghiệp cho người nuôi cá tra; chính sách hỗ trợ để triển khai tiêu chuẩn nuôi Global GAP, ACS … để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư tham gia. Tạo điều kiện cho các hộ nuôi liên kết với nhau thành hợp tác xã, tổ hợp tác, phát triển nuôi theo các vùng qui hoạch.

- Đầu tư phát triển các chương trình giống để tạo ra con giống sạch bệnh, không cận huyết, có khả năng chóng chịu tốt với thay đổi của môi trường và dịch bệnh.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, có chủ trương của nhà nước để hỗ trợ người dân phân tích, xét nghiệm bệnh cá với hình thức không thu phí, tạo điều kiện cho người dân chủ động trong việc phòng chóng dịch bệnh.

- Có chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn tính dụng đối với người tham gia nuôi cá tra.

d. Giống

Có thể khẳng định giống đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản. Để phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản trong tỉnh công tác giống trong thời gian tới cần đảm bảo đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng cần có những giải pháp cơ bản như sau:

- Cho phép nhập giống đã qua tuyển chọn, sạch bệnh, đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm tra kiểm dịch giống. Nguồn gốc giống phải được truy xuất, có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho công tác khoanh vùng khi có dịch bệnh lây lang. Khuyến khích các tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia xây dựng khu sản xuất giống qui mô, tập trung trong vùng quy hoạch.

- Cần xây dựng thêm một trại sản xuất giống cá tra qui mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc gia, quy hoạch vùng ương cá tra tập trung. Đây cũng là nơi cung ứng nguồn con giống chất lượng cao sạch bệnh, không cận huyết, vừa là nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống từ các viện trường.

3.2.2. Giải pháp tăng cường nguồn lực cho nuôi cá tra

- Nguồn vốn bao gồm giá trị của tài sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (không tính đến tài nguyên thiên nhiên). Hiện nay, vốn đầu tư và vốn nuôi cá được coi là yếu tố quan trọng của quá trình nuôi cá. Chuẩn bị đủ vốn sẽ tổ chức nuôi đúng mùa vụ, đạt năng suất và giá thành kế hoạch, nhất là không bị động khi mùa vụ thu hoạch đồng loạt, hạn chế việc bán cá ồ ạt khi thiếu vốn nuôi.

Bảng 3.2. Nhu cầu vốn phát triển nuôi cá tra năm 2015-2020 STT Chỉ tiêu ĐVT 2.015 2.020 1 Diện tích đất Ha 2710 3871 2 Sản lượng Tấn 100.000 150.000 3 Vốn đầu tư 3.114.711 5.257.500 3.1 Vốn XDCB Triệu đ 864.711 1.882.500 3.2 Vốn lưu động Triệu đ 2.250.000 3.375.000 4 Nguồn vốn 3.114.711 5.257.500 4.1 Vốn tự có Triệu đ 934.413 1.577.250 4.2 Vốn vay Ngân hàng Triệu đ 1.557.356 2.628.750 4.3 Vốn từ nguồn khác Triệu đ 622.942 1.051.500

5 Nhu cầu vốn thực tế 3.114.711 5.257.500

5.1 Vốn tự có Triệu đ 934.413 1.577.250 5.2 Khả năng cung cấp vốn của NH Triệu đ 1.557.356 2.628.750 5.3 Thiếu vốn Triệu đ 622.942 1.051.500

(Nguồn: Hiệp hội thủy sản Trà Vinh)

- Nhu cầu vốn nuôi cá tra lớn, tập trung theo thời vụ. Nhưng hiện nay khả năng tích lũy vốn trong người nuôi không cao khoảng 30% nhu cầu, vì vậy để phát triển nuôi cá tra theo kế hoạch phát triển đến năm 2015 tại tỉnh Trà Vinh thì phải có chính sách đầu tư từ Chính phủ với những gói lãi suất ưu đãi, ngân hàng nên cho vay tương xứng với đàn cá trong ao và xem xét phương án cho vay nuôi đủ vụ là 8 tháng. Bên cạnh đó, người nuôi phải chủ động phân phối vốn tự có đủ trong 3 tháng sau khi xuống giống tránh mất cân đối trong giai đoạn nuôi từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 thu hoạch, chiếm khoảng 70 % tổng vốn nuôi trong một vụ.

- Trong nghề nuôi cá tra, nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm: cán bộ khoa học làm việc trong lĩnh vực NTTS và những nông dân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này. Muốn phát triển nuôi cá có hiệu quả đòi hỏi phải có nguồn nhân lực gồm cán bộ khoa học có trình độ cao và đội ngũ kỹ thuật viên thực hành giỏi làm nồng cốt hướng dẫn cách thức NTTS tới các hộ nông dân.

Bảng 3.3. Nhu cầu lao động kỹ thuật phát triển nuôi cá tra năm 2015-2020

STT Nội dung ĐVT 2012 2015 2020 I Tình hình lao động nuôi cá tra

1 Số lao động nuôi cá tra người 495 570 660

- Hộ cá nhân Hộ 101 110 120

người 303 330 360

- Doanh nghiệp người 192 240 300

2 Lao động qua đào tạo 253 438 516 3 Lao động chưa đào tạo 242 132 144 4 Cơ cấu lao động 100 100 100 - Lao động qua đào tạo 51,03 76,84 78,18 - Lao động chưa đào tạo 48,97 23,16 21,82

II L.động chia theo hình thức nuôi cá tra

1 Số lao động nuôi cá tra người 495 570 660

2 Chuyên canh 192 240 300

3 Bán thâm canh 303 330 360

(Nguồn: Hiệp hội thủy sản Trà Vinh)

Hiện nay, số lao động được đào tạo đang tăng dần thông qua các chương trình hội thảo chuyên nghề của Hiệp hội thủy sản tỉnh Trà Vinh phối hợp với các trường và viện, đào tạo của Trường đại học Trà Vinh và Trường dạy nghề Trà Vinh, tay nghề qua thực tiển nuôi cá nhiều năm, … nhân lực nuôi cá tra tại Trà Vinh đã tiến bộ và đáp ứng đủ con người phục vụ nuôi theo yêu cầu phát triển trong thời gian tới theo kế hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2015 và năm 2020. Tuy nhiên, lực lượng nghiên cứu khoa học chuyên sâu đến nay quá yếu, ứng dụng các kết quả công trình nghiên cứu khoa học từ tỉnh ngoài thường không phù hợp với vùng thổ nhưỡng đặc trưng của Trà Vinh nên người nuôi chưa vận dụng phát huy hết các lợi thế tiềm năng để phát triển nuôi cá tra tại vùng nước lợ.

Như vậy, giải pháp tăng cường nguồn lực cho nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phải có sự đầu tư và hỗ trợ từ Ngân sách trung ương đến người nuôi như sau:

- Ngân sách trung ương:

Đầu tư cho các dự án mới về phát triển cơ sở hạ tầng các vùng NTTS nước ngọt tập trung cho các hạng mục chính.

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, chuyển giao công nghệ mới và sản xuất giống năng suất cao, sạch bệnh, công nghệ nuôi tiên tiến, xử lý môi trường…

- Ngân sách tỉnh

Ngân sách tỉnh cùng với ngân sách trung ương: đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ NTTS cho các vùng nuôi tập trung, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở NTTS tập trung áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt và các chứng chỉ áp dụng các qui trình nuôi tiên tiến, kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản và khuyến ngư. Bố trí vốn để thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch NTTS nước ngọt trên địa bàn tỉnh; qui hoạch chi tiết các vùng nuôi; hỗ trợ 1 phần vốn ngân sách cho cải tao nâng cấp các trại sản xuất giống do nhà nước quản lý.

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tao nguồn lực và đầu tư cho hoạt động khuyến ngư.

- Vốn của các thành phần kinh tế:

Các doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho vùng nuôi, cơ sở sản xuất giống, xây dựng mới hoặc năng cấp cơ sở chế biến theo hướng công nghiệp, hiện đại…

Cá nhân, hộ gia đình: đầu tư xây dựng các ao nuôi, hệ thống cấp, thải nước từ kinh mương cấp, thoát nước, mua giống, thức ăn, thuốc hóa chất phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường ao nuôi.

Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có cở sở NTTS tập trung chủ động dành kinh phí đầu tư đảm bảo các điều kiện cho việc áp dụng các qui trình nuôi tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

3.2.3 Giải pháp áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nuôi cá tra

- Việc đầu tư xây dựng ao nuôi mới đều phải được xây dựng trong vùng nuôi đã được quy hoạch ven sông lớn, phải đảm bảo thông qua đề án bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường khi đi vào hoạt động.

Hiện nay, các ao nuôi cũ của dân trong và ngoài vùng qui hoạch đã đáp ứng các tiêu chí sau: Gần sông rạch lớn, thuận lợi cho việc giao thông thủy, nguồn nước cung cấp cho ao nuôi không bị ô nhiễm vượt mức quy định, đảm bảo đủ nguồn nước cấp, thoát đồng thời bảo vệ được cá nuôi trong mùa mưa lũ, kết cấu và chất lượng đất phù hợp với xây dựng và cải tạo ao nuôi. Cộng đồng xung quanh đủ nguồn nhân lực, vật lực phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các ao nuôi trong dân còn phải cải tạo thêm phần xây dựng là ao nuôi không quá nhỏ dưới 1.000m2, độ sâu nước >2m, quan trọng là phải bổ sung ao chứa bùn và xử lý nước thải trước khi thải từ ao nuôi cá ra môi trường .

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 63 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w