Trước tiên, ngoài việc nắm thật chắc các quy định pháp lí điều chỉnh việc sử dụng các phương thức thanh toán hiện nay của Việt Nam, các NHTM cần tìm hiểu thật kĩ các quy định pháp lí tại các nước khác, cũng như liên tục cập nhật các thay đổi trong tập quán thanh toán mới trên thế giới. Việc hiểu biết về pháp luật thanh toán quốc tế của các quốc gia, khu vực khác và các tập quán thanh toán trên thế giới không chỉ giúp các ngân hàng Việt Nam tránh khỏi những sai sót, rủi ro trong quá trình hoạt động mà còn có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất với ngân hàng Trung ương trong việc hoàn thiện khung pháp lí của Việt Nam.
Ngoài ra, trong bối cảnh khung pháp lí của Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện như hiện nay, các NHTM cũng cần phải có những thay đổi để giảm thiểu tối đa những rủi ro trong hoạt động thanh toán, thực hiện thanh tóan có hiệu quả, cụ thể đó là:
• Phải đào tạo cán bộ thanh toán kĩ lưỡng để tất cả đều là những người thực sự hiểu luật, tránh thực hiện nhiệm vụ theo thói quen, người trước hướng dẫn người sau
• Xây dựng ban cố vấn luật chuyên sâu, sẵn sang tư vấn về pháp luật mỗi khi làm việc với khách hàng đến từ khu vực mới
• Tăng cường hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam: Tư vấn về những điểm bất lợi trong Hợp đồng xuất nhập khẩu, đơn đề nghị mở LC, loại LC cần mở, cân nhắc các điều kiện của LC, tập quán thương mại quốc tế… Bên cạnh việc tư vấn trong từng giao dịch cụ thể, các Ngân hàng cũng nên có chính sách hợp tác đào tạo với một số nhóm khách hàng truyền thống và các khách hàng đặc biệt (các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới đi vào hoạt động, các khách hàng có khối lượng và số lượng giao dịch xuất nhập khẩu lớn…) bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kiến thức, cập nhật các văn bản pháp lí. Đây mới chính là giải pháp giúp các ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm thiểu tối đa, hiệu quả các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động thanh toán.