Bộ tập quán quốc tế về L/C:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM” (Trang 26 - 33)

4. Phương thức tín dụng chứng từ

4.1.4.Bộ tập quán quốc tế về L/C:

4.1.4.1. Văn bản pháp lí quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là “Các quy tắc

thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC ( UCP 600 – 2007 ICC). Việt Nam đã công

nhận và tuyên bố áp dụng, tuy nhiên nếu các bên thỏa thuận áp dụng thì phải dẫn chiếu đến UCP trong thư tín dụng của mình.

Những nội dung chính của bản Qui tắc này bao gồm những vấn đề sau đây:  Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ:

L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). Theo điều 4, UCP 600 “Về bản chất, Thư tín dụng là một giao dịch độc lập với hợp đồng

thương mại hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của Thư tín dụng. Các ngân hàng không liên quan hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như vậy, ngay cả khi Thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó.” Do đó, sự cam kết của một ngân hàng về việc thanh

tóan, thương lượng thanh tóan hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong Thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc khuyến cáo của người yêu cầu phát hành Thư tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng.

Thư tín dụng là một “hình thức mua bán chứng từ”. Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.

 Hình thức và thông báo thư tín dụng

Các quy định về hình thức của L/C được nêu trong Điều 3 và Điều 6 của UCP. Trong đó, Điều 3 quy định “Một Thư tín dụng là không thể hủy bỏ ngay cả khi không có quy định về

việc đó.”.

- Thư tín dụng phải quy định nó có giá trị thanh toán với ngân hàng nào đó hoặc với bất kỳ ngân hàng nào;

- Một Thư tín dụng phải quy định hoặc là nó có giá trị thanh toán trả ngay, trả sau, chấp nhận hoặc là có giá trị chiết khấu;

- Thư tín dụng phải quy định ngày hết hạn xuất trình. Ngày hết hạn thanh toán hoặc chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn xuất trình;

- Địa điểm của ngân hàng mà với ngân hàng đó Thư tín dụng có giá trị thanh toán cũng là địa điểm xuất trình.

Việc thông bào L/C được nêu tại Điều 9 UCP có quy định “Thư tín dụng và bất cứ

sửa đổi nào có thể được thông báo cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo, nhưng không phải là ngân hàng xác nhận, thông báo Thư tín dụng và các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc chiết khấu”

 Chứng từ

Tại Điều 3 UCP có quy định, “Một chứng từ có thể được ký bằng chữ ký tay, bằng

FAX, bằng chữ ký đục lỗ, con dấu, bằng ký hiệu hoặc bất cứ phương pháp cơ học hoặc điện tử nào”.

Ngoài ra, các quy định cụ thể về chứng từ được nêu tại Điều 14 - Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ. Trong đó, “Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để giải quyết định chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một bộ chứng từ hợp lệ hay không”. Tại Điều 15- một khi bộ chứng từ xuất trình được coi là hợp lệ thì ngân hàng phát hành sẽ bắt buộc phải thanh toán. Nếu một ngân hàng xác nhận xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển giao các chứng từ tới ngân hàng phát hành. Khi một ngân hàng chỉ định xác định việc xuất trình là phù hợp và ngân hàng đó thanh toán hoặc chiết khấu, thì nó phải chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát hành.

 Các điều khoản khác : Quy định về số lượng và số tiền, cách bốc xếp hàng ,…  Chuyển nhượng L/C:

Tại Điều 38 UCP có các quy định sau liên quan đến việc chuyển nhượng L/C: “Thư tín dụng có thể chuyển nhượng là một Thư tín dụng có quy định rõ ràng là “có thể

chuyển nhượng” và có giá trị thanh toán toàn bộ hay từng phần cho người thụ hưởng khác (“người thụ hưởng thứ hai”) theo yêu cầu của người thụ hưởng (“thứ nhất”).” “Một Thư tín dụng chuyển nhượng không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ hai cho bất cứ người thụ hưởng kế tiếp nào. Người thụ hưởng thứ nhất không được coi là người thụ hưởng tiếp theo.”

“Ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng Thư tín dụng, trừ khi ngân hàng đó đồng ý một cách rõ ràng về mức độ và cách chuyển nhượng”

 Nhượng tiền thu được:

Tại Điều 39 UCP quy định : “Việc một Thư tín dụng không ghi là có thể chuyển nhượng

được, sẽ không ảnh hưởng tới quyền của người thụ hưởng chuyển nhượng mọi khoản tiền mà mình có thể có quyền được hưởng theo Thư tín dụng, phù hợp với quy định của luật pháp hiện hành. Điều khoản này chỉ liên quan đến việc chuyển nhượng các khoản tiền chứ không liên quan đến việc chuyển nhượng thực hiện theo Thư tín dụng.”

4.1.4.2 Các văn bản khác: Ngoài ra để bố sung cho UCP 600, ICC còn ban hành các văn bản pháp lí sau:

Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phát hành số 681, sửa đổi năm 2007 ICC ( ISBP 681-2007 ICC): Quy định cụ thể

về nội dung kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ bao gồm : Tên chứng từ, người phát hành, ngôn ngữ, tính toán, lỗi chính tả và đánh máy, kí mã hiệu. Trong đó, các chứng từ quan trọng là : Hối phiếu, hóa đơn, chứng từ vận tải trong các phương thức vận chuyển hàng hóa, chứng từ bảo hiểm và giấy chứng nhận xuất xứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử- bản diễn giải số 1.1. năm 2007 (eUCP 1.1- 2007ICC) : bổ sung cho UCP 600 nhằm chỉ điều chỉnh việc

xuất trình các chứng từ điệnt ử hoặc kết hợp với xuất trình các chứng từ bằng văn bản.

Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng

(URR525-1995 ICC) áp dụng cho tất cả các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng

, khi mà các điều khoản này là bộ phận cấu thành của Ủy quyền hoàn trả. Trong việc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng, ngân hàng hoàn trả hành động theo các chỉ thị hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành.

4.2. Thuận lợi và hạn chế của Bộ tập quán quốc tế về L/C trong điều chỉnh

phương thức tín dụng chứng từ:

 Thuận lợi

Bộ tập quán quốc tế về L/C đã và đang được coi như một văn bản pháp lí quan trọng nhất điều chỉnh các loại thư tín dụng sử dụng trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài. Việc áp dụng Bộ tập quán đã tạo ra môi trường pháp lí minh bạch và thống nhất , đặt nền móng quan trọng cho các giao dịch xuất nhập khẩu, hạn chế rủi ro và chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.

Đặc biệt với sự ra đời của UCP 600 đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của UCP 500. Cụ thể :

Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản

của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500.

Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ

xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ.

Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người

hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C.  Hạn chế:

- UCP không phải là luật pháp quốc tế vì vậy nó không mang tính chất bắt buộc các bên trong hợp đồng ngoại thương phải áp dụng.

- Hiện nay là UCP No 600, nhưng không có nghĩa là các UCP trước đó hết hiệu lực, các bên có quyền sử dụng bất cứ UCP nào nếu muốn dẫn chiếu nó vào thư tín dụng. Do đó dẫn đến tình trạng chồng chéo trong việc áp dụng UCP trong thanh toán tín dụng chứng từ, gây khó khăn nhất định cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về năng lực pháp lí.

- UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thương mại quốc tế ICC phát hành mới có giá trị dẫn chiếu và tranh chấp, các loại bảng dịch sang các thứ tiếng chỉ có giá trị tham khảo.

Vì vậy. các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài phải có sự thống nhất trong việc trích dẫn nguồn luật quy định L/C.

- UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa. Đây là một bất lợi lớn đối với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và đầu tư trong những năm qua, gây trở ngại đối với quá trình thanh toán nội địa đòi hỏi sự an toàn và linh hoạt không kém so với môi trường quốc tế.

- UCP600 chưa quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng chuyển nhượng (Điều 38 UCP 600). Ngoài ra,UCP 600 cũng chưa phân biệt “one copy of” và “in one copy. Nhưng theo ISBP “one copy of” có nghĩa là “một bản sao” trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc. Như vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây tranh cãi trong Bộ tập quán, tạo ra các rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu.

4.3. Ví dụ minh họa

Tình huống 1:

Thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay, có trị giá 2,000,000.00 USD được mở ngày 06/9/2007 và hết hạn vào ngày 01/11/2007. L/C qui định: giao hàng trễ nhất vào ngày 6/10/2007, bộ chứng từ có thể xuất trình tại bất cứ ngân hàng nào để yêu cầu chiết khấu nhưng thời gian xuất trình là 21 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng trong thời gian hiệu lực của L/C.

Vào ngày 7/10/2007, người bán giao hàng và xuất trình bộ chứng từ vào ngày 28/10/2007 để yêu cầu thanh toán từ ngân hàng mở L/C. Nhưng bộ chứng từ bị từ chối do giao hàng và xuất trình chứng từ trễ hạn. Ngay sau đó, hàng lên giá. Người bán đã thỏa thuận với khách hàng khác với giá cao hơn. Còn người mua thứ nhất cũng đến ngân hàng xin chấp nhận bất hợp lệ, chấp nhận thanh toán để được nhận hàng. Người bán không đồng ý. Trong khi đó, NH mở L/C lại trao bộ chứng từ cho người mua thứ nhất đi nhận hàng.

Lời giải đề xuất:

Vào ngày 7/10/2007, người bán giao hàng, khi đó, Carrier sẽ issued một B/L cho Bán nhưng mà ngày ghi trên B/L là 7/10 thì không phù hợp với L/C, Người bán sẽ không nhận được tiền hàng.

Ngay sau đó, hàng lên giá. Người Bán đã thỏa thuận với khách hàng khác với giá cao hơn .Người Bán chưa thực hiện nghĩa vụ với người Mua 1, theo Hợp đồng thì Bán sẽ chịu trách nhiệm theo các điều khoản trong hợp đồng về vấn đề này.

Người mua thứ nhất cũng đến ngân hàng xin chấp nhận bất hợp lệ, chấp nhận thanh toán để được nhận hàng . Người bán không đồng ý. Trong khi đó, NH mở L/C lại trao bộ chứng từ cho người mua thứ nhất đi nhận hàng.Ở đây xuất hiện điểm không rõ ràng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi xuất trình lần một thì Bộ chứng từ đã bị trả về vì không hợp lệ, Mua 1 tới xin chấp nhận thanh toán, Bán không đồng ý, tức không chịu đi xuất trình Bộ chứng từ thì làm sao mà người Mua có thể có B/L đi nhận hàng . ( Nếu có Surrendered B/L không được, loại giả thuyết người Mua 1 có thể nhận hàng vì L/C không cho phép)

Từ đó tóm lại như sau: Bán sai vì không giao hàng cho đúng hạn, chưa hoản thành nghĩa vụ với Mua 1 mà đã đi bán hàng cho Mua 2.

Tình huống 2:

Một L/C được VCB mở theo yêu cầu của khách hàng X( Hà Nội) của mình cho công ty Y(Nhật) hưởng lợi có nội dung như sau:” Available with Mitsuibank by payment” Công ty xuất khẩu Y Nhật Bản sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình cho khách hàng X Việt Nam đã xuất trình bộ chứng từ cho Mitsuibank để yêu cầu thanh toán. Ngân hàng Mitsuibank đã kiểm tra bộ chứng từ và xác định bộ chứng từ thanh toán hợp lệ và tiến hành thanh toán toàn bộ trị giá L/C cho công ty Y.

Sau đó Ngân hàng chuyển giao chứng từ đến VCB thông qua công ty chuyển phát nhanh DHL. Trong quá trình vận chuyển DHL đã làm thất lạc chứng từ thanh toán.

Hỏi VCB có thanh toán tiền lại cho Mitsuibank không? Tại sao?

Lời giải đề xuất:

Điều 35 UCP 600 quy định: nếu chứng từ xuất trình phù hợp, trong trường hợp chứng từ bị mất trong quá trình chuyển giao thì NHPH/NHXN cũng phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán.

Nói rõ ràng hơn là, trường hợp chứng từ được xác định là thất lạc trên đường đi, ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận có thể yêu cầu ngân hàng được chỉ định xuất trình bản sao thư đòi tiền cùng với bản sao các chứng từ đã gửi để xác định sự phù hợp

của chứng từ và làm cơ sở để thanh toán. Trong trường hợp này, người mở L/C vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng phát hành theo hợp đồng mở L/C.

Ở đây, VCB chính là NHPH L/C, Mitsuibank là NHđCĐ.

Theo điều 35 thì VCB vẫn phải trả tiền cho Mitsuibank vì DHL làm thất lạc chứng từ nghĩa là Mitsuibank đã có bằng chứng là mình đã gửi bộ chứng từ đi rồi. Cũng theo điều này, quyền Mitsuibank( NHđCĐ) được bảo vệ.

Tuy nhiên, nếu sau đó nếu chứng từ được tìm thấy, VCB(NHPH) phát hiện ra lỗi của chứng từ thì Mitsuibank( NHđCĐ) phải hoàn trả lại tiền (gốc và lãi) cho VCB (NHPH).

Lưu ý: NHđCĐ phải thực hiện đúng quy định của LC trong việc chuyển giao chứng từ.

Nếu làm sai, NH này phải chịu hậu quả. VD: LC quy định chuyển giao chứng từ thành 2 lần mà NHđCĐ chuyển 1 lần và bị mất. Trường hợp này, NHPH có quyền từ chối thanh toán cho NHđCĐ không làm đúng theo quy định của LC, nên nó phải chịu hoàn toàn rủi ro.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM” (Trang 26 - 33)